intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla) họ Musaceae

Chia sẻ: Minh Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

57
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở Việt Nam, chuối hột đã được trồng từ lâu để lấy lá gói bánh; quả chín ăn được; còn hạt được coi là một vị thuốc quý. Theo kinh nghiệm dân gian, trái chuối hột có công dụng chữa bệnh đường ruột, sỏi đường tiết… và đặc biệt là bệnh đái tháo đường. Trong đề tài này tác giả tiến hành khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla) họ Musaceae nhằm góp phần làm sáng tỏ thành phần hóa của trái chuối hột và tạo cơ sở để tiến hành khảo sát sơ bộ hoạt tính kháng đái tháo đường của trái chuối hột bằng phương pháp nghiên cứu khả năng ức chế men α- glucosidase của trái chuối hột.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla) họ Musaceae

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH ------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC Chuyên ngành: Hóa hữu cơ ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TRÁI CHUỐI HỘT ( MUSA BALBISIANA COLLA ) HỌ MUSACEAE Người hướng dẫn khoa học ThS. PHÙNG VĂN TRUNG Người thực hiện LÊ THỊ THU HIỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2012
  2. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện tại phòng Hóa Học Các Hợp Chất Thiên Nhiên – Viện Công Nghệ Hóa Học – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam; số 1 Mạc Đĩnh Chi, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh; năm 2012. Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hạnh Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Công Nghệ Hóa Học – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam. Cô đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn, luôn động viên và luôn tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận. ThS. Phùng Văn Trung Phó Trưởng phòng Hóa Học Các Hợp Chất Thiên Nhiên Thầy đã truyền đạt cho em kiến thức chuyên môn, tận tình hướng dẫn kỹ thuật cũng như những kinh nghiệm hết sức quý báu và đầy tâm huyết trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Quý thầy cô Ban Giám Hiệu trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM, Ban chủ nhiệm Khoa Khoa Hóa-Tổ Hóa Hữu Cơ, cùng tất cả quý thầy cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức nền tảng vững chắc trong suốt thời gian học tại trường, niên khóa 2008-2012. Các anh chị và các bạn thực hiện đề tài luận văn tại phòng Hoá Học Các Hợp Chất Thiên Nhiên, năm 2012 đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng con rất cảm ơn gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện từ vật chất đến tinh thần cho con học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. TP.Hồ Chí Minh, tháng 05, năm 2012. LÊ THỊ THU HIỀN NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 1
  3. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Mục lục ............................................................................................................................................i Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt .................................................................................. iv Danh mục các bảng ............................................................................................. vi Danh mục các hình ............................................................................................. vii Danh mục các sơ đồ .......................................................................................... viii Danh mục các biểu đồ ....................................................................................... viii Danh mục các đồ thị .......................................................................................... viii Danh mục các phụ lục ......................................................................................... ix Lời mở đầu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1. Đại cương về thực vật 1. 1. Đặc điểm thực vật...................................................................................... 1 1. 1. 1.Giới thiệu ............................................................................................. 1 1. 1. 2.Mô tả thực vật ...................................................................................... 1 1. 1. 3.Phân bố và sinh thái ............................................................................. 3 1. 2. Y học dân gian ........................................................................................... 3 1. 3. Y dược học và hóa sinh hiện đại ............................................................... 4 2. Một số công trình nghiên cứu về chuối hột 2. 1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài................................................. 5 2. 2. Một số công trình nghiên cứu trong nước ................................................. 5 3. Các chất đã phân lập được từ chuối hột .......................................................... 7 CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học 1. 1. Phương pháp phân nhóm. ........................................................................ 11 1. 2. Phương pháp tinh chế .............................................................................. 12 1. 2. 1. Phương pháp kết tinh ......................................................................... 12 1. 2. 2. Phương pháp sắc ký ........................................................................... 12 1. 3. Phương pháp cấu trúc ............................................................................ 13
  4. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae 1. 3.1. Phương pháp khối phổ MS.................................................................. 13 1. 3.2. Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân ......................................... 13 2. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính sinh học ................................................. 14 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 1. HÓA CHẤT- DỤNG CU- THIẾT BỊ 1. 1. Hóa chất. ....................................................................................................... 16 1. 2. Dụng cụ ................................................................................................... 16 1. 3. Thiết bị .......................................................................................................... 16 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Nghiên cứu thành phần hóa học.................................................................... 19 2. 1. 1. Nguyên liệu ....................................................................................... 19 2. 1. 2. Trích ly cao thô .................................................................................. 19 2. 1. 3. Phân lập các chất................................................................................ 22 2. 1. 3. 1. Chất Mb01 .............................................................................. 22 2. 1. 3. 2. Chất Mb02 .............................................................................. 23 2. 1. 3. 3. Chất Mb04 .............................................................................. 25 2. 1. 4. Tinh chế các chất ............................................................................... 26 2. 1. 4. 1. Chất Mb01 .............................................................................. 26 2. 1. 4. 2. Chất Mb02 .............................................................................. 27 2. 1. 4. 3. Chất Mb04 .............................................................................. 28 2.2. Nghiên cứu hoạt tính sinh học ...................................................................... 30 2. 2. 1. Mục tiêu ................................................................................................ 30 2. 2. 2. Tiến hành .............................................................................................. 30 2. 2.2. 1. Chuẩn bị hóa chất .......................................................................... 30 2. 2.2. 2. Dựng đường chuẩn ........................................................................ 30 2. 2.2. 3. Đo mẫu ức chế .............................................................................. 30 2. 2. 3. Kết quả .................................................................................................. 31 2. 2. 3. 1. Khảo sát mật độ quang của các dung dịch PNP có nồng độ C i ... 31 2. 2. 3. 2. Khảo sát hoạt ức chế men α- glucosidase của các mẫu ức chế .... 31 NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 1
  5. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. NHẬN DANH CẤU TRÚC CÁC CHẤT TINH KHIẾT 1.1. Nhận danh Mb01........................................................................................... 33 1.2. Nhận danh Mb02........................................................................................... 37 1.3. Nhận danh Mb04........................................................................................... 37 2. KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 2.1. Kết quả khảo sát mật độ quang của đường chuẩn ........................................ 37 2.2. Khảo sát hoạt ức chế men α- glucosidase của các mẫu ức chế ..................... 37 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận .............................................................................................................. 45 2. Kiến nghị ............................................................................................................ 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC NHẬN XÉT NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 2
  6. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ A Absorbane (mật độ quang) (A) Analytic (phân tích) COSY Correlation Spectroscopy 13 C–NMR Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance d Doublet (mũi đôi) dd Doublet of doublet (mũi đôi- mũi đôi) dm Dung môi DEPT Distortionless Enhancement by Polarization Transfer DMSO Dimethyl sulfoxide EtOH Ethanol 1 H–NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation High Performance Liquid Chromatography HPLC (sắc ký lỏng cao áp) HSQC Heteronuclear Single Quantum Correlation J Coupling constant (hằng số ghép) m Multiplet (mũi đa) mp. Melting point (điểm nóng chảy) PA Preparative Analytic (điều chế) PĐ Phân đoạn Preparative High Performance Liquid Chromatography P-HPLC (sắc ký lỏng điều chế) PNP p-nitrophenol PNP-Glc p-nitrophenyl-α-D-glucopyranoside ppm Parts per million q Quartet (mũi bốn) Rf Retardation factors (yếu tố làm chậm trễ) s Singlet (mũi đơn) NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 3
  7. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae t Triplet (mũi ba) T Technicality (kỹ thuật) TLC Thin Layer Chromatography (sắc ký lớp mỏng) δ Chemical shift (độ dịch chuyển hóa học) α – Glc α – glucosidase NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 4
  8. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả quá trình trích ly cao thô.................................................................. 20 Bảng 2: Kết quả chạy cột cao áp cao H ...................................................................... 22 Bảng 3: Kết quả chạy cột cao áp phân đoạn HA ........................................................ 23 Bảng 4: Kết quả chạy cột P-HPLC phân đoạn HE ..................................................... 24 Bảng 5: Kết quả chạy cột P-HPLC phân đoạn HE1 .................................................. 25 Bảng 6: Kết quả chạy cột P-PHPLC phân đoạn HE3B .............................................. 26 Bảng 7: Thành phần các dung dịch PNP nồng độ C i ................................................. 30 Bảng 8: Thành phần các dung dịch ức chế có nồng độ C i ......................................... 31 Bảng 9: Thành phần mẫu trắng có nồng độ C i ........................................................... 31 Bảng 10: Mật độ quang của các dung dịch PNP ở các nổng độ C i ............................ 31 Bảng 11: Kết quả thử hoạt tính ức chế α- glucosidase của cao tổng.......................... 31 Bảng 12: Kết quả thử hoạt tính ức chế α- glucosidase của cao H .............................. 32 Bảng 13: Kết quả thử hoạt tính ức chế α- glucosidase của Mb01 .............................. 32 Bảng 14: Kết quả thử hoạt tính ức chế α- glucosidase của thuốc Acarbose .............. 32 Bảng 15: Số liệu phổ 13C-NMR, 1H –NMR và DEPT của Mb01 .............................. 38 Bảng 16: Số liệu phổ HMBC và 1H-1H COSY của Mb01 ......................................... 39 Bảng 17 : So sánh 13C (δ ppm) của Mb01 với tài liệu tham khảo .............................. 41 Bảng 18: Mật độ quang của các dung dịch PNP ở các nổng độ C i ........................................... 42 Bảng 19: Kết quả thử hoạt tính ức chế α- glucosidase của cao tổng .......................... 43 Bảng 20: Kết quả thử hoạt tính ức chế α- glucosidase của cao H .............................. 44 Bảng 21: K ết quả thử hoạt tính ức chế α- glucosidase của Mb01 ............................. 44 Bảng 22: Kết quả thử hoạt tính ức chế α- glucosidase của thuốc Acarbose .............. 45 NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 5
  9. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1 : Cây chuối hột trưởng thành ............................................................................ 2 Hình 2: Cây chuối hột con ............................................................................................ 2 Hình 3: Lá chuối hột ..................................................................................................... 2 Hình 4: Nải chuối hột ................................................................................................... 2 Hình 5: Trái chuối hột .................................................................................................. 2 Hình 6: Mặt cắt trái chuối hột....................................................................................... 2 Hình 7: Một số thực phẩm chức năng chiết xuất từ chuối hột ..................................... 4 Hình 8: Cân điện tử hiệu TANITA KD–200 ............................................................. 17 Hình 9: Máy siêu âm Elma S 100 H Elmasonic ......................................................... 17 Hình 10: Cân điện tử hiệu PRECISA XB 220ª .......................................................... 17 Hình 11: Máy thổi khí Nitogen N 2 LCMS hiệu Claind .............................................. 17 Hình 12: Máy Máy đo nhiệt độ nóng chảy Electrothermal IA 9000 Series ............................................................................................. 18 Hình 13: Máy soi UV MINERALIGHT ® LAMP (U.S.A) ...................................... 18 Hình 14: Máy sắc ký điều chế NovaPrep 200 ............................................................ 18 Hình 15: Máy cô quay chân không hiệu BUCHI Rotavapor R–200 .......................... 18 Hình 16: Máy đo pH ................................................................................................... 18 Hình 17: Máy đo mật độ quang EL x 800(Biotek, Mỹ) ............................................ 18 Hình18: Mẫu chuối hột tươi ....................................................................................... 19 Hình19: Mẫu trái chuối hột đã được thái mỏng tưoi .................................................. 19 Hình 20: Mẫu trái chuối hột đã được thái mỏng khô ................................................. 19 Hình 21: Tinh thể Mb01 ............................................................................................. 27 Hình 22: TLC của Mb01 hiện hình bằng H 2 SO 4 10% trong ethanol ........................ 27 Hình 23: Dạng vô định hình của Mb02 ...................................................................... 28 Hình 24: TLC của Mb02 hiện hình bằng H 2 SO 4 10% trong ethanol ........................ 28 Hình 25: Dạng vô định hình của Mb04 ...................................................................... 28 Hình 26: TLC của Mb04 hiện hình bằng H 2 SO 4 10% trong ethanol ........................ 28 NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 6
  10. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1: Quy trình trích ly các cao từ trái chuối hột .................................................. 21 Sơ đồ 2: Tổng kết quá trình cô lập và tinh chế các chất ..............................................29 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1: Chương trình chạy cột cao áp cao H ......................................................... 22 Biểu đồ 2: Chương trình chạy cột P-HPLC phân đoạn HE ........................................ 24 Biểu đồ 3: Chương trình chạy cột P-HPLC phân đoạn HE1 ...................................... 24 Biểu đồ 4: Chương trình chạy cột P-HPLC phân đoạn HE3 ...................................... 25 Biểu đồ 5: Chương trình chạy cột P-HPLC phân đoạn HE3B ................................... 26 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Trang Đồ thị 1: Mật độ quang của các dung dịch PNP ở các nổng độ C i ........................................... 37 Đồ thị 2: Hoạt tính ức chế ức chế α- glucosidase của cao tổng ................................. 38 Đồ thị 3: Hoạt tính ức chế ức chế α- glucosidase của cao H ...................................... 38 Đồ thị 4: Hoạt tính ức chế ức chế α- glucosidase của Mb01...................................... 39 Đồ thị 5: Hoạt tính ức chế ức chế α- glucosidase của thuốc Acarbose ...................... 39 NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 7
  11. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHỔ Mb01 Phụ lục 1.1: Phổ 13C-NMR của Mb01 Phụ lục 1.1a: Phổ 13C-NMR của Mb01 Phụ lục 1.2: Phổ DEPT của Mb01 Phụ lục 1.2a: Phổ DEPT của Mb01 Phụ lục 1.3: Phổ 1H-NMR của Mb01 Phụ lục 1.3a: Phổ 1H-NMR của Mb01 Phụ lục 1.3b: Phổ 1H-NMR của Mb01 Phụ lục 1.4: Phổ COSY của Mb01 Phụ lục 1.4a: Phổ COSY của Mb01 Phụ lục 1.4b: Phổ 1H-NMR của Mb01 Phụ lục 1.5: Phổ HSQC của Mb01 Phụ lục 1.5a: Phổ HSQC của Mb01 Phụ lục 1.6: Phổ HMBC của Mb01 Phụ lục 1.6a: Phổ HMBC của Mb01 Phụ lục 1.6b: Phổ HMBC của Mb01 Phụ lục 1.6c: Phổ HMBC của Mb01 Phụ lục 1.6d: Phổ HMBC của Mb01 PHỤ LỤC 2: PHỔ Mb02 Phụ lục 2.1: Phổ 1H-NMR của Mb02 Phụ lục 2.1a: Phổ 1H-NMR của Mb02 PHỤ LỤC 3: PHỔ Mb04 Phụ lục 3.1: Phổ 1H-NMR của Mb04 Phụ lục 3.1a: Phổ 1H-NMR của Mb04 Phụ lục 3.1b: Phổ 1H-NMR của Mb04 Phụ lục 3.1c: Phổ 1H-NMR của Mb04 NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 8
  12. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới, những loại cây thuốc thường được dùng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau trong các phương thuốc dân gian (Palombo, 2005). Những kiến thức dân gian này, được truyền tử đời này qua đời khác, đã đóng góp quan trọng đến sự phát triển của hệ thống các loại thuốc dân gian (Jackak va Saklani, 2007) từ đó tìm ra được những kiến thức khoa học căn bản trong việc sử dụng chúng trong dân gian [15]. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa, độ cao khôngđều, diện tích vùng núi và vùng trung du chiếm đến 70% với điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi tạo nên một hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Theo các số liệu thống kê mới nhất, thảm thực vật Việt Nam nguồn tài nguyên sinh học quý giá có trên 12000 loài, trong số đó có tới hơn 3200 loài được sử dụng làm thuốc hay thực phẩm chức năng trong Y học dân gian. Dân số Việt Nam gồm nhiều dân tộc anh em sinh sống, từ xa xưa đã có truyền thống chữa bệnh bằng cây cỏ mà Hải Thượng Lãn Ông gọi chung là thảo dược. Từ nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng tri thức bản địa để phòng và chữa bệnh cho bản thân và cộng đồng. Ở Việt Nam, chuối hột đã được trồng từ lâu để lấy lá gói bánh; quả chín ăn được; còn hạt được coi là một vị thuốc quý. Theo kinh nghiệm dân gian, trái chuối hột có công dụng chữa bệnh đường ruột, sỏi đường tiết… và đặc biệt là bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường là một trong những bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa có mức tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây cả về số lượng cũng như chi phí điều trị trở thành gánh nặng về kinh tế và xã hội đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam nằm trong số các quốc gia có số người mắc bệnh đái tháo đường tăng nhanh chóng. Số liệu điều tra quốc gia năm 2002- 2003 thông báo tỷ lệ mắc bệnh trong cả nước là 2.7 %.[11] Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla) họ Musaceae ”. Những kết quả của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thành phần hóa của trái chuối hột và tạo cơ sở để tiến hành khảo sát sơ bộ hoạt tính kháng đái tháo đường của trái chuối hột bằng phương pháp nghiên cứu khả năng ức chế men α- glucosidase của trái chuối hột. NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 9
  13. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THỰC VẬT. 1. 1. Đặc điểm thực vật. 1. 1. 1. Giới thiệu: Cây chuối thuộc lớp Đơn tử diệp, bộ Scitaminales, họ Musaceae, giống Musa L., giống phụ Enmusa (Simmonds 1962, Champion 1963). Chuối hột thuộc giống Musa L., loài balbisiana [6]. Tên khoa học: Musa balbisiana Colla[6]. Tên Việt Nam: chuối hột, chuối chát[6]. Tên nước ngoài: balbisiana, balbis banana, starchy banana, mealy banana, seedy banana, wild (starchy) banana, devil banana và seeded “apple” banana (Maui, Hawai’i), Pisang Klutuk Wulung, Botohan, và Pacol (Philippines)[20]. 1. 1. 2. Mô tả thực vật[6]: Cây thảo lớn có thân rễ to (củ chuối). Thân trên do các bẹ lá to mọng nước mọc ôm lấy nhau (thân giả). Thân giả cao 2-4 m. Lá dài 1-1,5 m, có cuống mập hình máng, gân giữa to, lồi lên ở mặt dưới, gân phụ song song. Cụm hoa mọc tử thân rễ trên một thân thật xuyên qua thân giả thành bông dài gồm nhiều lá bắc màu đỏ tía, mỗi lá bắc mang nhiều hoa xếp đều đặn thành nải chuối khi quả chính và lá bắc rụng đi; bao hoa có 3 lá dài, 3 cánh hoa và 5 nhị; bầu hạ. Trái mọng, to và thẳng, có 5 cạnh, có hột. Hột: màu nâu đen, có dạng trứng, kích thước khoảng 4-5 mm, nội nhũ dạng bột, trắng. NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 1
  14. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae Hình 2: Cây chuối hột con Hình 1: Cây chuối hột trưởng thành Hình 3: Lá chuối hột Hình 4: Nải chuối hột Hình 5: Trái chuối hột Hình 6: Mặt cắt trái chuối hột NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 2
  15. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae 1. 1. 3. Phân bố và sinh thái Chuối là một loại cây quen thuộc của vùng nhiệt đới. Bắt nguồn từ Tây Nam Thái Bình Dương, chuối đã được trồng ở Ấn Độ vào khoảng 600 năm trước công nguyên và sau đó được trồng lan rộng ra khắp vùng nhiệt đới. Chuối có thể là loài cây trồng được biết đến sớm nhất thế giới. Nó thậm chí đã được trồng lan rộng ở các đảo của Thái Bình Dương và bờ tây châu Phi vào khoảng 200- 300 năm trước công nguyên[18]. Đa số các giống chuối trồng hiện nay là do sự kết hợp hợp giữa hai loài hoang dại là Musa acuminata Colla và Musa balbisiana Colla (Stover and Simmonds 1987). Simonds (1962) gọi kiểu gen của M. acuminata Colla là AA và kiểu gen của M. balbisiana Colla là BB. Hiện nay, chưa thống kê được số loài thuộc chi Musa L. trên toàn thế giới. Ở vùng nhiệt đới châu Á, cụ thể là khu vực Ấn Độ- Malaysia và Đông Dương- Thái Lan có thể là những trung tâm có sự đa dạng cao của chi này, đặc biệt là các quần thể chuối mọc hoang dại. Ấn Độ có 14 loài; Việt Nam 10 loài và Malaysia có số loài nhiều hơn.[18] Ở Việt Nam, chuối hột đã được trồng từ lâu để lấy lá gói bánh; quả chin ăn được; còn hột được coi là một vị thuốc quý[6]. Chuối hột là loại cây ưa ẩm, có sức sống khỏe hơn các loại chuối trồng khác. Cây có khả năng chịu bóng và có thể cạnh tranh được với một vài loài cây trồng khác. Do đó, để tận dụng đất đai, người ta thường trồng chuối hột ở góc vườn, dưới bóng các cây ăn quả khác, thậm chí cây được trồng sát bụi tre mà vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Hàng năm, từ gốc cây mẹ thường mọc lên 1-3 cây chồi. Ngoài ra hạt chuối hột có khả năng nảy mầm tốt để tạo thành cây con[6]. 1. 2. Y học dân gian [6] Quả chuối hột lúc còn xanh được ăn thay rau, quả chin ăn được nhưng không ngon, lại có tác dụng tẩy giun. Ở một số địa phương, người ta dùng quả chuối hột xanh chữa sỏi đường tiết niệu theo cách làm sau: lấy 7-8 trái thái mỏng, sao vàng, rồi lấy 30-50g hạ thổ rồi sắc uống 3-4 bát mỗi ngày vào lúc no. Có thể cho vào ấm hãm với nước sôi như pha trà, ngày uống 3–4 lần. Cũng có nơi người ta dùng hạt chuối hột để tống sỏi, như trường hợp anh Nguyễn Thành T., đau quặn thận, chụp phim thấy một NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 3
  16. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae viên sỏi 8mm ở đoạn giữa của niệu quản trái và 2 viên 4mm ở bàng quang. Dùng hột trái chuối hột, rang giòn giã nát, rây bột. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm tích chế nước sôi như pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ hơn trong phim chụp. Vỏ chuối hột (40g) phơi khô sao hơi vàng, tán bột; quế chi (4g), cam thảo (2g) tán bột. Trộn đều 2 bột luyện với mật làm viên uống 2–3 lần trong ngày với nước ấm chữa đau bụng kinh nhiên. Hoặc vỏ chuối hột 20g, rễ gai tầm xooang 20g, vỏ quả lựu 20g, rễ tầm xuân 20g, búp ổi 10g phơi khô, thái nhỏ. Sắc uống chữa kiết lỵ. Củ chuối hột giã nát vắt lấy nước uống chữa sốt cao, mê sảng. Củ chuối hột phối hợp với củ xả, tẩm gửi cây táo hay vỏ cây táo (mỗi thứ 4g) thái nhỏ sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm một lần trong ngày chữa kiết lỵ ra máu. Củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 15g. Sắc nước uống, chữa ho ra máu. Củ chuối hột, củ chuối rừng, rễ cây móc, mỗi thứ 10-20g sao vàng sắc uống là thuốc an thai của đồng bào Thái ở Tây Bắc. Thân cây chuối hột còn non, cắt một đoạn nướng chín ép lấy nước ngậm chữa răng đau. Nước tiết ra từ thân cây chuối hột chữa đái đường. Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu, chữa phù thủng. Quả chuối hột có tác dụng chữa bệnh đái đường, viêm thận, cao huyết áp; nước hãm củ chuối hột uống mát, giải độc, kích thích tiêu hóa. 1. 3. Y dược học và hoá sinh học hiện đại Hiện nay trên thị trường đã có một số sản phẩm chiết xuất từ chuối hột nhưng chỉ ở dạng thực phẩm chức năng. Hình 7: Một số thực phẩm chức năng chiết xuất từ chuối hột NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 4
  17. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae 2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHUỐI HỘT 2. 1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới, năm 1992, tác giả M. Ali của trường Đại học Hamdard tại Ấn Độ đã cô lập thành công 3 hợp chất thuộc họ neo- clerodance diterpenoid được đặt tên là musabalbisianes A (1), B (2) và C (3) từ dịch dịch chiết chloroform của hột chuối hột[14]. Vào năm 2006, nhóm các tác giả María J. Pascual – Villalobos và Benjamín Rodríguez từ Tây Ban Nha đã phân lập được một ester béo của phytol (4), một ester béo của n-alkanol (5), và một hỗn hợp của β-sitosterol (6) và stigmasta- 5, 22 E- dien- 3β- ol (7) từ cao chloroform hột chuối hột. Từ dịch chiết acetone, các tác giả trên cũng phân lập được một hợp chất (+)–Epiafzelechin (8). Chất này cũng đã được thử nghiệm khả năng chống lại loài Cryptolestes pusillus Schocherr- một loài côn trùng gây hại cho các loại ngũ cốc[16]. 2. 2. Một số công trình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, từ năm 1998 đến năm 2002, hàng loạt các thử nghiệm khảo sát các tác dụng dược lý của chuối hột như tác dụng trên sỏi niệu của một số chế phẩm từ chuối [1] , tính lợi tiểu [2] , tính kháng khuẩn của chuối hột [4] đã được tác giả Bùi Mỹ Linh cùng một số tác giả khác thực hiện. Năm 2002, các tác giả Huỳnh Tú Quyên, Bùi Mỹ Linh của trường đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã chiết xuất và phân lập một số hợp chất kém phân cực trong hột chuối hột. Tiến hành theo phương pháp phân tích hóa thực vật của trường Đại học Dược khoa Rumani kết hợp với giáo trình thực tập Dược liệu của Bộ môn Dược liệu trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho thấy trong hôt chuối hột có: Flavonoid (leuco), acid béo, Coumarin, Phytosterol, Tanin, acid hữu cơ, đường khử, hợp chất Urolic…Đồng thời, các tác giả cũng đã thăm dò các phương pháp chiết xuất phân đoạn (phương pháp chiết nóng bằng Soxhlet với dung môi có độ phân cực tăng dần và phương pháp phân bố lỏng–lỏng với dung môi có độ phân cực tăng dần). Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Các tác giả đề nghị rằng nên chọn phương pháp chiết nóng nhưng cải tiến bằng siêu âm và chỉ khảo sát phân đoạn kém phân cực [3]. NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 5
  18. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae Năm 2003, các tác giả Trần Văn Sung, Trương Bích Ngân, Trịnh Thị Thủy của viện Hóa học, trung tâm KHTN & CNQG đã sơ bộ nghiên cứu thành phần hóa học của trái chuối hột của Việt Nam. Kết quả đã phân lập được hai hợp chất là cyclomusalenon [(24S)-24 methyl-29-norcycloart -25-en-3-on] (9) và stigmasterol (7). Stigmasterol là một sterol khá phổ biến trong tự nhiên. Cyclomusalenon là một triterpen năm vòng có chứa vòng cyclopropan có cấu trúc 3-oxo-29-norcycloartan tương đối ít gặp trong tự nhiên[12]. Năm 2004, nhóm tác giả Đỗ Quốc Việt, Trần Văn Sung, Nguyễn Thanh Thúy của viện Hóa học, Trung tâm KHTN & CNQG kết hợp với trường đại học Y Hà Nội đã sơ bộ nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của trái chuối hột trên chuột thực nghiệm. Bằng phương pháp tiêm trực tiếp thuốc thử lên màng bụng của chuột, các tác giả thấy rằng các mẫu thử từ quả chuối hột có phần vượt trội hơn dịch chiết toàn phần than rễ cây tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge) và gần tương đương với dịch chiết toàn phần than rễ thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.) – là hai vị thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường - ở cùng một nồng độ. Đáng lưu ý là hoạt chất cyclomusalenon chiếm khoảng 0.85% (so với cao toàn phần) nhưng lại có tác dụng hạ đường huyết gần bằng với lượng cao toàn phần tương đương (0.82%), cho thấy có thể hoạt tính hạ đường huyết của cao toàn phần chủ yếu là do cyclomusalenon[7]. NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 6
  19. Khảo sát thành phần hóa học NHDKH: ThS. Phùng Văn Trung của trái chuối hột (Musa balbisiana Colla ) họ Musaceae 3. CÁC CHẤT ĐÃ ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ CHUỐI HỘT Musabalbisianes A [14]: O H OHC O OH CH2OH HO HOOC CHO OH HOOC (1) Công thức phân tử: C23H28O12 Khối lượng phân tử: 496 Musabalbisianes B [14]: O H HO O OH CH2OH HO OHC COOH OH HOOC (2) Công thức phân tử: C23H30O12 Khối lượng phân tử: 498 NTH: Lê Thị Thu Hiền Trang 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2