intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

202
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của khóa luận là làm rõ cơ sở khoa học về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD và pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam. Phân tích các quy định trong pháp luật Việt Nam về BVQLNTD trong TMĐT, các ưu điểm và bất cập của các quy định này về mặt nội dung cũng như khi đưa vào thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------- Bùi Thị Minh Thuý BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khoá học: QH-2013-L HÀ NỘI, 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------- Bùi Thị Minh Thuý BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khoá học: QH-2013-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN TS.GVC Nguyễn Trọng Điệp Phó Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN HÀ NỘI, 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và số liệu trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các luận điểm, dữ liệu được trích dẫn đầy đủ, nếu không là ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính bản thân tôi. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ KHOÁ LUẬN Bùi Thị Minh Thuý
  4. Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... ..1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ............................................. 6 1.1. Khái quát về bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử ...................... 6 1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng ....................................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm thương mại điện tử .................................................................................. 9 1.1.3. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .................................................................................................................................. 10 1.2. Khái quát pháp luật Việt Nam trong bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử ................................................................................................................................... 13 1.2.1. Giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại điện tử .................................................. 14 1.2.2. Các quyền cơ bản của người tiêu dùng ................................................................... 19 1.2.3. Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hoá, dịch vụ .................... 25 1.2.4. Trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .................................................................................................................................. 32 1.2.5. Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ....................................................................................................................... 34 1.2.6. Trách nhệm quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ..................... 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .................................................................................. 39 2.1. Thực trạng vấn đề vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam ............................ 40 2.1.1. Chất lượng hàng hoá ............................................................................................... 41
  5. 2.1.2. Thanh toán. ............................................................................................................. 44 2.1.3. Thông tin cá nhân ................................................................................................... 49 2.2. Bất cập trong các quy định pháp luật hiện nay .............................................................. 50 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ..................................... 57 3.1. Tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài.............................................................. 57 3.1.1. Kinh nghiệm từ Pháp .............................................................................................. 57 3.1.2. Kinh nghiệm từ Thái Lan ........................................................................................ 57 3.1.3. Kinh nghiệm từ Malaysia ....................................................................................... 59 3.1.4. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc ...................................................................................... 60 3.2. Đề xuất định hướng và giải pháp ................................................................................... 62 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền .............. 62 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật ...................................................... 67 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 72
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Thuật ngữ BVNTD Bảo vệ người tiêu dùng BVNQLNTD Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng B2C Giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với các cá nhân mua hàng NTD Người tiêu dùng OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế TMĐT Thương mại điện tử UNCITRAL Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1. Tỷ lệ tham giao thương mại điện tử năm 2015 39 Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát ý kiến NTD về những trở ngại 41 khi mua sắm trực tuyến năm 2015
  7. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, với sự phát triển của mạng Internet và các phương tiện truyền thông điện tử, TMĐT đã trở thành một hình thức kinh doanh phổ biến ở nhiều quốc gia mà trong đó có Việt Nam. Mặc dù TMĐT mới phát triển ở Việt Nam trong một vài năm gần đây nhưng nó đang gia tăng với mức độ chóng mặt và hứa hẹn là một miền đất mới màu mỡ cho các nhà kinh doanh. TMĐT không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại vô số tiện ích như khả năng kết nối nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thời gian cho các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá dịch vụ và NTD. Tuy nhiên, điều gì cũng có hai mặt của vấn đề, đi đôi với sự tiện lợi là hàng hoạt rủi ro của việc thực hiện giao dịch qua các phương tiện điện tử. Quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể trong luật dân sự đã ngày càng có xu hướng “bất bình đẳng” hoá theo xu hướng thế yếu thuộc về NTD. Đặc biệt trong hoàn cảnh đặc trưng của các giao dịch thương mại điện tử, các giao dịch được thiết lập từ xa, thì người tiêu dùng lại càng bị yếu thế về nhiều mặt. Khi tham gia các giao dịch điện tử, người tiêu dùng vẫn không khỏi lo lắng bi lợi dụng bởi các hành vi thương mại không công bằng, các phương thức thanh toán chưa đảm bảo an toàn hay việc bị mất, bị tiết lộ thông tin cá nhân và nhiều quan ngại khác khiến đời sống riêng bị xâm phạm. Dễ nhận thấy rằng, khi mua một mặt hàng bất kỳ thông qua một website thương mại điện tử, người tiêu dùng không thể kiểm tra được màu sắc, kích cỡ hay chất lượng hàng như mua ở một cửa hàng trên thực tế. Không khó để tìm thấy tại thời điểm này, trên mạng vẫn đầy rẫy những mẩu quảng cáo trái pháp luật, thậm chí là quảng cáo bán hàng cấm, rồi mua gián bán dối, “treo đầu dê bán thịt chó” để lừa đảo NTD. Thực tế, để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm từ rất sớm như việc ban hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội vào ngày 27 tháng 4 năm 1999 sau đó được thay thế bằng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, hay là Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 05 năm 2013 về thương mại điện tử của thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 10 năm 2011 1
  8. quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, nội dung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch TMĐT chưa nhiều và còn nằm rải rác tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, chưa có tính hệ thống và chưa đáp ứng được tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Với các văn bản pháp luật hiện hành, vẫn chưa đủ cơ sở pháp lý để xây dựng tiếp các chế tài xử lý đủ mức độ răn đe; chưa xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của từng đối tượng liên quan trong hoạt động bảo vệ thông tin của NTD. Hơn nữa, dù tình hình thực tiễn đặt ra vấn đề như vây nhưng trên thực tế vẫn còn khá ít công trình khoa học nghiên cứu, đi sâu vào pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong các giao dịch TMĐT. Các nghiên cứu khoa học về vấn đề này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các bài báo, bài viết mà chưa được xây dựng một cách đầy đủ các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật. Với những lý do trên, người viết quyết định chọn đề tài: “Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2
  9. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề bảo vệ NTD trong các giao dịch thương mại điện tử bước đầu đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, tuy nhiên, những bài nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở hình thức các bài báo, bài viết hoặc những bài báo, bài viết có liên quan. Có thể kể đến là các nghiên cứu như: - Cục quản lý cạnh tranh (2015), Bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử, Hà Nội. - Lê Văn Thiệp (2016), Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số định kỳ 64 trang tháng 2-2016. - Sở Công Thương Đà Nẵng, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử, Đà Nẵng. - Trần Văn Biên (2010), Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng điện tử qua Internet, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 20/2010, tr.29-33 - Võ Thị Hạnh (2015), Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại theo pháp luật Việt Nam. Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội. - Nguyễn Việt Hà ( 2016), Pháp luật Việt Nam về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử, Luận văn thạc sỹ Luật Kinh tế, Khoa Luật (ĐHQGHN), Hà Nội. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử mới dừng lại ở các bước ban đầu, nêu ra các vấn đề hoặc nghiên cứu quyền được bảo vệ của NTD dưới góc độ là quyền của pháp luật BVQLNTD. Số lượng các nghiên cứu chuyên biệt về bảo vệ NTD trong giao dịch TMĐT mới dừng lại ở mức rất hạn chế. Hơn nữa, các nghiên cứu này cũng mới chỉ nghiên cứu về một vài khía cạnh của vấn đề này chứ cũng chưa có nghiên cứu thành hệ thống. Đề tài “Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam” là một đề tài mới, tuy nhiên, luận văn sẽ nghiên cứu một cách khái quát, đầy đủ 3
  10. những vấn đề lý luận, những quy định của pháp luật và thực trạng của hệ thống pháp luật BVQLNTD trong lĩnh vực TMĐT. 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ sở khoa học về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD và pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam. - Phân tích các quy định trong pháp luật Việt Nam về BVQLNTD trong TMĐT, các ưu điểm và bất cập của các quy định này về mặt nội dung cũng như khi đưa vào thực tiễn. - Trên cơ sở đó, đề xuất các khuyến nghị về phương hướng cụ thể cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt về BVQLNTD trong TMĐT tại Việt Nam, đảm bảo phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành tại Việt Nam, cũng như thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Phạm vi không gian: chủ yếu là Việt Nam, bên cạnh đó là nghiên cứu tại một vài quốc gia phát triển khác như Pháp, Hàn Quốc; một số nước trong Cộng đồng ASEAN. - Đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp lý về bảo vệ NTD trong giao dịch TMĐT tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê,… Trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong luận văn. - Phương pháp so sánh – đối chiếu được dùng để đánh giá kinh nghiệm nước ngoài, từ đó rút ra đề xuất cho Việt Nam. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 3 (ba) chương, bao gồm: 4
  11. Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử Chương 2: Thực trạng Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam 5
  12. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1. Khái quát về bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử 1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng Khái niệm “người tiêu dùng” đã tồn tại khá lâu trong hệ thống pháp luật các nước; tuy nhiên, mỗi nước lại chọn cho mình một quan niệm riêng về vấn đề này. “Người tiêu dùng” được định nghĩa như sau ở một vài quốc gia: - Liên minh châu Âu: Khái niệm người tiêu dùng của Liên minh châu Âu được giải thích trong Chỉ thị số 1999/44/EC ngày 25/5/1999 về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng và các bảo đảm có liên quan (Directive 1999/44/EC of the European Parliament and of the Council of 25 May 1999 on certain aspects of the sale of consumer goods and associated guarantees). Chỉ thị này giải thích:“người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân (tức là cá nhân) nào … tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này… vì mục đích không liên quan tới hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình.” [25] - Trung Quốc: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1993 của Trung Quốc tuy không có điều khoản riêng giải thích khái niệm người tiêu dùng nhưng tại Điều 2 của Luật này có quy định:“Trường hợp người tiêu dùng, vì nhu cầu cuộc sống, mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ thì các quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ được bảo vệ theo quy định của Luật này và trường hợp Luật này không quy định thì sẽ được bảo vệ theo các quy định khác có liên quan của pháp luật.” Điều luật này đã ngụ ý rằng người tiêu dùng theo quan niệm của pháp luật Trung Quốc chỉ là cá nhân, tức là những người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ vì nhu cầu sinh hoạt của mình chứ không phải vì mục đích kinh doanh hoặc hoạt động nghề nghiệp. [24] - Hoa Kỳ: Các quy định về bảo vệ người tiêu dùng ở Hoa Kỳ nằm cả trong pháp luật của liên bang và pháp luật của các bang. Tuy không có một đạo luật chung thống nhất về bảo vệ người tiêu dùng mà trong đó khái niệm người tiêu dùng được giải thích 6
  13. rõ ràng, nhưng theo các chuyên gia pháp luật của Hoa Kỳ, khái niệm người tiêu dùng chỉ được quan niệm là cá nhân người tiêu dùng. [14] - Malaysia: Điều 3 của Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 của Malaysia giải thích: “người tiêu dùng là người mua hoặc sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích sinh hoạt cá nhân hoặc sinh hoạt gia đình… và không gồm việc mua hoặc sử dụng hàng hóa vì mục đích chính để bán lại hoặc đưa vào quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ khác hoặc để dùng cho việc sửa chữa, gắn thêm vào hàng hóa khác.” [27] - Thái Lan: Điều 3 Luật Bảo vệ người tiêu dùng Thái Lan năm 1979 giải thích: “người tiêu dùng là người mua hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc được chào mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ một người kinh doanh, bao gồm người thực sự sử dụng hàng hóa, tiêu thụ dịch vụ có nguồn gốc từ người kinh doanh mặc dù người này không trực tiếp trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa, tiêu thụ dịch vụ đó.” Trong khi đó, cũng tại điều khoản này, “người kinh doanh” được giải thích là người bán hàng, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu để bán hàng, người mua hàng để bán lại, người cung cấp dịch vụ, người tiến hành việc quảng cáo.” Như vậy có thể hiểu NTD không chỉ là những người sử dụng hàng hóa dịch vụ vào mục đích tiêu dùng mà còn cả những người sử dụng vào mục đích thương mại hoặc sản xuất, NTD theo quy định của Thái Lan không chỉ là các thể nhân mà còn bao gồm pháp nhân. [31] - Tại Việt Nam, Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.” [19, Điều 3, Khoản 1] Từ các khái niệm trên, ta thấy quan niệm của các nước trên thế giới về khái niệm “người tiêu dùng” được chia làm ba hướng đi khác nhau. Cách quy định thứ nhất chỉ quy định người tiêu dùng là thể nhân (hoặc cá nhân), đây là cách quy định của Châu Âu và Quebec. Cách quy định này thể hiện rõ luật bảo vệ người tiêu dùng chỉ bảo vệ đối với cá nhân, còn pháp nhân do có những vị thế và điều kiện tốt hơn so với cá nhân trong quan hệ với nhà cung cấp nên luật bảo vệ người tiêu dùng không cần thiết phải can thiệp vào quan hệ tiêu dùng của họ. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có một 7
  14. số điểm hạn chế vì pháp nhân theo quy định của pháp luật không chỉ bao gồm các doanh nghiệp với quan hệ thương mại mà còn bao gồm các cơ quan tổ chức khác trong xã hội. Các cơ quan tổ chức này đôi khi không phải là những người chuyên nghiệp và cũng như người tiêu dùng, họ cũng không có sẵn nguồn lực để đối phó với các hành vi vi phạm từ phía nhà sản xuất và cũng rất cần tới sự bảo vệ của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Cách thứ hai là khái niệm người tiêu dùng được quy định bao gồm cả thể nhân và pháp nhân. Quy định này tuy có vẻ hơi rộng và có thể có quan điểm cho rằng nó sẽ làm loãng đi hiệu lực của Luật bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên cách quy định này đã khắc phục được hạn chế của cách quy định thứ nhất vì không phải lúc nào pháp nhân cũng có đủ khả năng để đối mặt với các vi phạm từ phía nhà sản xuất kinh doanh. Và hậu quả là nếu Luật bảo vệ người tiêu dùng không bảo vệ họ như đối với các cá nhân tiêu dùng khác thì quyền lợi của một nhóm đối tượng khá lớn trong xã hội sẽ bị xâm phạm, gây thiệt hại chung cho toàn xã hội. Cách quy định thứ ba là khái niệm người tiêu dùng không nêu rõ chỉ là cá nhân hay gồm cả cá nhân và pháp nhân. Cách quy định này chỉ nói là “người nào” hoặc “những ai”. Cách quy định này có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau và khó có thể được áp dụng trong thực tiễn bởi lẽ nó có thể được hiểu là gồm cả cá nhân và pháp nhân, nhưng cũng có thể giải thích theo hướng chỉ là cá nhân. [10] Theo cách quy định của pháp luật Việt Nam thì khái niệm “người tiêu dùng” ở đây rơi vào trường hợp thứ hai. Theo đó, người tiêu dùng không chỉ bao gồm các đối tượng là các cá nhân tiêu dùng riêng lẻ mà còn là tổ chức (như doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội, đoàn thể,…) tiến hành mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình hoặc tổ chức đó. [8] Nói cách khác, các đối tượng này thực hiện việc mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ không nhằm mục đích để bán lại hoặc mục đích sinh lời. 8
  15. 1.1.2. Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử (Electronic Commerce) là một khái niệm đã tồn tại rất lâu trên thế giới, từ khi việc sử dụng Internet còn là một điều xa xỉ đối với Việt Nam. Trong Luật mẫu về thương mại điện tử năm 1996, UNCITRAL (Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế) cho rằng thương mại điện tử là tất cả các hoạt động thương mại mà việc giao dịch, thông tin được thực hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. [32] Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa rằng: “Giao dịch thương mại điện tử là việc bán hoặc mua hàng hoá hoặc dịch vụ, được thực hiện qua mạng máy tính bằng các phương pháp được thiết kế đặc biệt để nhận hoặc đặt hàng.” [30] Hàng hoá hoặc dịch vụ được đặt hàng bằng những phương pháp này, nhưng việc thanh toán và phân phối cuối cùng của hàng hoá hoặc dịch vụ không cần phải được tiến hành trực tuyến. Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về Thương mại điện tử thì “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.” Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ điện tử. [18, Điều 10, Khoản 4] Như vậy, theo pháp luật Việt Nam thì thương mại điện tử là các hoạt động nhằm mục đích sinh lời của ít nhất một bên trong giao dịch bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lời khác được thực hiện bằng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Trong đó, các bước tiến hành giao dịch không nhất thiết phải hoàn toàn bằng phương tiện điện tử. Trong khi một số người cho rằng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử có thể thay thế nhau, thực ra chúng là hai khái niệm riêng rẽ. Trong thương mại điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông được sử dụng trong kinh doanh hoặc trong giao 9
  16. dịch giữa các tổ chức B2B (giao dịch giữa các công ty và tổ chức với nhau) và trong giao dịch doanh nghiệp tới khách hàng (B2C) (giao dịch giữa các công ty/tổ chức tới từng cá nhân). Mặt khác, trong kinh doanh điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông được sử dụng để tăng cường việc kinh doanh của từng chủ thể. Nó bao gồm bất cứ quá trình nào mà một tổ chức kinh doanh (hoặc là phi lợi nhuận, hoặc tổ chức chính phủ, hoặc có lợi nhuận) thực hiện qua mạng máy tính. Một định nghĩa tổng thể hơn của kinh doanh điện tử: “Việc chuyển tải quá trình của một tổ chức trong việc đưa thêm những giá trị khách hàng qua việc ứng dụng công nghệ, triết lý và mô hình tính toán của nền kinh tế mới.” Có ba quá trình chính được tăng cường trong kinh doanh điện tử: - Quá trình sản xuất, bao gồm việc mua hàng, đặt hàng và cung cấp hàng vào kho, quá trình thanh toán, các mối liên kết điện tử với nhà cung cấp và quá trình quản lý sản xuất. - Quá trình tập trung vào khách hàng, bao gồm việc phát triển và marketing, bán hàng qua Internet, sử lý đơn đặt hàng của khách hàng và thanh toán, hỗ trợ khách hàng - Quá trình quản lý nội bộ, bao gồm các dịch vụ tới nhân viên, đào tạo, chia sẻ thông tin nội bộ, hội họp qua video và tuyển dụng. Các ứng dụng điện tử tăng cường luồng thông tin giữa việc sản xuất và lực lượng bán hàng nhằm tăng sản lượng bán hàng. Việc trao đổi giữa các nhóm làm việc và việc đưa ra những thông tin kinh doanh nội bộ sẽ tạo được hiệu quả hơn. [12] Như vậy có thể khẳng định rõ ràng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử là hai khái niệm riêng biệt. 1.1.3. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là làm sao để quyền lợi của người tiêu dùng không bị xâm hại, làm sao để người tiêu dùng tránh được những rủi ro khi tham gia vào tiêu dùng. Điều này rất có cần thiết bởi vì người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng 10
  17. đối với nền kinh tế của một quốc gia. Nền kinh tế phát triển thì sản xuất kinh doanh phải diễn ra suôn sẻ. Mặt khác, sản xuất kinh doanh lại gắn liền với tiêu dùng. Do đó, muốn nền kinh tế phát triển thì phải kích thích được tiêu dùng và đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng phải được đáp ứng. Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng luôn là vấn đề trọng tâm được nhiều các ngành các cấp quan tâm. 1.1.3.1. Các nhân tố tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương mại càng gia tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Việc chờ đợi ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nếu thiếu vắng một hệ thống quy định pháp lý là điều không thể bởi họ còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố liên quan đến lợi nhuận, cạnh tranh… Những quy định pháp lý sẽ là cơ sở cho các nhà sản xuất kinh doanh ý thức được vấn đề quyền lợi người tiêu và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có cơ sở để thực hiện quyền lợi của mình. Trong trường hợp các doanh nghiệp không tuân thủ đúng quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hệ thống pháp lý sẽ tạo khung quy định những biện pháp xử phạt và cưỡng chế đối với những doanh nghiệp đó. - Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh muốn phát triển lâu dài thì ngoài việc quan tâm đến lợi ích kinh tế của bản thân mình, cũng cần phải quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng. Lợi nhuận của các tổ chức, cá nhân kinh doanh có được là đến từ túi tiền của người tiêu dùng. Chẳng thế mà từ xưa cha ông ta đã có câu “khách hàng là thượng đế”, “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”. Chính vì vậy mà các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn sản phẩm, lắng nghe tiếng nói của người tiêu dùng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, họ cũng cần có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác về chất lượng hàng hoá, thực hiện chính sách bảo hành cũng như tiếp nhận khiếu nại và đền bù thoả đáng cho người tiêu 11
  18. dùng. Đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, một lĩnh vực cần trách nhiệm lớn hơn từ tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ. - Tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Pháp luật cho phép các tổ chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được quyền tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bởi vì chức năng chính của tổ chức được thành lập nên để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên họ đóng một vai trò rất quan trọng. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện có hệ thống cơ quan của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (cơ quan ở trung ương và các địa phương) trực tiếp tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Bản thân người tiêu dùng Bản thân người tiêu dùng phải có trách nhiệm tự bảo vệ mình, bảo vệ đồng tiền của mình một cách hợp lý. Người tiêu dùng có khả năng tự bảo vệ bản thân mình thông qua việc ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình. Để đảm bảo quyền lợi của mình, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về chất lượng, xuất xứ, thông tin chính xác về sản phẩm cũng như uy tín của các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm đó. Như vây, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay đang nhận được sự quan tâm của toàn thể xã hội và được coi là một trong những vấn đề quan trọng nhằm đảm việc phát triển bền vững của nền kinh tế. Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng không chỉ thuộc về riêng một tổ chức, cá nhân nào mà nó thuộc về toàn xã hội. 1.1.3.2. Ý nghĩa việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Đối với chính trị xã hội Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng là đối tượng của tổ chức, cá nhân kinh doanh, là động lực phát triển của tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng như toàn bộ nền kinh tế và xã hội nói chung. Tất cả mọi người đều có nhu cầu tiêu dùng những vật dụng thiết yếu, không phân biệt dân tộc, giới tính, tuổi tác, thành phần xã hội. Vì người tiêu dùng có thể là bất kỳ ai trong xã hội nên bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không 12
  19. chỉ mang tính chất kinh tế mà còn mang tính chính trị, xã hội rõ rệt. Một khi họ được bảo vệ, được tôn trọng, được nâng cao cuộc sống về cả vật chất và tinh thần thì họ sẽ trở thành động lực phát triển rất to lớn, ngược lại, quyền lợi của họ bị xâm phạm thì sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội. - Đối với kinh tế Bảo vệ người tiêu dùng tốt không chỉ củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với các loại hàng hoá, dịch vụ mà còn khuyến khích tiêu dùng. Niềm tin của người tiêu dùng là tiên chỉ của mọi doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ, nó đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp đó. Một khi người tiêu dùng đã mất niềm tin, quay lưng lại với sản phẩm thì sẽ gây khó khăn không nhỏ cho sự tồn tại của doanh nghiệp đó. Nhìn rộng ra, nếu vấn đề này xảy ra trên diện rộng thì sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Bên cạnh đó, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng chính là bảo vệ sự công bằng cho người tiêu dùng, từ đó góp phần quản lý thị trường, giúp thị trường hoạt động lành mạnh, công bằng. 1.2. Khái quát pháp luật Việt Nam trong bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử Hiện nay, thương mại điện tử cũng không phải là mới mẻ ở Việt Nam, nó hứa hẹn là mảnh đất màu mỡ cho các cá nhân, doanh nghiệp kiếm lợi nhuận cũng như là nguồn phát triển kinh tế của cả đất nước. Các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử cũng đã tồn tại từ khá lâu nhưng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử thì chưa được quan tâm đúng mức. Hiện chưa có một văn bản cụ thể nào quy định về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực này cả mà tất cả các quy định vẫn nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau mà phải kể đến như là: - Luật giao dịch điện tử năm 2005 - Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 13
  20. - Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 05 năm 2013 về thương mại điện tử của thủ tướng Chính phủ (Sau đây gọi là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP). - Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Sau đây gọi là Nghị định số 99/2011/NĐ-CP). 1.2.1. Giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại điện tử 1.2.1.1. Khái niệm Nói về khái niệm thì hiện tại chưa có một khái niệm chính xác thế nào là hợp đồng thương mại điện tử. Tuy nhiên, khi nhắc đến hợp đồng tức là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên. Điều 33 Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định khái niệm hợp đồng điện tử. Theo đó, “hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.” Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về Thương mại điện tử thì “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.” Như vậy, theo ý kiến của tác giả, Giao dịch thương mại điện tử là việc bán hoặc mua hàng hoá hoặc dịch vụ, được thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình của bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Còn hợp đồng thương mại điện tử là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên (mà ít nhất một trong các bên thực hiện với mục đích sinh lời) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên trong việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2