Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định của luật cạnh tranh Việt Nam về xử lý hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
lượt xem 11
download
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí độc quyền và các quy định của Luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi này; Phân tích thực trạng hành vi lạm dụng vị trí độc quyền tại Việt Nam hiện nay cũng như thực trạng xử lý vi phạm;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định của luật cạnh tranh Việt Nam về xử lý hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ HUYỀN TRANG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: Luật kinh doanh Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH 2013 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ HUYỀN TRANG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: Luật kinh doanh Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH 2013 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ THUẬN Hà Nội 2017 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả được sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Vũ Huyền Trang 3
- LỜI CẢM ƠN Tiếng ve đã gọi mùa hè về, một mùa phượng đỏ lại đến. Tuy nhiên, mùa hè năm nay đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời em. Thời gian thấm thoát trôi đi, 4 năm ngồi trên ghế giảng đường Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội đã kết thúc. Quãng thời gian vinh dự được là sinh viên của Khoa đã đem đến cho em không chỉ một kho tri thức, mà bên cạnh đó còn là rất nhiều những kỹ năng cần thiết khác. Thầy Cô không chỉ thổi bùng ngọn lửa đam mê học tập, phấn đấu trong những thế hệ sinh viên như em, mà còn tận tình chỉ dạy cho em vô vàn kinh nghiệm, kiến thức đáng quý không có trong sách vở. Trong luận văn này-tác phẩm cuối cùng em được ghi tên với tư cách là một sinh viên của Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô công tác tại Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt là Cô giáo Nguyễn Thị Thuận-người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Sẽ nhớ mãi những tiết giảng hăng say và nhiệt huyết của thầy cô, những giây phút nghiêm khắc nhắc nhở và cả những khoảnh khắc thầy trò thân thiện chia sẻ về học tập, công việc và cuộc sống. Tất cả sẽ là hành trang và kỷ niệm không thể nào quên giúp em tiến bước trên con đường phía trước. Giờ đây, giây phút tạm biệt đã đến, những giọt nước mắt đã lăn trên đôi má của những cô cậu sinh viên khi phải rời xa Mái Nhà mang tên Khoa Luật yêu dấu. Em xin hứa sẽ tiếp tục phấn đấu và trưởng thành trong những con đường phía trước để xứng đáng là sinh viên Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội. Em xin gửi đến toàn thể quý thầy cô Khoa Luật lời chúc sức khỏe và thành công nhất! 4
- PHẦN MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu thương mại, kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sôi động hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp luôn cần đổi mới và phát triển để theo kịp cuộc chơi. Thực tế, việc cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia đầu tư kinh tế đang nóng và trở lên khốc liệt qua từng giờ, từng ngày. Cạnh tranh là hiện tượng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế ở mọi lĩnh vực, mọi vùng miền, mọi quốc gia trên toàn thế giới. Cạnh tranh như đòn bẩy thúc đẩy các doanh nghiệp nỗ lực hơn nữa để có thể thu về lợi nhuận và độc quyền ra đỉnh cao của cạnh tranh. Những doanh nghiệp đủ mạnh sẽ dần dành được sức mạnh thị trường to lớn và cuối cùng có được vị trí độc quyền. Thực chất, độc quyền không hề xấu, tuy nhiên khi có được vị trí cao nhất, nhiều doanh nghiệp có những hành vi lạm dụng vị trí này để thao túng thị trường, hạn chế cạnh tranh lành mạnh nhằm mục đích thu lợi bất hợp lý. Lạm dụng vị trí độc quyền không còn là hiện tượng hiếm gặp trong nền kinh tế thị trường ngày nay ở Việt Nam và hành vi này gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho đời sống của người dân, hoạt động của các doanh nghiệp khác và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung Nhận thức được tình trạng này ngày càng tăng cũng như hậu quả nặng nề của hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. Sinh viên chọn đề tài: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN để nghiên cứu, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm ngăn chặn hành vi này. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 5
- Ý nghĩa khoa học, Khóa luận sẽ đi sâu làm rõ và đồng thời phân tích kỹ lưỡng những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí độc quyền như độc quyền, sức mạnh thị trường, doanh nghiệp có vị trí độc quyền để từ đó cung cấp cái nhìn chính xác và khách quan về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. Từ những phân tích ban đầu, khóa luận tiếp tục chỉ ra thực trạng về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền tại Việt Nam hiện nay, cũng như những thành tựu và hạn chế trong công tác xử lý vi phạm. Cuối cùng đề xuất giải pháp mới có tính chất xây dựng góp phần cho khoa học pháp lý nói chung và cụ thể là quy định của Luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thị trường nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn, từ nền tảng nắm rõ kiến thức khoa học về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, Khóa Luận còn phân tích những hậu quả nặng nề và chỉ ra chế tài pháp luật áp dụng với hành vi này. Từ đó nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia đầu tư kinh tế nói chung và đặc biệt là những doanh nghiệp có vị trí độc quyền nói riêng. Góp phần hạn chế hành vi vi phạm trong thực tiễn và thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng và văn minh. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí độc quyền và các quy định của Luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi này - Phân tích thực trạng hành vi lạm dụng vị trí độc quyền tại Việt Nam hiện nay cũng như thực trạng xử lý vi phạm. - Nêu lên những vấn đề cần xem xét và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế, đẩy lùi hành vi lạm dụng vị trí độc quyền và những kiến nghị về quy định của Luật cạnh tranh liên quan đến vấn đề này. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
- Đối tượng nghiên cứu: là hành vi lạm dụng vị trí độc quyền và các quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát hành vi này Phạm vi nghiên cứu: Khòa luận tập trung nghiên cứu bản chất, đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, thực trạng cũng như diễn biến của hành vi này tại Việt Nam và đề xuất giải pháp để hạn chế hành vi lạm dụng vị trí độc quyền và các kiến nghị về quy định pháp luật với hiện tượng này. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận này là các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, luận giải, so sánh, tổng hợp… KẾT CẤU KHÓA LUẬN Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH Chương 3: ĐỀ XUẤT Ý KIẾN VỀ VIỆC XỬ LÝ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN 7
- 8
- Mục lục LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... 3 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN ................................................................................... 11 1.1Khái quát chung về quyền lực thị trường của doanh nghiệp và doanh nghiệp có vị trí độc quyền ................................................................................................... 11 1.1.1 Quyền lực thị trường của doanh nghiệp ....................................................... 11 1.1.2 Doanh nghiệp có vị trí độc quyền và nguyên nhân độc quyền ..................... 12 1.2 Khái niệm và đặc điểm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền........................... 14 1.2.1 Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền .............................................. 14 1.2.2 Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí độc quyền ......................................... 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH .................................... 24 2.1 Quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam về xử lý hành vi lạm dụng vị trí độc quyền ................................................................................................................. 24 2.1.1 Quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam ...................................................... 24 2.1.2 Đặc điểm, nguyên tắc và vai trò của pháp luật xử lý hành vi lạm dụng vị trí độc quyền ............................................................................................................... 25 2.2 Phân tích chi tiết quy định pháp luật về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền ................................................................................................................................... 27 2.1.1 Nhóm hành vi lạm dụng mang tính bóc lột .................................................. 28 2.1.2 Nhóm hành vi mang tính độc quyền ............................................................. 37 2.1.3 Nhóm hành vi khác ....................................................................................... 41 2.2.4 Chế tài xử phạt với những hành vi lạm dụng vị trí độc quyền ..................... 41 2.3 Thực trạng xử lý hành vi lạm dụng vị trí độc quyền ..................................... 42 Vụ việc giữa công ty Xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco) và công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines (PA) – nay là JP .............................................. 45 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN. ................................................................... 53 3.1 Những bất cập trong quy định của Luật cạnh tranh về xử lý hành vi lạm dụng vị trí độc quyền .............................................................................................. 53 3.1.1 Khái niệm thị trường liên quan chưa rõ ràng................................................ 54 9
- 3.1.2 Chế tài đối với các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền ................................. 55 3.1.3 Các quy định về cơ quan quản lý .................................................................. 58 3.2. Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. ........................................................................................................... 59 3.2.1 Quy định pháp luật phù hợp với quan điểm, đường lối và chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ......................................................... 59 3.2.2 Quy định pháp luật phải phù hợp với nguyên tắc kinh doanh; với phong tục, tập quán, chuẩn mực đạo đức kinh doanh; và quy luật vận động khách quan của nền kinh tế thị trường ............................................................................................. 60 3.2.3 Luật cạnh tranh là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các chủ thể kinh doanh và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng ....................................................................................... 61 3.2.4 Luật cạnh tranh phải đảm bảo sự độc lập của bộ máy thực thi và sự tương tác với các lĩnh vực pháp luật khác ........................................................................ 62 3.3 Đề xuất giải pháp ............................................................................................... 63 3.3.1 Hoàn thiện các khái niệm ............................................................................. 63 3.3.2 Hoàn thiện bộ máy cạnh tranh ...................................................................... 64 3.3.3 Hoàn thiện các biện pháp xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ................................................................................................................................ 65 3.3.4 Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật cạnh tranh về xử lý hành vi lạm dụng vị trí độc quyền .......................................................................................................... 66 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 67 10
- QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN ***** CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN 1.1Khái quát chung về quyền lực thị trường của doanh nghiệp và doanh nghiệp có vị trí độc quyền 1.1.1 Quyền lực thị trường của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đều có quy mô, đối tượng kinh doanh, phương thức hay chiến lược riêng trong từng khâu nhất định. Chính sự khác nhau, đa dạng trong rất nhiều yếu tố kể trên tạo nên một thị trường kinh tế ngày càng đa dạng và năng động. Trong đó, mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty, mỗi cơ sở sản xuất đều có một tầm ảnh hưởng nhất định đối với thị trường liên quan và đó chính là quyền lực thị trường của doanh nghiệp. Theo cuốn từ điển kinh tế học hiện đại “quyền lực thị trường là khả năng của một doanh nghiệp hoặc một nhóm các doanh nghiệp trong việc tác động đến giá cả thị trường của một loại hàng hoá hoặc dịch vụ mà họ bán hoặc mua”. Pháp luật của Canađa coi “quyền lực thị trường là khả năng giữ giá cao hơn mức giá cạnh tranh mà vẫn có lợi nhuận trong một khoảng thời gian đáng kể, thông thường là một năm”. Quyền lực thị trường thể hiện ở việc các quyết định của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tốt hoặc xấu không chỉ đến bản thân doanh nghiệp đó, mà còn có tác động đến những chủ thể nằm ngoài phạm vi doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp quyết định tăng hoặc giảm giá bán hàng hóa hay dịch vụ mình cung cấp, 11
- mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất. Kéo theo đó là một chuỗi thay đổi của nhiều đối tượng khác nhau, đó là hành vi của người tiêu dùng, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, các doanh nghiệp chuyên cung cấp nguyên liệu đầu vào và từ đó tạo ra các chuỗi thay đổi khác. Có thể khẳng định mỗi doanh nghiệp có một quyền lực thị trường nhất định phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại; giá thành; địa điểm bán hay phân phối; số lượng cửa hàng, chi nhánh, đại lý cung cấp hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp đó sản xuất. Bên cạnh đó, thị trường là một sân chơi chung cho mọi doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan luôn tồn tại mối quan hệ hai chiều, quyền lực thị trường của doanh nghiệp này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền lực thị trường của một hay nhiều doanh nghiệp khác nhau ở những mức độ khác nhau. Ngắn gọn, có thể hiểu quyền lực thị trường của doanh nghiệp là khả năng chi phối, sức ảnh hưởng của doanh nghiệp đó đến chủ thể liên quan. 1.1.2 Doanh nghiệp có vị trí độc quyền và nguyên nhân độc quyền Khái niệm doanh nghiệp độc quyền Doanh nghiệp có vị trí độc quyền là doanh nghiệp có quyền lực thị trường đủ lớn để có thể chi phối đến các chủ thể khác ở một mức độ mà chỉ có doanh nghiệp đó mới làm được. Theo Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Dưới góc độ lý thuyết, vị trí độc quyền đã loại bỏ khả năng có sự tồn tại của cạnh tranh trên thị trường liên quan bởi tại đó chỉ có một doanh nghiệp duy nhất là doanh nghiệp đang được xem xét hoạt động. Do đó, khi xác định vị trí độc quyền, cơ quan cạnh tranh chỉ cần: (1) Xác định thị trường liên quan; 12
- (2) Xác định số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Nếu kết luận đưa ra là chỉ có một doanh nghiệp duy nhất thì doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền. Những nguyên nhân dẫn đến độc quyền bao gồm: Thứ nhất là, độc quyền tự nhiên: Độc quyền từ quá trình cạnh tranh, được tạo ra bởi tích tụ dần theo cơ chế lợi nhuận và các nguồn lực trị trường cứ tích tụ dần hình thành nên độc quyền Thứ hai là, độc quyền hình thành từ yêu cầu của công nghệ sản xuất hoặc yêu cầu tối thiểu về quy mô của ngành kinh tế kỹ thuật. Trong những lĩnh vực nhất định chỉ có những doanh nghiệp nhất định đáp ứng được yêu cầu về mặt công nghệ hoặc số vốn đầu tư tối thiểu mới có thể đầu tư có hiệu quả. Từ đó, theo lẽ tự nhiên thị trường đã trao cho doanh nghiệp đáp ứng đủ khả năng trên vị trí độc quyền. Thứ ba là, Độc quyền hình thành từ các rào cản trên thị trường; bao gồm sự bảo hộ của Nhà nước, sự trung thành của khách hàng, rào cản do lợi thế chi phí tuyệt đối của doanh nghiệp đang tồn tại đã làm cản trở sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp đối thủ, đồng thời củng cố vị trí độc quyền của doanh nghiệp đang tồn tại. Thứ tư là, Độc quyền do sự tích tụ tập trung kinh tế, tập trung kinh tế diễn ra thông qua việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh và những hình thức khác. Từ đó hình thành nên doanh nghiệp độc quyền tự nhiên hay độc quyền Nhà nước. Vị trí độc quyền đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường và khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường. Cần khẳng định rõ, hiện tượng độc quyền là một tất yếu khách quan trong sự phát triển tự nhiên của bất kỳ một nền kinh tế nào. Trải qua một quãng thời gian sản xuất hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, có những doanh nghiệp tự bị bật 13
- khỏi thị trường vì không có chiến lược kinh doanh đúng đắn, không có đủ tiềm lực về vốn hay những nguyên nhân khác; đây chính là quy luật đào thải tự nhiên. Trụ lại sau những lần chọn lọc tự nhiên đó, có những doanh nghiệp sẽ đạt được vị trí độc quyền trong thị trường liên quan. Nói cách khác, bản thân hiện tượng độc quyền là một sản phẩm sinh ra từ quá trình phát triển kinh tế tự nhiên và chính bởi lẽ đó, độc quyền không hề xấu và không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật nói chung và pháp luật canh tranh nói riêng chỉ vào cuộc khi những doanh nghiệp có vị trí độc quyền và có những hành vi lạm dụng vị trí độc quyền đó. 1.2 Khái niệm và đặc điểm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền 1.2.1 Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền Kiểm soát và xử lý các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng của pháp luật cạnh tranh nhằm bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử. Đặc trưng cơ bản của chế định pháp này là đối tượng áp dụng là những doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường. Luật Cạnh tranh năm 2004 không đưa ra định nghĩa mà liệt cụ thể các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Theo đó, chỉ khi doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện những hành vi được quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Cạnh tranh mới bị coi là lạm dụng vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Pháp luật của một số nước (điển hình là Canađa cũng có cách tiếp cận như pháp luật Việt Nam là không đưa ra khái niệm chung mà liệt kê các hành vi bị coi là vi phạm pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền. Điều 78 Luật Cạnh tranh Canađa liệt kê 11 hành vi bị coi là lạm dụng (ngoài ra còn cho phép cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi chưa được pháp luật liệt kê nhưng thỏa mãn cấu thành pháp lý của hành vi lạm dụng theo Điều 79). Điều 79 quy định Tòa Cạnh tranh chỉ đưa ra phán quyết xử lý 14
- doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp khi chứng minh đủ ba nội dung sau đây: Thứ nhất, một hoặc nhiều doanh nghiệp về cơ bãn hoặc hoàn toàn kiểm soát một loại hình, một phân đoạn kinh doanh, trên toàn lãnh thổ Canađa hay tại bất kỳ khu vực nào của nó; Thứ hai, đã hoặc đang thực hiện hành vi phản cạnh tranh được quy định trong luật cạnh tranh; Thứ ba, hành vi đó đã, đang hoặc có thể làm cản trở, làm giảm cạnh tranh trên thị trường một cách đáng kể. Theo Bộ quy tắc về cạnh tranh của Liên Hợp Quốc được thông qua ngày 22/4/1980 và Luật mẫu về cạnh tranh của UNCTAD, “hành vi lạm dụng vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh là hành vi hạn chế cạnh tranh mà doanh nghiệp có vị trí độc quyền sử dụng để duy trì hay tăng cường vị trí của nó trên thị trường bằng cách hạn chế khả năng gia nhập thị trường hoặc hạn chế quá mức cạnh tranh”i. Bên cạnh khái niệm, hai văn bản này cũng liệt kê cụ thể các hành vi bị coi là lạm dụng vị trí vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Như vậy, giống như các chế định khác trong pháp luật cạnh tranh, các quy định trong pháp luật của các nước và các tổ chức quốc tế về hành vi lạm dụng đều liệt kê và mô tả dấu hiệu pháp lý của các hành vi cụ thể; đặt ra các điều kiện để xử lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Việc đưa ra khái niệm chỉ có ý nghĩa lý luận, phục vụ cho công tác nghiên cứu và cho việc nhận thức về bản chất của nhóm hành vi này. Các quy định liệt kê các hành vi lạm dụng nhằm đảm bảo cho công tác áp dụng pháp luật được thực hiện một cách công bằng và hiệu quả. Với những hành vi được liệt kê trong Luật Cạnh tranh, có thể khái quát thành khái niệm sau: hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền những hành vi do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện nhằm củng cố vị trí 15
- thống lĩnh, duy trì vị trí độc quyền bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường; ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột khách hàng. 1.2.2 Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí độc quyền Dù có những khác biệt nhất định trong các quy định về hành vi lạm dụng, song pháp luật của các nước đều thống nhất rằng nhóm hành vi này có ba đặc trưng sau đây: Đặc điểm thứ nhất là, chủ thể thực hiện hành vị là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường liên quan. Vị trí độc quyền có thể được hình thành từ sự tích tụ trong quá trình cạnh tranh; từ những điều kiện tự nhiên của thị trường như: yêu cầu về quy mô hiệu quả tối thiểu, sự biến dị của sản phẩm, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường; hoặc sự bảo hộ của quyền lực Nhà nước…. Vị trí độc quyền đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường và khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường. Theo cuốn từ điển kinh tế học hiện đại “quyền lực thị trường là khả năng của một doanh nghiệp hoặc một nhóm các doanh nghiệp trong việc tác động đến giá cả thị trường của một loại hàng hoá hoặc dịch vụ mà họ bán hoặc mua”. Tiếp thu những giá trị truyền thống trong lý thuyết cạnh tranh và các học thuyết kinh tế, Pháp luật của Canađa coi “quyền lực thị trường là khả năng giữ giá cao hơn mức giá cạnh tranh mà vẫn có lợi nhuận trong một khoảng thời gian đáng kể, thông thường là một năm”. Trong khi đó, pháp luật của Cộng hòa Pháp sử dụng đồng thời hai cách tiếp cận về quyền lực thị trường là cách tiếp cận mang tính học thuyết và cách tiếp cận mang tính thực tiễn. Cách tiếp cận thứ nhất đã áp dụng định nghĩa trừu tượng mà các án lệ đã đưa ra: “doanh nghiệp chiếm vị trí thống lĩnh là doanh nghiệp có khả năng thoát khỏi cạnh tranh thực chất, không chịu ràng buộc của thị trường và đóng vai trò chủ đạo trên thị trường đó”. Thế nên, thay vì phải tuân theo quy luật của thị trường, 16
- doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền có thể tự làm luật trên thị trường đó. Cách tiếp cận thực tiễn được hình thành từ triết lý cho rằng “người lạm dụng không hẳn là người muốn lạm dụng, nhưng người lạm dụng chắc chắn phải là người có khả năng lạm dụng”. Thế nên, người ta thừa nhận sự tồn tại của sự thống lĩnh trên một thị trường khi trên thị trường đó xuất hiện những hành vi mà nếu có cạnh tranh thực chất thì những hành vi đó đã không thể thực hiện được. Sự khác nhau nói trên đã đưa đến những khác biệt về căn cứ pháp lý được sử dụng để xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp trong pháp luật của các nước. Pháp luật Canađa chủ yếu sử dụng thị phần và các rào cản gia nhập thị trường, trong khi Pháp luật của Pháp lại sử dụng đa tiêu chí để xác định vị trí thống lĩnh, bao gồm: thị phần của doanh nghiệp, sự mất cân đối giữa các lực lượng thị trường như quy mô của doanh nghiệp, doanh nghiệp có trực thuộc hay không trực thuộc vào một tập đoàn, khả năng tài chính, sự yếu kém của đối thủ cạnh tranh.., diễn biến về sự thay đổi thị phần của doanh nghiệp, việc nắm giữ một số lợi thế về công nghệ, hiệu quả quản lý, ưu thế nhãn hiệu và các yếu tố bên ngoài có thể cho phép doanh nghiệp tránh được sự cạnh tranh thực chất. Dù có sự khác nhau trong quan niệm về quyền lực thị trường, song pháp luật của các nước đều thống nhất rằng vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền đem lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác và đem lại khả năng chi phối các quan hệ với khách hàng. Những lợi thế cạnh tranh có thể là khả năng kiểm soát các yếu tố của thị trường (như nguồn nguyên liệu, giá cả, số lượng sản phẩm đáp ứng cho người tiêu dùng; khả năng tài chính; thói quen tiêu dùng của khách hàng .v.v.) và các yếu tố tạo ra địa vị không ngang bằng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp thống lĩnh trên thị trường và các đối thủ của nó (bao gồm cả đối thủ tiềm năng). Trong quan hệ ấy, doanh nghiệp có điều kiện tận dụng những ưu thế trên nhằm gây khó khăn cho đối thủ trong quá trình kinh doanh hoặc ngăn cản việc gia nhập thị trường. Đối với khách hàng, vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền đã khẳng định địa vị quan trọng của doanh nghiệp 17
- trong cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường liên quan bởi họ là nguồn cung hoặc nguồn cầu chủ yếu của thị trường. Vì thế, quyền lựa chọn của khách hàng đã bị hạn chế, nhu cầu của khách hàng bị lệ thuộc vào khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cơ hội để bóc lột khách hàng bằng cách đặt ra những điều kiện giao dịch không công bằng. Về mặt học thuật, có hai vấn đề cần phải làm rõ như sau: Một là, mục đích của pháp luật về chống hành vi lạm dụng là nhằm tạo ra một khuôn khổ thị trường trong đó mọi doanh nghiệp đều có cơ hội thành công hay thất bại tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh. Các quy định của pháp luật được áp dụng nhằm thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả và không ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của bất kỳ đối thủ cạnh tranh hay nhóm đối thủ cạnh tranh nào. Mặt khác, các chính sách cạnh tranh được xây dựng và được áp dụng để khuyến khích cạnh tranh mà không phải để trừng phạt các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Nếu vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền của doanh nghiệp được tạo lập hợp pháp và doanh nghiệp thực hiện các chiến lược cạnh tranh lành mạnh (cho dù kết quả của chiến lược đó có loại bỏ đối thủ cạnh tranh) thì pháp luật cạnh tranh chưa thể xử lý doanh nghiệp. Nói cách khác, việc áp dụng pháp luật chống lạm dụng không nhằm xoá bỏ vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền của doanh nghiệp mà chỉ loại bỏ hành vi lạm dụng vị trí thống trị thị trường để trục lợi hoặc để bóp méo cạnh tranh. Một khi doanh nghiệp có quyền lực thị trường chưa có các biểu hiện của sự lạm dụng thì chúng vẫn là chủ thể được pháp luật bảo vệ. Hai là, chủ thể thực hiện việc lạm dụng có thể là một doanh nghiệp đơn lẻ hoặc một nhóm doanh nghiệp (tối đa là 4) có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền trên thị trường liên quan. Đối với vụ việc điều tra về hành vi lạm dụng của nhóm doanh nghiệp có quyền lực thị trường, cơ quan có thẩm quyền cần phải phân biệt được hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Bởi trong pháp luật về hạn chế cạnh tranh, những thỏa thuận 18
- hạn chế cạnh tranh do một nhóm doanh nghiệp thực hiện, mặt khác, nội dung của một số thỏa thuận có biểu hiện giống với các hành vi lạm dụng như: phân chia thị trường, hạn chế sản sản xuất, phân phối sản phẩm, hạn chế phát triển khoa học kỹ thuật…. Khi một nhóm doanh nghiệp (với tổng thị phần kết hợp đủ để thống lĩnh thị trường) thực hiện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh thì giữa họ không có sự thoả thuận trước. Nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có đủ chứng cứ chứng minh rằng đã tồn tại một thoả thuận trong nhóm doanh nghiệp đó để thực hiện những hành vi nói trên thì hành động của họ sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chống thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Đặc điểm thứ hai là, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp độc quyền đã hoặc đang thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định trong Luật Cạnh tranh Điều 13 Luật Cạnh tranh nghiêm cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thực hiện những hành vi hạn chế cạnh tranh sau: - Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; - Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; - Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; - Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; - Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; 19
- - Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. Với các doanh nghiệp độc quyền, ngoài những hành vi trên, Điều 14 Luật Cạnh tranh còn cấm thực hiện hai hành vi sau: - Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng; - Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng. Với các quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Cạnh tranh, có thể kết luận rằng cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể xử lý doanh nghiệp về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh khi chứng minh đủ hai điều kiện sau: Một, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp bị điều tra có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc doanh nghiệp có vị trí độc quyền; Hai, doanh nghiệp đó đã, đang thực hiện một trong những hành vi hạn chế cạnh tranh kể trên. Do đó, nếu hành vi trên do doanh nghiệp bình thường thực hiện thì không thể kết luận đó là hành vi lạm dụng. Tương tự, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền thực hiện những chiến lược, những hành vi cạnh tranh không thuộc các trường hợp trên cũng không làm xuất hiện hành vi lạm dụng. Như vậy, các quy định về lạm dụng đã đưa ra một ranh giới ứng xử về cạnh tranh cho các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc độc quyền. Các cơ quan có thẩm quyền không thể áp dụng các biện pháp xử lý nếu các doanh nghiệp chưa vượt quá giới hạn cho phép và ngược lại. Căn cứ vào các quy định hiện hành, doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền không thể bị quy kết là đã có hành vi lạm dụng nếu thực hiện những hành vi không thuộc những trường hợp được liệt kê tại Điều 13 và Điều 14 Luật Cạnh tranh. Về vấn đề này, pháp luật của các nước có những cách tiếp cận rộng hơn. Điều 78 Luật Cạnh tranh Canađa liệt kê những hành vi lạm dụng, song thực tiễn áp dụng lại cho thấy, Cục Cạnh tranh và Tòa Cạnh tranh Canađa còn chấp nhận một số hành vi không được liệt kê trong Điều 78 là hành vi phản 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
117 p | 439 | 110
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW
52 p | 202 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần du lịch Nam Định
58 p | 109 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Nhựa Quỳnh Hằng SP
58 p | 84 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam
65 p | 80 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần Chuỗi thực phẩm TH
53 p | 59 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH một thành viên Diesel Sông Công
57 p | 47 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật đất đai năm 2013
96 p | 76 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định về sa thải người lao động trái pháp luật và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
65 p | 73 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi công công trình xây dựng - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần tập đoàn Bách Việt
45 p | 50 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
77 p | 101 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay
93 p | 76 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam
113 p | 48 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Khảo sát Dịch vụ Thương mại Thiên Bảo
60 p | 39 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
70 p | 53 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường
45 p | 38 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
64 p | 48 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
79 p | 51 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn