Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở Việt Nam
lượt xem 11
download
Khóa luận được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tìm ra những hạn chế, tồn tại trong pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ MỸ LINH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH - 2013 - L Hà Nội, 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ MỸ LINH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH - 2013 - L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ THỊ BÍCH HUỆ Hà Nội, 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và số liệu mà tác giả sử dụng trong khóa luận là trung thực. Các khái niệm, luận điểm được trích dẫn đầy đủ, nếu không là ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của bản thân tôi. Người cam đoan Trương Thị Mỹ Linh
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA ................................................. 6 1.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ......... 6 1.1.1. Khái niệm chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa .. 6 1.1.2. Vai trò của quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ..................... 10 1.1.3. Trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ................... 11 1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ................................................................................................................ 13 1.2.1. Khái niệm pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa .. 13 1.2.2. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện pháp luật về quản lý chất lượng về sản phẩm, hàng hóa ............................................................................. 14 1.2.3. Nội dung của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ................................................................................................................... 17 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................ 26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM .................................. 28 2.1. Về thẩm quyền quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ...................... 28
- 2.2. Về các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ................... 30 2.2.1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng ........................................................... 30 2.2.2. Công bố sự phù hợp ........................................................................ 34 2.2.3. Đánh giá sự phù hợp....................................................................... 37 2.2.4. Kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.................................................................................................... 41 2.3. Về trách nhiệm quản lý về chất lượng sản phẩm, hàng hóa ................. 44 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................ 47 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM..................................................................................................... 50 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở Việt Nam ................................................................................... 50 3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở Việt Nam ................................................................................... 54 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................ 57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 60
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BoA : Văn phòng Công nhận chất lượng Việt Nam ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế KHCN : Khoa học và Công nghệ MRA : Thỏa thuận Công nhận Lẫn nhau QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia của Việt Nam TBT : Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại TCVN : Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam WTO : Tổ chức thương mại thế giới
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chất lượng sản phẩm, hàng hoá liên quan trực tiếp đến sự an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, tài sản và môi trường. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi để lưu thông, trao đổi hàng hóa, các nước cũng cần ngăn cản các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không bảo đảm an toàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích quốc gia. Đối với doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, hàng hoá không những là thước đo quan trọng khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế. “Không có thương hiệu mạnh nếu không có sản phẩm tốt”. Câu nói này cho thấy tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với doanh nghiệp và quốc gia. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp mà chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Xu thế toàn cầu hoá mở ra thêm nhiều thị trường nhưng cũng làm tăng thêm lượng cung trên thị trường. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà sản xuất, cung ứng một cách rộng rãi hơn. Người tiêu dùng coi trọng giá trị của chất lượng hơn là lòng trung thành đối với nhà sản xuất trong nước, và giá cả chưa hẳn trong mọi trường hợp đã là nhân tố quyết định trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Yêu cầu đối với chất lượng hàng hóa của thị trường cả trong và ngoài nước ngày càng khắt khe. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế đất nước và sự phát triển của doanh nghiệp. Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là một trong những công cụ 1
- quan trọng để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, một mặt làm cho chất lượng sản phẩm, hàng hóa thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và mặt khác nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý - cơ sở để chiếm lĩnh, mở rộng thị trường, tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường. Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc thừa kế những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại cùng những kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến của các nước phát triển. Với chính sách mở cửa, Việt Nam đã ngày càng thu hút được nhiều các công ty, các tập đoàn kinh doanh đầu tư tham gia vào nền kinh tế. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và phát huy các phương pháp quản lý chất lượng mới, hiện đại trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Cùng với những thuận lợi, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn thách thức trong quá trình hội nhập và khẳng định chất lượng sản phẩm Việt Nam như: sức ép từ hàng nhập khẩu, từ thủ tục và tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của những thị trường quan trọng như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… . Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đã từng bước hình thành công tác quản lý nhà nước về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành là hành lang pháp lý quan trọng cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa như: Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa… Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 và các Nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn những vướng mắc như các quy định pháp luật còn chồng chéo, chưa rõ ràng; thiếu các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng,… 2
- Vì vậy, nghiên cứu pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhất là xác định rõ nội dung quy định về quản lý, các quy định tác động tiêu cực đến hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở Việt Nam là rất cần thiết. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Việc thực hiện nghiên cứu đề tài nêu trên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó là: - Cung cấp thông tin về tình hình ban hành, thực thi các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, thực hiện trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Tìm ra những hạn chế, tồn tại trong pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu quy định pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Tìm hiểu thực tiễn ban hành và áp dụng pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, từ đó nêu ra những hạn chế, tồn tại trong các quy định này. 3
- - Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong đó đề cập đến nội dung quy định, thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đồng thời nêu lên những hạn chế, thiếu sót trong các văn bản quy phạm pháp luật, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận không đi sâu vào nghiên cứu tất cả các vấn đề về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa mà chỉ tập trung vào một số lĩnh vực còn nhiều vướng mắc. 4
- 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những nội dung của đề tài/ làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của khóa luận bao gồm: phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, tổng hợp. 6. Kết cấu của Khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Chương 2. Thực trạng pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở Việt Nam. Chương 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở Việt Nam. 5
- CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA 1.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa 1.1.1. Khái niệm chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa 1.1.1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Tuy nhiên, hiểu như thế nào là chất lượng sản phẩm, hàng hóa lại là vấn đề không đơn giản. Thuật ngữ này được khái quát bằng hàng trăm các định nghĩa khác nhau phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đứng ở những góc độ nghiên cứu khác nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ sản phẩm, từ người sản xuất hay từ đòi hỏi của thị trường. Quan niệm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó hoặc giá trị sử dụng của nó. Theo quan niệm này, chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Nhà sản xuất lại quan niệm chất lượng sản phẩm là sự phù hợp và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật đã được đặt ra từ trước. Chất lượng sản phẩm theo quan điểm này chỉ thể hiện mối quan tâm của nhà sản xuất đối với việc sản phẩm đạt được những tiêu chuẩn được đặt ra. 6
- Xuất phát từ nền kinh tế thị trường, những khái niệm chất lượng sản phẩm xuất phát và gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu, cạnh tranh, giá cả… Đã có hàng trăm định nghĩa về chất lượng sản phẩm theo quan niệm này được đưa ra bởi các tác giả khác nhau. Đại diện cho nhóm này có một số các định nghĩa tiếp cận từ nhu cầu của người tiêu dùng và từ mặt giá trị: Từ nhu cầu của người tiêu dùng, tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu - European Organization For Quality Control (EOQC) cho rằng: “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng”[13]. Còn Philip Crosby trong quyển “Chất lượng là thứ cho không” đã diễn tả chất lượng như sau: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”. Với cách tiếp cận từ mặt giá trị, chất lượng sản phẩm được đặt trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm với chi phí bỏ ra để mua sản phẩm: “Chất lượng là cái mà khách hàng phải trả đúng với cái họ nhận được.”[16] Nhìn chung, mọi định nghĩa tuy có khác nhau về câu chữ nhưng tựu chung đều nêu lên bản chất cuối cùng mà cả người sản xuất và người tiêu dùng đều quan tâm hướng tới đó là sự phù hợp với yêu cầu. Thể hiện điều này, quan điểm đầy đủ hiện nay về chất lượng được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International Organization for Standardization) định nghĩa: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các thuộc tính vốn có của đối tượng đáp ứng các yêu cầu” [14]. Yêu cầu ở đây được hiểu là những nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 của Việt Nam cũng giải thích thuật ngữ “chất lượng sản phẩm, hàng hóa” như quan điểm trên: “Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng. Hàng hoá là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị… Chất lượng sản phẩm, hàng 7
- hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.” (Điều 3) Từ những điểm chung có thể đưa ra định nghĩa sau về chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa đối với các yêu cầu. 1.1.1.2. Khái niệm quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. Hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng: A.G.Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng “Quản lý chất lượng được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất, đảm bảo sản xuất có hiệu quả và thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng.” Đối với A.V.Feigenbaum, nhà khoa học người Mỹ: “Quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng.” [12] Còn theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 “Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng.”[14] Tuy tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng, song nhìn chung có những điểm giống nhau như: Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội và tâm lý) của các chủ thể có trách nhiệm quản lý. Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất 8
- lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường. Như vậy, có thể rút ra định nghĩa chung về quản lý chất lượng như sau: Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là hoạt động của một chủ thể nhằm định hướng phát triển, nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa. Với định nghĩa này, “quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa” được hiểu theo nghĩa rộng, tức là không chỉ dành cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, mà còn cho tất cả các tổ chức khác như tổ chức sự nghiệp: Nhà trường, bệnh viện, viện nghiên cứu…và cả các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định: “Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.” (Điều 5) Theo đó, Luật sử dụng thuật ngữ “quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa” để nói đến trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh. Khi đề cập đến trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 dùng thuật ngữ “quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá”. Theo cách hiểu này, quản lý chất lượng chỉ là hoạt động của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là người tổ chức và thực hiện việc sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hàng, cung cấp dịch vụ. Đây được coi là nghĩa hẹp của quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 9
- Khóa luận sử dụng thuật ngữ “quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa” với nghĩa rộng, bao gồm quản lý chất lượng của người sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng của nhà nước. 1.1.2. Vai trò của quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có vai trò rất quan trọng đối với xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đối với xã hội: Việc quản lý chất lượng là nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động. Hơn nữa, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có vai trò định hướng và bảo đảm cho hoạt động chất lượng có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển kinh tế phải dựa vào đẩy mạnh xuất khẩu, mà muốn đẩy mạnh xuất khẩu phải dựa vào tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ. Muốn tăng cường khả năng cạnh tranh thì phải nâng cao được năng suất và chất lượng. Sản phẩm hàng hóa Việt Nam phải có chất lượng mang tầm quốc tế và khu vực. Với định hướng này, nhà nước tạo điệu kiện để doanh nghiệp cải tạo, đổi mới hệ thống công nghệ sản xuất, trang thiết bị đo lường, kiểm nghiệm để đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Cũng từ đòi hỏi của thị trường, không chỉ sản phẩm, hàng hóa phải đảm bảo yêu cầu chất lượng mà bản thân hệ thống quản lý sản xuất các sản phẩm, hàng hóa đó cũng phải đảm bảo chất lượng. Đối với doanh nghiệp: Quản lý chất lượng cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản phẩm cần cải tiến, thích hợp với những mong đợi của khách hàng cả về tính hữu ích và giá cả. Đồng thời, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đảm bảo 10
- tạo ra các sản phẩm có chất lượng, tạo uy tín, niềm tin của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Người tiêu dùng chỉ đến với doanh nghiệp khi sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của họ. Sản xuất là khâu quan trọng tạo thêm giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa do đó nếu như việc quản lý chất lượng sản phẩm tốt sẽ tạo ra những sản phẩm có lợi cho người dùng và giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao. Tăng cường quản lý chất lượng sẽ giúp cho việc xác định đầu tư đúng hướng, khai thác quản lý sử dụng công nghệ, con người có hiệu quả hơn. Đây là lý do vì sao quản lý chất lượng được đề cao trong những năm gần đây. Như vậy, về mặt chất hay lượng việc bỏ ra những chi phí ban đầu để đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về sau và hoạt động có hiệu quả hơn. Đối với người tiêu dùng: quản lý chất lượng góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, làm thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. 1.1.3. Trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Theo các định nghĩa về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã nêu trên ta có thể thấy phạm vi quản lý là rất rộng. Tuy nhiên, đứng ở phạm vi quốc gia quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa được thực hiện chủ yếu ở hai cấp độ chính là Nhà nước và Doanh nghiệp. Trách nhiệm quản lý chủ yếu cũng tập trung ở quản lý Nhà nước và quản lý trong các doanh nghiệp. Thứ nhất, quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Trước hết phải thấy rằng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là hoạt động tổng hợp mang tính kỹ thuật, kinh tế và xã hội, có mục tiêu, biến đổi theo thời gian và thông qua các cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức. 11
- Khoản 3 Điều 5 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 “Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.” Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa có trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm ở cấp Nhà nước. Mục tiêu quản lý chất lượng của Nhà nước Việt Nam là “bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.” Để thực hiện những mục tiêu nói trên, các biện pháp sau đây được tiến hành: Ban hành và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng; kiểm tra và chứng nhận chất lượng; áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng; công nhận năng lực kỹ thuật và quản lý của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chất lượng; thanh tra và xử lý các vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Những biện pháp quản lý của nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa này được thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Điều đó phù hợp với xu hướng chung của quản lý nhà nước bằng pháp luật. Thứ hai, quản lý chất lượng trong doanh nghiệp Hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong doanh nghiệp về nguyên lý khác với hoạt động quản lý của nhà nước đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Điều này là do tính chất tổ chức của cơ quan nhà nước và của doanh nghiệp rất khác nhau vì những mục tiêu khác nhau. Khoản 2 Điều 5 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định: “Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài 12
- sản, môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá Việt Nam”. Theo đó, trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm ở cấp độ Doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của người sản xuất, kinh doanh. Hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp hay nói rộng hơn là của các tổ chức không phải là nhà nước cũng hết sức đa dạng do tính chất hoạt động của các tổ chức này. Nhà nước chỉ quản lý chất lượng với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn cho sản phẩm, hàng hóa, bảo vệ lợi ích của các cá nhân, tổ chức. Trong khi đó, doanh nghiệp với mục đích sinh lời thực hiện quản lý chất lượng không chỉ đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cơ bản Nhà nước quy định để đảm bảo an toàn cho sản phẩm, hàng hóa, mà còn phải nâng cao chất lượng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa 1.2.1. Khái niệm pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Vê lý luận, pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân, được nhà nước đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục đích bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người và sự phát triển bền vững của xã hội. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá chịu ảnh hưởng tác động đồng thời của các chủ thể là nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng. Để sản phẩm, hàng hoá bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường, đòi hỏi mỗi chủ thể phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình để tác động lên các yếu tố về chất lượng của sản phẩm, hàng hoá. Do đó, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là tổng hợp các mối quan hệ giữa chủ thể quản lý là cơ 13
- quan nhà nước hay người sản xuất, kinh doanh và đối tượng bị quản lý trong các quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Mối quan hệ này xuất phát từ không chỉ nhu cầu của chủ thể quản lý, mà còn từ tính chất của đối tượng quản lý là những sản phẩm, hàng hóa được sản xuất, kinh doanh để tiêu dùng và nhằm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đó có thể định nghĩa: Pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là tổng thể các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa cơ quan nhà nước, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Với tư cách là phương tiện hàng đầu của quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa, pháp luật xác định địa vị pháp lý của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý chất lượng hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng của sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế trong bối cảnh tự do hoá thương mại và hội nhập. Cũng thông qua pháp luật, Nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho các hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 1.2.2. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện pháp luật về quản lý chất lượng về sản phẩm, hàng hóa Nguyên tắc là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo cơ bản đối với hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật. Các nguyên tắc này cần phải được tôn trọng, tuân thủ trong hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật, trong áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước và thực hiện pháp luật của mọi cá nhân, tổ chức. Khi xây dựng và thực hiện pháp luật về quản lý chất lượng cần phải đáp ứng các nguyên tắc chủ yếu sau: 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
117 p | 439 | 110
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – những vấn đề lý luận và thực tiễn
98 p | 127 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học chất lượng cao: Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law
50 p | 72 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay
73 p | 159 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Hoàn thiện pháp luật về an ninh mạng
92 p | 125 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
87 p | 73 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á
130 p | 46 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Quyền tiếp cận thông tin theo pháp luật việt nam và sự tương thích với chuẩn mực pháp luật quốc tế
84 p | 56 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay (Hồ Thị Phương Mai)
80 p | 79 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Những chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của phụ nữ Việt Nam thời cận đại từ góc độ pháp luật qua hoàng việt luật lệ và dân luật Bắc Kì 1931
40 p | 56 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tài ở Việt Nam
60 p | 76 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của Ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam
77 p | 49 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay
76 p | 67 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau
130 p | 18 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Yếu tố kỳ ảo trong Chiếc áo khoác của Gogol và Miếng da lừa của Balzac
84 p | 18 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp luật về bảo vệ quyền của cổ đông trong Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
86 p | 59 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Cơ chế kiểm soát trong nội bộ Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014
82 p | 51 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn