Khóa luận tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 21
download
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cải cách TTHC nói chung. Nghiên cứu phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng, hiệu quả của hoạt động CCHC trong đó có cải cách TTHC theo Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2016-2020. Đánh giá và đưa ra các kiến nghị về việc áp dụng các giải pháp công nghệ trong thời đại công nghiệp 4.0 như là các công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện cải cách TTHC nhà nước Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ VÂN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÀ NỘI - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ VÂN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÀ HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ khóa luận Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN NGUYỄN THỊ VÂN
- MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ........................... 13 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ............................................... 13 1.1.1. KHÁI NIỆM CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ................................................ 13 1.1.2. SƠ LƯỢC VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ QUAN NIỆM LIÊN QUAN........ 18 1.1.3. KHÁI NIỆM CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ................................................................................................... 22 1.1.4. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0............................................................................................................. 23 1.2. NỘI DUNG CỦA CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0....................................................................................... 28 1.2.1. CẢI CÁCH TTHC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 NHẰM GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ QUẢN LÝ - ĐIỀU HÀNH GIỮA NỘI BỘ CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỚI NHAU, GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC ............................................................................................................. 28 1.2.2. CẢI CÁCH TTHC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 NHẰM GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ QUẢN LÝ - ĐIỀU HÀNH GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI CÔNG DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC CỦA CÔNG DÂN ......................................... 30 1.3. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG NÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.................................................................................................. 33 1
- 1.4. TIÊU CHÍ ÁP DỤNG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CHO CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM ..................................................................................... 37 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ............................................. 46 2.1. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0............................................................................. 46 2.1.1. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ (ELECTRONIC GOVERNMENT) GIAI ĐOẠN 2016-2020 ................................................................... 47 2.1.2. CÁC CHỈ SỐ VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH PAR INDEX VÀ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SIPAS GIAI ĐOẠN 2016-2020 .............................................................................................................................. 54 2.1.3. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ........................................................................................ 65 2.2. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP .............................................................................. 72 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 80 TÀI LIỆU TIẾNG ANH ............................................................................................. 80 TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ............................................................................................ 80 2
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCHC : Cải cách hành chính TTHC : Thủ tục hành chính CP : Chính phủ NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ NQ-CP : Nghị quyết – Chính phủ Nxb : Nhà xuất bản QPPL : Quy phạm pháp luật CNTT : Công nghệ thông tin CNTT-TT : Công nghệ thông tin- Truyền thông UBND : Ủy ban nhân dân VBQPPL : Văn bản quy phạm 3
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Chỉ số phát triển Chính Phủ điện tử ở Việt Nam ............................... 49 Bảng 2.2: So sánh chỉ số CPĐT của Việt Nam với mức trung bình của thế giới, khu vực 2018 ........................................................................................................ 54 Bảng 2.3: Bảng chỉ số CCHC PAR INDEX của Bộ và cơ quan ngang Bộ ......... 59 Bảng 2.4: Bảng chỉ số CCHC PAR INDEX của tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ........................................................................................................... 61 Bảng 2.5: Bảng chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân về các TTHC – Sipas 2017 ...................................................................................................................... 68 4
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, đất nước ta có nhiều chuyển biến tích cực về quản lý hành chính nhà nước nhằm hướng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân. CCHC là yêu cầu khách quan của mọi nền hành chính và của bất cứ quốc gia nào. Đối với nước ta, CCHC là yêu cầu cấp bách và là một nhiệm vụ mang tầm chiến lược trong công cuộc đổi mới được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, minh bạch, chuyên nghiệp, vững mạnh, từng bước hiện đại. Để đáp ứng được nhiệm vụ đó, phải nói đến Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020. Chương trình này đặt ra mục tiêu trọng tâm về CCHC trong giai đoạn 10 năm. Một trong những nhiệm vụ được Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 xác định ưu tiên hàng đầu đó chính là cải cách TTHC theo hướng hiện đại hóa. Cải cách TTHC được xác định là một khâu trọng tâm và đã được triển khai ở tất cả các cấp hành chính theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân. Cải cách TTHC là cải cách các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; cải cách các quy định về các loại TTHC, cải cách việc thực hiện các TTHC. Ở Việt Nam, có lẽ chưa khi nào mà cụm từ “cuộc cách mạng công nghiệp 5
- lần thứ 4” hay “cách mạng 4.0” lại được nhắc đến nhiều như thời gian gần đây. Chúng ta mang rô-bốt trí tuệ nhân tạo thế hệ mới nhất - Sophia về Việt Nam để triển lãm với thông điệp “Người trẻ Việt Nam phải sẵn sang đón nhận thách thức” thông qua việc tổ chức các diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về Công nghiệp thông minh - Industry 4.0 Summit 2016, 2018; chúng ta tổ chức triển lãm quốc tế về 4G LTE qua các năm 2016-2018 để trưng bày những sản phẩm công nghệ thông tin mới nhất trên thế giới; chúng ta đưa ra các đề án 99- QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020 nhằm hỗ trợ cho sự phát triển lâu dài của công nghệ 4.0 ở Việt Nam. Bởi vậy, những cụm từ như “công xưởng thông minh”, “rô bốt thông minh”, “vật liệu mới”, “dữ liệu lớn” đã không còn xa lạ mà dần trở thành minh chứng cho những bước tiến khổng lồ của xã hội loài người trong thời đại công nghệ 4.0. Ba trụ cột chính mang tính bản lề của nền công nghiệp 4.0 đó là kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý; song cốt lõi là sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật số, trong đó, những nhân tố chính mà cuộc đại cách mạng này mang lại trên góc độ kỹ thuật số chính là: Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), internet vạn vật (internet of things) và dữ liệu lớn (big data). Công nghệ 4.0 dù mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm gần đây, nhưng được kỳ vọng sẽ đáp ứng tiêu chí “ứng dụng CNTT hiện đại trong quản lý, điều hành nền hành chính nhà nước” trong Nghi ̣quyế t Đa ̣i hô ̣i XII của Đảng. Ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 mới sẽ giúp việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính được triển khai một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; từng bước phấn đấu theo hướng “Chính phủ điện tử”, “Chính quyền điện tử”. Việc nghiên cứu chuyên sâu về cải cách TTHC cũng như các giải pháp 6
- công nghệ 4.0 là công việc cần thiết mang tính thời sự góp phần nâng cao hiệu quả cải cách TTHC theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với tình hình phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Với sự cần thiết nêu trên, tác giả khóa luận đã chọn đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Luật Hiến pháp – Luật Hành chính của mình với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu phát triển lý luận và thực tiễn cùng lĩnh vực cũng như vào quá trình thực hiện cải cách TTHC trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong những năm gần đây đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề cải cách nền hành chính nói chung, cải cách TTHC nói riêng. Các công trình nghiên cứu ở cấp độ sách tham khảo, chuyên khảo, giáo trình như: - Các giải pháp thúc đẩy CCHC ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Ngọc Hiến, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001; - CCHC nhà nước: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của tác giả Thang Văn Phúc, Nxb. Chính trị Quốc gia, năm 2001; - Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam của tác giả Lê Chi Mai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2003; - Hành chính nhà nước trong xu hướng toàn cầu hóa của tác giả Nguyễn Hữu Hải, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2007; - Giáo trình TTHC của tác giả Nguyễn Văn Thâm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật năm 2007; - CCHC ở Việt Nam: Thành tựu và các rào cản hiện nay của tác giả Nguyễn Văn Thâm, Việt Nam học – Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ ba năm 2008; 7
- - Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành chính nhà nước của tác giả Nguyễn Hữu Hải, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2014; - CCHC công ở một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam của PGS.TS. Phạm Thái Quốc, Nxb Khoa học Xã Hội năm 2018. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 ở nước ta được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn I (2011-2015) và giai đoạn II (2016-2020). Tuy nhiên, trong những tác phẩm kể trên, các tác giả đã đưa ra thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cải cách tổng thể hoặc chỉ nói đến những vấn đề chung nhất về CCHC quốc gia thực hiện theo nhiệm vụ CCHC thuộc giai đoạn I Chương trình tổng thể CCHC Nhà Nước giai đoạn 2011-2020. Ở cấp độ các công trình nghiên cứu về CCHC và cải cách TTHC: - Cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 của tác giả TS Hà Quang Trường, đăng trên Tạp chí Cộng sản năm 2015; - Cải cách TTHC góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô của tác giả Minh Huệ, đăng trên Tạp chí Cộng sản năm 2018. Ở cấp độ luận văn đã có công trình nghiên cứu về cải cách TTHC như: - Cải cách TTHC tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010- 2020, luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Dương Thị Tươi, Khoa Luật- Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2010; - Cải cách TTHC – thông qua thực tiễn tỉnh Nam Định, luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Phúc Sơn, Khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014. Các công trình nghiên cứu nói trên đều đã đề cập đến CCHC, trong đó có cải cách TTHC dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong giới hạn nhất định, các công trình nghiên cứu kể trên đều chỉ giới hạn ở một địa phương hoặc một số 8
- đơn vị hành chính riêng lẻ. Hiện nay, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với quy mô rộng khắp cả nước; tuy nhiên lại chưa có công trình nghiên cứu luật học chuyên sâu nào đề cập một cách trực diện đến việc áp dụng các thành tựu và giải pháp công nghệ thời cách mạng công nghiệp 4.0 vào để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng của hoạt động cải cách thủ tục hành chính. Với việc nghiên cứu đề tài “Cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0”, tác giả khóa luận hy vọng đóng góp vào việc làm phong phú thêm các tài liệu về cải cách TTHC để phù hợp với sự phát triển như vũ bão của CNTT trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cải cách TTHC nói chung. Nghiên cứu phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng, hiệu quả của hoạt động CCHC trong đó có cải cách TTHC theo Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2016-2020. Đánh giá và đưa ra các kiến nghị về việc áp dụng các giải pháp công nghệ trong thời đại công nghiệp 4.0 như là các công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện cải cách TTHC nhà nước Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu hướng tới là lý luận về CCHC, cụ thể là hoạt động cải cách TTHC và tính ứng dụng thực tiễn của các giải pháp kỹ thuật công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động cải cách TTHC. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 9
- Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động cải cách TTHC trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động, chương trình cải cách TTHC với sự ứng dụng của các giải pháp công nghệ thời 4.0 trong lĩnh vực Hành chính, không có sự giới hạn về đơn vị hành chính trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Về thời gian, chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 ở nước ta được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn I (2011-2015) và giai đoạn II (2016-2020). Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mới chỉ manh nha xuất hiện và phát triển ở nước ta từ năm 2016 đến nay. Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc thực hiện các hoạt động cải cách TTHC trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giai đoạn II của chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2016-2020. 6. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng. Khóa luận kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Cụ thể: + Các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để nghiên cứu lý luận và đưa ra giải pháp nhằm đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động cải cách TTHC nhờ việc ứng dụng các kỹ thuật công nghệ mới trong cuộc đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang bùng nổ ở Việt Nam. + Phương pháp nghiên cứu, khảo sát, thống kê, lấy phiếu ý kiến chủ yếu thông qua quan sát thực địa và khảo sát sự hài lòng của người dân thông qua 10
- bảng hỏi 7. Tính mới của đề tài nghiên cứu Cải cách TTHC là một khái niệm không mới trong thực tiễn và nghiên cứu khoa học, nhưng việc nghiên cứu về hoạt động cải cách TTHC gắn với những tiến bộ về mặt kỹ thuật công nghệ nhất là khi những năm gần đây cụm từ “Cách mạng công nghiệp 4.0” bùng nổ lại tương đối mới mẻ. Việc nghiên cứu đề tài để làm tài liệu tham khảo chuyên sâu về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Cải cách TTHC theo hướng hiện đại hóa là mục tiêu trọng tâm của giai đoạn II (2016-2020) được Chính Phủ quy định từ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 và Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04-02-2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Do sự phát triển như vũ bão của CNTT, công nghệ mới liên tục được cải tiến và phát triển khiến cho việc áp dụng ứng dụng CNTT, kỹ thuật số vào hoạt động cải cách TTHC còn chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như sự kỳ vọng của thực tiễn xã hội. Các ứng dụng CNTT áp dụng vào tiến trình cải cách TTHC còn nhiều lạc hậu, đi sau thời đại và còn bỏ sót nhiều cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 mang tới. Bên cạnh đó, nghiên cứu về cải cách TTHC thì đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng nghiên cứu về cải cách TTHC trong thời đại công nghiệp 4.0 thì hiện nay rất ít. Vậy nên, tác giả khóa luận mong rằng khóa luận sẽ góp phần nhỏ vào lý luận của cải cách TTHC trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh sách các tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương. 11
- Chương 1. Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 Chương 2. Thực trạng và kiến nghị giải pháp về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 12
- CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1.1. Một số khái niệm và mối liên quan đến cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 1.1.1. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính Khái niệm cải cách hành chính Thuật ngữ "cải cách" là một thuật ngữ phổ biến, dùng để chỉ một quá trình, một hoạt động có ý thức, có mục đích làm thay đổi, cải biến những cái cũ theo hướng tốt hơn hoặc thay thế cái cũ bằng cái mới; cải cách ở đây mang nghĩa là những thay đổi có tính hệ thống và có mục đích giúp cho một hệ thống hoạt động tốt hơn. Điều đó phân biệt cải cách với những hoạt động khác cũng chỉ sự biến đổi như sáng kiến, thay đổi, phát chế hay phát minh. Cải cách có thể diễn ra ở nhiều cấp độ, mức độ khác nhau; có những hoạt động cải cách mang tính chất cách mạng; có những cuộc cải cách chỉ là sự thay đổi ít nhiều so với ban đầu. Nói tóm lại, cải cách là thay đổi những bộ phận cũ không hợp lý cho thành mới,để đáp ứng yêu cầu của tình hình khách quan; cải cách là tập hợp của nhiều những cải tiến, sáng kiến và biến đổi. Với ý nghĩa đó, cải cách hiện diện trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thuật ngữ “hành chính” có gốc từ tiếng Latinh “administratio” tức là quản lý hay lãnh đạo. Theo gốc từ Hán - Việt, thuật ngữ “hành chính” có nghĩa là sự thi hành những chính sách và pháp luật của Chính phủ. [1] [1] Đào Duy Anh, Giản yếu Hán – Việt từ điển (quyển thượng), Nxb Minh Tân, Paris, 1951, tr.346. 13
- Như vậy, hành chính theo nghĩa chung là hoạt động quản lý bao quát của nhà nước với toàn xã hội; theo nghĩa riêng, hẹp hơn là công việc quản lý của cơ quan hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo tài liệu của Liên Hợp Quốc (1971) thì CCHC “là những cố gắng có chủ định nhằm đưa những thay đổi cơ bản vào hệ thống hành chính nhà nước thông qua các cải cách có hệ thống hoặc các phương thức để cải tiến ít nhất một trong các yếu tố cấu thành của nền hành chính công”[2] Theo Bộ Nội vụ: “CCHC là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Tóm lại, CCHC là tạo ra những thay đổi trong các yếu tố cấu thành của nền hành chính nhằm làm cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội tốt hơn. CCHC không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn so với trước.” Có thể thấy, CCHC là một trong những nội dung quan trọng của khoa học hành chính, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao. Bên cạnh đó, mọi hoạt động CCHC đều hướng tới việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển. Căn cứ vào các đặc điểm, quan niệm và các cách tiếp cận về cải cách, hành chính cũng như cải cách hành chính đã làm rõ ở trên thì CCHC là hoạt động có ý thức và mục đích của con người nhằm hợp lý hóa, hay khắc phục các khiếm khuyết trong các chương trình điều hành, quản lý các hệ thống. Như vậy, [2] Báo cáo Liên Hợp Quốc về Cải cách hành chính năm 1971 14
- tác giả khóa luận đưa ra quan điểm cá nhân về thuật ngữ “cải cách hành chính” như sau: cải cách hành chính (CCHC) là những cố gắng có chủ định nhằm thực hiện hoạt động cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện công tác quản lý cho tất cả cơ quan hành chính nhà nước nhằm nâng cao chất lượng nền hành chính và phục vụ người dân tốt hơn. Khái niệm thủ tục hành chính Theo Từ điển tiếng Việt, thủ tục là “cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của nhà nước”[3]. Theo C.Mác, “thủ tục là hình thức sống của đạo luật, và luật vật chất có hình thức thủ tục riêng của nó.” TTHC tiếp cận từ các góc độ khác nhau. Theo quy định hiện hành được ghi nhận ngày 08/6/2010 được Chính phủ ban hành thông qua Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, “TTHC là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức” [4] Theo giáo trình Luật Hành chính, Khoa Luật-ĐHQG Hà Nội định nghĩa: “Thủ tục hành chính là trình tự và cách thức thực hiện hoạt động hành chính nhà nước nói chung, hoặc trình tự và cách thức thực hiện những hoạt động cụ thể Nguyễn Như Ý(chủ biên), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb.Giáo dục, Hà Nội,1995 [3] Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ [4] 15
- trong các ngành và lĩnh vực hoạt động hành chính nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.”[5] Khái niệm TTHC do Chính phủ đưa ra thông qua Nghị định số 63/2010 là quan điểm đến từ ngành khoa pháp lý nên thường được áp dụng ở khóa cạnh thực hiện quy phạm của luật vật chất. Theo đó, TTHC ở đây là trình tự và cách thức do luật hành chính quy định nhằm thực hiện mọi hình thức hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, tức là bao gồm không chỉ trình tự và cách thức thực hiện hoạt động ban hành các quyết định cá biệt, mà cả trình tự và cách thức thực hiện hoạt động sáng tạo pháp luật (ban hành quyết định QPPL và quyết định chủ đạo). Trong khi đó, quan điểm “thủ tục hành chính” trong giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của Khoa Luật-ĐHQG Hà Nội lại mang ý nghĩa nội hàm rộng hơn, là thủ tục thực hiện mọi hoạt động hành chính nhà nước, bao hàm cả hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chủ đạo. Dựa trên những phân tích nêu trên, tác giả khóa luận đồng ý hoàn toàn với quan điểm đến từ giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam của Khoa Luật- Đại học quốc gia Hà Nội. Bởi lẽ quan điểm về thủ tục hành chính này mang ý nghĩa bao quát và có phần hợp lý hơn. Tóm lại, “thủ tục hành chính là trình tự và cách thức thực hiện hoạt động hành chính nhà nước nói chung, hoặc trình tự và cách thức thực hiện những hoạt động cụ thể trong các ngành và lĩnh vực hoạt động hành chính nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.” [5] Giáo trình Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr 15-16 16
- Khái niệm cải cách thủ tục hành chính TTHC có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân, tổ chức và chính cơ quan nhà nước. Một mặt, TTHC là công cụ để đảm bảo thực hiện các quyền được pháp luật quy định cho cá nhân, tổ chức. Ngoài những quyền về chính trị, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền về hành chính, TTHC giúp cá nhân, tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, ví dụ: thực hiện quyền như quyền đăng ký kinh doanh, khai sinh, khai tử, kết hôn; thực hiện nghĩa vụ như nghĩa vụ nộp thuế. Mặt khác, TTHC là phương tiện để đảm bảo hoạt động của cơ quan nhà nước được minh bạch, hợp pháp. Chính vì tầm quan trọng của TTHC như vậy, cho nên TTHC là một trong những nội dung quan trọng cần phải cải cách nếu muốn nâng cao chất lượng nền hành chính nước nhà. Chính vì vậy, cải cách TTHC trở thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chương trình công tác của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Đây được xác định là một khâu quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình CCHC ở nước ta. Căn cứ vào Quyết định số 53/QĐ-BCĐCCHC Về việc ban hành kế hoạch hoạt động năm 2018 của Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ. Thuật ngữ “Cải cách TTHC” được hiểu là: “Tháo gỡ các cơ chế, chính sách, TTHC liên quan đến đất đai, nông nghiệp nông thôn, ứng dụng CNTT, khởi nghiệp, phát triển du lịch, tiếp cận tín dụng; bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công; lý lịch tư pháp, hộ tịch… Tiếp tục cắt, giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh và chi phí cho doanh nghiệp”[6] Tóm lại,cải cách thủ tục hành chính là những cố gắng có chủ định nhằm thực hiện hoạt động cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ Quyết định số 53/QĐ-BCĐCCHC Về việc ban hành kế hoạch hoạt động năm 2018 của Ban chỉ đạo cải cách [6] hành chính của Chính phủ. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần du lịch Nam Định
58 p | 109 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Nhựa Quỳnh Hằng SP
58 p | 84 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần Chuỗi thực phẩm TH
53 p | 59 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH một thành viên Diesel Sông Công
57 p | 47 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định về sa thải người lao động trái pháp luật và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
65 p | 73 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi công công trình xây dựng - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần tập đoàn Bách Việt
45 p | 50 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính
64 p | 50 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Khảo sát Dịch vụ Thương mại Thiên Bảo
60 p | 39 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn tại Công ty Cổ phần Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam
54 p | 24 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
57 p | 24 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về xử lí nợ xấu trong Ngân hàng thương mại - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh Tân Yên, Bắc Giang
52 p | 20 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chế độ tài sản của vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
80 p | 11 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về công ty TNHH hai thành viên trở lên và thực tiễn thực hiện pháp luật tại Công ty TNHH Vạn Hương
86 p | 16 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
77 p | 15 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo pháp luật Việt Nam
87 p | 13 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành
71 p | 8 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quyền xác định lại giới tính theo pháp luật Việt Nam hiện nay
77 p | 3 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn