intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện: Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cho ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu năm 2023

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

38
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cho ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu năm 2023" này góp phần đẩy mạnh hoạt động truyền thông marketing của du lịch Bạc Liêu bằng việc xây dựng chiến lược truyền thông dài hạn, chuyên nghiệp phù hợp với tiềm năng, nhu cầu, thị hiếu của thị trường khách du lịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện: Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cho ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu năm 2023

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG MARKETING NGÀNH DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2023 Ngành: TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Minh Hùng Sinh viên thực hiện : Hồ Thị Quỳnh Thơ MSSV: 1811302153 Lớp: 18DPTB1 TP. Hồ Chí Minh, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG MARKETING NGÀNH DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2023 Ngành: TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Minh Hùng Sinh viên thực hiện : Hồ Thị Quỳnh Thơ MSSV: 1811302153 Lớp: 18DPTB1 TP. Hồ Chí Minh, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng, đề tài: “Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cho ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu năm 2023” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giảng viên – thầy Trần Minh Hùng. Tất cả số liệu, nội dung được sử dụng trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Ngoài ra, trong luận văn có sử dụng những số liệu đã được thống kê từ các nguồn tài liệu tham khảo đã được phép công bố. Em đã trích dẫn nguồn và chú thích đầy đủ, rõ ràng ở mục “Tài liệu tham khảo”. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa Truyền thông – Thiết kế và nhà trường nếu như có vấn đề xảy ra. TPHCM, ngày 15 tháng 01 năm 2022 Sinh viên thực hiện Hồ Thị Quỳnh Thơ
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cho ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu năm 2023”, em đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ nhiều cá nhân và tập thể. Em xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô Khoa Truyền thông – Thiết kế thuộc Trường Đại học Công nghệ TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện nghiên cứu này trong suốt quá trình học tập tại trường. Trong quá trình thực hiện đề tài, em còn nhận được sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè đã hỗ trợ em trong quá trình thực hiện khảo sát ý kiến. Đặc biệt, em vô cùng tri ân sự hướng dẫn nhiệt tình, theo dõi sát sao của thầy Trần Minh Hùng đã chỉ dẫn em rất nhiều trong suốt quá trình em thực hiện luận văn này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tất cả mọi người vì sự giúp đỡ tận tình và những lời động viên quý báu đó. TPHCM, ngày 15 tháng 01 năm 2022 Sinh viên thực hiện Hồ Thị Quỳnh Thơ
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................3 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................4 MỤC LỤC ..................................................................................................................5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................7 DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................8 DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................9 LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................10 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ...................................................10 2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................11 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................11 3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................11 3.2. Phạm vi nghiên cứu: ..............................................................................11 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................11 4.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp..................................11 4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp ....................................................12 4.3. Phương pháp so sánh .............................................................................12 4.4. Phương pháp điều tra xã hội học ..........................................................12 5. Bố cục .............................................................................................................13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ........................................................................................................13 I. Những khái niệm liên quan đến du lịch ......................................................13 II. Những vấn đề cơ bản về truyền thông marketing điểm đến du lịch.....27
  6. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA DU LỊCH BẠC LIÊU .........................................................49 I. Tổng quan tình hình phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu ..............................49 1. Vai trò của ngành du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa xã hội tỉnh Bạc Liêu ...............................................................................................49 2. Tổng quan tiềm năng du lịch tỉnh Bạc Liêu .............................................50 3. Tổng quan tình hình hoạt động du lịch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2019 – 2021 ....................................................................................................................62 II. Thực trạng truyền thông ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu ..........................74 1. Thực trạng định vị hình ảnh và thiết kế thông điệp ...............................74 2. Thực trạng ứng dụng công cụ truyền thông marketing ........................76 III. Đánh giá chung & Phân tích SWOT cho du lịch Bạc Liêu....................79 1. Điểm mạnh (Strengths) .............................................................................79 2. Điểm yếu (Weaknesses) .............................................................................79 3. Cơ hội (Opportunities) ..............................................................................80 4. Thách thức (Threats).................................................................................81 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU................................................................................................................83 1. Xác định công chúng mục tiêu .....................................................................83 2. Quan điểm – Định hướng .............................................................................84 3. Mục tiêu truyền thông ..................................................................................85 3.1. Mục tiêu tổng quát: ................................................................................85 3.2. Mục tiêu cụ thể: ......................................................................................85 4. Các giải pháp – Đề xuất ................................................................................86 6
  7. 4.1. Giải pháp ứng dụng các công cụ truyền thông marketing trong quảng bá du lịch Bạc Liêu ...............................................................................86 4.2. Giải pháp về chính sách, cơ chế, ngân sách tổ chức truyền thông ....90 4.3. Giải pháp hoàn thiện bộ máy xúc tiến du lịch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động & nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................91 5. Chiến lược truyền thông tổng thể năm 2023 ..............................................92 5.1. Chiến dịch 1 (Tháng 1/2023 – Tháng 5/2023) diễn ra với chủ đề “Đa màu văn hóa – Lan tỏa tinh hoa”....................................................................93 5.2. Chiến dịch 2 (tháng 6/2023– tháng 12/2023) diễn ra với chủ đề “Enjoy Bạc Liêu”: ............................................................................................97 - Mục tiêu chiến dịch: Nâng cao nhận thức về sự đa dạng loại hình du lịch ngoài du lịch văn hóa và kêu gọi hành động. .....................................................97 - Ưu tiên quảng bá các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch khám phá,… để bổ trợ lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Bạc Liêu, không gây nhàm chán. .......................................................................97 6. Ngân sách truyền thông marketing du lịch Bạc Liêu ................................99 7. Tổ chức thực hiện chương trình truyền thông ...........................................99 7.1. Đối với UBND, chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu ...................................100 7.2. Đối với Sở VHTTTTDL Bạc Liêu.......................................................100 7.3. Đối với Hiệp hội Du lịch tỉnh Bạc Liêu ..............................................101 7.4. Đối với Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Bạc Liêu ....................101 7.5. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh & cộng đồng dân cư địa phương .............................................................................................................101 7
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ 1 UBND Ủy Ban Nhân Dân 2 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 3 MTTQ Mặt trận Tổ quốc 4 VH-TT&DL Văn hóa – Thể thao & Du lịch 5 VHTTTTDL Văn hóa Thông tin Thể thao Du lịch 6 KH-ĐT Kế hoạch – Đầu tư 7 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 8 QLDA Quản lý dự án 9 ĐCTT Đờn ca tài tử 10 PGS.TS Phó Giáo sư – Tiến sĩ 7
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Chủ thể thực hiện công tác truyền thông marketing điểm đến du lịch địa phương.......................................................................................................................29 Bảng 2: Phân bổ kinh phí truyền thông marketing du lịch Bạc Liêu ........................99 8
  10. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Bản đồ tuyến đường du lịch Bạc Liêu .........................................................71 Hình 2: Logo, biểu trưng tỉnh Bạc Liêu ....................................................................75 9
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ngành du lịch là ngành dịch vụ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, góp phần làm cho tỉ trọng ngành trong cơ cấu kinh tế của nước ta ngày càng tăng. Từ khi Việt Nam mở cửa và hội nhập nền kinh tế với các quốc gia khác, ngành du lịch nước ta đã có những bước tiến rõ rệt, nhanh chóng về lượng khách tham quan và nguồn thu từ du lịch. Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng việc tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế, xây dựng hình ảnh một mảnh đất Bạc Liêu hiếu khách, thân thiện, trọng nghĩa tình và tiếp tục giữ vững mục tiêu bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa nguyên bản của dân tộc. Trong dự thảo báo cáo nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Bạc Liêu đã xác định 5 trụ cột phát triển kinh tế, trong đó phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Song, dù là địa phương sở hữu một nền tảng giá trị văn hóa đa dạng, có lợi thế phát triển những sản phẩm du lịch gắn liền với trải nghiệm văn hóa, nhưng tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa thực sự đánh thức được những tiềm năng vốn có của tỉnh, chưa tập trung xây dựng định vị thương hiệu địa phương, sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn, địa phương chưa đẩy mạnh truyền thông hiệu quả nhằm kích cầu du lịch và quảng bá du lịch Bạc Liêu đến du khách nội địa và quốc tế. Công tác truyền thông marketing du lịch Bạc Liêu mới dừng lại ở việc cung cấp thông tin, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh. Đó chính là lý do khiến năng lực cạnh tranh ngành du lịch của tỉnh Bạc Liêu vẫn còn chậm và hạn chế so với các tỉnh thành cùng khu vực. Với tiềm năng du lịch phong phú, văn hóa đa dạng, du lịch Bạc Liêu cần tiến hành lập một chiến lược xây dựng, định vị thương hiệu, quảng bá du lịch một cách rõ ràng, cụ thể để thu hút nguồn vốn đầu tư và lượng khách cả trong nước lẫn quốc tế. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài này với giá trị thực tiễn rất lớn, giúp tỉnh Bạc Liêu xây dựng chiến lược truyền thông marketing, thực hiện công tác 10
  12. quảng bá du lịch Bạc Liêu nhằm tái kích cầu, thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển hơn nữa trong năm 2023 với đề tài: “Xây dựng chiến lược truyền thông marketing cho du lịch tỉnh Bạc Liêu năm 2023”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này góp phần đẩy mạnh hoạt động truyền thông marketing của du lịch Bạc Liêu bằng việc xây dựng chiến lược truyền thông dài hạn, chuyên nghiệp phù hợp với tiềm năng, nhu cầu, thị hiếu của thị trường khách du lịch. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài luận văn lần này là các hoạt động truyền thông marketing cho du lịch Bạc Liêu đối với thị trường khách du lịch nội địa do Sở Văn hóa, Thể thao, Thông tin & Du lịch Bạc Liêu thực hiện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hoạt động truyền thông marketing du lịch Bạc Liêu của Sở Văn hóa, Thể thao, Thông tin & Du lịch Bạc Liêu và Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bạc Liêu. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu hoạt động truyền thông marketing cho du lịch tỉnh Bạc Liêu tập trung vào thị trường khách du lịch nội địa. - Phạm vi về thời gian: Căn cứ vào các dữ liệu, thống kê trong vòng 5 năm trở lại đây (2017-2021). Từ đó, xây dựng và định hướng chiến lược truyền thông cho du lịch tỉnh Bạc Liêu năm 2023. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài luận văn tốt nghiệp sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp Để có được cái nhìn tổng quan và đưa ra giải pháp xác đáng, xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cụ thể, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch, nghiên cứu có sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu từ nguồn thông tin chính thống của du lịch Bạc Liêu như những thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao, 11
  13. Thông tin & Du lịch Bạc Liêu, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bạc Liêu, Tổng cục du lịch, Hiệp hội du lịch, các tài liệu khác liên quan đến du lịch Bạc Liêu và các công trình nghiên cứu, sách báo, tài liệu website về hoạt động truyền thông marketing điểm đến du lịch. 4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp này được thực hiện nhằm lựa chọn, sắp xếp thông tin, dữ liệu từ các nguồn sơ cấp, thứ cấp; phân tích những vấn đề, thực trạng đang diễn ra trên thị trường du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Bạc Liêu nói riêng ở nhiều khía cạnh để có góc nhìn đa chiều. Sau khi phân tích từng khía cạnh, tác giả sẽ có được đánh giá tổng thể và sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm gọn những nội dung chính, những vấn đề cần lưu ý và hướng giải quyết của vấn đề. 4.3. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này để có tính đối chiếu thực tế và đưa ra thực trạng vấn đề đang xảy ra trong ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu qua từng năm. Sau đó, đối chiếu với các tỉnh khác trong cùng khu vực. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng những phương pháp khác như: phương pháp mô tả, thống kê, quy nạp,… 4.4. Phương pháp điều tra xã hội học Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp thu thập được thông qua bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế dành cho nhóm du khách nội địa đã từng và chưa từng đi du lịch Bạc Liêu. Từ đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (mẫu phi xác suất). Trong đó, tác giả nghiên cứu sử dụng các đối tượng gần nhất và sẵn có để tham gia vào nghiên cứu. Phương pháp điều tra xã hội học và chọn mẫu thuận tiện giúp nghiên cứu này thu thập được những đánh giá khách quan của những du khách đã từng đi du lịch Bạc Liêu. Đồng thời, nhận biết được nhu cầu của du khách khi quyết định lựa chọn điểm đến du lịch, điều tra những tiêu chí nào tác động lớn nhất đến việc đưa ra quyết định du lịch của du khách. Qua kết quả, thông tin thu thập được từ bảng tra hỏi, tác giả sẽ xây dựng kế hoạch 12
  14. truyền thông marketing cho du lịch tỉnh Bạc Liêu với tính thực tiễn cao, sát sao với nhu cầu của du khách để mang lại hiệu quả thực thi tốt nhất. 5. Bố cục Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các danh mục hình ảnh, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài luận bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông marketing điểm đến du lịch Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông marketing của du lịch Bạc Liêu Chương 3: Đề xuất giải pháp truyền thông marketing nhằm xây dựng thương hiệu và kích cầu du lịch Bạc Liêu trong năm 2023. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH I. Những khái niệm liên quan đến du lịch 1. Khái niệm về du lịch Khái niệm về du lịch bắt nguồn từ lúc con người xuất hiện nhu cầu sống sót (thức ăn, chỗ ở, an ninh) và từ lúc họ bắt đầu có khả năng thanh toán cho các hoạt động đi lại, ăn ở thông qua tiền tệ hoặc quan hệ trao đổi hàng hóa, mong muốn mở rộng giao thương. Nhiều mô hình du lịch khác nhau bắt đầu phát triển mạnh vào thế kỷ XIX khi hoạt động đi lại của con người trở nên dễ dàng hơn với sự phát triển của hệ thống giao thông. Các đại lý du lịch bắt đầu nổi lên với những đơn vị tư vấn, kinh doanh và tổ chức các chương trình du lịch chuyên nghiệp dựa trên nhu cầu của con người. Có người đi du lịch với mục tiêu giải trí, cũng có người đi du lịch với mục tiêu giáo dục, tôn giáo. Sự hình thành nhu cầu của con người đi cùng với sự gia tăng sản xuất máy móc sử dụng trong đường ray, tàu hơi nước, ô tô, máy bay và xây dựng các khu nghỉ dưỡng đã tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp tác động lớn đến ngành du lịch vào thế kỷ XIX. Các nhà nghiên cứu, học giả, các tổ chức lúc bấy giờ đã quan sát sự chuyển dịch của thời đại cùng sự phát triển của ngành du lịch và đưa ra các định nghĩa khác nhau. Tùy vào mỗi hoàn cảnh (khu vực, thời gian) và dựa vào góc độ, phương 13
  15. pháp nghiên cứu khác nhau mà mỗi nhà nghiên cứu, các tổ chức lại đưa ra những khái niệm khác nhau về du lịch. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa “Du lịch là các hoạt động của các cá nhân đi tới một nơi ngoài môi trường sống thường xuyên (nơi cư trú, sinh hoạt hằng ngày) trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm với mục đích chính của chuyến đi không liên quan tới hoạt động kiếm tiền nơi họ đến”. Hay tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp ở Roma (28/8 – 5/9/1963), các chuyên gia cho rằng “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Trong khoản 1 điều 4 Luật du lịch Việt Nam (2005) của Quốc hội, du lịch được hiểu là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Dựa vào cách tiếp cận các đối tượng liên quan đến các hoạt động du lịch, nhìn theo nhiều góc độ, du lịch sẽ có những khái niệm khác nhau. Theo giáo trình Tổng quan Du lịch do Thạc sĩ Ngô Thị Diệu An và Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh Kiều biên soạn dùng chung cho các sinh viên chuyên ngành Du lịch: - Nhìn từ góc độ của khách du lịch, khái niệm của du lịch tương tự với định nghĩa của Luật du lịch Việt Nam. Du lịch là cuộc hành trình ngoài nơi cư trú và thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch. - Nhìn từ góc độ của những nhà cung ứng dịch vụ du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch và đạt được mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận từ quá trình đó. - Nhìn từ góc độ của chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch với mục đích tăng thu nhập, cơ hội việc làm cho người dân địa phương, tăng ngoại tệ thu được từ khách du lịch. 14
  16. - Nhìn từ góc độ của cộng đồng dân cư tại địa phương: Du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội tại địa phương, là một nhân tố đem lại cơ hội tốt để nâng cao cơ hội việc làm, tăng thu nhập, giao lưu văn hóa. Điều này vừa có lợi vừa có hại khi đồng thời ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội, môi trường,… Nhìn chung, xuất phát từ đặc điểm và cách tiếp cận đa dạng của các đối tượng liên quan mà du lịch có những định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, những định nghĩa trên cho thấy cách các tổ chức nhìn nhận du lịch có một điểm chung là sự dịch chuyển tạm thời của du khách đến một nơi nào đó ngoài nơi cư trú để đáp ứng nhu cầu và mong muốn tại điểm đến trước khi quay trở lại nơi cư trú ban đầu. Mỗi chủ thể tham gia vào các hoạt động du lịch hướng đến các mục đích khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào từng mục đích, cách tiếp cận mà có thể hiểu khái niệm về du lịch sao cho phù hợp nhất. 2. Điểm đến du lịch Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”. Theo định nghĩa của Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. Những khái niệm trên nêu rõ điểm đến du lịch là một không gian vật chất vị trí và là một phạm trù rất rộng. Điểm đến du lịch có thể là một khu du lịch, làng nghề truyền thống, rộng hơn là một thị trấn, địa phương, một quốc gia, thậm chí là cả châu lục. Ở những nơi này có tài nguyên du lịch hấp dẫn, sản phẩm du lịch đặc trưng và những hoạt động du lịch đa dạng hình thức, nội dung để thu hút khách du lịch. Điểm đến du lịch có thể được phân loại dựa trên: - Phân loại điểm đến du lịch căn cứ vào hình thức sở hữu: Điểm đến du lịch đó thuộc sở hữu của nhà nước hay tư nhân. 15
  17. - Phân loại điểm đến du lịch căn cứ vào vị trí: điểm đến ở thành thị hay nông thôn, vùng núi hay vùng biển. - Phân loại điểm đến du lịch căn cứ vào giá trị tài nguyên du lịch: điểm đến có nhiều giá trị tài nguyên du lịch nhân văn hay tài nguyên du lịch tự nhiên. - Phân loại điểm đến du lịch căn cứ vào phạm vi: điểm đến du lịch đó có thể là một khu vực, một vùng miền, một địa phương hay một quốc gia, một châu lục,… - Phân loại điểm đến du lịch căn cứ vào mục đích: có thể phân loại theo những mục đích du lịch khác nhau (nhóm di tích văn hóa, nhóm khu du lịch,…). - Phân loại điểm đến du lịch căn cứ vào vị trí quy hoạch: điểm du lịch là trung tâm du lịch hay những thị trấn, vùng ven,… Thông qua những nhận định trên, tác giả cho rằng, dù điểm đến du lịch được phân loại dựa trên tiêu chí nào, điều quan trọng để điểm đến du lịch đó trở nên hấp dẫn, đến gần hơn với công chúng mục tiêu, bên cạnh vấn đề quản trị, phát triển, đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật, công tác truyền thông quảng bá, xúc tiến điểm đến du lịch cũng là vấn đề đòi hỏi phải được đầu tư, chú ý. 3. Khái niệm về khách du lịch và phân loại khách du lịch Khách du lịch là đối tượng chủ thể thực hiện, tác động đến hoạt động du lịch và các mối liên hệ xoay quanh như: cộng đồng dân cư địa phương, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch,… Để cho ngành du lịch hoạt động và phát triển, thu được lợi ích kinh tế - xã hội, văn hóa, không thể thiếu sự tham gia của đối tượng này. Tương tự với hoạt động du lịch, mỗi chuyên gia, tổ chức có những khái niệm khác nhau về khách du lịch. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Khách du lịch là người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trên 24h và nghỉ qua đêm tại đó với nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền”. Hay theo nhà kinh tế học người Áo - Joseph Schumpeter: “Khách du lịch là những người ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên, để thỏa mãn nhu cầu mà không theo đuổi mục đích kinh tế”. 16
  18. Nhà kinh tế học Người Anh – Ogilvie cho rằng: “Khách du lịch là tất cả những người thỏa mãn 2 điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó”. Theo khoản 2, điều 3 Luật du lịch Việt Nam (2017): “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Đây là những khái niệm chung về khách du lịch. Cụ thể hơn, các công tác thống kê thường phân biệt khách du lịch, khách tham quan và lữ khách với những định nghĩa hoàn toàn khác nhau bởi có những người cũng rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình nhưng không được xem là khách du lịch. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), khách du lịch (Tourist), khách tham quan (Visitor) và lữ khách (Traveller) được định nghĩa như sau: - Khách du lịch (Tourist) là những người thực hiện hoạt động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một hay nhiều nơi khác trong thời gian từ 24 giờ trở lên đến dưới 1 năm để thỏa mãn một nhu cầu của bản thân về du lịch ngoại trừ mục đích kiếm tiền. - Khách tham quan (Visitor) là những người thực hiện hoạt động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một hay nhiều nơi khác trong khoảng thời gian dưới 24 giờ (không lưu trú lại qua đêm) để thỏa mãn một nhu cầu của bản thân về du lịch ngoại trừ mục đích kiếm tiền. - Lữ khách (Traveller) là những người thực hiện một chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng bất cứ phương tiện gì, vì bất cứ lý do gì và không giới hạn thời gian ở lại. Dựa vào những định nghĩa tổng quát trên, căn cứ vào phạm vi, lãnh thổ, Tổ chức Du lịch Thế giới phân khách du lịch thành 2 loại chính: - Khách du lịch quốc tế (International Tourist) bao gồm: - Khách du lịch quốc tế đến (Inbound Tourist): là khách du lịch thực hiện chuyến đi ra khỏi quốc gia mà họ cư trú, đến du lịch tại một quốc gia khác. 17
  19. - Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound Tourist): là khách du lịch hiện đang sống trong một quốc gia, đi du lịch nước ngoài. - Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist): là khách du lịch thực hiện chuyến đi trong quốc gia mà họ đang cư trú thường xuyên. Khái niệm khách du lịch nội địa được xác định không giống nhau ở mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia có từng chuẩn mực riêng về khoảng cách của chuyến đi (1 chiều), mục đích, thời gian lưu trú để định nghĩa khách du lịch nội địa. Điều đó cho thấy, Tổ chức Du lịch thế giới chấp nhận các khái niệm khác nhau. Việc phân loại khách du lịch chỉ đóng vai trò giúp các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, lưu trú của mỗi quốc gia xác định rõ đối tượng du lịch mà họ sắp tiếp nhận là ai. Từ đó, mỗi quốc gia dễ dàng đo lường, tính toán tác động của từng loại khách du lịch đến hoạt động kinh tế của họ. Đối với riêng định nghĩa được quy định tại điều 10 của Luật Du lịch Việt Nam 2017: - Khách du lịch vào Việt Nam (khách Inbound): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch. - Khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài (khách Outbound): là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. - Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Để có thể xác định rõ đối tượng mà địa phương và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch muốn hướng đến, khách du lịch còn được phân loại cụ thể căn cứ vào mục đích, độ tuổi, mức chi tiêu, hình thức tổ chức du lịch,… Việc phân loại khách du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược phát triển du lịch và tạo sự tác động đến các hoạt động du lịch một cách hiệu quả, thu hút nhất đối với từng nhóm du khách. 4. Các loại hình du lịch 18
  20. Loại hình du lịch được định nghĩa là tập hợp các sản phẩm du lịch có đặc điểm giống nhau vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ tương tự hoặc có chung nhóm khách hàng mục tiêu hoặc được xếp chung một mức giá. Ngành du lịch của thế giới đang phát triển ngày càng nhanh chóng, đi cùng với sở thích, thị hiếu, nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng. Mọi người trên thế giới có nhiều lý do để đi du lịch. Mục đích chính của chuyến du lịch quyết định hình thức du lịch và loại hình du lịch. Đó chính là lý do các loại hình du lịch ngày càng tăng lên đáng kể để có thể thỏa mãn được nhu cầu của mọi du khách. Loại hình du lịch có thể được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau: 4.1. Phân loại theo mục đích du lịch thuần túy 4.1.1. Du lịch tham quan, khám phá Du lịch khám phá là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là những tài nguyên du lịch tự nhiên như danh lam, thắng cảnh hoặc những tài nguyên du lịch nhân văn như di tích, lịch sử, những làng nghề, cơ sở sản xuất địa phương,… Trong du lịch khám phá có thể bao gồm du lịch mạo hiểm. Điểm đến của loại hình du lịch mạo hiểm thường là những vùng đất ít ai đặt chân đến nhằm đáp ứng nhu cầu chinh phục, khám phá sức mạnh, nghị lực bản thân của du khách. Đó có thể là những ngọn núi cao chót vót, những khu rừng rậm rạp, hang động bí hiểm, thác nước chảy siết,… 4.1.2. Du lịch văn hóa (Cultural Tourism): Đây là loại hình du lịch thuộc du lịch khám phá. Theo Luật du lịch số 44/2005, “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Dương Văn Sáu: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch khai thác giá trị của các thành tố trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam nhằm đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của du khách mà vẫn bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa dân tộc”. Qua những nhận định trên, tác giả cho rằng xuất phát từ nhu cầu khám phá, mở rộng kiến thức, trải nghiệm hướng tới những 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2