Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu, phân tích và làm rõ các vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về người quản lý, điều hành công ty trong công ty cổ phần, trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần; từ đó giúp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty nói chung và trách nhiệm người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Người cam đoan Nguyễn Hồng Hạnh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 5. Bố cục khóa luận .......................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ....................................................................................................... 5 1.1. Khái quát về người quản lý, điều hành công ty cổ phần? ......................... 5 1.1.1. Người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần? .............................. 5 1.1.2. Mối quan hệ giữa người quản lý, điều hành với chủ sở hữu trong công ty cổ phần ......................................................................................................... 7 1.2. Khái quát về trách nhiệm của người quản lý, điều hành công ty trong công ty cổ phần? .......................................................................................................... 8 1.2.1. Trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty là gì?......... 8 1.2.2. Những trách nhiệm cơ bản mà người quản lý, điều hành phải thực hiện khi quản lý, điều hành công ty cổ phần? ......................................................... 9 1.2.3. Trách nhiệm pháp lý của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ........................................................................................................... 15 1.3. Vai trò của việc xác định người quản lý, điều hành và trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần............................................... 18
- CHƯƠNG 2. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 ..... 20 2.1. Người quản lý, điều hành công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014? 20 2.2. Trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014? ......................................................................................... 21 2.2.1. Trách nhiệm thực hiện đúng điều lệ, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, luật doanh nghiệp và luật có liên quan. ............................................... 23 2.2.2. Trách nhiệm cẩn trọng....................................................................... 24 2.2.3. Trách nhiệm trung thành ................................................................... 24 2.2.4. Trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối........................................................................................................... 28 2.3. Trách nhiệm pháp lý của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014? ........................................................................... 29 2.4. Thực tiễn thi quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về người quản lý, điều hành và trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần. Một số vấn đề pháp lý đặt ra..................................................................................... 30 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN............. 38 3.1. Các yếu tố tác động đến pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ............................................................................... 38 3.2. Một số biện pháp để “các quy định pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần” thực thi có hiệu quả trên thực tế…40
- 3.3. Một số kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần. ........................................................ 42 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 48
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề quản trị công ty cổ phần là một trong những nội dung trọng tâm của pháp luật về công ty cổ phần. Trong công ty cổ phần, các cổ đông nhỏ lẻ chiếm số lượng lớn và không thể thường xuyên theo dõi hoạt động quản lý, điều hành của công ty. Để bảo vệ các nhà đầu tư, những người nắm giữ cổ phần, thì việc quy định rõ về trách nhiệm quản lý, điều hành công ty cổ phần là vấn đề rất quan trọng. Người quản lý trong công ty cổ phần tham gia vào quản lý, điều hành các hoạt động diễn ra thường xuyên của công ty. Một người quản lý tốt, trung thành với lợi ích của cổ đông của công ty sẽ khiến công ty phát triển. Tuy nhiên, trong nội bộ doanh nghiệp, có thể thấy, người quản lý có thể lạm dụng vị trí, có những hành vi tư lợi để làm hại đến lợi ích của những chủ sở hữu, nhà đầu tư khác. Từ luật công ty năm 1999 đến nay, pháp luật Việt Nam đã luôn quan tâm đến các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người quản lý, điều hành. Tuy vậy, luật doanh nghiệp 2014 vẫn còn thiếu những quy định cụ thể về các trách nhiệm cơ bản đó để điều luật có thể được áp dụng. Khi pháp luật không có các quy định, hoặc quy định không rõ trách nhiệm, nghĩa vụ hợp lý cho người quản lý điều hành trong công ty cổ phần thì việc áp dụng các quy định pháp luật về quản trị công ty sẽ kém hiệu quả, không thể bảo vệ được quyền lợi của các cổ đông và các bên có liên quan như chủ nợ, người lao động và khách hàng của công ty. Trong quản trị công ty, việc xác định đầy đủ, hợp lý và cụ thể trách nhiệm của người quản lý, điều hành dựa trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật là một trong những cơ sở đảm bảo cho việc thiết lập và quản trị công ty một cách hiệu quả. 1
- Chính bởi các lý do trên, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014” làm đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Pháp luật về quản trị công ty nói chung và trách nhiệm của người quản lý, điều hành nói riêng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu như sau: Luận văn “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cổ phần”, 2014, Hoàng Thị Mai, luận văn thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội. Trong luận văn này, tác giả đã tập trung nghiên cứu về quản trị công ty nói chung, nghiên cứu các thiết chế: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát; luận văn đã so sánh pháp luật quản trị của Việt nam với các nước trên thế giới, từ đó chỉ ra yêu cầu khách quan cần hoàn thiện pháp luật. Luận văn “Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Pháp luật Việt Nam”, 2015, Nguyễn Hoàng Duy, luận văn thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà nội; luận văn đã nêu được khái niệm người quản lý, nguồn gốc của nghĩa vụ, những trách nhiệm cơ bản mà người quản lý phải có và hướng hoàn thiện pháp luật. Bài viết của PGS. TS Bùi Xuân Hải: “Người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 1999 – Nhìn từ góc độ luật so sánh” đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý Tháng 4 năm 2005 và bài viết: “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề trong pháp luật công ty Việt nam” đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý năm 2007; Bài viết của Lê Đức Nghĩa “Trách nhiệm người quản lý theo luật công ty Việt nam” trên tạp chí nghiên cứu lập pháp; 2
- Sách “CEO và Hội đồng quản trị” của Phạm Trí Hùng; cuốn “Luật Doanh nghiệp Vốn và quản lý trong công ty cổ phần của ThS. Nguyễn Ngọc Bích (2006),… Có thể thấy, tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về vấn đề quản trị công ty nói chung; những khuyến nghị của OECD đối với quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam và các vấn đề về trách nhiệm, nghĩa vụ của người quản lý, điều hành. Các công trình này đã đóng góp không nhỏ cho khoa học pháp lý và tạo dựng nền tảng lý luận vững chắc cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta không cần tiếp tục nghiên cứu về quản trị công ty nói chung cũng như trách nhiệm của người quản lý, điều hành. Hiện nay, Luật doanh nghiệp 2014 được áp dụng được hơn hai năm, tuy nhiên thực tiễn thi hành pháp luật về người quản lý, điều hành công ty còn nhiều bất cập. Vậy nên, việc nghiên cứu về “trách nhiệm của người quản lý, điều hành” vẫn là mảnh đất cần được khai phá. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực đề tài này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng chủ yếu trong Chương 1 khi nghiên cứu những vần đề chung về người quản lý, điều hành và trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần. - Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh được sử dụng chủ yếu ở Chương 2 khi phân tích các quy định của Pháp luật hiện hành về trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần và thực thi những quy định đó trên thực tế. 3
- - Phương pháp diễn giải, quy nạp được sử dụng chủ yếu trong Chương 3 để đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Theo đề tài này, mục tiêu của tác giả là tìm hiểu, phân tích và làm rõ các vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về người quản lý, điều hành công ty trong công ty cổ phần, trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần; từ đó giúp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty nói chung và trách nhiệm người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần nói riêng. Đề tài tập chung xác định giới hạn người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần, những quy định trong luật doanh nghiệp 2014 về trách nhiệm cơ bản của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần. Đề tài cũng tìm hiểu thực trạng việc thực thi những quy định pháp luật đó tại Việt Nam và chỉ ra những điểm còn bất hợp lý của pháp luật, từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần. 5. Bố cục khóa luận Khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về người quản lý, điều hành và trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần. Chương 2: Trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần theo Luật Doanh Nghiệp 2014 và Thực tiễn thi hành các quy định. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần. 4
- CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Khái quát về người quản lý, điều hành công ty cổ phần. 1.1.1. Khái niệm người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần. Chúng ta đã biết, khi nói đến mô hình quản trị công ty cổ phần có nghĩa là nói đến cấu trúc của bộ máy quản lý – điều hành, vậy nên căn cứ theo các mô hình quản trị phổ biến trên thế giới, ta có thể xác định được người quản lý chính trong công ty cổ phần. Xét mô hình quản trị một tầng (one tier board model): mô hình này phổ biến ở các nước theo hệ thống luật Anh- Mỹ. Bộ phận quản lý – điều hành chỉ do một cơ quan đảm nhiệm là hội đồng giám đốc (board of directors). Hội đồng giám đốc gồm các giám đốc (directors). Các thành viên của hội đồng giám đốc có trách nhiệm quản lý hoạt đồng hàng ngày của công ty, tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của công ty thuộc thẩm quyền của mình. [21] Giám đốc (diretors) ở đây không để chỉ chức vụ, một “director” có thể là chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng hay thư ký. [5] Theo Luật công ty 2008, “director” được định nghĩa là thành viên trong hội đồng giám đốc (de jure director) hoặc người giữ vị trí, vai trò như một giám đốc bất luận chức danh của họ là gì (de factor director) hoặc người đưa ra các chỉ đạo để các người quản lý khác làm theo (shadow director). [19] Các “directors” có thể được bầu thông qua quyết định thông thường của đại hội đồng cổ đông bầu ra hoặc quyết định bổ nhiệm của ban giám đốc. [17] Như vậy, người quản lý trong công ty theo hệ thông luật Anh – Mỹ được xác định khá rộng, những người quản lý, điều hành không chỉ được xác định trên chức 5
- danh mà còn được xác định trên hành động thực thế của họ. Chúng ta có thể thấy ở đây có một tấm lọc lưới 3 tầng: tầng thứ 1 là các “de jure director” – người được bổ nhiệm chức danh quản lý; tầng thứ 2 là các “de factor director” – người quản lý thực tế, không được bổ nhiệm chức danh quản lý nhưng giữa vai trò vị trí như một người quản lý; tầng thứ 3 là các “shadow director” – người quản lý giấu mặt, những người mong muốn sử dụng công ty và lợi ích các quy định về người quản lý, điều hành để đẩy trách nhiệm cho người khác. [8] Xét mô hình hai tầng (two tier board model): mô hình này phổ biến ở các nước theo hệ thống luật Châu Âu lục địa. Ở mô hình này, cấu trúc quản lý- điều hành gồm 2 bậc là hội đồng giám sát (supervisory board) và ban quản trị (management board). Về hội đồng giám sát, hội đồng giám sát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, song người lao động cũng có quyền bầu thành viên hội đồng giám sát, số lượng thành viên hội đồng giám sát bầu ra tùy thuộc vào quy mô người lao động của công ty. Hội đồng giám sát tham gia trực tiếp vào việc đưa ra quyết định quan trọng trong quản trị công ty.Về ban quản trị, ban quản trị do hội đồng giám sát có thẩm quyền bầu, bổ nhiệm. Ban quản trị thực hiện chức năng điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. [25] Như vậy, có thể thấy, đối với mô hình quản trị hai tầng, người quản lý, điều hành công ty cổ phần được xác định là những thành viên của hội đồng giám sát và thành viên của ban quản trị. Tóm lại, qua phân tích, không có khái niệm chung về người quản lý, điều hành nhưng có thể hiểu người quản lý, điều hành là những người được cơ quan chủ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, những người này có thể giữ hoặc không giữ chức danh quản lý nhưng tham gia vào ra quyết định, định hướng phát triển công ty; tham gia việc quản lý, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. 6
- 1.1.2. Mối quan hệ giữa người quản lý, điều hành với chủ sở hữu trong công ty cổ phần Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa người quản lý và chủ sở hữu trong công ty là mối quan hệ đại diện. [10] Người quản lý là những người được cơ quan sở hữu là đại hội đồng cổ đông trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra để quản lý, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Các cổ đông của công ty trao quyền và nghĩa vụ cho người quản lý thông qua bản điều lệ của công ty, bản điều lệ sẽ quy định rõ thẩm quyền và nhiệm vụ mà người quản lý được phép làm. Trong mối quan hệ giữa người quản lý và chủ sở hữu luôn tồn tại nguy cơ xung đột lợi ích. Theo quan điểm của một số học giả, mâu thuẫn lợi ích này xuất phát từ vị thế mà người quản lý được hưởng. Người quản lý công ty, cho dù họ có là cổ đông hay là thành viên của công ty hay không thì họ đều có rất nhiều cơ hội để tư lợi cho riêng mình hay cho những người mà họ mong muốn. Có rất nhiều cách thức mà người quản lý công ty có thể kiếm chắc, từ lợi từ doanh nghiệp mình quản lý, chẳng hạn thông qua các giao dịch, hợp đồng với những người không liên quan, hay tiết lộ những bí mật của công ty cho người khác,… [3] Hơn nữa, giữa người quản lý và chủ sở hữu không phải lúc nào cũng cùng chung mục tiêu theo đuổi. Ví dụ như đối với những người quản lý ưa mạo hiểm, đặc biệt là các trường hợp giám đốc/ tổng giám đốc không phải cổ đông của công ty, họ được thuê về để quản lý công ty; họ mong muốn mở rộng hơn nữa thị phần của công ty, nhưng điều đó đôi khi rất rủi ro, trong khi đó, nhiều cổ đông những người chủ sở hữu của công ty chỉ mong muốn có lợi nhuận ổn định ít rủi ro. Tóm lại, bản chất quan hệ giữa người quản lý và chủ sở hữu là quan hệ đại diện, người quản lý đại diện cho các chủ sở hữu điều hành hoạt đồng hàng ngày của công ty. Vì vậy, việc quy định trách nhiệm của người quản lý trong công ty là 7
- rất quan trọng đối với lợi ích của các chủ sở hữu nói riêng và sự phát triển công ty nói chung. 1.2. Khái quát về trách nhiệm của người quản lý, điều hành công ty trong công ty cổ phần. 1.2.1. Khái niệm trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty. Trong tiếng Anh, có hai thuật ngữ cùng được hiểu là “trách nhiệm”: “responsibility” và “accountability”. Hai thuật ngữ này thường được dùng thay thế cho nhau, nhưng có một sự khác biệt cơ bản giữa hai thuật ngữ này. Trách nhiệm với nghĩa là “responsibility” thường được hiểu là việc phải làm, như là bổn phận, nghĩa vụ. Còn "accountability" có nghĩa rộng hơn “responsibility”, không chỉ có nghĩa là những việc phải làm, mà còn bao gồm việc đứng ra nhận và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện những việc đó. Theo Từ điển Tiếng Việt, trách nhiệm được hiểu theo hai nghĩa như sau: Nghĩa thứ nhất: Phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, được hiểu là nghĩa vụ, bổn phận; Nghĩa thứ hai: Sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của họ, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả. [6] Như vậy, khi nói đến trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty có thể được hiểu là những bổn phận, nghĩa vụ mà người quản lý, điều hành phải thực hiện. Cũng có thể hiểu trách nhiệm của người quản lý, điều hành là những bổn phận phải thực hiện và việc phải chịu trách nhiệm cho những hành vi thực hiện trái với bổn phận, nghĩa vụ đó. Trong đề tài khóa luận lần này, tác giả khóa luận xin đề cập chủ yếu đến nội hàm từ trách nhiệm người quản lý, điều hành là bổn phận, nghĩa vụ mà người quản 8
- lý, điều hành phải thực hiện, những điều người quản lý, điều hành được phép làm, không được làm và nên làm. 1.2.2. Những trách nhiệm cơ bản mà người quản lý, điều hành phải thực hiện khi quản lý, điều hành công ty cổ phần. Như đã phân tích ở trên, người quản lý, điều hành có thể xem là người đại diện cho chủ sở hữu. Nhưng không phải lúc nào lợi ích của người sở hữu và người quản lý, điều hành cũng giống nhau. Vì vậy, việc quy định rõ về trách nhiệm của người quản lý, điều hành là rất cần thiết. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định về hai trách nhiệm cơ bản mà người quản lý công ty phải thức hiện đó là: - Trách nhiệm cẩn trọng (duty of care) - Trách nhiệm trung thành (duty of loyalty) 1.2.2.1. Trách nhiệm cẩn trọng (Duty of care). Trách nhiệm cẩn trọng của người quản lý, điều hành hay bổn phận cẩn trọng (duty of care), hiểu một cách đơn giản là người quản lý, điều hành đã hoàn toàn nghiêm túc khi đưa ra quyết định. Cụ thể hơn là người quản lý, điều hành đó phải hành xử với kỹ năng, sự thận trọng, sự chú ý của một người bình thường trong tình huống đó. [24] Theo Pháp luật của Anh Quốc, Điều 174 Luật Công ty của Anh (2006) yêu cầu thành viên của hội đồng quản trị phải có sự cẩn trọng (care), kỹ năng (skills) và sự thận trọng (diligence) ở mức độ hợp lý. [17] Sự cẩn trọng, kỹ năng và sự thận trọng này sẽ được đánh giá qua hành vi của một người bình thường với những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chung chung mà một thành viên Hội đồng quản trị phải có (ojecttive test). Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào năng lực và trình độ của từng thành viên Hội đồng Quản trị mà sự cẩn trọng, kỹ năng và sự thận trọng trên 9
- được đánh giá cụ thể hơn (subjective test). [9] Ví dụ A là thành viên Hội đồng Quản trị của công ty X, công ty X cần quyết định nhanh việc mua một con tàu. Giả định A không biết gì về tàu biển thì bổn phận cẩn trọng sẽ dẫn A đến quyết định mời một đơn vị giám định tàu biển để xác định giá trị con tàu mà Công ty X sẽ mua. Tuy nhiên, nếu A đã có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tàu biển và việc mời một đơn vị định giá có thể khiến cho cơ hội ký kết của Công ty X vuột mất, trách nhiệm cẩn trọng của A được nâng lên một mức cao hơn. Tức là A có thể bị coi là vi phạm bổ phận cẩn trọng khi mời công ty giám định tàu biển. Pháp luật Hoa Kỳ thì quy định về bổn phận cẩn trọng từ việc quy định về vi phạm bổn phận cẩn trọng. Về cơ bản thì có hai loại vi phạm là không làm gì (nonfesanse) và làm sai (misfesanse). [9] Không làm gì: trong trường hợp này, người quản lý không làm gì cả hoặc gần như không làm gì cả, để mặc doanh nghiệp. Ví dụ không tham gia các cuộc họp Hội đồng Quản trị, không đọc các tài liệu liên quan, không xử lý các báo cáo,… Làm sai: trong trường hợp này, người quản lý 'có hành động” và việc hành động đó gây hại cho công ty. Cổ đông kiện họ vì đã không sử dụng các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm mà một người bình thường ở vị trí của họ phải sử dụng. Để xem xét việc người quản lý, điều hành có hành động đúng với các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của một người bình thường ở vị trí của họ phải sử dụng không. Tòa án nước này áp dụng một quy tắc có tên là: “business judgment rule” (quy tắc phán đoán trong kinh doanh). Quy tắc này phản ánh những nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh, xoay quanh vấn đề người quản lý, điều hành khi đưa ra quyết định phải: (i) Quyết định đưa ra một cách thiện chí (ii) Quyết định đó vì lợi ích tốt nhất của công ty (iii) Không vì lợi ích của bản thân, 10
- (iv) Thông báo cho chủ thể của quyết định mà họ cho là hợp lý. [23] Nếu người quản lý, điều hành công ty thực hiện đầy đủ các yếu tố trên thì dù kết quả quyết định có dẫn đến kinh doanh thua lỗ thì người quản lý điều hành cũng không phải chịu trách nhiệm. Điều này là hợp lý vì người quản lý không thể đảm bảo tuyệt đối là các quyết định của họ luôn dẫn đến thành công. Thẩm phán sẽ xem xét trách nhiệm của người quản lý trên khía cạnh tuân thủ các trình tự/thủ tục hợp lý để ra quyết định chứ không xác định quyết định kinh doanh của họ trên việc có gây thua lỗ cho công ty không. Để hiểu rõ hơn về trách nhiệm cẩn trọng của người quản lý điều hành, chúng ta cùng xem xét vụ kiện “Russell P.Miller v. American Telephone & Telegraph Company (hereinaffer referred to as AT&T)” được tóm tắt và phân tích dưới đây: “Các cổ đông của công ty Telephone & Telegraph Company nhân danh công ty đã kiện các thành viên của hội đồng giám đốc vì đã không thu hồi nợ khoảng 1,5 triệu USD sau khi cung cấp dịch vụ cho Đảng Dân Chủ tại thời kì Đại hội Đảng Dân Chủ. Nguyên đơn cho rằng: “không thành viên nào của ban giám đốc có hành động nào đó để thu hồi số nợ kể từ ngày 20/08/1968 (ngày phát sinh nợ) đến ngày (31/03/1972), do đó đã vi phạm nghĩa vụ của người quản lý điều hành là không kiên trì mẫn cán trong quá trình điều hành công ty. Bên bị kiện thì viện dẫn quy tắc phán đoán trong kinh doanh rằng: hành vi chậm trễ của họ là có cơ sở và vì lợi ích của công ty. Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu các thành viên của hội đồng giám đốc có vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng. Và cuối cùng, toà án đã ra phán quyết, việc không thu hồi khoản nợ 1,5 triệu USD đã vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng, lý do các cổ đông khởi kiện là hoàn toàn chính xác. Các thành viên giám đốc đã hành động không thiện chí, không vì lợi ích của công ty”. [11] 11
- 1.2.2.2. Trách nhiệm trung thành (Duty of loyalty). Trách nhiệm trung thành hay bổn phận trung thành, như tên gọi của nó, liên quan đến các xung đột lợi ích, khi mà người quản lý đã đặt quyền lợi cá nhân của mình lên trên quyền lợi của doanh nghiệp. Trách nhiệm trung thành ngoài buộc người quản lý phải hành động vì lợi ích cao nhất của công ty còn được thể hiện bởi việc người quản lý điều phải giữ bí mật của công ty, không được tiết lộ, sự dụng bất kì thông tin nào họ được biết với tư cách làm người quản lý điều hành để tư lợi, người quản lý điều hành phải báo cáo mọi xung đột lợi ích có thể xảy ra. [20] Pháp luật công ty Hoa kỳ pháp điển hóa bổn phận trung thành bằng cách đưa ra khái niệm chung là người quản lý phải thực hiện nhiệm vụ của mình theo cái cách mà người đó đánh giá một cách hợp lý là vì lợi ích cao nhất của công ty. Và tựu trung lại thì bổn phận trung thành được thể hiện qua ba nhóm hành vi sau: (i) Không tự trục lợi (self-dealing); (ii) Không tước đoạt cơ hội kinh doanh của công ty và (iii) Không tham gia vào các hoạt động cạnh tranh với công ty. [9] Không tự trục lợi: Một cách đơn giản đó là việc người quản lý đứng ở cả hai đầu của giao dịch. Ví dụ: X là giám đốc của Công ty A ký một hợp đồng sử dụng dịch vụ của công ty B mà X là một cổ đông lớn. Dĩ nhiên, tự thân việc tham gia một giao dịch tự trục lợi không tự nó vi phạm bổn phận trung thành. Bổn phận này chỉ bị vi phạm khi X tác động đến Công ty A để doanh nghiệp này ký một hợp đồng có thể gây tổn hại cho chính họ. Như vậy, xác định giao dịch tư lợi dựa trên ba yếu tố: 12
- (i) Thành viên và công ty là hai bên đối nghịch nhau (ii) Thành viên gây ảnh hướng để công ty ký kết giao dịch (iii) Thành viên có một lợi ích về tiền bạc mà có tiềm năng là trái ngược với lợi ích tài chính của công ty. [5] Tuy nhiên, trên thực tế người quản lý khi tham gia các giao dịch này vẫn có thể đem đến nhiều quyền lợi hơn cho công ty. Vậy nên, theo Luật Mỹ, một giao dịch giữa công ty và người quản lý, điều hành sẽ không bị vô hiệu nếu đáp ưng điều kiện: (i) Được thông qua hoặc được phê chuẩn bởi thành viên hội đồng giám đốc, sau khi đã được giải trình đầy đủ và biểu quyết không có sự tham gia của thành viên liên quan đến lợi ích từ giao dịch đó (ii) Được thông qua hoặc phê chuẩn bởi các cổ đông (không có sự tham gia số cổ đông thuộc quyền sở hữu hay được biểu quyết dưới sự kiểm soát của người quản lý đó) (iii) Giao dịch là “công bằng” Ở đây, chúng ta hiểu rang các điều kiện (i) và (ii) đã bao gồm yếu tố công bằng, loại trừ yếu tố lừa dối, lạm quyền. Đây chính là điều kiện áp dụng cho các giao dịch giữa hai công ty mà thành viên hội đồng giám độc của công ty này cũng là thành viên hội đồng giám đốc công ty kia. [11] Không tước đoạt cơ hội kinh doanh của Công ty: Nghĩa vụ này được hiểu là việc người quản lý của công ty không lợi dụng các thông tin mà mình có trên vị trí của mình để trục lợi cho bản thân. Để xem xét người quản lý có tước đoạt cơ hội kinh doanh của công ty, vi phạm nghĩa vụ trung thành không, Pháp luật Mỹ có quy định quy tắc “Corporate opportunity rule” (cơ hội kinh doanh). Theo học thuyết cơ hội kinh doanh này, 13
- thì cơ hội kinh doanh đầu tiên được trao cho công ty, và nó chỉ được trao cho người quản lý, điều hành khi công ty từ chối cơ hội kinh doanh đó. [21] Dưới đây, chúng ta cùng xem xét vụ kiện “Broz v. Cellular Information systems, Inc” để hiểu rõ về việc áp dụng thuyết cơ hội kinh doanh trong xem xét trách nhiệm của người quản lý, điều hành: Tóm tắt vụ kiện: công ty CSI (nguyên đơn) kiện Robert Broz (bị đơn) là giám đốc công ty CSI, cũng đồng thời là chủ tịch và cổ đông duy nhất của công ty RFBC, một đối thủ cạnh tranh của của CSI trong thị trường dịch vụ điện thoại di động. Vào thời điểm bấy giờ, CSI đã trải qua những khó khăn về tài chính và bắt đầu tháo bỏ những giấy phép của mình. Một bên cung cấp dịch vụ di động thứ 3 là Mackinac đang tìm cách bán giấy phép của mình và họ đã tìm đến Broz. Broz đã nói chuyện không chính thức với các giám đốc khác trong CSI, tất cả họ nói rằng CSI không quan tâm đến giấy phép và kể cả khi có quan tâm thì họ cũng không có khả năng. Vào thời điểm đó thì có Pricellular, tiến hành thảo luận mua CSI và thảo luận mua giấy phép của Mackinac. Sau đó thì Mackinac đã bán giấy phép cho RFBC nơi Broz làm chủ tịch. Khi hoàn tất mua CSI, công ty này đã kiện Broz vì không đưa cơ hội kinh doanh cho CSI. [16] Tòa án kết luận: Broz không vi phạm thuyết cơ hội kinh doanh bởi lập luận, một cơ hội kinh doanh tồn tại cho công ty khi: (i) Công ty có khả năng tài chính để khai thác cơ hội; (ii) Cơ hội nằm trong ngành kinh doanh của công ty; (iii) Công ty có lãi suất hoặc kỳ vọng trong cơ hội đó. Và người quản lý, điều hành của công ty sẽ có được cơ hội kinh doanh khi: (i) Cơ hội đã được trình bày cho hội đồng giám đốc và công ty không có năng lực thực hiện 14
- (ii) Cơ hội không đem lại lợi ích cho công ty (iii) Giám đốc không sử dụng sai các nguồn lực để thực hiện cơ hội kinh doanh đó. [21] Ở đây, Broz đã có cuộc gặp gỡ không chính thức với hội đồng giám đốc của CSI và họ cũng đã đồng ý là CSI không có khả năng mua giấy phép đó. Vậy nên, Broz không vi phạm quy tắc cơ hội kinh doanh. Không tham gia vào các hoạt động cạnh tranh với công ty: Được hiểu là người quản lý không thực hiện các hoạt động cạnh tranh trực tiếp với Công ty X. Việc cạnh tranh cũng có thể chấp nhận khi: (i) Hành động một cách ngay tình và việc cạnh tranh không làm tổn hại Công ty hoặc (ii) Thông báo về hoạt động đó cho những người không liên quan của Công ty X và nhận được sự chấp thuận của những người này. Tuy nhiên, nếu người quản lý, điều hành có hành động cạnh tranh trực tiếp với công ty thì hoạt động cạnh tranh như vậy nó cũng phần nào khiến Công ty X bị tổn hại. Ngoài ra việc những người quản lý khác không liên quan chấp thuận cho một người quản lý với chính doanh nghiệp cũng đặt chính người quản lý đó vào tình huống vi phạm trách nhiệm cẩn trọng của chính họ. Vì vậy, pháp luật mỗi nước quy định khác nhau về những điều kiện người quản lý, điều hành được phép cạnh tranh với công ty. 1.2.3. Trách nhiệm pháp lý của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần Như đã phân tích ở phần trên, trách nhiệm nói chung của người quản lý, điều hành có thể hiểu theo hai cách, bao gồm: bổn phận, nghĩa vụ hoặc việc phải chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình. 15
- Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu trách nhiệm pháp lý của người quản lý, điều hành trong công ty, tức là tìm hiểu về việc người quản lý, điều hành phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành động sai trái trong hoạt động quản lý, điều hành. Theo giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật Tùy theo tính chất, mức độ hành vi vi phạm pháp luật mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lý khác nhau như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm bồi thường dân sự, trách nhiệm kỷ luật. Như vậy, hiểu rộng ra, trách nhiệm pháp lý của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần là hậu quả bất lợi do nhà nước áp dụng đối với người quản lý, điều hành trong công ty nếu vi phạm pháp luật. Hơn nữa, người quản lý, điều hành trong công ty còn phải gánh hậu quả bất lợi khi vi phạm các thỏa thuận, quy định trong điều lệ, văn bản nội bộ của công ty. Như vậy, các dạng trách nhiệm pháp lý mà người quản lý điều hành có thể phải gánh chịu bao gồm: Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm kỷ luật 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
117 p | 439 | 110
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW
52 p | 203 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần du lịch Nam Định
58 p | 109 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Nhựa Quỳnh Hằng SP
58 p | 84 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam
65 p | 80 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần Chuỗi thực phẩm TH
53 p | 59 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH một thành viên Diesel Sông Công
57 p | 47 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật đất đai năm 2013
96 p | 76 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định về sa thải người lao động trái pháp luật và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
65 p | 73 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi công công trình xây dựng - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần tập đoàn Bách Việt
45 p | 50 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
77 p | 101 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay
93 p | 76 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam
113 p | 48 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Khảo sát Dịch vụ Thương mại Thiên Bảo
60 p | 39 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
70 p | 53 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường
45 p | 39 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
64 p | 48 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
79 p | 51 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn