Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam
lượt xem 17
download
Mục đích của khóa luận là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp luật thực định về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư của Việt Nam, so sánh với quy định của một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ------------- HOÀNG ANH DŨNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRONG MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa: QH-2013-L Hà Nội, 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ------------- HOÀNG ANH DŨNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRONG MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa: QH-2013-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS Doãn Hồng Nhung Hà Nội, 2017
- Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là khóa luận tốt nghiệp của chính bản thân tôi, khóa luận được PGS.TS Doãn Hồng Nhung hướng dẫn khoa học. Các số liệu, trích dẫn, ví dụ đảm bảo đúng sự thật. Nếu có gì sai tôi xin chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ KHÓA LUẬN Hoàng Anh Dũng 1
- Bảng ký hiệu viết tắt Bộ luật dân sự BLDS Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng LBVQLNTD 2
- Mục lục Lời cam đoan............................................................................................................................. 1 Bảng ký hiệu viết tắt ................................................................................................................. 2 Mục lục ...................................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRONG MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ ............................ 9 1.1 Khái niệm hợp đồng ....................................................................................................... 9 1.2 Khái niệm hợp đồng theo mẫu..................................................................................... 10 1.3 Đặc trưng và bản chất pháp lý của hợp đồng theo mẫu............................................ 14 1.3.1 Đặc trưng về sự thỏa thuận ...................................................................................... 14 1.3.2 Đặc trưng bất cân xứng giữa các bên trong hợp đồng theo mẫu .............................. 15 1.3.3 Sự tiêu chuẩn hóa các điều khoản hợp đồng ............................................................ 18 1.4 Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư ............................................... 19 1.4.1 Khái niệm và đặc điểm của nhà chung cư và căn hộ chung cư ................................ 19 1.4.2 Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư ........................................................................ 20 1.5 Vai trò của giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu ............................................... 23 1.6 Quy định về hợp đồng theo mẫu trên thế giới ............................................................ 25 1.6.1 Các quy định pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu của Québec, Canada ............................................................................................................................... 25 1.6.2 Các quy định pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu của Liên minh châu Âu (EU) .................................................................................................................... 27 1.6.3 Các quy định pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu của Hàn Quốc ........................................................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRONG MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ TẠI VIỆT NAM ...... 33 2.1 Các quy định chung về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư ................................... 33 2.1.1 Về chủ thể của hợp đồng .......................................................................................... 33 2.1.2 Về đối tượng của hợp đồng ...................................................................................... 36 2.1.3 Nội dung hợp đồng và trình tự thủ tục, ký kết hợp đồng mua bán căn hộ chung cư38 2.2 Các quy định pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư ........................................................................................................... 42 2.2.1 Hạn chế bất cân xứng thông tin ............................................................................... 43 2.2.2 Hạn chế rủi ro từ điều khoản lạm dụng .................................................................... 51 3
- 2.2.3 Giải thích hợp đồng theo mẫu và phương thức giải quyết tranh chấp ..................... 55 2.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư ................................................................................................... 57 2.3.1 Kết quả đạt được ...................................................................................................... 57 2.3.2 Những khó khăn còn tồn tại ..................................................................................... 58 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRONG MUA CĂN HỘ CHUNG CƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM......................................................................... 62 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư.......................................................................................................................... 62 3.1.1 Xuất phát từ nhu cầu thực tế đời sống ...................................................................... 62 3.1.2 Yêu cầu của hội nhập quốc tế................................................................................... 63 3.1.3 Phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, đúng hướng ..................................... 65 3.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư ........................................................................................ 66 3.3 Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư ................................................................................ 68 3.3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư .................................................................................................. 68 3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư ......................................................................... 71 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 74 PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 81 4
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp đồng là công cụ chủ yếu nhằm xác lập quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức trong đời sống hàng ngày và là một chế định điển hình, quan trọng trong pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, vai trò của hợp đồng ngày càng được nâng cao, là cơ sở cho nhiều mối quan hệ trong xã hội. Trong thực tế, các giao dịch dân sự, thương mại, tiêu dùng rất đa dạng, phong phú và cũng sử dụng nhiều hình thức hợp đồng nhất. Do đó để giảm bớt thời gian, giảm chi phí cho mỗi giao dịch, nhiều doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ đã sử dụng các loại hợp đồng được soạn sẵn thành mẫu nhất định từ trước và áp dụng hàng loạt. Những hợp đồng như vậy được gọi là hợp đồng theo mẫu hay hợp đồng gia nhập. Loại hợp đồng này được sử dụng ở nhiều lĩnh vực như mua bán căn hộ chung cư, bảo hiểm, dịch vụ cung cấp điện nước, tín dụng, viễn thông… là những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có số lượng khách hàng lớn, ổn định, đặc biệt những lĩnh vực mà nhà sản xuất mang tính độc quyền. Đối với loại hợp đồng này, khi người tiêu dùng muốn có được hàng hóa, muốn sử dụng dịch vụ thì họ buộc phải đồng ý và ký kết các hợp đồng đã được mặc định sẵn. Họ vẫn có quyền đọc nhưng sẽ không có hoặc rất ít thời gian để tìm hiểu rõ hoặc không được giải thích rõ về nội dung hợp đồng nên thường không nhận biết được những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thậm chí, nếu người tiêu dùng muốn thương lượng để sửa đổi, bổ sung một vài nội dung hợp đồng thì sẽ khó có thể được doanh nghiệp đồng ý với lý do đó là quy định áp dụng chung cho tất cả khách hàng. Giao dịch mua bán căn hộ chung cư cũng là một lĩnh vực mà hợp đồng theo mẫu được bên bán là chủ đầu tư áp dụng. Bất động sản nói chung, căn hộ chung cư nói riêng là loại tài sản có giá trị lớn, có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt. Ở các thành phố, đô thị lớn, với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, người dân di chuyển nhiều về các thành phố, diện tích đất bị thu hẹp thì các khu nhà chung cư là những giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng trên. Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là cơ sở quan trọng nhất trong giao dịch mua bán căn hộ chung cư. Tuy nhiên, với vị thế và 5
- khả năng của mình, chủ đầu tư trong các dự án nhà chung cư có thể đưa ra các điều khoản có lợi cho mình và gây bất lợi cho người mua căn hộ trong các hợp đồng theo mẫu được chủ đầu tư soạn sẵn từ trước. Do đó, người mua căn hộ khi giao kết hợp đồng theo mẫu mua bán căn hộ chung cư nếu không tìm hiểu kỹ hợp đồng sẽ khó tránh được những rủi ro tiềm tàng, hơn nữa căn hộ chung cư lại có giá trị lớn, sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho người mua. Pháp luật hiện nay có một số quy định nhằm kiểm soát hợp đồng theo mẫu, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư nhằm thiết lập lại vị thế bình đằng giữa các bên, bảo vệ quyền lợi cho bên yếu thế hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện. Do đó, sinh viên chọn đề tài “Pháp luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp nhằm nghiên cứu cụ thể, hệ thống các quy định pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, chế định hợp đồng được rất nhiều nhà khoa học, luật gia triển khai nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, nhiều nội dung. Đối với vấn đề hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư có một số tác giả nghiên cứu dưới nhiều nội dung như: Cuốn sách chuyên khảo “Pháp luật về hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng trong hợp đồng theo mẫu” do PGS.TS Doãn Hồng Nhung chủ biên, xuất bản năm 2013; cuốn “Giáo trình Luật hợp đồng – phần chung” của PGS.TS Ngô Huy Cương xuất bản năm 2013; bài viết “Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước” của PGS.TS Nguyễn Như Phát đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 06 năm 2003; một số luận văn thạc sĩ như “Pháp luật về hợp đồng dân sự theo mẫu trên thế giới – Những kinh nghiệm đối với Việt Nam” năm 2011 của Nguyễn Thị Ngọc Anh (Khoa Luật – ĐHQGHN), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đông gia nhập” năm 2010 của Lò Thùy Linh (Khoa Luật – ĐHQGHN), “Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư theo pháp luật Việt Nam” năm 2014 của Hoàng Thị Oanh (Khoa Luật – 6
- ĐHQGHN)…Khóa luận đã kế thừa và tiếp thu những tri thức khoa học của các nhà khoa học, trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu và cập nhập những thông tin, những quy định pháp luật mới. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các vấn đề lý luận và thực trạng quy định của pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, thực tiễn áp dụng pháp luật. Khóa luận nghiên cứu chủ yếu các quy định của Bộ luật dân sự, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành của Việt Nam về hợp đồng theo mẫu, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam; tập trung làm nổi bật, đặc trưng, bản chất của hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư dự án, giữa hai chủ thể là cá nhân, tổ chức kinh doanh bất động sản và người tiêu dùng. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp luật thực định về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư của Việt Nam, so sánh với quy định của một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phép duy vật biện chứng làm phương pháp luận, sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích các vấn đề lý luận và quy phạm luật thực định để làm sáng tỏ những điểm hợp lý, hạn chế; phương pháp so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của một số quốc gia trên thế giới, so sánh quy định pháp luật cũ và mới của Việt Nam; phương pháp thống kê, tổng hợp dựa trên các số liệu cụ thể để đưa ra các đánh giá. 7
- 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về mặt lý luận, khóa luận là kết quả nghiên cứu có tính tương đối hệ thống về các quy định của pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư. Khóa luận đưa ra các vấn đề lý luận như hợp đồng, hợp đồng theo mẫu, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và các vấn đề liên quan, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới quy định về hợp đồng theo mẫu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư. Về thực tiễn, khóa luận đã đánh giá, phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, định hướng hoàn thiện và kiến nghị một số giải pháp để khắc phục các bất cập còn tồn tại, nâng cao tính khả thi, tính minh bạch và hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng theo mẫu trong mua bán nhà chung cư tại Việt Nam. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được chia làm ba chương, trong đó: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư Chương 2: Thực trạng pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư và nâng cao hiệu quả thực thi tại Việt Nam 8
- CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRONG MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ 1.1 Khái niệm hợp đồng Hiện nay, trong khoa học pháp lý có nhiều định nghĩa về hợp đồng. Hợp đồng có thể có những tên gọi khác như thỏa thuận, khế ước, giao kèo, thỏa ước… Trong Từ điển luật học Deluxe Black’s Law đưa ra hai định nghĩa về hợp đồng. Theo định nghĩa thứ nhất, “Hợp đồng là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều người tạo lập một nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc cụ thể”; theo định nghĩa thứ hai, “hợp đồng là một lời hứa hoặc tập hợp của những sự hứa hẹn mà với sự vi phạm chúng, pháp luật đưa ra một chế tài, hoặc với sự thực hiện chúng, pháp luật, trong một số phương diện, thừa nhận như là một nghĩa vụ.” [60, 322] Bộ luật Dân sự (BLDS) Pháp năm 1804 đưa ra định nghĩa hợp đồng tại điều 1101: “Hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một việc nào đó.” [28, 306] BLDS Việt Nam năm 2015 định nghĩa hợp đồng tại điều 385: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.” (định nghĩa này đã lược bỏ từ “dân sự” trong “hợp đồng dân sự” so với định nghĩa tại BLDS năm 2005). Một định nghĩa khác: “Hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện của hai hoặc nhiều bên được thi hành theo pháp luật như là một thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý” [64]. Các định nghĩa hợp đồng đều thể hiện những đặc trưng: một là sự trao đổi và thống nhất giữa các ý chí hay sự thỏa thuận; Hai là việc tạo lập nên một hậu quả pháp lý [18, 12]. Việc tạo lập nên một hậu quả pháp lý là điều kiện đủ bởi theo Giáo sư Vũ Văn Mẫu, sự ưng thuận của các chủ thể về một chủ đích không phải lúc nào cũng phát sinh ra một khế ước hay nghĩa vụ mang tính ràng buộc pháp lý. Ví dụ như cung cấp các sự giúp đỡ vô thường (prestaiton de service gratuit) như giúp đẩy xe, cho đi nhờ,…, tuy có sự ưng thuận giữa hai người để 9
- giúp đỡ nhau đẩy một chiếc xe hơi hỏng máy hay ưng thuận cho đi nhờ… nhưng không được coi là khế ước [26, 58-60]. Do đó sự xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ, hay hậu quả pháp lý là điều kiện đủ của hợp đồng. Như vậy hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Nền tảng của hợp đồng chính là sự tự do ý chí, thống nhất ý chí, sự ưng thuận được xem là cực kỳ quan trọng, là nguyên tắc cơ bản, không thể thiếu để hình thành nên các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Các bên được tự do tham gia vào các quan hệ hợp đồng và có quyền tự do trong việc quyết định nội dung hợp đồng. Thông thường, để có thể tạo lập một hợp đồng và đi đến giao kết thì cần một quá trình đàm phán, thương lượng nhằm giúp các bên thống nhất ý chí cũng như được biết, hiểu được toàn bộ nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, có một loại hợp đồng, mặc dù có thể coi là có sự gặp gỡ giữa các ý chí về mặt lý thuyết, nhưng chỉ thể hiện ở việc chấp nhận các điều khoản của hợp đồng mà không có quá trình đàm phán và quyết định của các bên. Đây là hình thức giao kết đặc trưng của hợp đồng theo mẫu hay hợp đồng gia nhập. 1.2 Khái niệm hợp đồng theo mẫu Như đã trình bày, thông thường hợp đồng sẽ được hình thành trên cơ sở kết quả của các cuộc đàm phán, thương lượng giữa các bên tham gia giao kết. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển, các chủ thể muốn rút ngắn thời gian soạn thảo hợp đồng, thúc đẩy nhanh việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Hợp đồng theo mẫu ra đời. Các loại hợp đồng theo mẫu tiêu biểu có thể kể đến như hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình, điện nước, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư… Hiện nay có nhiều định nghĩa và tên gọi khác nhau đối với hợp đồng theo mẫu. Một số quan niệm cho rằng đây là hợp đồng theo mẫu, tức là các điều khoản, điều kiện của hợp đồng được soạn sẵn theo một khuôn mẫu, nhấn mạnh yếu tố hình thức hợp đồng và yếu tố áp dụng, cụ thể là áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Ví dụ như Pháp luật Hàn Quốc khi định nghĩa về hợp đồng mẫu quy định rằng các điều kiện và điều khoản chung của loại hợp đồng này được một bên trong hợp đồng chuẩn bị 10
- từ trước theo một mẫu riêng biệt (specific form) nhằm mục đích giao kết với nhiều đối tác khác nhau, bất kể tên gọi, thể loại hay phạm vi của chúng”[55, khoản 1 điều 2]. Bộ luật dân sự Québec năm 1991 lại gọi tên hợp đồng này là hợp đồng gia nhập và đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng gia nhập (a contract of adhesion) là hợp đồng mà các quy định chủ yếu được áp đặt hoặc chuẩn bị bởi một trong các bên theo ý chí hoặc chỉ dẫn của họ, và các quy định đó không được tự do thương lượng. Bất kỳ một hợp đồng nào không phải hợp đồng gia nhập phải có sự thỏa thuận giữa các bên”[56, điều 1379]. Học giả Clayton P.Gillette của trường Luật New York đưa ra khái niệm “Hợp đồng theo mẫu, đôi khi được gọi là hợp đồng soạn sẵn hay hợp đồng gia nhập, là loại hợp đồng được đưa ra cho một bên để chấp nhận (acceptance) hoặc từ chối (rejection) mà không có sự thương lượng bổ sung nào đáng kể. Một hợp đồng theo mẫu có thể được soạn thảo bởi chính bên đưa ra nó hoặc một bên thứ ba, ví dụ như một hiệp hội thương mại”[57, 181]. Cách định nghĩa của Bộ luật dân sự Quebec và của học giả Clayton chú trọng đến cách soạn thảo và phương thức giao kết hợp đồng, thể hiện qua tính chất “gia nhập” của bên không soạn thảo nội dung hợp đồng. Theo đó hợp đồng sẽ do một bên, thông thường là bên có năng lực tài chính lớn hơn, thông tin đầy đủ hơn so với bên còn lại, tự mình hoặc thuê các đội ngũ chuyên gia soạn thảo các điều khoản, hay nói cách khác là quyết định mọi nội dung của hợp đồng. Bên còn lại chỉ trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận (take it or leave it) với nội dung hợp đồng mà gần như không có sự thương lượng, sửa đổi nào đáng kể. Từ điển luật học Deluxe Black’s Law đưa ra định nghĩa hợp đồng gia nhập dành cho người tiêu dùng cũng trên cơ sở nguyên tắc chấp nhận nó hoặc từ bỏ nó (take it or leave it): “Hợp đồng gia nhập là mẫu hợp đồng tiêu chuẩn hóa được cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở chấp nhận nó hoặc từ bỏ nó mà không có khả năng hay cơ hội thực tế để thương lượng, và người tiêu dùng không thể đạt được các sản phẩm và dịch vụ như mong muốn ngoại trừ việc đồng ý với mẫu hợp đồng”[60, 40]. 11
- Giáo sư Vũ Văn Mẫu căn cứ vào điều kiện nội dung của sự kết ước để chia khế ước thành hai cặp: “khế ước hiệp ý và khế ước gia nhập”; “khế ước cá nhân và khế ước cộng đồng”. Đối với khế ước gia nhập, ông cho rằng bên gia nhập đã mất sự tự do thương thuyết và phải chấp nhận các điều kiện của đối phương [26, 67-69]. Như vậy có thể thấy, nguyên tắc “take it or leave it” (chấp nhận nó hoặc từ bỏ nó) là nguyên tắc cơ bản của hợp đồng theo mẫu hay hợp đồng gia nhập. Nguyên tắc này còn thể hiện rõ ràng hơn đối với những loại hàng hóa và dịch vụ cần thiết, quan trọng đối với người tiêu dùng (như tài sản thuê hoặc vật phẩm cẩn thiết) mà họ cảm thấy rằng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận các điều khoản [65]. Học giả John J. A. Burke đưa ra một định nghĩa khá khác biệt, tuy nhiên vẫn nhấn mạnh đến sự bị động của bên không soạn thảo nội dung hợp đồng hay là người tiêu dùng, chỉ có thể “chấp nhận nó hoặc từ bỏ nó”: “Hợp đồng theo mẫu là một bản kê khai (record) được thiết lập từ trước của các điều khoản pháp lý, được sử dụng bởi một thực thể kinh doanh hay công ty, trong các giao dịch với khách hàng. Bản kê khai ghi rõ các điều khoản pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty và bên còn lại. Công ty yêu cầu bên kia chấp nhận nó mà không sửa đổi và không mong muốn bên kia biết hoặc hiểu các điều khoản của nó.”[62, 3] BLDS năm 2015 của Việt Nam định nghĩa hợp đồng theo mẫu tại khoản 1 điều 405: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý, nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra”. Định nghĩa của BLDS năm 2015 không khác gì định nghĩa của BLDS năm 2005 (khoản 1 điều 407) mà theo PGS.TS Ngô Huy Cương, cách định nghĩa này không đề cập đến tính chất “gia nhập” của bên không thiết lập các điều kiện của hợp đồng, có nghĩa là không nêu tính chất “đại chúng” của các điều kiện mẫu [18, 203]. Có thể thấy rằng, định nghĩa của hai bộ luật dường như nhấn mạnh đến quá trình đề nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng, không thật sự nhấn mạnh đến hình thức riêng biệt của hợp đồng như định nghĩa của pháp luật Hàn Quốc hay tính chất “gia nhập” của bên không soạn thảo nội dung hợp đồng. 12
- BLDS năm 2015 cũng đưa ra một định nghĩa về Điều kiện giao dịch chung, theo đó, khoản 1 điều 406 quy định: “Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho các bên được họ đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này”. Có lẽ, việc lần đầu quy định khái niệm điều kiện giao dịch chung trong BLDS xuất phát từ quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (LBVQLNTD) năm 2010, khi mà LBVQLNTD năm 2010 của Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa về điều kiện giao dịch chung, song song với định nghĩa về hợp đồng theo mẫu, trong phạm vi giữa người kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng. Theo đó, khoản 6 điều 5 LBVQLNTD năm 2010 quy định “Điều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng”, khoản 5 điều 5 quy định: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhận kinh doanh hàng hóa dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng”. Theo PGS.TS Nguyễn Như Phát, điều kiện giao dịch chung có ba đặc điểm: một là những quy định, quy tắc, điều kiện do thương nhân đơn phương ban hành; hai là được áp dụng chủ yếu cho người tiêu dùng; và ba là điều kiện giao dịch chung áp dụng cho nhiều người tiêu dùng và sử dụng nhiều lần. Theo ông, hợp đồng mẫu là một trong những hình thức thiết lập đa dạng của Điều kiện giao dịch chung mà pháp luật cần quan tâm, theo đó hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do thương nhân đơn phương soạn thảo để giao dịch với nhiều người tiêu dùng. Do đó, với tính cách là một loại hình điều kiện giao dịch chung, toàn bộ nội dung hợp đồng được thương nhân soạn trước và người tiêu dùng chỉ còn biết “chấp nhận” [35]. Có thể thấy sự khác biệt giữa Điều kiện giao dịch chung và Hợp đồng theo mẫu là các điều kiện giao dịch chung, thông thường không nằm ngay trong bản hợp đồng, nó có thể được quy định trong các văn bản riêng miễn là được bên cung cấp dịch vụ công bố công khai [27]. Mặc dù có những quan niệm, định nghĩa khác nhau về hợp đồng theo mẫu, nhưng tựu chung lại có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng theo mẫu là hợp đồng mà các điều khoản chỉ do một bên soạn thảo từ trước, bên còn lại chỉ có thể chấp nhận hoặc không 13
- chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng và hợp đồng được bên soạn thảo sử dụng để giao kết với nhiều đối tác khác nhau. 1.3 Đặc trưng và bản chất pháp lý của hợp đồng theo mẫu 1.3.1 Đặc trưng về sự thỏa thuận Như đã trình bày, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng theo mẫu trước hết là một loại hợp đồng, do đó mang các đặc điểm của hợp đồng nói chung. Tuy nhiên, là một loại hợp đồng đặc thù, nó mang những đặc trưng khác biệt với những hợp đồng nói chung. Đặc điểm đầu tiên để phân biệt giữa hợp đồng theo mẫu với các loại hợp đồng khác là sự thỏa thuận trong hợp đồng theo mẫu đã bị triệt tiêu quá trình đàm phán, thương lượng. Để phân tích rõ hơn, ta xem xét hai yếu tố: tự do ý chí và sự ưng thuận. Thứ nhất, về tự do ý chí. Như đã trình bày, tự do ý chí là nguyên tắc cơ bản, nền tảng của hợp đồng. Theo nguyên tắc này, các bên được tự do giao kết hợp đồng theo ý chí của mình. Thông qua việc biểu lộ ý chí mong muốn trao đổi nghĩa vụ và nhận lấy quyền lợi, sự thống nhất về ý chí phát sinh ra hậu quả pháp lý của hợp đồng [21, 11]. Tự do ý chí có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhằm biến các dự định hoặc kế hoạch trở thành hiện thực [18, 25]. Tuy nhiên tự do ý chí cũng có những giới hạn nhất định. Điều 3 BLDS năm 2015 của Việt Nam quy định: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng…Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Như vậy, những hạn chế của tự do ý chí là không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không xâm phạm và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba, nhưng là những sự hạn chế cần thiết vì đời sống chung cộng đồng. Thứ hai là sự ưng thuận. Diễn đạt theo Giáo sư Vũ Văn Mẫu, sự ưng thuận bao gồm hai yếu tố là “sự đề ước” và “sự ưng nhận”. Sự ưng thuận là thỏa hợp của hai ý chí ấy [26, 92]. Nói như thuật ngữ hiện tại thì có sự tương đồng với “đề nghị” và “chấp 14
- nhận”. Nghĩa là, thông thường một bên trong giao dịch sẽ đưa ra ý chí, bên còn lại được tiếp xúc với ý chí, nếu có sự gặp gỡ giữa các ý chí thì một thỏa thuận được xem là tồn tại [18, 222]. Nói cách khác, ý chí là nguyên liệu, sự ưng thuận là quá trình chế biến nguyên liệu đó để có thể tạo ra một thỏa thuận, một hợp đồng (mặc dù sự ưng thuận này có thể không tạo ra hợp đồng, do sự thống nhất ý chí có thể tạo ra một thỏa thuận khác) [32, 17-18]. Tóm lại, để hình thành hợp đồng phải có sự gặp gỡ giữa các ý chí, muốn thế thì sự trao đổi, hiểu rõ giữa các bên là rất quan trọng, các bên càng bình đẳng trong giao dịch, càng hiểu rõ về nhau thì sản phẩm tạo ra sẽ càng hoàn thiện hơn, hợp đồng được giao kết sẽ càng giảm thiểu rủi ro và tranh chấp phát sinh. Tự do ý chí và sự ưng thuận là những vấn đề cốt lõi khi nghiên cứu hợp đồng. Tuy nhiên đối với hợp đồng theo mẫu, quá trình đàm phán, thương lượng đã không diễn ra, bởi hợp đồng do một bên soạn thảo từ trước và đưa ra, bên còn lại phải chấp nhận hoặc không chấp nhận tất cả các điều khoản trong hợp đồng. Tức là sự ưng thuận đã diễn ra không hoàn chỉnh mà gần như chỉ mang tính chất lý thuyết. Ý chí của các bên vẫn được thể hiện, song quá trình tương tác giữa các ý chí đó để hai bên đồng ý đến ràng buộc đã không tồn tại mà quá trình ưng thuận chỉ mang tính thời điểm [32, 19]. 1.3.2 Đặc trưng bất cân xứng giữa các bên trong hợp đồng theo mẫu LBVQLNTD năm 2010 của Việt Nam đưa ra định nghĩa hợp đồng theo mẫu trong phạm vi mối quan hệ giữa người kinh doanh hàng hóa, cung cấp dịch vụ với khách hàng là người tiêu dùng. Như vậy dưới góc độ của LBVQLNTD, hợp đồng theo mẫu được sử dụng trong các giao dịch giữa nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Hiện nay, hợp đồng theo mẫu được sử dụng trong nhiều loại giao dịch, tuy nhiên, trong khuôn khổ khóa luận này, sinh viên chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và đối tượng khách hàng là người tiêu dùng. Theo đó, một bên chủ thể trong hợp đồng theo mẫu là cá nhân, tổ chức kinh doanh, những người tham gia giao dịch với mục đích sinh lợi và coi đó là nghề nghiệp của mình, hay bên soạn thảo nội dung hợp đồng. Bên còn lại của hợp đồng là người tiêu dùng, hay bên không soạn thảo nội dung hợp đồng, bên gia nhập. LBVQLNTD năm 2010 định nghĩa “người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, 15
- gia đình, tổ chức”(khoản 1 điều 3). Người tiêu dùng ở đây để chỉ những cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ chỉ để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt cá nhân (như mua nhà chung cư để ở) mà không nhằm mục đích kinh doanh, sinh lợi. Do đó, các bên chủ thể trong hợp đồng theo mẫu có những sự bất cân xứng. Thứ nhất, sự bất cân xứng về vị thế Khi xem xét vị thế giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, cần phải nhắc đến nguyên tắc bình đẳng, công bằng trong giao kết hợp đồng. Nếu như tự do ý chí là nền tảng, cơ sở của việc kết lập hợp đồng, thì tự do ý chí phải đảm bảo công bằng và bình đẳng. Do đó, nhà nước cần can thiệp và các quan hệ hợp đồng thông qua việc ban hành các quy định pháp luật nhằm bảo đảm tự do trong giao kết hợp đồng cũng như sự công bằng (những hạn chế của tự do ý chí). Trong các hợp đồng thông thường có yếu tố thương lượng, trên lý thuyết, sự thương lượng thường hình dung ra vị trí bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng, cùng nhau thiết lập “luật chơi chung”, “đôi bên cùng có lợi”. Tuy nhiên, trong thực tiễn, nguyên tắc bình đẳng khó được đảm bảo trọn vẹn, các bên ký kết hợp đồng thường không ngang bằng nhau mà luôn tồn tại một bên mạnh hơn và một bên yếu hơn về kinh tế, về khả năng đàm phán giao kết hợp đồng, hiểu biết pháp luật...Trong giao dịch giữa một bên là cá nhân người tiêu dùng, một bên là nhà kinh doanh thì sự chênh lệch này lại càng rõ ràng. Với vị thế, khả năng của mình, nhà kinh doanh dễ áp đặt các điều khoản có lợi cho mình hoặc phân chia lợi ích không công bằng, ràng buộc người tiêu dùng vào những trách nhiệm họ không mong muốn, chịu thiệt. Thứ hai, sự bất cân xứng về thông tin Bất cân xứng về thông tin (the asymmetry of information hoặc asymmetric information) là một thuật ngữ trong kinh tế học, thể hiện tình trạng trong một giao dịch, một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với (các) bên còn lại [20]. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn, quyết định của cả người mua và người bán mà thông thường, bên có thông tin đầy đủ hơn là phía người bán. Dưới góc độ kinh tế, việc không nắm được các thông tin đầy đủ, xác thực sẽ khiến người mua trả giá thấp hơn so với giá trị thực của hàng hóa, khiến người bán không còn động lực sản xuất hàng hóa có giá trị và có xu hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng trung bình hoặc các nhà sản xuất hàng 16
- hóa chất lượng tốt sẽ rút lui khỏi thị trường. Hệ quả là trên thị trường chỉ còn lại những sản phẩm có giá trị thấp, hàng hóa tốt bị loại bỏ, thị trường sụp đổ. Dưới góc độ pháp lý, việc một bên ký kết hợp đồng không có đủ thông tin cần thiết, đầy đủ sẽ làm giảm khả năng thương lượng giao kết hợp đồng, dễ bị bên còn lại áp đặt, đem lại những rủi ro tiềm tàng. Thông tin là sức mạnh vì thông tin định hướng hành vi con người [31, 40]. Ví dụ như một thông tin về quy hoạch sử dụng đất có thể làm khuynh đảo thị trường nhà đất, hay các thông tin về chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ, lãi suất… có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán, định hướng đầu tư trên thị trường. Đối với quan hệ hợp đồng, nhờ các thông tin được cung cấp, các bên hiểu biết lẫn nhau, đánh giá được các cơ hội, lợi ích cũng như rủi ro. Trong giao kết hợp đồng theo mẫu, người tiêu dùng thường là những người bị thiếu thông tin so với nhà kinh doanh, có thể là thông tin về hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tin về nhà kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Nguyên nhân của sự thiếu thông tin này: Một là, có thể do thiếu vắng quá trình đàm phán, thương lượng hoặc có thể do các yếu tố khách quan [32, 28] vì là bên sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, nhà kinh doanh hiểu rõ nhất về sản phẩm của mình, và cùng với sự chuyên nghiệp, khả năng tài chính của mình, nhà kinh doanh nắm được nhiều thông tin hơn hẳn, đồng thời có khả năng vận dụng chúng một cách hiệu quả hơn so với người tiêu dùng, bởi họ thường chỉ nhìn thấy lợi ích mà sản phẩm đem lại do nhà kinh doanh cung cấp mà không thấy được những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm. Do đó, “cán cân” lợi ích và thế mạnh nghiêng về phía nhà kinh doanh, đẩy người tiêu dùng vào thế bất lợi hơn. [25, 28] Hai là, hợp đồng theo mẫu thường không được người tiêu dùng đọc một cách cẩn thận, chi tiết bởi nhiều lý do, ví dụ như hợp đồng chứa các thuật ngữ pháp lý phức tạp, được trình bày dài dòng, cần có thời gian dài để đọc và nghiên cứu; hoặc hình thức trình bày in cỡ chữ nhỏ (như các điều khoản về sử dụng phần mềm); nhiều trường hợp do tâm lý của người tiêu dùng là chỉ quan tâm đến những yếu tố chính như giá cả, chất lượng và số lượng, nên khi được nhà kinh doanh giải thích các yếu tố đó, họ đã yên tâm và 17
- không đọc kỹ các nội dung khác. Tuy nhiên, dù có đọc, hiểu được nội dung các điều khoản thì người tiêu dùng cũng không có khả năng thương lượng do buộc phải chấp nhận toàn bộ các điều khoản đó nếu muốn sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Những nguyên nhân trên đều là những lý do khiến cho người tiêu dùng rất ít khi đọc kỹ các điều khoản mặc dù có thể nhiều người đã ý thức được sự thiếu thông tin sẽ khiến việc giao kết hợp đồng có tính rủi ro cao. 1.3.3 Sự tiêu chuẩn hóa các điều khoản hợp đồng Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng mà các điều khoản chỉ do một bên soạn thảo từ trước, bên còn lại chỉ có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng và hợp đồng được bên soạn thảo sử dụng để giao kết với nhiều đối tác khác nhau. Bản chất của hợp đồng theo mẫu là sự tiêu chuẩn hóa các điều khoản của hợp đồng, do một bên chuẩn bị từ trước nhằm mục đích sử dụng để giao kết với nhiều người. Xuất phát từ tính lặp đi lặp lại của các giao dịch cùng loại, hợp đồng theo mẫu là một đòi hỏi tất yếu của một nền kinh tế phát triển nhằm tiêu chuẩn hóa và thống nhất các điều khoản chung của hợp đồng trong các giao dịch, tăng khả năng cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ [25, 27]. Các bên sẽ không phải lặp đi lặp lại công việc soạn thảo hợp đồng, tiết kiệm được thời gian và chi phí, công sức bỏ ra cho việc thương lượng. Một ví dụ đã được PGS.TS Nguyễn Như Phát nhắc đến trong công trình nghiên cứu về “Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước”, đó là việc bưu điện đòi hỏi các khách hàng thay đổi số điện thoại đang sử dụng theo yêu cầu của bưu điện [18, 202-203]. Vấn đề đặt ra là có cần thiết hay không việc bưu điện phải ngồi lại với từng khách hàng, từng thuê bao để thương lượng, đàm phán về các điều khoản, dịch vụ của hợp đồng mới. Bưu điện có lẽ không thể cung cấp dịch vụ cho mỗi chủ thuê bao với mỗi điều kiện khác nhau, nếu vậy sẽ có nguy cơ lên đến hàng triệu dịch vụ, tăng chi phí giá dịch vụ lên cực kỳ lớn. Hợp đồng theo mẫu, các điều khoản chung được tiêu chuẩn hóa rõ ràng tỏ ra hữu ích trong trường hợp này. Còn nếu do độc quyền cung cấp dịch vụ viễn thông mà bưu điện muốn thay đổi dịch vụ như thế nào cũng được thì vấn đề nằm ở chỗ cần thiết phải có sự cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ và các sự kiểm soát về mặt pháp lý đối với các điều kiện thương mại chung. [18, 203] 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
117 p | 439 | 110
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW
52 p | 200 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần du lịch Nam Định
58 p | 109 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Nhựa Quỳnh Hằng SP
58 p | 84 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam
65 p | 80 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần Chuỗi thực phẩm TH
53 p | 59 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH một thành viên Diesel Sông Công
57 p | 47 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật đất đai năm 2013
96 p | 76 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định về sa thải người lao động trái pháp luật và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
65 p | 73 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi công công trình xây dựng - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần tập đoàn Bách Việt
45 p | 50 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
88 p | 70 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay
93 p | 76 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Khảo sát Dịch vụ Thương mại Thiên Bảo
60 p | 39 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014
64 p | 77 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
70 p | 53 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường
45 p | 37 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
64 p | 48 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
79 p | 51 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn