Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam
lượt xem 11
download
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ bản chất và sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ NHẬT LINH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH 2013-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Thạc sỹ KHUẤT QUANG PHÁT Hà Nội, 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khoá luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khoá luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Hoàng Thị Nhật Linh
- LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa Luật- Đại học quốc gia Hà Nội, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp. Để có được kết quả đó, tôi vô cùng cảm ơn thầy Khuất Quang Phát đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình xác định hướng nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các thấy, cô giáo của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, các cán bộ nhân viên Trung tâm thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng bạn bè, gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khoá luận. Khoá luận là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, khoa học của bản thân, nhưng do khả năng có hạn nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các thầy, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ....................................................................................................................................... 4 1.1. Khái niệm và đặc điểm NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam…………………………………………………………………………………………………………………………………………4 1.1.1. Khái niệm “NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM”.......................... 4 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa và của NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM . .................................................................................................................. 10 1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam. .................................................................................................................... 14 1.3. Các quyền lợi của NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam.15 1.4. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam. .................................................................................................................................... 18 1.4.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam. ............................................................................................................ 18 1.4.2. Đặc điểm pháp luật về bảo vệ NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam. .............................................................................................................................. 21 1.4.3. Nội dung pháp luật về bảo vệ NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam ............................................................................................................................... 22 2. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NHTM Ở VIỆT NAM ................................................ 27 2.1. Pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM tại Việt Nam. ................................................................................................................. 27 2.2. Thực trạng pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM tại Việt Nam. .......................................................................................... 32 2.2.1. Thực trạng pháp luật về phòng tránh rủi ro và đảm bảo an toàn cho NTD trong ký kết hợp đồng phát hành. .................................................................................................... 32 2.2.2. Thực trạng pháp luật về phòng tránh rủi ro và đảm bảo an toàn cho NTD trong quá trình sử dụng và giao dịch thẻ. ........................................................................................ 38 2.2.3. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa với NHTM. ............................................................................................................. 43 2.2.4. Thực trạng pháp luật về các cơ quan bảo vệ quyền lợi NTD. ............................... 45 3. CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ THỰC THI HIỆU QUẢ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NHTM Ở VIỆT NAM. ............................................................................... 50
- 3.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam. ........................................................ 50 3.1.1. Định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam. ................................................................ 50 3.1.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam. ....................................................... 51 3.2. Kiến nghị nhằm thực thi hiệu quả các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam..................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 64
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại NTD : Người tiêu dùng
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thị trường thẻ ngân hàng của Việt Nam được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, phải sau năm 2002, sau sự kiện Vietcombank triển khai hệ thống giao dịch ATM dựa trên nền tảng kết nối trực tuyến toàn hệ thống và thẻ ghi nợ nội địa lần đầu tiên được phát hành tại Việt Nam thì thị trường thẻ ở Việt Nam mới có những bước phát triển đáng kể. Sau hơn 10 năm phát triển, tính đến ngày 31/12/2013, tổng số lượng thẻ phát hành đã đạt hơn 66,2 triệu thẻ - tăng hơn 20% so với năm 2012 và gấp hơn 44 lần so với số lượng thẻ năm 2005. Tổng doanh số thanh toán thẻ theo đó cũng đạt hơn 1.206.704 tỷ đồng, tăng 23,37% so với năm 2012 và gấp khoảng 47 lần doanh số giao dịch năm 2005. Số lượng tổ chức phát hành cũng tăng từ 20 ngân hàng năm 2005 lên 50 ngân hàng với khoảng 490 thương hiệu thẻ các loại bao gồm thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng và thẻ trả trước.. Trong xu thế phát triển chung của dịch vụ thẻ ngân hàng, thẻ ATM cũng đã đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng. Năm 2010, dư nợ thẻ ATM chỉ đạt khoảng 52 triệu USD tương đương 1.083 tỷ đồng với số lượng thẻ phát hành là 530.000 thẻ thì đến năm 2013, dư nợ thẻ tín dụng đã đạt khoảng 126 triệu USD tương đương 2.624 tỷ VND; số lượng thẻ tín dụng cũng đạt khoảng 2,43 triệu thẻ; doanh số giao dịch và số lượng giao dịch trên thẻ tăng khoảng 30% mỗi năm trong giai đoạn từ 2010 - 2013. Bên cạnh đó, các sản phẩm thẻ tín dụng cũng ngày càng được đa dạng hóa. Tuy nhiên, khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM nói riêng và người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính nói chung vẫn chưa được quan tâm xây dựng, hoàn thiện đúng mức. Hiện tại văn bản pháp lý cao nhất về việc bảo vệ người tiêu dùng là Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Tuy nhiên văn bản pháp lý này chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hoá cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt cá nhân mà không đề cập đến việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính nói chung và người sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM nói riêng. Cho đến nay chưa có một văn bản pháp lý nào quy định một cách 1
- có hệ thống và cụ thể việc bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ tài chính và người sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa. Như vậy, hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ NTD trong lĩnh vực tài chính của nước ta còn nhiều bất cập. Để NTD trong khu vực này được đảm bảo triệt để quyền lợi, luật pháp cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với lý luận về bảo vệ người tiêu dùng, phù hợp với thực tiễn khách quan của thị trường tài chính, đảm bảo cân bằng lợi ích giữa NTD và tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính. Hiện nay đã có một số nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền lợi người sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM nhưng chủ yếu tập trung vào khía cạnh kinh tế của vấn đề, chưa nhắc đến vai trò của pháp luật điều chỉnh. Với mục đích làm rõ và khái quát những vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM sao cho đạt hiệu quả nhất, trên cơ sở tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận của việc bảo vệ NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM, khoá luận còn đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy chế pháp lý về bảo vệ người sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa , phân tích thực trạng quy chế pháp lý hiện hành, đồng thời nghiên cứu tính khả thi của vấn đề trên trong điều kiện Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ của khoá luận Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ bản chất và sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM ở Việt Nam. Phục vụ cho mục đích trên, khoá luận có nhiệm vụ: Thứ nhất, nghiên cứu vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM ở Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu thực trạng việc áp dụng pháp luật bảo vệ NTD sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM ở Việt Nam, từ đó nêu ra các bất cập và một số kiến nghị nhằm bổ sung và hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định hiện hành về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM ở Việt Nam. Trên cơ sở đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành với thực tiễn bài viết phân tích, đánh giá làm rõ ưu, nhược điểm của các quy định trong thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM ở Việt Nam. Từ đó mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị cho việc tiếp tục xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM ở Việt Nam trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu: khoá luận chỉ làm rõ những vấn đề lý luận chung của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM ở Việt Nam như quy định liên quan đến hoạt động thẻ tại Ngân hàng, các quy định từ phía NHNN… 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình tiếp cận và giải quyết các vấn đề mà luận văn đặt ra, tác giả đã sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác-Lê-nin, chính sách của Nhà nước về các vấn đề có liên quan, Trong những trường hợp cụ thể, tác giả kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp như phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…nhằm kết hợp giữa kiến thức lý luận và thực tiễn, góp phần làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được thiết kế gồm ba chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Chương 2. Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Chương 3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 3
- 1. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và đặc điểm NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam. 1.1.1. Khái niệm “NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM” Khái niệm “NTD” và “dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa” là các khái niệm rất cơ bản, được sử dụng xuyên suốt trong các quy định của Luật bảo vệ NTD cũng như pháp luật liên quan đến hoạt động thẻ của NHTM. Vì trọng tâm của pháp luật bảo vệ NTD chính là NTD, còn “dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa” là cơ sở quan trọng để hình thành quan hệ giữa NTD và nhà cung cấp, do vậy nên nội hàm của các khái niệm này sẽ là kim chỉ nam cho các nội dung khác được phân tích trong bài viết này, đặc biệt là xác định phạm vi điều chỉnh của các pháp luật có liên quan. Trước hết với khái niệm “NTD”, xét tổng quan quy định của một số nước, có thể nhận thấy pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD các nước có ba cách quy định, cụ thể như sau: (i) Cách thứ nhất quy định NTD chỉ là cá nhân. Xét Luật của Liên minh châu Âu (EU), trước đây, khi chưa có giải thích rõ ràng, đã từng có vụ tranh chấp vào năm 1991 trong đó các đương sự đề nghị Tòa Công lý châu Âu (European Court of Justice) giải thích khái niệm NTD bao gồm cả các doanh nghiệp khi mua sản phẩm, dịch vụ không nhằm mục đích hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, Tòa Công lý Châu Âu đã bác bỏ đề nghị này và cho rằng, NTD chỉ được hiểu là các cá nhân NTD, không bao gồm các chủ thể khác. [27] Khái niệm NTD trong các văn bản pháp luật về bảo vệ NTD của Liên minh Châu Âu đã được giải thích trong Chỉ thị số 1999/44/EC ngày 25/5/1999 về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng và các bảo đảm có liên quan (Directive 1999/44/EC of the European Parliament and of the Council of 25 May 1999 on certain aspects of the sale of consumer goods and associated guarantees). Chỉ thị này giải thích ““NTD là bất cứ cá nhân nào … 4
- tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này… vì mục đích không liên quan tới hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình” [28] Một trường hợp cũng quy định về NTD là cá nhân là pháp luật Nhật Bản. Cụ thể, Điều 2(1) Luật về Hợp đồng tiêu dùng (tức là hợp đồng giao kết giữa NTD với thương nhân) của Nhật Bản năm 2000 giải thích rõ: “As used in this Act, the term “consumer” means individuals (however, the same shall not apply in cases where said individual becomes a party to a contract as a business or for the purpose of business. As used in this Act, the term “business” mean juristic person, associations and individuals Who become a party to a contract as a business or for the purpose of business. [29]. Tạm dịch là “NTD theo quy định của luật này là cá nhân nhưng không bao gồm cá nhân tham gia hợp đồng là pháp nhân hoặc với mục đích kinh doanh.” Cách quy định này thể hiện rõ luật bảo vệ NTD chỉ bảo vệ đối với cá nhân, còn pháp nhân do họ có những vị thế và điều kiện tốt hơn so với cá nhân trong quan hệ với nhà cung cấp nên luật bảo vệ NTD không cần thiết phải can thiệp vào quan hệ tiêu dùng của họ. Tuy nhiên cách tiếp cận này cũng có một số điểm hạn chế bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì pháp nhân có nhiều loại bao gồm cả doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức khác trong xã hội. Các đối tượng này ngoài họ cũng có hoạt động tiêu dùng thông thường mà không nhất các quan hệ mua bán của họ đều là các quan hệ thương mại. Do đó trong quan hệ tiêu dùng họ cũng không phải là những người chuyên nghiệp và cũng như NTD, họ cũng không có sẵn nguồn lực để đối phó với những hành vi vi phạm từ phía nhà sản xuất và cũng rất cần tới sự bảo vệ của pháp luật bảo vệ NTD. (ii) Cách thứ hai quy định rõ về bản chất NTD là cả cá nhân và pháp nhân. Theo quy định này thì NTD bao gồm cả cá nhân và pháp nhân. Quy định này tuy có vẻ hơi rộng và có thể có quan điểm cho rằng nó sẽ làm loãng đi hiệu lực của Luật bảo vệ NTD. Tuy nhiên cách quy định này đã khắc phục được hạn chế của cách quy định thứ nhất vì không 5
- phải lúc nào pháp nhân cũng là người đủ khả năng để đối mặt được với các vi phạm từ phía nhà sản xuất kinh doanh và hậu quả là nếu Luật bảo vệ NTD không bảo vệ họ như đối với các cá nhân tiêu dùng khác thì quyền lợi của một nhóm đối tượng khá lớn trong xã hội bị xâm phạm, gây thiệt hại chung cho toàn xã hội. Một số trường hợp như quy định của Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan... Luật Bảo vệ NTD của Ấn Độ năm 1986 có một số quy định như sau (Điều 2(1d) và 2(1m)): Điều 2(1d): “NTD là bất cứ người nào mua … hàng hóa… mà không có mục đích để bán lại hoặc vì mục đích thương mại khác.” Điều 2(1m) giải thích chữ “người” (nhân) ở đây được hiểu bao gồm: hãng (doanh nghiệp), cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, tổ chức xã hội. Theo pháp luật Thái Lan, khái niệm NTD có thể bao gồm cả thể nhân và pháp nhân và họ phải là người mua hoặc sử dụng dịch vụ của nhà kinh doanh. Tuy quy định của Thái Lan không đề cập tới các chủ thể sử dụng hàng hóa dịch vụ nhưng không mua hàng hóa hay thuê dịch vụ đó có là NTD hay không nhưng lại có sự mở rộng thêm cả giai đoạn được chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Như vậy, tại thời điểm được nhà kinh doanh chào hàng hoặc đề nghị mua hàng, các chủ thể nói trên đã được coi là NTD và được bảo vệ theo các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD. [14] (iii) Cách thứ ba là không nêu rõ chỉ là cá nhân hay bao gồm cả cá nhân và pháp nhân. Cách quy định này chỉ nói là “người nào” hoặc “những ai” như của Malaysia. Cách quy định này có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau và khó có thể được áp dụng trong thực tiễn bởi lẽ nó có thể được hiểu là gồm cả cá nhân và pháp nhân, nhưng cũng có thể giải thích theo hướng chỉ là cá nhân. Đối với pháp luật Việt Nam, tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ NTD 2010 quy định: “NTD là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Như vậy, pháp luật Việt Nam thuộc cách quy định thứ ba như đã phân tích ở trên. Điều này gây khó khăn cho việc nghiên cứu các nội dung pháp luật liên quan do cách hiểu của mỗi người về vấn đề này là khác 6
- nhau. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, tác giả từ tham khảo các quy định của các pháp luật liên quan cũng như cách hiểu được sử dụng phần lớn trên thực tế, sẽ hiểu NTD ở đây theo nghĩa bao gồm cả cả nhân và tổ chức mua, sử dụng hàng hoá vì mục tiêu tiêu dùng. Tiếp theo sẽ đến đến khái niệm “sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM”. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ Ngân hàng: “Thẻ Ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều khoản được các bên thoả thuận.” Cũng tại thông tư này, NHNN đã phân loại các loại thẻ theo tính chất thanh toán của thẻ như sau: Thẻ ghi nợ là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ. Thẻ tín dụng là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ. Thẻ trả trước là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Theo số liệu của NHNN cho thấy, tính đến cuối tháng 4/2014, cả nước có 52 tổ chức phát hành thẻ với hơn 69,7 triệu thẻ được phát hành, gồm 461 thương hiệu thẻ. Trong đó thẻ ghi nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 92,1%, thẻ tín dụng là 3,7% và thẻ trả trước là 4,2%. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu cho thấy số vụ việc xâm phạm về quyền lợi NTD của thẻ ghi nợ cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất,. Do đó, vì những lý do trên, trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về việc phát hành, giao dịch thẻ ghi nợ nội địa (hay thường được gọi là thẻ ATM). Về các bên liên quan trong việc sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, trên thực tế bao gồm những chủ thể sau: (i) Tổ chức phát hành: là tổ chức tín dụng, chí nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện phát hành thẻ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-NHNN. Ngân hàng phát hành sẽ quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ cho chủ thẻ tuân thủ. 7
- (ii) Đơn vị chấp nhận thẻ: là tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ theo hợp đồng thanh toán thẻ ký kết với tổ chức phát hành thẻ. (iii) Chủ thẻ: là cá nhân hoặc tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Chủ thẻ chính là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên ký hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ với tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ phụ là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ và chủ thẻ chính cam kết bằng văn bản thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ theo hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ. Xét theo các khái niệm liên quan đến “NTD” đã nêu ra ở trên, có thể thấy rằng chủ thẻ sẽ được đặt vào vị trí cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ ngân hàng, hay chính là NTD trong lĩnh vực ngân hàng. Với cách hiểu đã được nêu ra ở trên là NTD bao gồm cả cá nhân và pháp nhân đến đây đã hoàn toàn hợp lý và có sự thống nhất với các quy định pháp luật tại pháp luật chuyên ngành ngân hàng. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với các hợp đồng phát hành hay điều khoản giao dịch chung áp dụng cho thẻ ghi nợ của các NHTM khi mà trong hợp đồng lúc nào cũng có quy định về hai đối tượng yêu cầu phát hành thẻ: cá nhân hoặc người đại diện của pháp nhân. Để giao dịch thẻ được hình thành, hai chủ thể: chủ thẻ - NTD và tổ chức phát hành hay chính là NHTM – bên cung cấp dịch vụ sẽ ký với nhau một hợp đồng mang tên “Hợp đồng phát hành”: “Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ là thỏa thuận bằng văn bản giữa TCPHT với chủ thẻ về việc phát hành và sử dụng thẻ.”[Điều 3 thông tư 19/2016/TT/NHNN]. Về bản chất của hợp đồng phát hành này, qua một số vụ án và khiếu nại về thẻ, có thể thấy một số chủ thẻ cho rằng quan hệ giữa ngân hàng phát hành thẻ với chủ thẻ là quan hệ gửi giữ tài sản. Bằng chứng cho sự tồn tại quan hệ gửi giữ tài sản giữa ngân hàng và chủ thẻ là chiếc thẻ ATM và tài khoản mang tên chủ thẻ tại ngân hàng. Do đó, số tiền trên tài khoản là tài sản mà chủ thẻ gửi giữ tại ngân hàng. Chính vì vậy, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ đó (trừ trường hợp bất khả kháng), thì ngân hàng giữ tài sản phải bồi thường thiệt hại cho người gửi tài sản [Điều 554,557 BLDS 2015]. Tuy nhiên, căn cứ quy 8
- định tại Điều 554 BLDS 2015 thì việc cho rằng quan hệ gửi giữa chủ thẻ và NHTM là quan hệ gửi giữ tài sản là chưa đủ cơ sở và chưa phù hợp với quy định của pháp luật vì những lý do sau đây: (i) Thứ nhất, người giữ tài sản là pháp nhân và thực hiện dịch vụ này nhằm mục đích sinh lợi (NHTM), trong khi một bên là cá nhân gửi tài sản hầu như không có mục đích kinh doanh (chủ thẻ). Mục đích chính của cá nhân sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM không phải hưởng lãi theo lãi suất không kỳ hạn do NHTM quy định mà để cất giữ hoặc thuận tiện cho việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ. (ii) Thứ hai, hiện nay không có văn bản pháp luật nào định nghĩa tài sản mà chỉ có quy định mang tính liệt kê “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” (Điều 105 BLDS 2015). Cho nên, tiền trên tài khoản của chủ thẻ là tài sản mà chủ thẻ gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên, số tiền gửi giữ này khác với tài sản gửi giữ được nêu trong hợp đồng gửi giữ tài sản theo quy định trong Bộ luật Dân sự. Trong quan hệ giữa chủ thẻ với ngân hàng phát hành thẻ, bên giữ tài sản (ngân hàng) có trách nhiệm bảo quản tài sản cho người gửi tài sản (chủ thẻ) nhưng không có nghĩa vụ trả lại chính tài sản đó cho bên gửi tài sản khi hết thời hạn hợp đồng. Trường hợp chủ thẻ phải trả lại chính số tiền mà người gửi đã nộp, thì chủ thẻ không được sử dụng thẻ ATM để rút tiền mặt hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng gửi giữ tài sản. Hơn nữa, hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ ATM giữa ngân hàng với chủ thẻ là loại hợp đồng dân sự không xác định thời hạn và bên gửi tài sản không phải trả tiền công cho bên giữ. Chẳng hạn như, khi mở tài khoản, chủ thẻ nộp cho ngân hàng mười triệu đồng, trong đó có 5 triệu đồng loại tiền 500.000 đồng, 3 triệu đồng loại tiền 100.000 đồng và 2 triệu đồng loại tiền 50.000 đồng với số seri xác định. Số tiền này sẽ được ngân hàng đưa vào lưu thông và không còn là tài sản thuộc sở hữu của chủ thẻ ngay sau khi nộp. Do đó, khi sử dụng thẻ ATM để rút tiền mặt hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ, thì chủ thẻ không thể nhận lại số tiền mà mình đã nộp vào tài khoản tại 9
- ngân hàng và cũng không có quyền yêu cầu ngân hàng thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng chính số tiền đó. (iii) Thứ ba, theo quy định của Bộ luật Dân sự, trong quan hệ gửi giữ tài sản, bên gửi tài sản có nghĩa vụ giao tài sản cho bên giữ tài sản và thông báo ngay cho người giữ tài sản biết tình trạng tài sản, biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ. Đối chiếu với quan hệ phát hành và sử dụng thẻ ATM giữa ngân hàng phát hành thẻ với chủ thẻ, số tiền trên tài khoản của chủ thẻ không nhất thiết là tiền do chủ thẻ trực tiếp nộp tại ngân hàng mà có thể tiền từ bên thứ ba chuyển đến thông qua hệ thống tài khoản của ngân hàng. Bên thứ ba có thể là người sử dụng lao động trả lương cho người lao động, người mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán hàng hoá, dịch vụ cho bên bán hàng, cung ứng dịch vụ... Từ những lý lý do trên đây, chúng tôi cho rằng quan hệ giữa chủ thẻ với NHTM chỉ là quan hệ dân sự thông thường chứ không thuộc một trong những hợp đồng dân sự thông dụng được quy định trong Bộ luật Dân sự như hợp đồng gửi giữ tài sản mà một số chủ thẻ đã nói ở trên. Do đó, những quy định chung về hợp đồng dân sự trong Bộ luật Dân sự được áp dụng đối với quan hệ phát hành và sử dụng thẻ giữa chủ thẻ với ngân hàng phát hành thẻ. Ngoài ra, mối quan hệ giữa chủ thẻ với ngân hàng phát hành thẻ còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành như Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. Như vậy, từ những sự phân tích trên, tác giả mạnh dạn đưa ra khái niệm “NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM” như sau: NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của NHTM là cá nhân hoặc tổ chức (thông qua người đại diện) đăng ký việc mở và sử dụng thẻ tại NHTM để thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của mình mở tại NHTM đó, trên cơ sở hợp đồng phát hành theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích, yêu cầu của khách hàng và TCTD. 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa và của NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM . 10
- Thứ nhất, NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Theo phân tích ở trên, có thể nói mối quan hệ giữa NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa và NHTM là quan hệ hợp đồng dân sự. Do đó, để trở thành chủ thể hợp đồng này thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện của hợp đồng dân sự. Điều 117 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 quy định: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. [Điều 16] và Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định. Như vậy, yếu tố năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là điều đương nhiên và sẵn có. Tuy nhiên, để tham gia được vào quan hệ hợp đồng, cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được BLDS quy định theo các tiêu chí khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng nhận thức trong các Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 BLDS 2015. Căn cứ vào đó, văn bản pháp quy lĩnh vực ngân hàng đã quy định về chủ thể được phép thực hiện các giao dịch liên quan đến dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa. Theo Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định chủ thẻ: “1. Đối với chủ thẻ chính là cá nhân: a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, có tài sản riêng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ không được thấu chi, thẻ trả trước.” 2. Đối với chủ thẻ chính là tổ chức: Các tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân được sử dụng các loại thẻ. Chủ thẻ là tổ chức được ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân sử dụng thẻ của tổ chức hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ theo quy định tại Thông tư này. 3. Đối với chủ thẻ phụ: 11
- Chủ thẻ phụ được sử dụng thẻ theo chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính nhưng chỉ trong phạm vi quy định sau đây: a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; c) Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ không được thấu chi, thẻ trả trước.” Như vậy, theo các quy định này thì chủ thẻ chính sẽ là người bị ràng buộc các điều kiện khắt khe hơn chủ thẻ phụ do chủ thẻ chính là người giao dịch trực tiếp với ngân hàng và với những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện cũng đã có thể trở thành chủ thể sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa không có thấu chi. Còn nếu muốn mở tài khoản ghi nợ nội địa đầy đủ có thêm thấu chi thì bắt buộc phải là người từ đủ 18 tuổi đáp ứng các điều kiện nêu ra. Thêm nữa, do phân tích ở trên, NTD được hiểu ở đây có cả cá nhân và pháp nhân nên pháp nhân cũng hoàn toàn có thể tham gia giao dịch thẻ thông qua người đại diện của mình, người đại diện cho pháp nhân sẽ tham gia giao dịch thẻ giống với quy định đối với cá nhân. Thứ hai, NTD là bên yếu thế trong quan hệ phát hành, sử dụng thẻ ATM tại NHTM do sự hạn chế về thông tin, về kiến thức chuyên môn, về khả năng đàm phán hợp đồng cũng như khả năng tự bảo vệ mình. NTD các dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa nói riêng nhìn chung có mức độ hiểu biết về các sản phẩm tài chính thấp. Trong vòng một thập kỷ vừa qua, tất cả các nền kinh tế đang trên đà phát triển trong khu vực và trên thế giới đều có những bước tiến vượt bậc trong việc tạo dựng và phát triển các khu vực tài chính của mình. Sự mở cửa của các nền kinh tế cho các công ty đa quốc gia được tự do vào hoạt động, mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các tổ chức tín dụng như ngân hàng, bảo hiểm, 12
- các quỹ đầu tư tương hỗ,...và sự phát triển của công nghệ và cơ sở hạ tầng, đã dẫn đến sự ra đời của các sản phẩm tài chính ngày càng phức hợp dành cho công chúng. Tuy nhiên, công chúng tại các nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển như Việt Nam lại không có được một lịch sử lâu dài trong việc làm quen với các sản phẩm tài chính phức tạp, tinh vi. Ví dụ, việc sử dụng thẻ ATM để rút tiền từ các máy rút tiền tự động, hay sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán vẫn còn xa lạ với đại bộ phận dân chúng, đặc biệt tại khu vực ngoại ô, nông thôn hoặc cả các thị xã, thị trấn. Mức tăng hiểu biết về tài chính, do đó, chậm hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển của những kênh đầu tư, hoặc các sản phẩm tín dụng được chào bán trên thị trường, dẫn đến khoảng cách ngày càng gia tăng giữa sự phức hợp của các sản phẩm tài chính và khả năng của NTD có thể hiểu biết tường tận những sản phẩm mà họ đang mua. Đặc biệt tại các nước có mức thu nhập thấp, với những NTD lần đầu tiên đến với các sản phẩm tài chính, khoa học công nghệ cũng có tác động thay đổi đáng kể đối với những sự bảo vệ mà NTD cần có trong các giao dịch tài chính. Như vậy, vô hình chung, NTD đã ở một bên yếu thế hơn, không chủ động được thông tin trong quan hệ giao dịch thẻ với bên tổ chức phát hành là các NHTM với sự hiểu biết và chủ động về sản phẩm tài chính cao. Thứ ba, dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa mang đến cho NTD rất nhiều lợi ích tuy nhiên bên cạnh đó cũng là những rủi ro rất lớn. Không thể chối cãi rằng với một chiếc thẻ ATM, NTD sử dụng rất nhanh, gọn và tiện lợi trong việc cất giữ tiền và thanh toán do thẻ ATM ngày càng được chấp nhận tại nhiều điểm thanh toán. Ngoài ra thẻ thanh toán cũng rất dễ dàng cho việc quản lý chi tiêu và an toàn với các nghiệp vụ khoá thẻ hoặc huỷ thẻ khi có báo mất. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của thẻ ATM cũng chính là thứ mang lại rủi ro lớn nhất cho NTD chính là rủi ro về thông tin. Thẻ được tích hợp chip EMW có độ bảo mật rất cao, nhưng với tội phạm công nghệ cao đang ngày càng phức tạp và tinh vi như hiện nay, thông tin của chủ thẻ bị rủi ro đánh cắp là rất lớn, đơn cử như hàng loạt vụ mất tiền trong tài khoản ngân hàng không rõ nguyên nhân như báo chí đưa tin rầm rộ thời gian gần đây. Ngoài ra, rủi ro về phí và lãi suất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của NTD. Phần lớn NTD khi sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa không hoặc rất ít quan tâm đến biểu phí cũng như quy định sử dụng thẻ do tổ chức phát hành đưa ra một 13
- phần do những quy định chưa rõ ràng hoặc chi phí quá nhỏ đã tạo tâm lý chủ quan nơi NTD, đến khi mức phí hoặc lãi suất phình to đến mức gây bất ngờ và cần can thiệp thì có thể đã gây ra thiệt hại rất lớn rồi. 1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam. Hiện nay bảo vệ quyền lợi NTD đã ngày càng được quan tâm nhưng quyền lợi của NTD dịch vụ tài chính nói chung và quyền lợi của NTD dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhìn vào một số vụ việc mới đây như vụ việc ngân hàng tự ý thu phí thường niên, 1 chiếc thẻ ATM “cõng” trên mình 25 loại phí, mất tiền trong tài khoản qua giao dịch thẻ, xâm phạm việc bảo mật thông tin cá nhân, giải quyết khiếu nại và tranh chấp chưa hợp lý… , số lượng các vụ khiếu nại liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng không ngừng tăng lên có thể thấy được rằng rất cấp thiết phải có một cơ chế bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa một cách triệt để và an toàn hơn. Có thể thấy rằng quyền lợi NTD đã bị vi phạm nhưng NTD rất khó tự bảo vệ mình vì pháp luật bảo vệ NTD trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam vẫn còn quá chung chung và đơn giản, và việc thực thi luật bảo vệ NTD vẫn còn chưa hiệu quả. Ngoài ra, mức độ phát triển và văn minh của một quốc gia không chỉ được đánh giá bằng tốc độ tăng trưởng của GDP, của thu nhập bình quân đầu người mà còn phụ thuộc vào giá trị công bằng và khả năng thực thi của pháp luật. Một nền pháp chế văn minh phải ưu tiên bảo vệ kẻ yếu. [20] Có lẽ vì thế, pháp luật về quyền của người tiêu dùng luôn là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật thương mại của các quốc gia phát triển và đã trở thành vấn đề pháp lý quốc tế. Vì vậy, xây dựng cơ chế bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa mạnh hơn cũng là việc cần thiết để bảo vệ quyền lợi NTD nhằm đảm bảo và thực hiện quyền con người và để phù hợp với thông lệ quốc tế và khung chung của Liên Hợp Quốc về bảo vệ quyền con người trong kinh doanh. Hơn nữa, vấn đề quyền con người ở Việt Nam đã trở thành mục tiêu đạt tới của các chính sách phát triển đất nước. Các quan điểm của Đảng và chính sách phát triển của Nhà nước đều nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là thực hiện trên thực tế các quyền của con người về 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
117 p | 439 | 110
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW
52 p | 184 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần du lịch Nam Định
58 p | 106 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Nhựa Quỳnh Hằng SP
58 p | 84 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam
65 p | 79 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần Chuỗi thực phẩm TH
53 p | 58 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH một thành viên Diesel Sông Công
57 p | 47 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định về sa thải người lao động trái pháp luật và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
65 p | 72 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi công công trình xây dựng - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần tập đoàn Bách Việt
45 p | 50 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
77 p | 100 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Khảo sát Dịch vụ Thương mại Thiên Bảo
60 p | 39 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay
93 p | 76 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014
64 p | 77 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
91 p | 50 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
70 p | 51 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường
45 p | 34 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
64 p | 47 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
79 p | 51 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn