Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, đất nước ta từng bước chuyển<br />
mình và phát triển ngày càng nhanh chóng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số<br />
lượng các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng tăng tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Đặc<br />
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại<br />
lớn trên thị trường. Khi mà các doanh nghiệp lớn hơn đang phát triển mạnh mẽ và sự<br />
xâm nhập của các công ty, tập đoàn lớn từ nước ngoài làm cho làm cho thị trường trở<br />
nên khắc nghiệt, khả năng tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở<br />
nên bấp bênh hơn, thì việc thay đổi chiến lược, cách thức hoạt động, nâng cao hiệu quả<br />
hoạt động kinh doanh là điều tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và khẳng định vị trí của<br />
mình trên thị trường.<br />
Có rất nhiều biện pháp và hoạt động để giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả<br />
kinh doanh của mình, trong đó hoạt động bán hàng cũng là một hoạt động đóng vai trò<br />
cực kì quan trọng. Hoạt động bán hàng đã diễn ra từ rất lâu dưới các hình thức khác<br />
nhau, và đã phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Sự toàn<br />
cầu hóa cộng với sự tăng lên của đời sống con người, làm cho con người có cơ hội tiếp<br />
xúc với nhiều sản phẩm, hàng hóa, và họ có nhiều cơ hội lựa chọn những hàng hóa<br />
phù hợp với nhu cầu bản thân hơn. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các<br />
doanh nghiệp, làm cho hoạt động bán hàng có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Hoạt động<br />
bán hàng luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi doanh nghiệp, là một phần<br />
của tiến trình mà doanh nghiệp thuyết phục khách hàng mua hàng hóa hay dịch vụ của<br />
họ. Bán hàng tốt giúp doanh nghiệp đẩy nhanh chu kì kinh doanh, xác định kết quả<br />
kinh doanh để đề ra các chiến lược và chính sách phát triển cho kì sau…<br />
Từ sự quan trọng và cần thiết của hoạt động bán hàng đối với công việc kinh<br />
doanh của doanh nghiệp, cộng với quá trình thực tập tại Doanh nghiệp tư nhân Mỹ<br />
Hoàng, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại<br />
Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Hoàng”.<br />
<br />
Lại Đình Đen – K42 Thương Mại<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bán hàng tại DNTN Mỹ Hoàng.<br />
Đánh giá cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng về công tác bán hàng của<br />
DNTN Mỹ Hoàng tại chi nhánh ở Lộc Sơn, Phú Lộc, TT-Huế.<br />
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại<br />
DNTN Mỹ Hoàng.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động bán hàng tại DNTN Mỹ Hoàng<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
Pham vi không gian: Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Hoàng (87 Nguyễn Sinh<br />
Cung, thành phố Huế)<br />
Phạm vi thời gian: nghiên cứu số liệu thứ cấp từ 2009-2011<br />
Thời gian nghiên cứu: 01/02/2012 đến 05/05/2012<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
Dữ liệu thứ cấp: từ các báo cáo, bảng biểu, kết quả hoạt động kinh doanh<br />
của doanh nghiệp, các điều tra và báo cáo trên internet…<br />
Dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ các bảng hỏi điều tra và phỏng vấn<br />
khách hàng.<br />
Trong thời gian thực tập và quan sát thực tế trong 3 tuần, tôi nhận thấy rằng<br />
khách hàng đến mua tại của hàng có sự khác nhau về giới tính và độ tuổi như sau:<br />
<br />
Bảng 1: Cơ cấu giới tính và độ tuổi khách hàng đến mua trong 3 tuần quan sát<br />
Độ tuổi<br />
Giới tính<br />
Dưới 18<br />
<br />
18 đến 30<br />
<br />
31 đến 50<br />
<br />
Trên 50<br />
<br />
Nam<br />
<br />
1<br />
<br />
29<br />
<br />
35<br />
<br />
7<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
1<br />
<br />
20<br />
<br />
6<br />
<br />
1<br />
<br />
Lại Đình Đen – K42 Thương Mại<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu theo định mức với tỷ lệ tương ứng theo bảng<br />
1. Nam dưới 18 tuổi chiếm 1%; nam từ 28 đến 30 chiếm 29%; nam từ 31 đến<br />
50 chiếm 35%; nam trên 50 chiếm tỷ lệ 7%; nữ dưới 18 chiếm 1%; nữ từ 18<br />
đến 30 chiếm 20%; nữ từ 31 đến 50 chiếm 6%; nữ trên 50 chiếm 1%.<br />
Phương pháp xác định cỡ mẫu:<br />
Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu, ta áp<br />
dụng công thức của Cochran (1977) đối với tổng thể với các giá trị lựa chọn như sau:<br />
n<br />
<br />
z 2 p (1 p )<br />
e2<br />
<br />
Với n là cỡ mẫu cần chọn, z là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn với z = 1,96<br />
tương ứng với độ tin cậy 95%, e là sai số mẫu cho phép.<br />
Do tính chất p + q = 1 , vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p = q = 0,5<br />
Với độ tin cậy 95%, sai số chọn mẫu cho phép 10%. Lúc đó mẫu cần chọn có<br />
kích cỡ:<br />
Z2p( 1 – p)<br />
n=<br />
<br />
1.962x0.5(1- 0.5)<br />
=<br />
<br />
e2<br />
<br />
= 96.04<br />
0.12<br />
<br />
Như vậy để đảm bảo tính đại diện của mẫu điều tra, tôi đã chọn điều tra 100<br />
khách hàng với tỷ lệ tương ứng với kết quả quan sát được trước đó.<br />
Trên thực tế điều tra ta chọn kích cỡ mẫu là 100. Nhưng trong quá trình điều tra<br />
phát ra 100 bảng, thu về 97, số bảng hỏi hợp lệ là 94 bảng.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu các sự vật hiện tượng<br />
một cách khoa học và logic, nhận thức bản chất của hiện tượng, xem xét<br />
các quan hệ kinh tế xã hội trong mối quan hệ tác động lẫn nhau.<br />
Xử lý SPSS đối với bảng hỏi<br />
+ Xử lý số liệu với phần mềm thống kê SPSS 18.0<br />
+ Kiểm định giá trị trung bình với One sample T- test đối với các yếu tố<br />
được đo bằng thang đo Likert. Với độ tin cậy 95%, α = 0.05.<br />
<br />
Lại Đình Đen – K42 Thương Mại<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Giả thuyết thống kê:<br />
<br />
Ho: μ = 4<br />
H1: μ # 4<br />
<br />
Sig. (2-tailed) > 0,05: Không có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ<br />
giả thuyết Ho<br />
Sig. (2-tailed) < 0,05: Có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả<br />
thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H1<br />
Với giá trị 4 tương ứng với ý kiến đồng ý trong thang đo Likert 5 mức độ.<br />
+ Thống kê, lập bảng tần số để phân tích các yếu tố còn lại.<br />
Ngoài ra còn kết hợp thêm một vài phương pháp khác.<br />
<br />
Lại Đình Đen – K42 Thương Mại<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Chương 1: Tổng quan về hoạt động bán hàng<br />
1.1. Cơ sở lý luận<br />
1.1.1. Khái niệm về bán hàng<br />
Thuật ngữ bán hàng được tiếp cận với rất nhiều góc độ khác nhau, dưới các góc<br />
độ nghiên cứu khác nhau sẽ cho ta các khái niệm khác nhau về bán hàng.<br />
+ Dưới góc độ là một phạm trù kinh tế cơ bản của nền kinh tế hàng hóa, bán hàng<br />
là một hoạt động nhằm thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hóa (thay đổi hình thái từ<br />
hàng thành tiền) trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng về mặt giá trị sử dụng,<br />
nhờ đó người sản xuất hay bán hàng đạt được các mục tiêu của mình.<br />
+ Dưới góc độ là một mắt xích trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, “bán<br />
hàng là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa cho người mua đồng thời thu được<br />
tiền hàng hoặc được quyền thu tiền hàng”. Hay nói cách khác, bán hàng là một mặt<br />
của hành vi thương mại – mua bán hàng hóa – theo đó người bán có nghĩa vụ giao<br />
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận được tiền hoặc nhận<br />
được quyền thu tiền bán hàng (bán chịu), người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người<br />
bán và vận chuyển theo thỏa thuận của hai bên.<br />
+ Với tư cách là một chức năng (chức năng tiêu thụ sản phẩm): bán hàng là một<br />
bộ phận hữu cơ của hoạt động kinh doanh trong bất kì doanh nghiệp nào.<br />
+ Với tư cách là một hoạt động của cá nhân, theo James.M.Comer thì: “Bán hàng<br />
là một quá trình mang tính cá nhân trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và<br />
đáp ứng những nhu cầu hay ước muốn của người mua nhằm thực hiện quyền lợi thỏa<br />
đáng, lâu dài của hai bên”.<br />
Bán hàng làm cho hàng hóa lưu thông từ người sản xuất đến người tiêu dùng, từ<br />
nơi dư thừa hàng hóa đến nơi có nhu cầu tiêu thụ chúng. Hoạt động bán hàng sẽ đem<br />
lại lợi nhuận cho người bán hàng khi họ nắm bắt tốt cơ hội từ thị trường và điều chỉnh<br />
chính sách phục vụ quyền lợi người tiêu dùng.<br />
<br />
Lại Đình Đen – K42 Thương Mại<br />
<br />
5<br />
<br />