intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

39
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E" mô tả thực trạng kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân khoa bệnh nhiệt đới, bệnh viện E; đánh giá một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của những đối tượng trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN HỮU CHUNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA BỆNH NHÂN KHOA BỆNH NHIỆT ĐỚI, BỆNH VIỆN E KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội - 2022
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN HỮU CHUNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA BỆNH NHÂN KHOA BỆNH NHIỆT ĐỚI, BỆNH VIỆN E KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khoá: QH.2016.Y Người hướng dẫn: TS. BS. Bùi Thị Thu Hoài Hà Nội - 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, thầy cô giảng viên Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em có thể hoàn thành khoá luận này. Em xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn chân thành tới TS.BS. Bùi Thị Thu Hoài – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo. Cô đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Khoa Bệnh nhiệt đới nói riêng và Bệnh viện E, thành phố Hà Nội nói chung đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và thu thập số liệu cho nghiên cứu này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy Cô Giảng viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt 6 năm theo học tại trường. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết của em, những người đã cùng chia sẻ khó khăn, dành cho em những lời động viên, chia sẻ quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2022
  4. LỜI CAM ĐOAN Em là Nguyễn Hữu Chung, sinh viên khoá QH.2016.Y, ngành Y đa khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. BS. Bùi Thị Thu Hoài. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2022 Tác giả Nguyễn Hữu Chung
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT COVID – 19 Corona virus disease (bệnh do virus corona) DENV Dengue virus ĐTNC Đối tượng nghiên cứu SXHD Sốt xuất huyết Dengue WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE ...............3 1. Đại cương .....................................................................................................3 2. Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền ...............................................3 2.1. Tác nhân gây bệnh .........................................................................3 2.2. Con đường lây truyền ....................................................................3 3. Tình hình dịch bệnh .....................................................................................6 3.1. Tình hình trên thế giới ...................................................................6 3.2. Tình hình tại Việt Nam ..................................................................7 4. Các biểu hiện của sốt xuất huyết..................................................................9 4.1. Giai đoạn sốt ..................................................................................9 4.2. Giai đoạn nguy hiểm ....................................................................11 4.3. Giai đoạn hồi phục .......................................................................11 4.4. Các biểu hiện khác .......................................................................12 5. Phòng bệnh .................................................................................................12 5.1. Sự phát triển của vacxin ...............................................................13 5.2. Kiểm soát vector ..........................................................................13 6. Tổng quan các nghiên cứu về Kiến thức, thái độ và hành vi .....................14 7. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu .............................................................16 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................17 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................17 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...........................................................17 2.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................17 2.4. Công cụ nghiên cứu ................................................................................19 2.5. Quy trình thu thập số liệu ........................................................................19 2.6. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................19 2.7. Các sai số và cách khắc phục ..................................................................20 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .......................................................................21
  7. 2.9. Hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................21 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................22 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................22 3.2. Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân tại Khoa bệnh nhiệt đới – Bệnh viện E, năm 2021. ............................................24 3.2.1. Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân ........24 3.2.2. Thái độ của bệnh nhân trong quá trình điều trị sốt xuất huyết Dengue ................................................................................................29 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về bệnh SXHD của người bệnh ................................................................................................................31 Chương 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................35 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................35 4.2. Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân tại Khoa bệnh nhiệt đới – Bệnh viện E, năm 2021. ............................................36 4.2.1. Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân ........36 4.2.2. Thái độ của bệnh nhân trong quá trình điều trị sốt xuất huyết Dengue ................................................................................................38 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết của người bệnh ...............................................................................................38 KẾT LUẬN ..............................................................................................................42 1. Thực trạng kiến thức, thái độ về bệnh SXHD của người bệnh tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E ..........................................................................42 2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về bệnh SXHD của người bệnh. ...............................................................................................................42 KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu .........................................22 Bảng 3. 2. Đặc điểm về dân tộc, địa chỉ và nghề nghiệp của ĐTNC ........................23 Bảng 3. 3. Giai đoạn nguy hiểm trong bệnh sốt xuất huyết kể từ khi sốt .................26 Bảng 3. 4. Các biện pháp có thể thực hiện để hạ sốt khi có sốt ................................27 Bảng 3. 5. Thời gian cần theo dõi của bệnh nhân SXHD .........................................27 Bảng 3. 6. Kiến thức về khả năng tái nhiễm và vacxin phòng bệnh .........................27 Bảng 3. 7. Mức độ hiểu biết về SXHD của người bệnh ...........................................29 Bảng 3. 8. Thái độ với các xử trí trong quá trình bị bệnh của người bệnh ...............30 Bảng 3. 9. Đánh giá thái độ của người bệnh trong quá trình điều trị........................30 Bảng 3. 10. Mối tương quan giữa kiến thức với thái độ về SXHD ..........................31 Bảng 3. 11. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của ĐTNC với kiến thức, thái độ về bệnh SXHD ..........................................................................................................31 Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức, thái độ về SXHD ........32 Bảng 3. 13. Khảo sát thêm về kiến thức COVID – 19 của người bệnh SXHD ........33
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. 1. Số mắc và tử vong do sốt xuất huyết tại Việt Nam từ 1980 – 2020......8 Biểu đồ 1. 2. Phân bố tỷ lệ mắc theo khu vực (năm 2020) .........................................9 Biểu đồ 3. 1. Phân bố tỷ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu............................... 22 Biểu đồ 3. 2. Các lịch sử có liên quan đến sốt xuất huyết ........................................24 Biểu đồ 3. 3. Đường lây truyền chính của sốt xuất huyết .........................................25 Biểu đồ 3. 4. Các triệu chứng có thể gặp trong bệnh sốt xuất huyết ........................25 Biểu đồ 3. 5. Các triệu chứng nặng cần nhập viện....................................................26 Biểu đồ 3. 6. Các biện pháp phòng chống SXHD.....................................................28 Biểu đồ 3. 7. Nguồn thông tin về bệnh SXHD mà người bệnh tham khảo ..............29 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1. Vòng đời của muỗi Aedes aegypti [12] .....................................................4 Hình 1. 2. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết được chuẩn hóa theo độ tuổi (trên 100.000 người-năm), vào năm 2013 [20]. ................................................................................7
  10. ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, bệnh lây truyền giữa người với người thông qua trung gian truyền bệnh chính là muỗi Aedes aegypti. Dịch bệnh thường bùng phát vào mùa mưa, là mùa sinh sản của muỗi Aedes. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, biểu hiện ban đầu tương đồng với sốt virus khác, xong bệnh có thể tiến triển đến nặng và đe dọa tính mạng với các biến chứng như chảy máu nghiêm trọng, suy đa tạng [1]. Những năm gần đây, SXHD lan truyền rất nhanh qua các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và hiện nay đang mở rộng phạm vi đến một số vùng ôn đới. Nó đã trở thành bệnh nhiễm virus lây lan nhanh nhất trên thế giới và là mối quan tâm toàn cầu trước khi đại dịch COVID – 19 xuất hiện, với thống kê khoảng 390 triệu ca mắc mỗi năm và 40% dân số thế giới sống trong các khu vực có nguy cơ mắc bệnh [2]. Sự gia tăng bệnh dịch SXHD liên quan rất nhiều yếu tố như sinh học (véc tơ truyền, tác nhân, vật chủ..), sinh thái học (địa lý, khí hậu, thay đổi mục đích sử dụng đất..), xã hội học (tập quán chứa nước, cơ cấu lao động…) và gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế cho các quốc gia có lưu hành dịch bệnh nặng [3, 4]. Đông Nam Á là một điểm nóng về dịch SXHD trên toàn cầu. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu khu vực về số mắc và tử vong do SXHD. Mặc dù có chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2000 – 2015 vẫn ghi nhận 50.000 đến 100.000 ca mắc mỗi năm. Trong những năm gần đây sốt xuất huyết lại có chiều hướng gia tăng, đặc biệt vào năm 2019 với thống kê hơn 200.000 ca mắc và 50 ca tử vong trong 10 tháng đầu năm [5]. Những tháng đầu năm 2022 cũng ghi nhận sự bùng phát mạnh mẽ của SXHD tại miền Nam, từ đầu năm đến ngày 20/5/2022, thống kê báo cáo số ca mắc SXHD tích lũy tại Thành phố Hồ Chí Minh là 8.481 ca (tăng 28% so với cùng kỳ 2021). Số trường hợp SXH nặng là 175 ca (tăng gần gấp 7 lần so với cùng kỳ 2021) và số ca tử vong là 07 trường hợp [6]. Điều này dự báo nguy cơ bùng phát thành dịch khi số ca mắc tăng cao và đạt điểm điểm trong các tháng tới. Từ tình hình trên thấy rằng việc kiểm soát và ứng phó kịp thời với SXHD là vấn đề vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là vấn đề của chính phủ mà bản thân người dân cũng cần có kiến thức, thái độ phù hợp để chủ động phòng bệnh và chữa bệnh. Đặc biệt kể từ khi dịch COVID – 19 bùng phát ở Vũ Hán – Trung Quốc vào tháng 12/2019 [7]. Trải qua các đợt bùng phát trên thế giới cũng như 4 đợt bùng phát trong nước tại Bắc Giang, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội cùng với các chiến 1
  11. lược truyền thông mạnh mẽ, COVID – 19 đã dành được quan tâm ưu tiên của người bệnh [8]. Điều này có thể dẫn đến thái độ quan tâm chưa đúng mực dành cho SXHD – một bệnh lý truyền nhiễm cũng rất nguy hiểm. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện khảo sát kiến thức, thái độ của người dân về bệnh SXHD là cơ sở để đánh giá hiểu biết của người bệnh. Qua đó xây dựng các chương trình tuyên truyền phù hợp để nâng cao kiến thức, tránh nhầm lẫn giữa các bệnh truyền nhiễm và có thái độ quan tâm đúng mực đến SXHD. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân khoa bệnh nhiệt đới, bệnh viện E. 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của những đối tượng trên. 2
  12. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 1. Đại cương Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch, do 4 type virus Dengue gây ra. Virus được truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes agypti (muỗi vằn) là trung gian truyền bệnh chính. Bệnh có đặc trưng bởi sốt, xuất huyết và thoát huyết tương có thể dẫn tới sốc và tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời [1]. 2. Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền 2.1. Tác nhân gây bệnh Sốt xuất huyết do virus Dengue thuộc nhóm Flavivirus họ Flaviridae, loài arborvirus gây nên. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, Dengue bắt nguồn từ rừng rậm Tây và Nam phi với nguồn bệnh là các loài linh trưởng (khỉ, tinh tinh, vượn...), Thông qua Aedes furcifer và Aedes albopictus, 2 loài có tập tính hút cả máu người và động vật, virus Dengue xuất hiện trong quần thể người và lây truyền giữa người với người [9]. Virus Dengue có 4 type huyết thanh: D1, D2, D3, D4. Tại Việt Nam có sự lưu hành cả 4 type, trong đó phổ biến hơn cả là virus Dengue type 2 [1]. Type huyết thanh thứ 5 và mới nhất (DENV-5) được phát hiện trong quá trình sàng lọc mẫu virus từ một nông dân ở bang Sarawak, Malaysia trong đợt dịch năm 2007, tuy nhiên từ đó tới nay chưa được ghi nhận thêm lần nào khác [10]. 2.2. Con đường lây truyền Virus Dengue truyền từ người (hay khỉ) nhiễm bệnh sang người lành chủ yếu qua vật chủ trung gian là muỗi Aedes, ngoài ra hiếm gặp hơn còn có thể truyền từ mẹ sang con hay qua đường máu [11]. 2.2.1. Truyền qua vật chủ trung gian Sốt xuất huyết Dengue lây lan qua vật chủ trung gian chính là muỗi vằn Aedes aegypti và ngoài ra còn có muỗi Aedes albopictus. Muỗi cái hút máu người nhiễm bệnh, virus Dengue phát triển trong cơ thể muỗi, tồn tại trong nước bọt và nhiễm sang người lành khi muỗi đi hút máu người khác. Đặc điểm của muỗi Aedes aegypti: 3
  13. Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng, thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi đực chỉ hút nhựa cây để sống, muỗi cái hút máu người và đẻ trứng. Muỗi vằn cái thường đốt người vào ban ngày, thời điểm hoạt động mạnh nhất của muỗi là vào sáng sớm và chiều tối. Vòng đời của muỗi Aedes aegypti qua 4 giai đoạn. Giai đoạn trứng từ 2 đến 3 ngày, lăng quăng từ 6 đến 8 ngày, nhộng từ 2 đến 3 ngày, muỗi trưởng thành từ 2 đến 3 ngày. Nếu nhiệt độ khoảng 20 oC và độ ẩm là 80% thì từ lúc trứng cho đến khi thành muỗi trưởng thành mất từ 12 đến 17 ngày. Tuổi thọ của muỗi cái khoảng từ 20 – 40 ngày, trung bình 30 ngày [12]. Hình 1. 1. Vòng đời của muỗi Aedes aegypti [12] Muỗi vằn thường đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, trứng phát triển thành bọ gậy ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây,... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20 độ C [1]. Muỗi Aedes có thể bay trong bán kính 100 mét, khoảng bay của muỗi thường không vượt quá 300 mét từ ổ loăng quăng. Muỗi trưởng thành có thể di chuyển đến các nơi khác cùng với những phương tiện di chuyển của con người. Do đó, giúp chúng có thể nhanh chóng lây lan dịch [13]. Ngoài là trung gian truyền virus Dengue, Aedes aegypti cũng được biết đến như trung gian truyền virus gây bệnh sốt chikungunya, sốt vàng da và Zika [14]. 4
  14. Truyền từ người nhiễm sang muỗi: Nguồn lây có thể là người nhiễm có triệu chứng, người chưa có triệu chứng hay thậm chí cả người không có triệu chứng nào của bệnh. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm từ người sang muỗi Aedes aegypti như: type virus (DENV- 1, DENV-2 cao hơn DENV-3, DENV-4), nồng độ virus tại thời điểm tiếp xúc, nồng độ kháng thể chống lại DENV của muỗi [15]. Các nghiên cứu cho thấy, việc lây từ người sang muỗi Aedes aegypti chủ yếu xảy ra trong thời gian từ 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến sau khi có triệu chứng đầu tiên 4 – 5 ngày [15, 16]. Truyền từ muỗi sang người lành: Sau khi muỗi hút máu người bệnh, virus cần thời gian nhân lên trong cơ thể muỗi, trước khi đến tuyến nước bọt và lây cho người mới ở bữa ăn tiếp theo, Khoảng thời gian từ khi tiếp nhận tác nhân gây bệnh đến khi muỗi có khả năng truyền tác nhân đó cho vật chủ mới (EIP: the extrinsic incubation period) thường được ghi lại khoảng 8 – 12 ngày khi nhiệt độ môi trường từ 25 – 28 oC. Một nghiên cứu gần đây cho khoảng EIP rộng hơn là 5–33 ngày ở 25 ° C và 2–15 ngày ở 30 °C [17]. Ngoài nhiệt độ môi trường, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến EIP như sự thay đổi nhiệt độ trong ngày, kiểu gen của virus và nồng độ virus ban đầu. Từ khi có khả năng truyền bệnh, muỗi cái sẽ truyền bệnh trong suốt phần đời còn lại của mình [18]. Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với type virus Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các type virus Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với type virus Dengue khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue [19]. 2.2.2. Truyền từ mẹ sang con Một phụ nữ mang thai đã bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết có thể truyền vi-rút sang thai nhi trong khi mang thai hoặc trong khoảng thời gian sắp sinh. Cho đến nay, đã có một báo cáo được ghi nhận về bệnh sốt xuất huyết lây lan qua sữa mẹ ở New Caledonia năm 2012. Tuy nhiên, vì những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, các bà mẹ được khuyến khích cho con bú ngay cả ở những vùng có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết [11]. 2.2.3. Truyền qua đường máu 5
  15. Bệnh sốt xuất huyết có thể lây lan qua truyền máu, cấy ghép tạng hoặc qua vết thương do kim đâm [11]. 3. Tình hình dịch bệnh 3.1. Tình hình trên thế giới Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do sốt xuất huyết đã gia tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Số ca sốt xuất huyết được báo cáo cho WHO đã tăng hơn 8 lần trong hai thập kỷ qua, từ 505.430 ca năm 2000, lên hơn 2,4 triệu ca năm 2010 và 5,2 triệu ca năm 2019. Số ca tử vong được báo cáo trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2015 tăng từ 960 lên 4032. Các mô hình ước tính cho thấy con số 390 triệu ca mắc mỗi năm, trong đó có từ 50000-100000 ca mắc có triệu chứng lâm sàng và dẫn đến khoảng 10000 ca tử vong hàng năm ở hơn 125 quốc gia. Trong đó, tỷ lệ mắc cao được ghi nhận ở vùng nhiệt đới, chủ yếu ở Đông Nam Á và Mỹ La tinh [2, 20] Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, dưới áp lực của biến đổi khí hậu, gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh, việc gia tăng đi lại bằng đường hàng không, du lịch,. có thể là các nguyên nhân dẫn đến việc mở rộng phạm vi bao phủ của sốt xuất huyết trên toàn cầu sang các khu vực khí hậu cận nhiệt đới hay ôn đới [3, 4]. 6
  16. Hình 1. 2. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết được chuẩn hóa theo độ tuổi (trên 100.000 người/năm), vào năm 2013 [20]. 3.2. Tình hình tại Việt Nam Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết lần đầu tiên được ghi nhận từ những năm 1960, nhờ các vụ dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội (miền Bắc Việt Nam) và Cái Bè – Tiền Giang (miền Nam Việt Nam) [21]. Gần đây, sốt xuất huyết được ghi nhận đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh trong cả nước, mùa dịch ở miền Bắc thường bắt đầu từ tháng 6-7 và đạt đỉnh vào các tháng 8, 9, 10, 11. Ở miền Nam dịch có xu hướng quanh năm, từ tháng 4 số lượng người bệnh có xu hướng tăng và đạt đỉnh vào các tháng 6, 7, 8 [1]. 7
  17. Biểu đồ 1. 1. Số mắc và tử vong do sốt xuất huyết tại Việt Nam từ 1980 – 2020 (Nguồn: Cục y tế dự phòng) Theo báo cáo của Cục y tế dự phòng, giai đoạn từ 1980 - 1999, trung bình mỗi năm ghi nhận 100.000 trường hợp mắc, 300 - 400 trường hợp tử vong, tỷ lệ tử vong trung bình từ 0,08-0,09%. Trong đó có năm bùng phát với số mắc trên 300.000 trường hợp (năm 1987), trên 1.500 trường hợp tử vong (năm 1983, 1987). Giai đoạn từ 2000 - 2015 (có Chương trình mục tiêu quốc gia) tình hình dịch đã giảm, trung bình mỗi năm ghi nhận khoảng 50.000 đến 100.000 trường hợp mắc, gần 100 trường hợp tử vong. Vụ dịch lớn gần nhất vào năm 2019 với tổng số ca mắc hơn 300.000 ca, trên 50 ca tử vong [5]. 8
  18. Biểu đồ 1. 2. Phân bố tỷ lệ mắc theo khu vực (năm 2020) (Nguồn: Cục y tế dự phòng) Ở miền Bắc, nơi ghi nhận ca bệnh có tỷ lệ thấp hơn các khu vực khác, cho thấy tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu ở người lớn trên 15 tuổi. Nhưng ở miền Nam, nơi có tỷ lệ mắc cao thì tỷ lệ trẻ dưới 15 tuổi nhiều hơn, tuy nhiên xu hướng đang tăng dần ở nhóm trên 15 tuổi, type virus phổ biến là D1 và D2 (90%) [5]. 4. Các biểu hiện của sốt xuất huyết Đặc điểm lâm sàng chính của SXHD là sốt, xuất huyết, thoát huyết tương. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, miễn dịch của bệnh nhân, theo type virus, độ tuổi, tính chất tái nhiễm, sơ nhiễm mà SXHD có các biểu hiện khác nhau[19]. Trong đó nhiễm trùng thầm lặng (không triệu chứng) chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 300 triệu người trên tổng 390 triệu ca ước tính mỗi năm [2], góp đến 84% (95% CI: 82- 86%) vào lây truyền DENV [22]. Các biểu hiện lâm sàng hay gặp hơn ở người lớn. Ở trẻ em hầu hết các trường hợp nhiễm DENV không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ [23, 24]. Thời kỳ ủ bệnh của nhiễm DENV kéo dài từ 3 đến 14 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng xuất hiện và tiến triển trong 4 đến 7 ngày [25], chia theo 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều trải qua giai đoạn nguy hiểm. 4.1. Giai đoạn sốt 9
  19. Giai đoạn sốt đặc trưng bởi tình trạng sốt cao đột ngột (≥38,5°C) kèm theo nhức đầu, nôn mửa, đau cơ, đau khớp và phát ban hoàng điểm thoáng qua trong một số trường hợp. Trẻ em bị sốt cao nhưng nhìn chung ít triệu chứng hơn người lớn trong giai đoạn sốt. Giai đoạn sốt kéo dài từ ba đến bảy ngày, sau đó hầu hết bệnh nhân khỏi bệnh mà không có biến chứng [25-27]. Nhức đầu, đau khi vận động mắt và đau khớp xảy ra trong 60 – 70% các trường hợp [24]. Phát ban xảy ra trong khoảng 50% ca bệnh, nó phổ biến trong nhiễm DENV lần đầu hơn là nhiễm DENV từ lần thứ hai. Khi xuất hiện, phát ban thường xuất hiện từ hai đến năm ngày sau khi bắt đầu sốt [24], thường là dát hoặc dát sẩn trên mặt, ngực, bụng và tứ chi có thể ngứa. Các biểu hiện khác có thể gồm: các triệu chứng tiêu hóa (chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy) và các triệu chứng về đường hô hấp (ho, đau họng và nghẹt mũi). Các biểu hiện xuất huyết có thể thấy trong giai đoạn sốt hoặc giai đoạn nguy kịch. Phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện xuất huyết có thể thay đổi. Xuất huyết dưới da, niêm mạc chính (đường tiêu hóa hoặc âm đạo) có thể xảy ra ở người lớn. Ở trẻ em, hiếm khi xảy ra chảy máu có ý nghĩa lâm sàng [1]. Các biểu hiện khác ít gặp hơn bao gồm: nôn máu (15 – 30%), chảy máu kinh nhiều (40% phụ nữ), đi ngoài phân đen (5 – 10%), chảy máu cam (10%), hoặc tiểu ra máu [28]. Các bệnh lý đi kèm (chẳng hạn như bệnh loét dạ dày tá tràng) có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Giảm tiểu cầu đáng kể không phải lúc nào cũng xuất hiện khi có biểu hiện xuất huyết; khi xuất hiện, nó làm tăng nguy cơ xuất huyết. Khám thực thể có thể thấy viêm kết mạc, ban đỏ hầu họng, nổi hạch và gan to [26]. Có thể quan sát thấy bọng mặt, chấm xuất huyết (trên da hoặc vòm miệng), và bầm tím (đặc biệt tại các vị trí chọc dò tĩnh mạch). Nghiêm pháp dây thắt dương tính [29]. Đường cong sốt hai đỉnh ("yên ngựa") đã được mô tả trong khoảng 5% các trường hợp. Ở những bệnh nhân này, bệnh sốt cấp tính thuyên giảm và sau đó tái phát khoảng một đến hai ngày sau đó; giai đoạn sốt thứ hai kéo dài một đến hai ngày [27]. Giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu (≤100.000 tế bào/mm3) là phổ biến. Nồng độ aspartate transaminase (AST) trong huyết thanh thường tăng từ 2 đến 5 lần giới hạn trên của giá trị bình thường, nhưng đôi khi tăng cao rõ rệt (5 đến 15 lần giới hạn trên của giá trị bình thường). Men gan tăng cao thường gặp trong giai đoạn sốt, tuy nhiên chức năng đông máu chưa có sự thay đổi [27]. 10
  20. 4.2. Giai đoạn nguy hiểm Phần lớn các trường hợp nhiễm DENV tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng xảy ra ở người nhiễm DENV lần 2 sau hơn 18 tháng từ lần nhiễm đầu tiên. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ các trường hợp nghiêm trọng xảy ra ở trẻ em dưới một tuổi, vào thời điểm kháng thể từ người mẹ dưới mức bảo vệ và đứa trẻ bị nhiễm DENV. Ngoài ra, nhiễm DENV nặng có thể xảy ra khi nhiễm DENV ở những người có bệnh lý nghiêm trọng đi kèm. Vào giai đoạn hạ sốt (thường là ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh), một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân (điển hình là trẻ em và thanh niên) phát triển hội chứng thoát mạch hệ thống, đặc trưng bởi thoát huyết tương, chảy máu, sốc và suy đa tạng. Cần phải theo dõi các dấu hiệu thoát huyết tương làm giảm thể tích nội mạch và giảm tưới máu cơ quan. Các biểu hiện lâm sàng tương ứng có thể bao gồm: nôn mửa dai dẳng, đau bụng dữ dội, gan to mềm, tràn dịch màng phổi, cổ trướng, xuất huyết niêm mạc, hôn mê hoặc bồn chồn; xét nghiệm có thể thấy hematocrit cao hoặc tăng (≥20% so với ban đầu) đồng thời với sự giảm nhanh chóng số lượng tiểu cầu. Giai đoạn nguy hiểm kéo dài trong 24 đến 48 giờ [1]. Ban đầu, tuần hoàn có thể được duy trì bằng cách bù trừ sinh lý, bệnh nhân có thể ổn định, huyết áp tâm thu bình thường hoặc tăng cao. Tuy nhiên, cần phải hồi sức khẩn cấp, cẩn thận; một khi hạ huyết áp xuất hiện, huyết áp tâm thu giảm nhanh chóng và có thể xảy ra sốc không hồi phục mặc dù đã cố gắng hồi sức tích cực [30]. Các biểu hiện xuất huyết có thể được quan sát thấy trong giai đoạn này. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để phát hiện thoát huyết tương bao gồm siêu âm (của ngực và bụng) và chụp X quang ngực. Trong một nghiên cứu bao gồm 158 bệnh nhân nghi ngờ SXHD ở Thái Lan, siêu âm trong giai đoạn hạ sốt rất hữu ích để phát hiện tràn dịch màng phổi và dịch màng bụng [31]. X quang ngực cũng hữu ích để phát hiện tràn dịch màng phổi. Thoát huyết tương được phát hiện bằng siêu âm sớm nhất là ba ngày sau khi sốt, tràn dịch màng phổi được quan sát thấy phổ biến hơn cổ trướng. Sự dày lên của thành túi mật cũng có thể rõ ràng [32]. Giảm tiểu cầu từ trung bình đến nặng thường gặp trong giai đoạn nguy hiểm; Số lượng tiểu cầu có thể ≤20.000 tế bào/mm3, sau đó cải thiện nhanh chóng trong giai đoạn phục hồi. Sự tăng thoáng qua aPTT và giảm nồng độ fibrinogen cũng thường xảy ra [33]. 4.3. Giai đoạn hồi phục 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2