Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp Luật về kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam
lượt xem 23
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, làm rõ các quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ Logistics; nghiên cứu, đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam; đưa ra những định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật và tạo khung pháp lý để hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam phát triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp Luật về kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ PHƯƠNG DUNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L Hà Nội – 2018 1
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực. Nội dung Khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của Khóa luận. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị quý thầy cô của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Sinh viên Phạm Thị Phương Dung 2
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đại học và viết Khóa luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn tôi, thầy Trần Trí Trung đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp. Mong rằng Khóa luận nhận được những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn. 3
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa 1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 2 KT-XH Kinh tế - xã hội 3 GTVT Giao thông vận tải 4 3PL Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng 5 4PL Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp logistics chủ đạo-LPL 6 5PL Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm 7 VLA Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam 4
- DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU MINH HỌA STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1 Điểm số LPI của Việt Nam – Ngân Hàng Trang 37 Thế giới qua các năm (Thang điểm từ 1-5) 2 Bảng 2 So sánh Chỉ số LPI 2014 của Singapore – Trang 38 Malaysia – Thái Lan – Việt Nam 3 Bảng 3 So sánh hiệu quả của các quy trình xuất Trang 45 nhập khẩu của Việt Nam với Singapore, Malaysia và Thái Lan, năm 2014 4 Bảng 4 Các trung tâm Logistics quan trọng nhất tại Trang 56 Thái Lan năm 2013 5
- MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................... 6 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 8 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 8 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật về Logistics ......... 11 3. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài...... 12 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 12 3.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 13 3.3. Giới hạn nghiên cứu ......................................................................................... 13 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 13 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Khóa luận ............................................................ 15 6. Kết cấu của Khóa luận ............................................................................................. 15 CHƯƠNG I Cơ sở lý luận về pháp luật kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam ........ 16 1. Những vấn đề lý luận chung về pháp luật kinh doanh dịch vụ Logistics ................ 16 1.1. Khái niệm dịch vụ logistics .............................................................................. 16 1.2. Đặc điểm của dịch vụ logistics ......................................................................... 19 1.4. Phân loại dịch vụ logistics ................................................................................ 21 1.5. Vai trò của dịch vụ logistics ............................................................................. 23 2. Pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics ............................................................... 25 2.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics ............................................................. 25 2.2. Hợp đồng dịch vụ logistics ............................................................................... 30 2.3. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ dịch vụ logistics . 31 2.4. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ................. 34 CHƯƠNG II Thực trạng pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam .................................................................................................................................... 37 1. Khái quát tình hình kinh doanh dịch vụ Logistics ở việt Nam ................................ 37 2. Những thành tựu đạt được trong áp dụng pháp luật về Logistics ........................... 41 3. Bất cập, hạn chế trong áp dụng pháp luật về Logistics ........................................... 43 6
- CHƯƠNG III Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam..................................................... 50 1. Yêu cầu, định hướng hoàn thiện pháp luật kinh doanh dịch vụ Logistics .............. 50 2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ Logistics ............................................................................................................................. 51 2.1. Kinh nghiệm các nước trên thế giới về pháp luật thị trường Logistics ............ 51 2.1.1. Chính sách phát triển ngành Logistics của Singapore ................................... 51 2.1.2. Chính sách phát triển ngành Logistics của Malaysia .................................... 53 2.1.3. Chính sách phát triển ngành Logistics của Thái Lan .................................... 55 2.1.4. Chính sách phát triển Logistics ở Nhật Bản [12] .......................................... 56 2.2. Bài học cho Việt Nam ....................................................................................... 57 2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ Logistics .............................................................................................. 58 KẾT LUẬN........................................................................................................................ 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 64 7
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, lĩnh vực Logistics là một lĩnh vực tương đối mới mẻ và đang trên đà phát triển, kể cả về hệ thống lý luận và thực tiễn. Các hoạt động Logistics từ sản xuất đến kho chứa, vận tải, phân phối, lưu thông trước kia còn phân tán, mới dừng lại ở dạng lắp ghép cơ học chủ quan và tự phát hình thành hệ thống Logistics của nền kinh tế thì bây giờ đã trở nên chuyên nghiệp hơn. Các doanh nghiệp chuyên cung ứng dịch vụ Logistics đang dần dần đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường nội địa, và có những tiềm năng để vươn ra được thị trường khu vực và thế giới. Các điều kiện về kết cấu hạ tầng cho sự phát triển của dịch vụ này ở Việt Nam đang dần dần đáp ứng nhu cầu. Trong những năm gần đây, dịch vụ logistic đang phát triển rất mạnh mẽ. Việt Nam đang đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển Logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt 16% đến 20%, đây là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều nhất của Việt Nam trong thời gian qua. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và các hiệp định thương mại, hoạt động Logistics tại Việt Nam đã có sự phát triển và thay đổi, thế nhưng vẫn bị trói buộc bởi các quy định cũ không còn phù hợp mà cụ thể là Nghị định 140/2007/NĐCP của Chính Phủ ngày 5 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Lô-gi-stíc (“Nghị định 140/2007”) . Nhiều doanh nghiệp Logistics thành lập gặp khó khăn. Chính vì thế, năm 2017 đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong việc hoàn thiện khung pháp lý và chính sách liên quan đến Logistics. Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025 cho 8
- đến việc sửa đổi và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương, thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành, tại văn bản 2299/VPCP- KTTH ngày 6/4/2015, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương phối hợp cùng các Bộ ngành xây dựng Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics. Được ban hành cùng với Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017. Hiện nay, dịch vụ kinh doanh Logistics được điều chỉnh tại Luật thương mại 2005; Nghị định 163/2017/NĐCP về kinh doanh dịch vụ Logistics ngày 30 tháng 12 năm 2017(“Nghị định 163/2017”); Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2014 phê duyệt đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Ngoài ra, cùng với sự thay đổi của Hiến pháp 2013, các văn bản quy phạm pháp luật đổi mới ra đời, bao gồm cả các văn bản điều chỉnh Lĩnh vực Logistic như các quy phạm pháp luật về giao thông vận tải như Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 - Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi năm 2014; Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 - Luật sửa đổi Luật Hàng không dân dụng năm 2014; Bộ luật Hàng hải 2015 mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2017; Luật Biển Việt Nam 2013 cảng biển, các văn bản hướng dẫn vận tải đa phương thức như Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 29/10/2009 về vận tải đa phương thức - Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 87/2009/ NĐ-CP vận tải đa phương thức; Luật giao thông đường bộ cùng với Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định 68/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan Luật Đường sắt 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2018); Luật Quản lý ngoại thương đã được Quốc hội thông qua năm 2017, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2018 cùng với các nghị định và thông tư hướng dẫn các văn bản liệt 9
- kê bên trên ra đời. Đặc biệt, các quy hoạch về giao thông vận tải, cảng biển, vận tải biển, vận tải đường bộ, đường thủy..., tại các cảng biển, cảng nội địa, biên giới, , khu Logistics đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã ra đời. Trên thực tế, các hành lang pháp lý nêu trên có tác động tích cực đến phát triển thị trường dịch vụ Logistics, ngành Logistics trong thời gian qua, phù hợp với tiến trình hội nhập sâu rộng của nước ta khi thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam về dịch vụ vận trong ASEAN và WTO, tiến tới thực hiện các cam kết trong TPP và các FTA thế hệ mới, qua đó tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch và bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển trong nước cũng như nước ngoài tại Việt Nam. Hành lang pháp lý cho hoạt động dịch vụ Logistics từ Luật thương mại 2005 và cụ thể hơn là Nghị định 163/2017/NĐCP của Chính Phủ ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics (thay thế cho Nghị định 140/2007/NĐCP của Chính Phủ ngày 5 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Lô-gi-stíc) mới ban hành đã có sức ảnh hưởng và góp phần tạo lập một thị trường dịch vụ Logistics lành mạnh, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số điểm còn tồn tại. Khóa luận nghiên cứu trên các khía cạnh của quy định mới trong lĩnh vực Logistics theo quy định Nghị định 163/2017/NĐCP của Chính Phủ ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics mới ban hành so với nghị định cũ đã hết hiệu lực dưới cái nhìn của các hiệp định quốc tế mà Việt nam tham gia, đặc biệt là WTO. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, phát triển Logistics trong nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như hoạt động Logistics của các doanh nghiệp nói riêng đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức mới, đòi hỏi phải nhận thức rõ vai trò của hoạt động này cả về lý luận và thực tiễn. Với ý nghĩa nêu trên, tôi chọn đề 10
- tài “Pháp Luật về kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam” đề nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp, qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ Logistics. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật về Logistics Liên quan tới đề tài Khóa luận đã có các công trình nghiên cứu về lý luận và pháp luật về Logistic như, tiêu biểu là: Thứ nhất, sách chuyên khảo: “Logistics - Những vấn đề cơ bản”, do Đoàn Thị Hồng Vân chủ biên, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội 2010. Các tác giả tập trung vào giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về Logistics, khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của Logistics, phân loại Logistics, kinh nghiệm phát triển Logistics của một số quốc gia trên thế giới, ngành dịch vụ Logistics, các giải pháp về Logistics, các hệ thống thông tin và dịch vụ khách hàng khi cung cấp dịch vụ này. Thứ hai, các đề tài, dự án trọng điểm: Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước “Phát triển các dịch vụ Logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế” (2010-2011) do Đặng Đình Đào Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân chủ nhiệm với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và tiến hành thu thập số liệu thông qua điều tra, phỏng vấn ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây là công trình nghiên cứu khoa học quy mô nhất cho đến nay liên quan đến Logistics ở Việt Nam. Chủ yếu tập trung phân tích các dịch vụ logisitcs chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội... Trong khuôn khổ đề tài này, hai cuốn sách chuyên khảo đã được xuất bản, cuốn sách chuyên khảo thứ nhất, sách “Logistics - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, tập hợp 26 báo cáo khoa học tại hội thảo của đề tài do đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người hoạt động Logistics thực tiễn ở Việt Nam tham luận tại hội thảo. Kết quả nghiên cứu của đề tài được giới thiệu một 11
- cách đầy đủ và chi tiết trong cuốn sách tham khảo thứ hai “Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” Đặng Đình Đào – Nguyễn Minh Sơn, Nhà xuất bản Chính trị quốc Gia. Thứ ba, các bài viết khoa học pháp lý và các đề tài luận văn. Bài “ Pháp luật về dịch vụ Logistics ở việt Nam” trong tạp chí Luật học 5/2008 do TS. Bùi Ngọc Cường biên soạn; hay Khóa luận bảo vệ Thạc sĩ Luật học với tiêu đề “Pháp luật về dịch vụ Logistics Việt Nam và những vấn đề lý luận và thực tiễn” của học viên Vũ Thị Nhung, Hà Nội, 2009. Bài viết “Thực trạng hoạt động và nhu cầu hoàn thiện pháp luật về Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội” của TS. Lương Tuấn Nghĩa, Phòng quản lý thương mại, Sở Công Thương đưa ra các góp ý thay đổi pháp luật về Logistics để phù hợp với các cam kết quốc tế và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tài liệu quý giá để Khóa luận kế thừa và tiếp tục mở rộng nghiên cứu về “Pháp Luật về kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam” trên các bình diện: cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật và trong thực tiễn thi hành. 3. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận đặt ra những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây: Một là, phân tích, làm rõ các quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ Logistics Hai là, nghiên cứu, đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam Ba là, đưa ra những định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật và tạo khung pháp lý để hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam phát triển. 12
- 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu và làm rõ pháp luật về kinh doanh dịch vụ Logistics qua Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics mà Chính Phủ vừa ban hành, đặc biệt là điều kiện kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài, giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics đồng thời quy định các loại hình kinh doanh dịch vụ Logistics. Qua đó, so sánh với các quy định của hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia. Cùng thực trạng của hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics để đề xuất giải pháp pháp lý tạo điều kiện cho nghành dịch vụ Logistics phát triển ở Việt Nam cũng như đảm bảo hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics. 3.3. Giới hạn nghiên cứu Trong khuôn khổ có hạn của một bản Khóa luận cử nhân luật học, đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật thực định, các nguyên tắc pháp lý cũng như các quy định pháp luật của Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Logistics mà tập trung vào Nghị định 163/2017/NĐCP của Chính Phủ ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics mới ban hành so với nghị định cũ đã hết hiệu lực dưới cái nhìn của các hiệp định quốc tế mà Việt nam tham gia, đặc biệt là WTO và các văn bản pháp luật khác liên quan. Qua việc nghiên cứu những quy định của pháp luật, mong rằng đề tài nghiên cứu có thể làm rõ, cụ thể hóa các vấn đề liên quan đến pháp luật về kinh doanh dịch vụ Logistics để rút ra những kiến nghị giải pháp để hoàn thiện pháp luật về vấn đề nghiên cứu này. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Thứ nhất, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong quá trình thực hiện Khóa luận sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Một là, phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin. 13
- Hai là, phương pháp duy vật biện chứng lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng NN pháp quyền trong nền kinh tế thị trường. Thứ hai, bên cạnh đó, với mục tiêu tìm hiểu và đánh giá thực tiễn về hoạt động Logistics phù hợp với các quy định của Nghị định 163/2017/NĐCP của Chính Phủ ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics và các văn bản điều chỉnh hoạt động này liên quan, Khóa luận còn sử dụng các phương pháp sau: Một là, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá: Phân tích, tổng hợp số liệu, dữ liệu thu thập được tại Báo cáo về Logistics Việt Nam 2017, từ kế hoạch đến hành động của Nhà xuất bản Bộ Công Thương 2017 và các tài liệu có nguồn gốc tin cậy khác. Hai là, phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các quy định pháp luật từ Nghị định 163/2017/NĐCP của Chính Phủ ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics so với nghị định 140/2007, tìm ra các điểm bất cập, chưa phù hợp, chưa thống nhất trong hệ thống pháp luật về kinh doanh Logistics. Ba là, phương pháp tổng - phân - hợp, quy nạp, diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Khóa luận đã tiếp cập, thu thập kế thừa các thông tin, tài liệu về thực tiễn thi hành của nghị định 140/2007, đưa ra những điểm đổi mới của Nghị định 163/2017/NĐCP của Chính Phủ ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics đồng thời nhận diện những tồn tại, bất cập của pháp luật về vấn đề này để đề xuất các giải pháp phù hợp theo mục tiêu đặt ra. 14
- 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Khóa luận Nghiên cứu đề tài này, Khóa luận có những đóng góp về mặt khoa học trên những khía cạnh chủ yếu sau: Thứ nhất, tiếp tục kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình đi trước, Khóa luận đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống, toàn diện và tập trung pháp luật về kinh doanh dịch vụ Logistics theo quy định của pháp luật Việt Nam nói chung đặc biệt là Nghị định 163/2017, so sánh với những quy định cũ để thấy được những ưu nhược điểm và nhược điểm, và nhìn nhận dưới góc độ của những quy định pháp luật của Hiệp định mà Việt Nam tham gia. Thứ hai, tập trung đi vào thực tiễn về hoạt động kinh doanh Logistics trong quá trình Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu và rộng cũng như những ảnh hưởng và ý nghĩa tác động của những quy định pháp luật mới về kinh doanh dịch vụ Logistics. Thứ ba, đề xuất những định hướng và các giải pháp góp phần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam. 6. Kết cấu của Khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Khóa luận được bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận pháp luật về kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam Chương 3: Kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam. 15
- CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS 1. Những vấn đề lý luận chung về pháp luật kinh doanh dịch vụ Logistics 1.1. Khái niệm dịch vụ logistics Hậu cần có khái niệm bắt nguồn từ nhu cầu quân sự trong việc cung cấp cho chính họ trong quá trình di chuyển của các đoàn quân từ căn cứ ra tiền tuyến.Công việc hậu cần này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này được vận dụng trong các phương pháp quản lý hậu cần.Thuật ngữ này đã có từ lâu đời và lần đầu tiên được sử dụng trong quân đội với ý nghĩa là "hậu cần" hoặc "tiếp vận". [1] Thuật ngữ logistics, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, nhiều thập kỷ qua, logistics được nghiên cứu sâu và áp dụng sang các lĩnh vục khác như sản xuất, kinh doanh. Thuật ngữ "hậu cần kinh doanh" đã phát triển từ những năm 1960, do sự phức tạp ngày càng tăng của việc cung cấp cho các doanh nghiệp vật liệu và vận chuyển các sản phẩm trong một chuỗi cung ứng ngày càng toàn cầu hóa, xuất hiện khái niệm logistics công ty (Logistics corportate) vào những năm 1960, sau đó dần dần phát triển lên thành "supply chain logisticians"- logistics chuỗi cung ứng. Trong kinh doanh, logistics có thể có hậu cần trong nước hoặc hậu cần nước ngoài, bao gồm lưu lượng và lưu kho các nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ. Các chức năng chính của chuỗi logistics bao gồm quản lý hàng tồn kho, mua sắm, vận chuyển, lưu kho, tư vấn và tổ chức và lập kế hoạch cho các hoạt động này. Sau 16
- đó, vào những năm 1990, các công ty Logistics được phát triển lên một mức độ cao hơn và chuyên nghiêp hơn, dần dần đi đến toàn cầu Logistics. [2] Khái niệm về logistics được đưa ra tùy góc độ mà người ta nghiên cứu nó mà mỗi ngành sẽ có những định nghĩa riêng. Bởi Logistics không chỉ được ứng dụng trong quân đội mà còn phát triển hơn trong giai đoạn sau này để phát triển kinh tế. Dưới góc độ pháp lý, thì có những cách để định nghĩa Logistics như sau trên thế giới: Thứ nhất, theo hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ - 1988: logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên việc liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. [3] Thứ hai, tài liệu của Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (UNESCAP) có định nghĩa: “logistics là hoạt động quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất thành phẩm xử lý các thông tin liên quan… từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng”. [4] Thứ ba, theo Ngân hàng thế giới (WB): logistics liên quan đến việc quản lý dây chuyền cung cấp hoàn chỉnh một sản phẩm đặc thù, bao gồm vận tải nguyên liệu đàu vào và sản phẩm đầu ra, lưu kho, phân phối, liên kết các phương thức vận tải và các dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại. [5] Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể Luật thương mại 2005 và Nghị định 163/2017/NĐ-CP là hai văn bản pháp luật quy định chung nhất và cơ bản nhất về 17
- hoạt động logistics hiện nay, thì Điều 233 Luật thương mại 2005 (thay thế cho khái niệm “dịch vụ giao nhận hàng hóa” của Luật thương mại năm 1997) định nghĩa: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lôgstic”. Trước đó, ở Luật thương mại 1997 đã có định nghĩa về dịch vụ giao nhận hàng hóa ở Điều 163 như sau: "Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).” Từ những định nghĩa nêu trên, có thể nói có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng các khái niệm về dịch vụ Logistics có thể chia làm hai nhóm: Một là, nhóm định nghĩa hẹp, tiêu biểu là định nghĩa của Luật thương mại 2005, coi logistics gần như với hoạt động giao nhận hàng hóa. Theo đó, có thể hiểu bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Logistics ở đây hầu như chỉ bao gồm vận tải và bốc dỡ. Tuy nhiên cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật thương mại có tính mở, thể hiện trong đoạn ''hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa''. Dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức. Hai là, nhóm định nghĩa về dịch vụ logistics có phạm vi rộng. Một nhà cung cấp dịch vụ Logisitcs chuyên nghiệp, sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong 18
- quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng qua các hoạt động bốc dỡ hàng hóa, sắp xếp hàng hóa, kê khai hải quan, giao hàng hóa cho người tiêu dùng… Tóm lại, dưới góc độ luật pháp, định nghĩa dịch vụ Logistics bao gồm các yếu tố sau: (1) Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại; (2) Logistics có thể là một dịch vụ đơn lẻ hoặc là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hóa như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hóa (nguyên liệu hay thành phẩm) tới khách hàng hoặc dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng; (3) Thương nhân kiếm lợi nhuận từ hoạt động thương mại này. 1.2. Đặc điểm của dịch vụ logistics Thứ nhất, dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ thương mại. Qua hình thức các hợp đồng hoặc thương lượng về nội dung dịch vụ Logistics, thương nhân kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí hợp lý khác từ việc cung ứng dịch vụ. Khách hàng hưởng dịch vụ và chi trả chi phí theo thỏa thuận. Thứ hai, về chủ thể thực hiện hoạt động logistics. Chủ thể của quan hệ dịch vụ gồm hai bên: Nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Người thực hiện dịch vụ Logistics là thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics. Còn khách hàng có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa, có thể là người vận chuyển hoặc là người làm dịch vụ logistics khác. Khách hàng là những người có hàng hóa cần gửi hoặc cần 19
- nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận. Trong đó, nhà cung cấp dịch vụ logistics phải là thương nhân, kinh doanh có điều kiện. Theo Luật Thương mại năm 2005 thì “điều kiện” đó nghĩa là phải đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ logistics. Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện theo đạo luật đơn hành phụ thuộc vào hình thức pháp lý của thương nhân và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải ghi rõ ngành nghề là dịch vụ logistics. Thứ ba, nội dung của dịch vụ logistics bao gồm các công việc như: Một là, nhận hàng và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container, kho xử lý nguyên liệu, thiết bị, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe, biên giới, địa chỉ theo thỏa thận giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển. Hai là, làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics. Ba là, giao hàng hóa cho người vận chuyển, xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển theo quy định, nhận hàng hóa được vận chuyển đến, tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa hoặc thực hiện giao hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng. Bốn là, hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, hư hỏng và tái phân phối hàng hóa đó. Thứ tư, đây là một loại dịch vụ mang tính liên tiếp, chuỗi các dịch vụ gắn kết tương đối chặt chẽ với nhau. Các dịch vụ trong chuỗi có thể tách rời độc lập hoặc gắn liền với nhau theo hợp đồng logistics. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
117 p | 439 | 110
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – những vấn đề lý luận và thực tiễn
98 p | 129 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học chất lượng cao: Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law
50 p | 73 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay
73 p | 161 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Hoàn thiện pháp luật về an ninh mạng
92 p | 125 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
87 p | 74 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á
130 p | 46 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Quyền tiếp cận thông tin theo pháp luật việt nam và sự tương thích với chuẩn mực pháp luật quốc tế
84 p | 56 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Những chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của phụ nữ Việt Nam thời cận đại từ góc độ pháp luật qua hoàng việt luật lệ và dân luật Bắc Kì 1931
40 p | 57 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay (Hồ Thị Phương Mai)
80 p | 79 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tài ở Việt Nam
60 p | 78 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của Ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam
77 p | 49 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay
76 p | 67 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau
130 p | 19 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Yếu tố kỳ ảo trong Chiếc áo khoác của Gogol và Miếng da lừa của Balzac
84 p | 18 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở Việt Nam
68 p | 67 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp luật về bảo vệ quyền của cổ đông trong Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
86 p | 59 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Cơ chế kiểm soát trong nội bộ Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014
82 p | 52 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn