Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hoá học của cây Trúc diệp lan [Murdannia divergens (C. B. Clarke) G. Brückn.]
lượt xem 11
download
Mục tiêu của đề tài "Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hoá học của cây Trúc diệp lan [Murdannia divergens (C. B. Clarke) G. Brückn.]" là mô tả đặc điểm thực vật và xác định tên khoa học của cây Trúc diệp lan. 2) Bước đầu chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ dịch chiết cây Trúc diệp lan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hoá học của cây Trúc diệp lan [Murdannia divergens (C. B. Clarke) G. Brückn.]
- ĐẠI HỌC QUỐC 8\7 GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ====== ====== NGUYỄN THỊ YẾN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY TRÚC DIỆP LAN [Murdannia divergens (C. B. Clarke) G. Brückn.] KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2022 HÀ NỘI – 2022
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ====== ====== NGUYỄN THỊ YẾN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY TRÚC DIỆP LAN [Murdannia divergens (C. B. Clarke) G. Brückn.] KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khoá: QH.2017.Y Người hướng dẫn: PGS.TS. VŨ ĐỨC LỢI ThS. LÊ HƯƠNG GIANG Hà Nội – 2022 HÀ NỘI – 2022
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin phép gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Vũ Đức Lợi – Phó Trưởng Khoa Dược kiêm Trưởng Bộ môn Dược cổ truyền, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và Th.S Lê Hương Giang – Giảng viên Bộ môn Dược liệu và Dược học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, những thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Em chân thành cảm ơn các Thầy cô trong Bộ môn Dược liệu và Dược học cổ truyền đã giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện về mặt kỹ thuật để em có thể tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại Trường. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy cô, ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược đã dạy dỗ, trang bị kiến thức, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt năm năm học tập và nghiên cứu tại trường. Em xin trân trọng cảm ơn đề tài KHCN mã số ĐTĐL.CN-27/21 đã hỗ trợ em thực hiện tốt các nội dung nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin phép được bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu thương đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn động viên, quan tâm và giúp đỡ em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài khoá luận này. Trong quá trình làm thực nghiệm và hoàn thành khoá luận, em đã luôn chủ động học hỏi và cố gắng để triển khai tốt nhất có thể. Tuy nhiên, do kiến thức và hiểu biết của bản thân còn hạn hẹp nên khoá luận không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được những lời nhận xét, góp ý của Quý thầy cô để khoá luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2022 Sinh viên Nguyễn Thị Yến
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Angiosperm Phylogeny Hệ thống phân loại 1 APG Group thực vật hạt kínt 1H Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ 2 1H-NMR Resonance Spectroscopy hạt nhân proton 13C Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ 3 13C-NMR Resonance Spectroscopy hạt nhân Cacbon-13 Distortionless Enhancement 4 DEPT Phổ DEPT by Polarization Transfer Heteronuclear Single Phổ tương tác dị hạt nhân 5 HSQC Quantum Coherence qua một liên kết Heteronuclear Multiple Phổ tương tác dị hạt nhân 6 HMBC Bond Correlation qua nhiều liên kết 7 δ (ppm) (ppm = part per million) Độ dịch chuyển hoá học 8 J (Hz) J coupling constant Hằng số ghép
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Một số loài thuộc chi Murdannia phân bố ở Việt Nam 3 Bảng 1.2 Sản phẩm thực tế có nguồn gốc từ chi Murdannia 10 Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất TDL1 và Bảng 3.1 26 chất tham khảo Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất TDL2 và Bảng 3.2 28 chất so sánh
- DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Tên hình Trang Đặc điểm hình thái thực vật của một số loài thuộc chi Hình 1.1 5 Murdannia Một số hợp chất được phân lập từ các loài thuộc chi Hình 1.2 Murdannia 8 Hình 1.3 Hình ảnh thực tế của loài Murdannia divergens 13 Hình 3.1 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng 19 Hình 3.2 Đặc điểm cơ quan sinh sản 20 Hình 3.3 Đặc điểm vi phẫu thân 21 Hình 3.4 Đặc điểm vi phẫu lá 21 Hình 3.5 Đặc điểm bột dược liệu thân 22 Hình 3.6 Đặc điểm bột dược liệu lá 23 Hình 3.7 Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ lá cây Trúc diệp lan 24 Hình 3.8 Sơ đồ phân lập hai chất từ phân đoạn nước 25 Hình 3.9 Cấu trúc của hợp chất TDL1: oroxylin A 28 Hình 3.10 Cấu trúc của hợp chất TDL2: chrysin 30
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 2 1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật của chi Murdannia................. 2 1.1.1. Vị trí phân loại chi Murdannia ......................................................... 2 1.1.2. Phân bố loài thuộc chi Murdannia.................................................... 2 1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Murdannia .................................................... 3 1.2. Thành phần hóa học chi Murdannia ................................................... 6 1.3. Tác dụng dược lý ................................................................................... 9 1.3.1. Tác dụng chống oxy hoá ................................................................... 9 1.3.2. Tác dụng chống ung thư ................................................................... 9 1.3.3. Tác dụng chống viêm........................................................................ 9 1.3.4. Các tác dụng khác ........................................................................... 10 1.4. Một số sản phẩm từ các loài thuộc chi Murdannia .......................... 10 1.5. Loài Murdannia divergens .................................................................. 11 1.5.1. Đặc điểm hình thái loài Murdannia divergens ............................... 11 1.5.2. Thành phần hoá học ........................................................................ 13 1.5.3. Tác dụng dược lý ............................................................................ 13 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 15 2.1.1. Nguyên liệu ..................................................................................... 15 2.1.2. Trang thiết bị, dụng cụ .................................................................... 15 2.1.3. Hoá chất, thuốc thử ......................................................................... 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 16 2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái ....................................................... 16 2.2.3. Phương pháp chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất có trong lá cây ................................................................................... 17 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 19 3.1. Kết quả nghiên cứu thực vật ........................................................... 19 3.1.1. Đặc điểm hình thái ....................................................................... 19 3.1.2. Đặc điểm vi học............................................................................ 20
- 3.2. Kết quả chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất trong lá cây Trúc diệp lan ......................................................................... 23 3.2.1. Chiết xuất các phân đoạn từ lá cây Trúc diệp lan ........................ 23 3.2.2. Phân lập các hợp chất bằng sắc ký cột ......................................... 24 3.2.3. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được ............................ 25 3.3. Bàn luận ............................................................................................. 31 3.3.1. Về đặc điểm thực vật .................................................................... 31 3.3.2. Về chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hoá học .................... 31 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 34
- ĐẶT VẤN ĐỀ Xu hướng ứng dụng thảo dược thiên nhiên vào y học đang dần trở nên phổ biến hơn vì chúng có nhiều ưu điểm về chi phí, tính sẵn có và khả năng tương thích với cơ thể con người tốt hơn so với các loại thuốc tổng hợp [1]. Điều này gợi ý khoa học tìm kiếm, nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng của các loại thảo dược ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có khí hậu và địa hình đặc biệt, giúp tạo nên một hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, nước ta còn có nền y học cổ truyền lâu đời, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghiên cứu lĩnh vực dược liệu và ứng dụng chúng trong phòng và điều trị bệnh. Về chi Murdannia, đây là một trong những chi thực vật quan trọng trong họ Thài lài (Commelinaceae). Năm 1840, chi Murdannia được nhà thực vật học người Anh John Forbes Royle đặt tên và mô tả dựa trên loài Aneilema scapiflorum Roxb. với ý nghĩa để tưởng nhớ Murdan Ali, một nhà sưu tầm thực vật từng làm việc cho ông đồng thời cũng là người duy trì vườn thảo mộc Saharanpur, Ấn Độ [2]. Được biết đến như một loại dược liệu có nhiều công dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiết niệu, … Murdannia divergens có tên gọi tiếng Việt là Trúc diệp lan hoặc Trai rẽ. Loài cây này xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở Lâm Đồng. Mặc dù đã được mô tả từ năm 1930, nhưng số lượng nghiên cứu về đặc điểm hình thái và các thành phần hoá học của loài thực vật này ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn khiêm tốn, chưa thực sự đầy đủ và chính xác. Do đó, để góp phần khai thác chi tiết hơn, khoá luận được tiến hành với đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hoá học của cây Trúc diệp lan [Murdannia divergens (C. B. Clarke) G. Brückn.]” với mục tiêu sau: 1) Mô tả đặc điểm thực vật và xác định tên khoa học của cây Trúc diệp lan. 2) Bước đầu chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ dịch chiết cây Trúc diệp lan. 1
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật của chi Murdannia 1.1.1. Vị trí phân loại chi Murdannia Theo Hệ thống phân loại thực vật hạt kín APG IV (2016) [3], chi Murdannia có vị trí phân loại là: Giới Thực vật (Plantae) Thực vật Hạt kín (Angiospermae) Thực vật một lá mầm (Monocots) Nhánh Thài Lài (Commenilids) Bộ Thài Lài (Commelinales) Họ Thài Lài/ Rau trai (Commelinaceae) Chi Murdannia 1.1.2. Phân bố loài thuộc chi Murdannia 1.1.2.1. Trên thế giới Họ Commelinaceae bao gồm 41 chi và khoảng 650 loài [4], trong đó, Murdannia là một trong những chi lớn nhất. Chi Murdannia gồm khoảng 60 loài [2, 5, 6] và phân bố rộng khắp trên toàn thế giới, tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới của châu Phi, châu Mỹ và châu Á [7, 8]. Riêng Ấn Độ là nơi tập trung nhiều loài nhất (27 loài), Western Ghats bao gồm 22 loài và đóng vai trò là trung tâm đa dạng chính của chi này [8, 9]. Ngoài ra, ở Trung Quốc có 20 loài [10], Trung và Nam Mỹ có 6 loài [2], châu Phi có 11 loài [11]. 1.1.2.2. Ở Việt Nam Việt Nam có 15 loài thuộc chi Murdannia phân bố rải rác ở nhiều tỉnh thành, vùng miền từ Bắc vào Nam [12]. 2
- Bảng 1.1: Một số loài thuộc chi Murdannia phân bố ở Việt Nam [12]. STT Tên Latinh Tên Tiếng Việt Phân bố Vĩnh Phúc (Vĩnh 1 Murdannia japonica Trai nhật, Cỏ rươi Yên), Hà Nam, (Thunb.) Faden Đồng Nai (Bảo Chánh) Trai lá hoa, Murdannia bracteata 2 Cỏ rươi lá bắc, Hà Nội, Đà Nẵng (C.B.CL) O. Ktze Cườm cườm. Lâm Đồng (Đà Lạt), Murdannia edulis Loã trai ngọt, Ninh Thuận (Cà Ná), 3 (Stok.) Faden Thuỷ trúc ăn được Bình Phước (Lộc Ninh) Murdannia spectabilis Trai long lẩy, Từ Huế đến Đà Lat, 4 (Kurz) Faden Trai sáng Đồng Nai Murdannia spirata Quảng Nam, 5 Loã trai xoắn (L.) Bruckner Thừa Thiên - Huế Huế, Đà Nẵng, Murdannia vaginata Loã trai dao, 6 Nha Trang, Vũng Tàu, (L.) Bruckner Rau rươi lưỡi hái Phú Quốc Murdannia triquetrum 7 Thuỷ trúc diệp Vũng Tàu (Wall.) Bruckner 1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Murdannia Chi Murdannia bao gồm các loài thân thảo, mọc đứng hoặc mọc bò. Rễ dạng sợi hoặc dạng củ, thường phình to ở giữa. Thân rễ ngắn đến thuôn dài, có thể có hoặc không. Lá không cuống; mọc vòng hoặc mọc cách xen kẽ nhau, mọc từ gốc hoặc phân bố đều dọc theo thân. Cụm hoa hình chùm xim, nằm trong những lá bắc hình bẹ chìa. Ở mỗi lá bắc có 2-5 xim hoa. Cánh hoa rời, hình tròn hoặc hình trứng, màu sắc đa dạng, bao gồm màu xanh dương, tím, hồng, trắng, vàng ... Hoa thường có vòi nhuỵ lệch về một phía so với trục hoa. Nhị sinh sản 3 đối diện với lá đài, nhị thoái hoá không chia hoặc có 3 tiểu thể, 3
- đôi khi có một nhị không có khả năng sinh sản. Đối diện các cánh hoa có nhị lép 3. Quả hình nang ngắn, hình trứng hoặc hình cầu, mở thành 3 ô, mỗi ô chứa 2 đến nhiều hạt, rốn hạt tròn [2, 7, 10]. Murdannia crocea Murdannia paraguayensis Murdannia gardneri Murdannia nudiflora (L.) 4
- Murdannia engelsii Hình 1.1: Đặc điểm thực vật của một số loài thuộc chi Murdannia [2, 13] 5
- 1.2. Thành phần hóa học chi Murdannia Giá trị y học của một loài thực vật nằm ở tác dụng dược lý mà các hợp chất hoá học có trong nó mang lại. Chi Murdannia gồm khoảng 60 loài với đa dạng các thành phần hoá học bao gồm các hợp chất flavonoit, axit phenolic, lipit, alcaloit, … [14, 15]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng nổi bật của chúng trong hoạt động chống viêm, chống oxy hoá, chống ung thư, … Dưới đây đề cập đến một số công thức hoá học quan trọng của chi Murdannia: Flavonoit Flavonoit là nhóm hợp chất lớn thường gặp ở thực vật và có nhiều hoạt tính sinh học có ý nghĩa. Từ loài Murdannia bracteate, Ooi KL và cộng sự đã phân lập được hợp chất apigenin (1), một flavon rất có lợi cho sức khoẻ [16]. Ngoài ra, dẫn chất của apigenin là isovitexin (2) cũng được tìm thấy ở loài M. loriformis [15] và M. bracteate [17]. Phân lập thành phần hoá học có trong rễ cây M. lanuginosa và M. simplex người ta phát hiện một flavonoit khác có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa quá trình tăng sinh tự do của tế bào là 4H-pyran-4-one, 2, 3-dihydro-3, 5-dihydroxy-6-methyl (3) [18, 19]. Bên cạnh đó, Anto Suganya và Jeya Jothi đã tiến hành thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của các hợp chất flavonoit trong dịch chiết cây M. nudiflora dựa trên hoạt tính của nhóm axit và tính kiềm của chúng [20]. Axit phenolic Axit phenolic cũng là nhóm hợp chất có nhiều tác dụng điều trị trong y học. Chúng được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh cnhư tiểu đường, ung thư, … do có hoạt tính chống oxy hoá, chống viêm, kháng khuẩn đặc hiệu [21]. Dịch chiết từ cây M. loriformism đã được chứng minh có sự xuất hiện của một cấu trúc nhóm axit phenolic là axit syringic (4) [22]. Dựa trên phản ứng với thuốc thử Folin-Ciocalteu, nhóm nghiên cứu của Yam MF cũng đã cho thấy tổng hàm lượng phenolic trong dịch chiết methanol từ loài M. bracteate lên tới 10%. Các kết quả trong nghiên cứu đã khẳng định tác dụng chống oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do của các hợp chất này [23]. 6
- Phytosteroit Phytosteroit hay còn gọi là phytosterol, là những steroit tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loài thực vật, được biết đến là có khả năng ngăn cản hấp thu cholesterol, giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch và hàm lượng LDL- cholesterol trong máu. Năm 2015, hai hợp chất thuộc nhóm phytosteroit là stigmasterol (5) và beta sitosterol (6) đã được tìm thấy ở loài M. bracteata [16]. Quá trình kiểm tra sơ bộ cũng phát hiện tồn tại hợp chất nhóm phytosterol trong chiết xuất ethanol của loài M. loriformis [22] và M. nudiflora [24], tuy nhiên chưa xác định công thức hoá học cụ thể của hợp chất đó. Lipit Hợp chất lipit được chứng minh tồn tại trong chiết xuất các loài thuộc chi Murdannia. Một hợp chất nhóm glycosphingolipit, cụ thể là ß - O -D- glucopyranosyl-2- (2′-hydroxy-Z-6′-enecosamide) sphingosin (7) đã được tìm thấy trong chiết xuất ethanol của cây M. loriformis [25]. Một số hợp chất hoá học khác Năm 2007, Guei Jane Wang và cộng sự đã tìm thấy hai công thức hydroxy butenolit mới ở loài M. bracteata là bracteanolit A (8) và B (9) và chứng minh chúng có khả năng điều hoà quá trình tổng hợp các oxit nitric [17], một chất có vai trò quan trọng trong các bệnh lý nhiễm trùng, tim mạch và ung thư do đột biến gen [26]. (1) (2) 7
- (3) (7) (4) (5) (8) (6) (9) Hình 1.2. Một số hợp chất được phân lập từ các loài thuộc chi Murdannia 8
- 1.3. Tác dụng dược lý Nhờ có thành phần hoá học đa dạng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các tác dụng dược lý quan trọng được ứng dụng từ chi Murdannia. Trong đó, tác dụng chống oxy hoá và ngăn ngừa ung thư được quan tâm hơn cả. 1.3.1. Tác dụng chống oxy hoá Các chất hoá học có trong chiết xuất chi Murdannia được chứng minh có tác dụng chống oxy hoá tế bào. Ví dụ dịch chiết methanol của loài M. bracteata chứa hợp chất phenolic có khả năng chống oxy hóa, ức chế quá trình peroxy hóa lipit và loại bỏ các gốc tự do có hại [23]. Bên cạnh đó, nghiên cứu dịch chiết của M. nudiflora bằng phương pháp thiocyanate cũng cho thấy tiềm năng chống oxy hóa cao của chúng [20]. 1.3.2. Tác dụng chống ung thư Dịch chiết của M. loriformis chứa thành phần glycosphingolipit, được chứng minh có tác dụng điều hòa miễn dịch, làm tăng biểu hiện của phân tử CD 3,4 trong tế bào lympho T qua các thử nghiệm miễn dịch tế bào in vitro [27]. Các chất này còn có khả năng gây độc tế bào để chống lại các dòng tế bào ung thư vú, phổi, ruột kết và tế bào gan [25, 28]. Chiết xuất hexan từ cây M. bracteata cũng biểu hiện hoạt tính chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư biểu mô gan HepG2. Nghiên cứu này được đề xuất trong điều trị ung thư gan ở Malaysia [16]. 1.3.3. Tác dụng chống viêm Nghiên cứu chỉ ra hoạt chất apigenin có trong chiết xuất cây M. bracteate có khả năng chống ung thư và chống viêm nổi bật [16, 29, 30]. Giống như apigenin, thành phần isovitexin được tìm thấy trong chiết xuất M. loriformis và M. bracteate cũng được chứng minh là có tác dụng chống oxy hoá, ngăn ngừa bệnh ung thư và chống viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh thần kinh khác như Alzheimer, các tổn thương do thiếu máu, thiếu oxy cục bộ [31]. 9
- 1.3.4. Các tác dụng khác Bảo vệ dạ dày Đánh giá tiềm năng bảo vệ dạ dày của dịch chiết ethanol M. loriformis cho thấy khả năng làm giảm tiết axit dạ dày, giảm hình thành các vết loét, đồng thời tăng tiết chất nhầy ở chuột bị loét dạ dày [15]. Giảm nguy cơ bệnh tim mạch Hợp chất phytosteroit được chứng minh tồn tại trong chiết xuất các loài M. bracteata [16], M. loriformis [22] … Các hợp chất này được biết đến phổ biến với tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol ở ruột, dẫn .đến giảm mức LDL- cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch [32, 33]. 1.4. Một số sản phẩm từ các loài thuộc chi Murdannia Kiến thức về cây thuốc bản địa không chỉ hữu ích trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống địa phương mà còn có ý nghĩa trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển thuốc [34]. Tuỳ từng vùng lãnh thổ, dân tộc khác nhau mà có cách sử dụng thực vật làm thuốc riêng biệt, đặc trưng và phù hợp với văn hoá của họ [35]. Bảng 1.2: Sản phẩm thực tế có nguồn gốc từ chi Murdannia STT Tên sản phẩm Hình ảnh Thành phần Tác dụng Phòng ngừa các Phần trên mặt M. loriformis bệnh tim mạch, đất của cây 1 Teabags giảm đau đầu, cải M. loriformis (Trà túi lọc) thiện hệ tiêu hóa sấy khô. hoạt động tốt hơn. Rumput Phần trên mặt Thanh nhiệt, chưa Beijing Tea đất của cây mụn nhọt giảm 2 (Trà khô M. bracteata ho, ngăn ngừa các M. bracteata) sấy khô. bệnh ung thư. 10
- Vitalsee Chiết xuất Murdannia 3 M. loriformis loriformis 300 300mg/ viên Extrakt Tăng cường khả năng miễn dịch; hỗ trợ điều trị ung Capsules Ya Chiết xuất thư, ức chế sự lây 4 Pak King M. loriformis lan và tái phát của Abhaibhubejhr 400mg/ viên các tế bào, đồng thời giảm các tác dụng phụ của điều Compound trị hóa trị. Chiết xuất M. loriformis 5 M. loriformis Capsules 500mg/ viên KhaoLaor Mặc dù tác dụng điều trị của các loài trong chi Murdannia đã được nhắc đến trong nhiều bài thuốc cổ truyền và được sử dụng phổ biến theo tri thức của bản địa. Tuy nhiên trên thực tế, việc bào chế, nghiên cứu các sản phẩm có nguồn gốc từ chi này để ứng dụng trong điều trị, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe còn hạn chế, chưa thực sự phát triển. 1.5. Loài Murdannia divergens 1.5.1. Đặc điểm hình thái loài Murdannia divergens Tên khoa học: Murdannia divergens (C. B. Clarke) G. Brückn. Tên tiếng Việt: Trúc diệp lan, Trai rẽ [12]. Đặc điểm thực vật: Cây thân thảo sống lâu năm, rễ dài phù mập, kích thước trung bình 5cm x 1,5-4mm. Thân mọc thẳng, cao khoảng 15-60 cm, có lông thưa. Lá phân bố dọc theo thân. Phiến lá thon hẹp, hình mũi mác, kích thước trung bình 10cm x 1,4 cm, có lông dày màu trắng ở mặt dưới, mặt trên không có lông. Lá bắc hình 11
- trứng, dài 2-10mm; cuống 1-3mm. Cụm hoa dài 3-8 cm, nhiều chùm, mọc đối hoặc hình chùm. Chuỳ hoa ở ngọn, kích thước khoảng 5-7,5mm có 3 nhị. Cánh hoa hình trứng màu tím, đỏ tím, hoặc tím xanh. Quả nang dài 4-8mm, có 3 cạnh, nhẵn, màu nâu hoặc hồng nhạt; mỗi nang chứa 3-5 hạt màu xám đen dài 1,5mm. Mùa hoa và quả từ tháng 6 đến tháng 9. Bộ phận dùng: Toàn cây, rễ. Thu hái: mùa thu, đông, rửa sạch phơi khô Nơi sống: Cây mọc ở rừng, rìa rừng, đồng cỏ ẩm ướt, đồi núi sườn dốc ẩm độ cao 1000-2000m. Phân bố: Trên thế giới: Cây phân bố ở một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc (Quảng Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam), Đông Bắc Ấn Độ, Mianma và Việt Nam. Ở Việt Nam: cây mọc từ Lâm Ðồng đến các tỉnh Nam Bộ, dưới tán rừng [8, 10, 12]. Thân cây Murdannia divergens 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này
121 p | 908 | 169
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình đấu giá trực tuyến của EBAY và những đề xuất cho Việt Nam
102 p | 577 | 134
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tính toán lưới và áp dụng giải bài toán trong an toàn thông tin
66 p | 373 | 123
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty Unilever Việt Nam - Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
102 p | 438 | 115
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và mô phỏng mạng truy nhập quang FTTX
89 p | 298 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam
119 p | 391 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu công tác quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội
125 p | 265 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Núi Cốc , Thái Nguyên
114 p | 478 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt Tiêu đen (Piper nigrum L.) ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
53 p | 404 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
121 p | 265 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạt động marketing-mix của Công ty Cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam
68 p | 495 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu xử lý Amoni bằng phương pháp sinh học sử dụng các vi khuẩn tự dưỡng
59 p | 269 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình xúc tiến và hỗ trợ thương mại điện tử cho doanh nghiệp - Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
98 p | 166 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và ứng dụng kiểm thử tự động sử dụng Puppeteer - CodeceptJS cho Công ty TNHH Seta - International Việt Nam
41 p | 120 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
141 p | 50 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu kênh phân phối xuất bản phẩm của nhà xuất bản lao động năm 2010 – 2011
7 p | 159 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
68 p | 30 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng tích hợp tại thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Bắc Giang
13 p | 144 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn