Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của Khóa luận là đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TĂNG THÚY VY PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH : LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-LKD HÀ NỘI - 2018
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ............................................................................ 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại ngân hàng thương mại cổ phần ..... 6 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần .......................................... 6 1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại cổ phần .................................... 6 1.1.3. Phân loại ngân hàng thương mại cổ phần ........................................... 7 1.2. Khái niệm, phương thức sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần 7 1.2.1. Khái niệm sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần........................... 7 1.2.2. Các phương thức sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ............... 9 1.3. Khái niệm cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần và quyền của cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần .......................................................... 10 1.3.1. Khái niệm cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần .......................... 10 1.3.2. Quyền của cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần ................... 11 1.4. Yêu cầu bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ................................................................................................................ 11 1.5. Các cơ chế bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ................................................................................................................ 13 1.5.1. Cơ chế tự bảo vệ ................................................................................. 14 1.5.2. Các thiết chế nội bộ ............................................................................ 14 1.5.3. Các thiết chế bên ngoài ...................................................................... 15 1.6. Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ........................................................................................................... 16 1.6.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần......................................................................................... 16
- 1.6.2. Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần......................................................................................... 16 1.6.3. Nội dung pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ..................................................................................................... 17 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 19 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM ................................... 20 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam .................................................................. 20 2.1.1. Về điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ............................................................................................................ 20 2.1.2. Về các quyền của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ............................................................................................................ 22 2.1.3. Về thiết chế nội bộ bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ..................................................................................................... 33 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam ........................................................ 36 2.2.1. Về thủ tục sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ......................... 36 2.2.2. Về thực hiện các quyền của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần......................................................................................... 38 2.2.3. Về các thiết chế nội bộ bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần......................................................................................... 47 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 50 Chương 3: CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM................................................. 51 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam ..................................... 51
- 3.2. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam ................................................... 52 3.2.1. Về nguyên tắc định giá tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần trong quá trình sáp nhập ................................................................................. 52 3.2.2. Về thủ tục sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ......................... 54 3.2.3. Về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông liên quan đến sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần................................................................................ 54 3.2.4. Về các thiết chế nội bộ bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần......................................................................................... 56 Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 59 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 63
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BKS Ban kiểm soát ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị LDN 2014 Luật doanh nghiệp năm 2014 Luật TCTD 2010 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 NHNN Ngân hàng nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 1
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo tốc độ phát triển của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế diễn ra hằng ngày xung quanh chúng ta và cũng trở thành nguồn thu hút lớn đối với các nhà đầu tư. Như một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1990 tại Mỹ và các nước phát triển khác, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính kéo theo sự đổ vỡ của một hoạt ngân hàng. Tại Việt Nam, một số vụ sáp nhập ngân hàng đã diễn ra từ những năm 90 của thế kỉ XX nhằm mở rộng quy mô hoạt động cho các ngân hàng tham gia sáp nhập. Tuy nhiên, giai đoạn này tại Việt Nam chưa xuất hiện một vụ khủng hoảng tài chính thực sự nào. Những thương vụ sáp nhập ngân hàng đầu tiên chưa lộ ra nhiều vấn đề pháp lý đáng chú ý. Đến cuối năm 2011, trước những khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hệ thống ngân hàng bộc lộ hàng loạt yếu kém. Vào khoảng thời gian này, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao và một loạt khoản vay đổ vào bất động sản và chứng khoán. Hậu quả là thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng thiếu hụt nghiêm trọng, lãi suất liên ngân hàng tăng cao, có thời điểm lên đến trên 30%/năm, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ hệ thống, các tỷ lệ an toàn vốn của từng ngân hàng và toàn hệ thống sụt giảm.... Trước những bất ổn của hệ thống ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1-3-2012 thông qua Đề án 254 về “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Theo nội dung của Đề án, giải pháp cơ cấu lại NHTMCP là khuyến khích sáp nhập các ngân hàng yếu kém vào các ngân hàng có năng lực tài chính lành mạnh với mục tiêu tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức 2
- tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Đây cũng là lúc thị trường chứng kiến một loạt thương vụ sáp nhập NHTMCP. Nối tiếp những kết quả thu được sau Đề án 254, tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016- 2020”. Theo đó, định hướng tái cơ cấu đối với NHTMCP là tiếp tục thúc đẩy việc mua bán, sáp nhập trên cơ sở tự nguyện các tổ chức tín dụng thành các định chế có quy mô lớn và quản trị tốt hơn, khuyến khích các định chế tài chính nước ngoài sáp nhập NHTMCP yếu kém của Việt Nam. Việc sáp nhập giữa các ngân hàng đồng nghĩa với việc chuyển giao các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của ngân hàng bị sáp nhập ( bao gồm tài sản, các khoản nợ cùng với quyền và nghĩa vụ đối với các chủ thể khác) sang ngân hàng nhận sáp nhập. Các quyền và nghĩa vụ của cổ đông cả ngân hàng bị sáp nhập và ngân hàng nhận sáp nhập sẽ bị ảnh hưởng bởi sự kế thừa giữa hai chủ thể sáp nhập này. Từ đó, các vấn đề pháp lý cần đặt ra xung quanh việc đảm bảo quyền lợi của các cổ đông trong quá trình sáp nhập giữa các ngân hàng khi mà khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn chưa được hoàn thiện. Bởi những lý do trên, em chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Khóa luận là đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam. Để đạt được mục đích nghiên cứu đó, Khóa luận tập trung nghiên cứu với mục tiêu như sau: (1) Nghiên cứu những vấn đề lý luận về sáp nhập NHTMCP, quyền của cổ đông, làm rõ yêu cầu bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP, các cơ chế bảo vệ cổ đông và nội dung pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP. 3
- (2) Nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành quy định pháp luật nhằm bảo vệ cổ đông trong hoạt động sáp nhập NHTMCP. (3) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ cổ đông trong hoạt động sáp nhập NHTMCP. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (1) Sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu đối với lĩnh vực pháp lý có liên quan. (2) Góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ cổ đông trong hoạt động sáp nhập NHTMCP. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam và thực trạng việc bảo vệ lợi ích của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận này tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý về bảo vệ cổ đông trong hoạt động sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam, với hình thức pháp lý của ngân hàng là NHTMCP và thông qua cơ chế tự bảo vệ và thiết chế nội bộ. Trong phạm vi nghiên cứu, khóa luận tiếp cận pháp luật bảo vệ cổ đông dựa vào các quy định của LDN 2014, Luật TCTD 2010, Luật chứng khoán 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2010), Thông tư 04/2010/TT- NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng và các Luật, nghị định, thông tư khác có liên quan. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những nội dung của đề tài bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp luật học so sánh. 4
- 6. Kết cấu của Khóa luận Kết cấu của khóa luận bao gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần và pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam Chương 3: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông trong quá trình sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam 5
- Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại ngân hàng thương mại cổ phần 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và giao lưu hàng hóa, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Các nhà kinh tế học định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những trung gian tài chính có giấy phép kinh doanh của chính phủ để cho vay tiền và mở tài khoản trên tiền gửi, kể cả các khoản tiền gửi mà dựa vào đó có thế sử dụng được những tờ séc”[13]. Dưới góc độ pháp lý, ngân hàng thương mại là một trong những loại hình TCTD được thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh ngân hàng như cho vay, tiết kiệm, kinh doanh các loại giấy tờ có giá, các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Về bản chất, ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp vì vậy hình thức pháp lý của ngân hàng thương mại sẽ là một trong những hình thức pháp lý của một doanh nghiệp thông thường. Như vậy NHTMCP là loại hình tổ chức tín dụng được được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần được thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động nghiệp vụ có liên quan. 1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại cổ phần Thứ nhất, vốn góp của NHTMCP được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành dưới hình thức cổ phiếu. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với phần tài sản tương ứng với tỉ lệ cổ phiếu họ 6
- nắm giữa. Đồng thời, cổ phiếu xác nhận phần lợi nhuân được hưởng và quyền chi phối điều hành của cổ đông. Thứ hai, NHTMCP là loại hình tổ chức tín dụng kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận, song vốn tự có thường không ổn định. Hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn huy động từ xã hội, nhưng nguồn huy động này lại chịu tác động từ nhiều yếu tố biến động như ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế… hoặc đôi khi chỉ là hoạt động của một ngành, một lĩnh vực lớn như bất động sản, chứng khoán… Chính vì vậy, hoạt động của NHTMCP thường chứa đựng tính rủi ro cao. Do nhiều khoản nợ ngắn hạn nên rủi ro trong hoạt động thường cao và dẫn đến hậu quả là ngân hàng đứng trước bờ vực phá sản. 1.1.3. Phân loại ngân hàng thương mại cổ phần Các NHTMCP được phân loại theo hình thức sở hữu như sau: Thứ nhất, loại hình NHTMCP tư nhân thành lập dưới sự góp vốn của cá nhân hoặc pháp nhân trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định Thứ hai, loại hình NHTMCP có sự tham gia của cổ đông nhà nước. Trong đó, nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần phát hành Thứ ba, loại hình NHTMCP có vốn góp nước ngoài. Trong đó, cổ đông nước ngoài nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định theo quy định của pháp luật. 1.2. Khái niệm, phương thức sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần 1.2.1. Khái niệm sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Trên thế giới hiện nay, có nhiều khái niệm về sáp nhập được đưa ra trong các tài liệu báo cáo, nghiên cứu, với những quan điểm khác nhau. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia thì: “Sáp nhập là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty để tạo ra một công ty mới duy nhất có quy mô lớn hơn. Sáp nhập thường do tự nguyện của các bên tham gia” [35]. Gaughan (2011) đưa ra định nghĩa “việc sáp nhập là một sự kết hợp của hai công ty trong đó chỉ có một công ty tồn tại và các công ty còn lại chấm dứt sự tồn tại” [22]. 7
- Andrew J. Sherman thì coi “sáp nhập là sự kết hợp của hai tổ chức có sự tương đồng với nhau” [20]. Tác giả David L.Scott đưa ra định nghĩa về sáp nhập” “Sáp nhập hay hợp nhất công ty là khái niệm để chỉ hai hoặc nhiều công ty thỏa thuận chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu với nhau để hình thành một công ty hoàn toàn mới, với tên gọi mới, trong khi đó chấm dứt sự tồn tại của các công ty cũ” [20]. Các quan điểm về sáp nhập trên thế giới vẫn có những sự khác biệt nhưng nhìn chung sáp nhập là sự kết hợp của hai hay nhiều tổ chức để mở rộng quy mô và hậu quả của sáp nhập là sự tồn tại duy nhất của một tổ chức. Tại Việt Nam, định nghĩa về sáp nhập được đưa ra ở nhiều văn bản Luật, cụ thể như sau: Luật doanh nghiệp năm 2014 (LDN 2014) định nghĩa sáp nhập doanh nghiệp là “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập” (Khoản 1 Điều 195). Luật cạnh tranh năm 2004 đưa ra khái niệm: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập” (Khoản 1 Điều 17). Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng (Thông tư 36/2015/TT-NHNN) có cách định nghĩa “Sáp nhập tổ chức tín dụng là việc một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.” 8
- Như vậy, sáp nhập NHTMCP được hiểu là sự chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của ngân hàng bị sáp nhập sang ngân hàng nhận sáp nhập và chấm dứt sự tồn tại của ngân hàng bị sáp nhập. Ngân hàng nhận sáp nhập sẽ kế thừa các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của ngân hàng bị sáp nhập, đồng thời chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ và cam kết với ngân hàng bị sáp nhập. 1.2.2. Các phương thức sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Một là, sáp nhập thông qua thương lượng Đây là phương thức sáp nhập thông qua quá trình đàm phán, thương lượng và đi đến ký kết hợp đồng sáp nhập giữa các bên tham gia sáp nhập. Thông thường, quá trình đàm phán sẽ kéo dài do các bên cần phải cần phải trao đổi, cân bằng lợi ích của tất cả các bên để tất các bên đều đạt được mục tiêu khi thống nhất về phương án sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải bao gồm các điều khoản về các loại tài sản và giá trị tài sản, các khoản nợ trước thời điểm sáp nhập, các nghĩa vụ và cam kết của bên nhận sáp nhập, tỷ lệ hoán đổi cổ phần… Sau khi sáp nhập, ngân hàng bị sáp nhập sẽ chấm dứt tồn tại. Vì vậy, cổ đông của ngân hàng bị sáp nhập sẽ trở thành cổ đông của ngân hàng nhận sáp nhập thông qua việc nhận cổ phiếu phát hành mới của ngân hàng nhận sáp nhập theo tỷ lệ hoán đổi đã thỏa thuận hoặc nhận tiền mặt khi ngân hàng nhận sáp nhập không phát hành cổ phần. Hai là, sáp nhập thông qua chào mua cổ phần công khai Phương thức này chỉ áp dụng cho hoạt động sáp nhập của ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Theo phương thức này, ngân hàng nhận sáp nhập có thể thực hiện việc chào mua công khai số lượng cổ phiếu nhất định của ngân hàng mục tiêu thuộc đối tượng chào mua công khai theo quy định của Luật chứng khoán, theo điều kiện và thời gian cụ thể. Một ngân hàng có thể mua toàn bộ cổ phần từ các cổ đông của ngân hàng mục tiêu, sau đó ra quyết định sáp nhập ngân hàng mục tiêu. 9
- Để thực hiện phương thức này, ngân hàng nhận sáp nhập sẽ chào mua công khai với tất cả các cổ đông của ngân hàng mục tiêu, công bố thông tin về nhu cầu mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian nhất định. Nếu tất cả các cổ đông của ngân hàng mục tiêu chấp nhận chào mua thì ngân hàng nhận sáp nhập đã sở hữu toàn bộ cổ phần của ngân hàng mục tiêu và có thể đưa ra quyết định sáp nhập [18]. Ba là, sáp nhập thông qua thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là phương thức ngân hàng chủ động có ý định thâu tóm sẽ tiến hành mua dần cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán hoặc mua lại từ các cổ đông chiến lược hiện hữu. Phương thức này đòi hỏi thời gian và tính bảo mật vì nếu ý đồ thôn tính được tiết lộ sẽ làm giá cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu dao động mạnh trên thị trường. Sau khi thâu tóm cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu, ngân hàng mua lại cổ phần sẽ tiến hành sáp nhập với ngân hàng mục tiêu. 1.3. Khái niệm cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần và quyền của cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần 1.3.1. Khái niệm cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần Cổ đông là cá nhân hay tổ chức tham gia góp vốn vào công ty dưới hình thức mua cổ phần. Khi đưa tài sản vào công ty, quyền sở hữu tài sản của cổ đông được chuyển sang cho công ty và cổ đông nhận được cổ phần như một chứng thư để ghi nhận cổ đông trở thành một trong những chủ sở hữu của công ty. Bản chất NHTMCP cũng là một công ty cổ phần có ngành nghề kinh doanh đặc thù, có quyền thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng. Bởi vậy, có thể hiểu cổ đông của NHTMCP là cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần đã phát hành và được ghi tên vào sổ cổ đông của NHTMCP. Về bản chất, cổ đông là chủ sở hữu của NHTMCP. Lợi ích của cổ đông phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của NHTMCP. Về mặt pháp lý, tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu 10
- cổ phần khi trả tiền cổ phần, nhận cổ phần phát hành và ghi tên vào sổ cổ đông của NHTMCP. Cổ đông của NHTMCP có thể phân biệt dựa vào tỷ lệ cổ phần mà họ đang năm giữa gồm cổ đông chiến lược và cổ đông nhỏ. Nếu xét về quốc tịch thì cổ đông NHTMCP bao gồm cổ đông trong nước và cổ đông nước ngoài. Dựa vào loại cổ phần mà họ nắm giữ thì cổ đông NHTMCP bao gồm cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi và cổ đông sáng lập. 1.3.2. Quyền của cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần Quyền của cổ đông trong NHTMCP là các quyền về tài sản và quyền về quản lý đối với hoạt động ngân hàng. Tương ứng với mỗi loại cổ phần và tỷ lệ cổ phần nắm giữ, cổ đông sẽ có những quyền tương ứng. Quyền của của cổ đông NHTMCP có thể chia thành hai nhóm: Một là, nhóm quyền về tài sản của cổ đông sẽ bao gồm: Quyền nhận cổ tức với tỷ lệ sở hữu, với định mức theo quyết định của ĐHĐCĐ, quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty; quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định của pháp luật, Khi ngân hàng giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng. Hai là, nhóm quyền về quản lý của cổ đông bao gồm: Quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ, quyền tham dự và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ĐHĐCĐ, được ứng cử, đề cử người vào HĐQT, BKS, quyền tiếp cận thông tin, quyền khởi kiện. Căn cứ vào tỷ lệ sở hữu cổ phần trong NHTMCP, cổ đông và nhóm cổ đông sẽ có những quyền đặc biệt như quyền quyết định đối với những vấn đề quan trọng trong hoạt động của NHTMCP, quyền triệu tập ĐHĐCĐ. 1.4. Yêu cầu bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Ở góc độ kinh tế, sáp nhập là sự chuyển giao, hợp nhất khối tài sản của 11
- NHTMCP bị sáp nhập và NHTMCP nhận sáp nhập tạo nên tiềm lực kinh tế lớn hơn cho ngân hàng sau sáp nhập. Ở góc độ pháp lý, sáp nhập là sự kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của ngân hàng bị sáp nhập sang ngân hàng sáp nhập, cùng với đó là sự chấm dứt tồn tại của ngân hàng bị sáp nhập. Từ đây, các quyền là lợi ích của các cổ đông, tức chủ sở hữu của ngân hàng chấm dứt tồn tại sẽ bị ảnh hưởng. Đối với các cổ đông có tỷ lệ cổ phần sở hữu thấp, không đủ lớn để tác động đến quyết định sáp nhập ngân hàng. Trong quá trình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng, các quyền lợi và ý kiến của cổ đông thiểu số có thể bị bỏ qua trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông để thông qua việc sáp nhập bởi vì số phiếu của họ không đủ để phủ quyết Nghị quyết đại hội đồng cổ đông. Lúc này cổ đông có thể lựa chọn theo ba hướng: Bán cổ phần của mình tại ngân hàng, đề nghị ngân hàng mua lại cổ phần của mình hoặc chấp nhận việc sáp nhập. Nếu các cổ đông thiểu số không hài lòng với phương án sáp nhập thì họ có thể bán cổ phiếu của mình đi. Tuy nhiên họ sẽ bị thiệt thòi do khi họ bán cổ phiếu là thời điểm thương vụ sáp nhập sắp hoàn tất cho nên giá của cổ phiếu lúc này không còn được cao như thời điểm mới có thông tin của thương vụ thâu tóm và sáp nhập. Về phần các cổ đông của ngân hàng nhận sáp nhập, quyền và lợi ích của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thông thường các thương vụ sáp nhập diễn ra đã cho thấy ngân hàng nhận sáp nhập sẽ phải “kế thừa” những khoản nợ xấu vô cùng lớn và kế hoạch kinh doanh của những người quản lý không chắc chắn rằng sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích cho cổ đông của ngân hàng như đã đề ra. Việc sáp nhập mang lại lợi ích trong việc mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển hệ thống giao dịch trên toàn quốc nhưng đánh đổi lại là sự thiệt hại về lợi nhuận của các ngân hàng sau khi sáp nhập. Một khi lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí các ngân hàng phải chấp nhận chịu lỗ trong khoảng thời gian đầu sau sáp nhập, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông. 12
- Bên cạnh đó, các vấn đề khác liên quan đến việc định giá tài sản của ngân hàng bị sáp nhập, xác định tỷ lệ hoán đổi cổ phần và những thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ mỗi bên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông từ cả hai phía ngân hàng bị sáp nhập và ngân hàng nhận sáp nhập. Trên thực tế, không phải thương vụ sáp nhập nào cũng có thể hài hòa được lợi ích của cổ đông, nhất là với các cổ đông nhỏ. Vì thế, việc quy định các quyền của cổ đông và các thiết chế bảo vệ là cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP. 1.5. Các cơ chế bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Công ty cổ phần nói chung, NHTMCP nói riêng không phải là sự tập hợp đơn thuần của cổ đông mà là của một thực thể thống nhất có tổ chức chặt chẽ. Bản thân công ty không thể quyết định được ý chí của mình hay tự mình hành động như một thể nhân. Ý chí và hành vi của thể nhân giữ cương vị nhất định trong công ty được xem là ý chí và hành vi của công ty. Theo lý thuyết đại diện, sự tách bạch giữa sở hữu và quản lý làm nảy sinh xung đột giữa người đại diện (các nhà quản lý) và người ủy quyền (các cổ đông) [24]. Trên thực tế, quyết định và phương án sáp nhập được thông qua bởi nhóm cổ đông chiếm đa số và có quyền chi phối hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, những thỏa thuận sáp nhập hoàn toàn phụ thuộc vào sự sắp đặt của các lãnh đạo, những người nắm quyền điều hành quản lý của ngân hàng cả hai bên bị sáp nhập và nhận sáp nhập. Do vậy, quyền lợi của một số nhóm cổ đông trong công ty sẽ bị tổn hại, dẫn đến mẫu thuẫn và mất cân bằng về mặt về lợi ích trong trong quá trình sáp nhập NHTMCP. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những cơ chế bảo vệ cổ đông của NHTMCP, đặc biệt là trong quá trình sáp nhập. Để ngăn chặn và khắc phục những nguy cơ xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông trong quá trình trước, trong và sau sáp nhập NHTMCP, các cơ chế được xây dựng bao gồm cơ chế tự bảo vệ, các thiết chế nội bộ và các thiết 13
- chế bảo vệ bên ngoài giúp cho cổ đông có vận dụng được các quyền hợp pháp, có ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình và được bảo vệ từ các cơ quan khác. 1.5.1. Cơ chế tự bảo vệ Pháp luật trao cho cổ đông NHTMCP các quyền để cổ đông có thể tự bảo vệ mình trong trường hợp các lợi ích của cổ đông có nguy cơ bị xâm hại do hệ quả của quá trình sáp nhập NHTMCP. Những quyền này xuất phát từ việc xây dựng pháp luật doanh nghiệp theo nguyên tắc đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông. Để bảo vệ cổ đông một cách hiệu quả thì bản thân mỗi cổ đông cần có ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình, tận dụng được những quyền hợp pháp để đưa ra phương án hành động thích hợp bên cạnh sự tác động từ thiết chế bên trong và bảo vệ từ các cơ quan bên ngoài. 1.5.2. Các thiết chế nội bộ Bảo vệ cổ đông thông qua các thiết chế nội bộ được hiểu là cơ chế mà cổ đông được bảo vệ thông qua các chủ thể bên trong NHTMCP như ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS. ĐHĐCĐ là cơ quan đại diện có quyền quyết định cao nhất trong NHTMCP. Thông qua ĐHĐCĐ, cổ đông có thể thực hiện được quyền quyết định của mình đối với những vấn đề quan trọng trong hoạt động của NHTMCP. Mỗi cổ đông dù chỉ sở hữu một cổ phần phổ thông cũng có thể tham gia biểu quyết, góp phần vào việc thông qua những quyết định quan trọng. Việc sáp nhập NHTMCP cũng là một trong những vấn đề cần có sự thông qua của một số phần trăm biểu quyết nhất định của ĐHĐCĐ. Bằng việc bỏ phiếu biểu quyết, cổ đông có thể thực hiện quyền quyết định trực tiếp liên quan đến lợi ích của mình được ghi nhận trong phương án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập. Ngoài ra, trong quá trình sáp nhập, cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường có thể được tiến hành khi có sự yêu cầu từ cổ đông hoặc nhóm cổ có tỷ lệ sở hữu có quyền biểu quyết nhất định. 14
- HĐQT là cơ quan quản trị của NHTMCP, có quyền đưa ra các quyết định không thuốc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Những quyết định và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT có thể ảnh hưởng đến quyền của cổ đông NHTMCP. Thành viên HĐQT được đề cử bởi cổ đông, là những người thay mặt cổ đông quản lý ngân hàng. Trong quá trình sáp nhập, HĐQT của ngân hàng hai phía sáp nhập và bị sáp nhập sẽ đàm phán và đưa ra nội dung về phương án sáp nhập, tỷ lệ hoán đổi cổ phần, quyền và nghĩa vụ của các bên trong sáp nhập. Về nguyên tắc, thành viên HĐQT phải hành động vì lợi ích của cổ đông và lợi ích của công ty. Thông qua HĐQT, cổ đông sẽ được bảo vệ thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT khi cân nhắc đến lợi ích của cổ đông. Mặc dù về nguyên tắc, thành viên HĐQT phải hành động vì lợi ích của cổ đông và công ty. Tuy nhiên, không thể tránh được trường hợp những người có đứng đầu này thực hiện những giao dịch tư lợi, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cổ đông. Để khắc phục điều này, BKS là một thiết chế để giám sát hoạt động của những người quản lý, đảm bảo HĐQT hoạt động đúng với mục tiêu vì lợi ích của công ty và cổ đông. Thành viên BKS được trực tiếp bầu ra và chịu sự giám sát của ĐHĐCĐ. Trong cơ cấu tổ chức của NHTMCP, BKS độc lập với HĐQT và thành viên BKS được trao các quyền giám sát hoạt động của HĐQT và quyền quyết định các quyết sách của công ty. 1.5.3. Các thiết chế bên ngoài Cơ chế bảo vệ bên ngoài được hiểu là cổ đông được các chủ thể bên ngoài NHTMCP bảo vệ. Khi các cổ đông đã tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép nhưng quyền và lợi ích của họ vẫn bị xâm phạm và các thiết chế bên trong không thực hiện được chức năng bảo vệ cổ đông thì cơ chế bảo vệ cổ đông từ bên ngoài là cần thiết. Các cơ quan bảo vệ từ bên ngoài sẽ bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp. 15
- 1.6. Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần 1.6.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP phải dựa trên các căn cứ về pháp luật quy định quyền của cổ đông trong NHTMCP và pháp luật quy định về sáp nhập NHTMCP. Từ đó, ta có thể đưa ra khái niệm: Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sáp nhập NHTMCP nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông. 1.6.2. Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP về bản chất là một doanh nghiệp hoạt động trên đối tượng kinh doanh là tiền tệ. Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc thù, tính đặc thù thể hiện ở chỗ rủi ro cao, khó quản lý, khó giảm sát. Bởi vậy, hoạt động ngân hàng không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật về các loại hình tổ chức kinh doanh mà còn chịu sự điều chỉnh của các Luật chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng và các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng ban hành. So với pháp luật về bảo vệ cổ đông trong các hoạt động của CTCP thông thường, pháp luật về bảo vệ cổ đông trong hoạt động của NHTMCP sẽ hàm chứa những quy định đặc thù để đảm bảo, kiểm soát an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể, do NHTMCP cũng là một pháp nhân kinh doanh nên hoạt động sáp nhập NHTMCP được điều chỉnh bằng cả hệ thống pháp luật chung về sáp nhập doanh nghiệp và hệ thống pháp luật chuyên ngành về tín dụng. Xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động ngân hàng, pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP sẽ chịu ảnh hưởng bởi 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
117 p | 444 | 110
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW
52 p | 216 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần du lịch Nam Định
58 p | 111 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Nhựa Quỳnh Hằng SP
58 p | 85 | 35
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam
65 p | 81 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần Chuỗi thực phẩm TH
53 p | 60 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH một thành viên Diesel Sông Công
57 p | 47 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật đất đai năm 2013
96 p | 76 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định về sa thải người lao động trái pháp luật và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
65 p | 74 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi công công trình xây dựng - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần tập đoàn Bách Việt
45 p | 54 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
77 p | 102 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Khảo sát Dịch vụ Thương mại Thiên Bảo
60 p | 49 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay
93 p | 79 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam
113 p | 48 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
70 p | 54 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường
45 p | 44 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
64 p | 48 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
79 p | 54 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn