intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đề xuất khả năng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

19
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu đề xuất khả năng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa ở Việt Nam" nghiên cứu nhằm định thực trạng và các vấn đề môi trường của ngành nhựa ở Việt Nam; đánh giá khả năng áp dụng KTTH cho ngành nhựa ở Việt Nam; đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng KTTH cho ngành nhựa ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đề xuất khả năng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG Nguyễn Thị Mai NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO NGÀNH NHỰA Ở VIỆT NAM Khóa luận tốt nghiệp đại học chính quy Ngành: Khoa học môi trường (Chương trình đào tạo chuẩn) Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG Nguyễn Thị Mai NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO NGÀNH NHỰA Ở VIỆT NAM Khóa luận tốt nghiệp đại học chính quy Ngành: Khoa học môi trường (Chương trình đào tạo chuẩn) Cán bộ hướng dẫn: TS. Đào Văn Hiền Hà Nội - 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn của mình đến Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, các thầy cô trong Khoa Môi Trường và toàn thể các thầy cô đã giảng dạy em trong toàn bộ quá trình học tập tại trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy hướng dẫn của em TS Đào Văn Hiền- Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi Trường, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tâm hướng dẫn em, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô, gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Mọi người là động lực rất lớn giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Với trình độ, thời gian và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận của em còn nhiều thiếu sót, mong được sự góp ý và nhận xét của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày ...tháng...năm 2020 Sinh viên Nguyễn Thị Mai i
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi truòng BVMT Bảo vệ môi trường CT-BYT Chỉ thị- Bộ Y Tế CTR Chất thải rắn EU Liên minh Châu Âu FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc HDPE High - density Polyethylene IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế KTTH Kinh tế tuần hoàn LDPE Low - density Polyethylene LLDPE Linear low - density Polyethylene NĐ-CP Nghị định - Chính phủ PE PolyEthylene PET PolyEthylene Terephthalate PP PolyPropylene PVC Poly Vinyl Clorua QĐ -TTG Quyết định - Thủ tướng UNIDO Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc VLXD Vật liệu xây dựng ii
  5. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Tỷ trọng sử dụng chất dẻo và nhựa nhiệt dẻo .................................... 4 Hình 2: Cơ cấu doanh nghiệp ngành nhựa theo vùng địa lý ............................. 4 Hình 3: Cơ cấu ngành nhựa Việt Nam .............................................................. 5 Hình 4: Chú rùa bị vướng vào lưới đánh cá ................................................... 10 Hình 5: Mô hình kinh tế truyền thống và mô hình kinh tế tuần hoàn............. 13 Hình 6: Các bước phân tích SWOT ............................................................... 24 Hình 7: Nhựa được phơi sau khi nghiền nhỏ ở làng nghề Triều Khúc ........... 28 Hình 8: Cận cảnh nhựa sau khi nghiền nhỏ ................................................... 29 Hình 9: Nhựa phế liệu được thu gom, vận chuyển tới các cơ sở tái chế ........ 29 Hình 10: Tiền lương của công nhân Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á ................................................................................................... 31 Hình 11: Nước sông bị ô nhiễm do nước thải từ làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, Hưng Yên .............................................................................................. 34 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Các làng nghề tái chế theo thống kê của Tổng cục môi trường ........ 31 Bảng 2: Phân tích SWOT trong thực hiện mô hình KTTH cho ngành nhựa ở Việt Nam ......................................................................................................... 37 iii
  6. MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................................................. iv MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................................................3 1.1. Tổng quan ngành nhựa ở Việt Nam........................................................................................3 1.1.1. Ngành công nghiệp nhựa ở Việt Nam..................................................................................4 1.1.2. Các vấn đề môi trường do rác thải nhựa ở Việt Nam. .......................................................7 1.2. Tổng quan về kinh tế tuần hoàn và áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa trên thế giới. .............................................................................................................................11 1.2.1. Khái niệm kinh tế tuần hoàn. .............................................................................................11 1.2.2. Nội dung của kinh tế tuần hoàn. ........................................................................................13 1.2.3. Nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn ..................................................................................14 1.2.4. Lợi ích của kinh tế tuần hoàn trong phát triển bền vững................................................15 1.2.5. Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng kinh tế tuần hoàn. .......................................................17 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................22 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................22 2.2.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu ........................................................................22 2.2.2. Phương pháp đánh giá tổng hợp ....................................................................................22 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn và khảo sát thực địa .................................................................22 2.2.4. Phương pháp SWOT...........................................................................................................23 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................................26 3.1. Thực trạng bước đầu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa ở Việt Nam. ...................................................................................................................................................26 3.1.1. Tổng quan về văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam. ...............................................................................................................................................26 3.1.2. Nghiên cứu điển hình về bước đầu áp dụng kinh tế tuần hoàn của làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc. ..........................................................................................................................28 3.1.3. Thực trạng bước đầu áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa ở Việt Nam. .......30 3.2. Đánh giá khả năng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa ở Việt Nam. ...30 3.2.1. Điểm mạnh. ..........................................................................................................................30 3.2.2. Điểm yếu...............................................................................................................................32 3.2.3. Cơ hội ...................................................................................................................................34 3.2.4. Thách thức ...........................................................................................................................36 iv
  7. 3.3. Đề xuất các giải pháp thúc đấy áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa ở Việt Nam. ...........................................................................................................................................38 3.3.1. Cơ chế chính sách. ...............................................................................................................38 3.3.2. Kinh tế ..................................................................................................................................38 3.3.3. Khoa học công nghệ ............................................................................................................39 3.3.4. Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức ......................................................................40 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................44 v
  8. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ngày nay, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra cho chúng ta là phải chuyển đổi phương thức, mô hình theo hướng đảm bảo phát triển kinh tế xã hội mà vẫn bảo vệ được môi trường. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần thay đổi nhận thức, hành vi và chuyển sang mô hình sản xuất, tiêu dùng bền vững hơn. Với mô hình kinh tế truyền thống nguyên liệu được khai thác, sản xuất, sử dụng và thải bỏ. Khác với nền kinh tế truyền thống, “nền kinh tế tuần hoàn” là một chu trình khép kín theo một kế hoạch ngay từ khâu thiết kế sản xuất, đến sản xuất/tái sản xuất, phân phối sản phẩm, tiêu dùng/tái sử dụng, kết nối và tái sản xuất. Kinh tế tuần hoàn (KTTH) lấy việc tái sử dụng tuần hoàn nguồn nguyên liệu làm trọng tâm, giảm tiêu hao nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm tối đa ảnh hưởng tới môi trường. Chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn là một cách tiếp cận hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đã được chính phủ của nhiều quốc gia hưởng ứng và triển khai từ nhiều năm qua thông qua các chương trình nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng nhằm thúc đẩy nền KTTH bằng cách đẩy mạnh việc tái chế và tái sử dụng chất thải. Tại Việt Nam, hiện nay việc khai thác tài nguyên chưa hợp lý, quá trình sản xuất tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng và gây phát thải cao, môi trường bị ô nhiễm nặng và hệ sinh thái nhiều nơi bị suy thoái. Diện tích nước ta đứng thứ 68 trên thế giới nhưng chúng ta lại đứng thứ 4 thứ giới về lượng rác thải nhựa với 1,83 triệu tấn/năm. Điều đó đã làm tình trạng ô nhiễm ở nước ta trở nên nghiêm trọng hơn bởi rác thải nhựa trên biển và đất liền ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường sống, sức khỏe của con người và các loài sinh vật, gây thiệt hại cho các ngành kinh tế như du lịch hay đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản… Dưới các tác động và áp lực mà rác thải nhựa gây ra, việc áp dụng kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa là hết sức cần thiết nhằm tái chế, tái sử dụng lượng nhựa thải ra môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Do đó đề tài: “Nghiên cứu đề xuất khả năng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa ở Việt Nam” được lựa chọn nhằm đánh giá được các cơ hội, thách thức và khả năng áp dụng triển khai mô hình 1
  9. nền KTTH cho ngành nhựa, từ đó đề xuất được các giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình này tại Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định thực trạng và các vấn đề môi trường của ngành nhựa ở Việt Nam. - Đánh giá khả năng áp dụng KTTH cho ngành nhựa ở Việt Nam. - Đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng KTTH cho ngành nhựa ở Việt Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học - Đóng góp thêm tư liệu về mô hình kinh tế tuần hoàn và rác thải nhựa. - Có thể dùng đề tài làm tài liệu nghiên cứu khoa học cho các đề tài về áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho các ngành kinh tế khác nhau. b. Ý nghĩa thực tiễn Nhựa được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh tế và đời sống, nhưng cho tới phần lớn sản phẩm đang được sử dụng là nhựa dùng một lần sau đó thải bỏ, vì vậy khối lượng chất thải nhựa cũng tăng lên không ngừng cùng với nhu cầu sử dụng các sản phảm nhựa. Trong môi trường tự nhiên phải mất một thời gian rất lâu, tới hàng trăm năm, những chất thải nhựa này mới có thể phân hủy được. Do đó nếu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, giúp các sản phẩm nhựa có thể tiếp tục vòng đời thay vì thải bỏ sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên, phục vụ sản xuất, kiểm soát, hạn chế ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển kinh tế bền vững và hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Vì vậy, nghiên cứu giúp nâng cao được nhận thức, hiểu biết, về tầm quan trọng của KTTH, và áp dụng KTTH vào thực tiễn, qua việc sản xuất, sử dụng, tái chế hợp lý các sản phẩm của ngành nhựa ở Việt Nam. 2
  10. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan ngành nhựa ở Việt Nam Nhựa là thuật ngữ chung để chỉ một loại vật liệu dẻo tổng hợp hay bán tổng hợp được dử dụng phổ biến ở tất cả các lĩnh vực.Vật liệu nhựa là một hợp chất hữa cơ được chế tạo từ dầu mỏ và các nguyên liệu như xenlulozo, than đá hay khí tự nhiên. Nhựa bao gồm nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn: - Nhựa nhiệt dẻo là nhựa có thể làm mềm, nóng chảy dưới tác dụng của nhiệt độ, khi nguội sẽ đóng rắn lại. Khi mềm có có thể ép khuôn và có hình dạng mới khi nguội, quá trình này có thể lặp lại nhiều lần mà đặc tính của nó không thay đổi. Các loại nhựa dẻo phổ biến bao gồm PolyEthylen và dẫn xuất của chúng (HDPE, LDPE, LLDPE), PolyPropylen, PolyStyren và PonyVinyl Clorua [14]. - Nhựa nhiệt rắn là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không gian ba chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hay các phản ứng hóa học nhưng sau đó không nóng chả hay hòa tan được nữa, không thể tái chế thành các sản phẩm khác như nhự nhiệt dẻo. Các loại nhựa nhiệt rắn phổ biến là nhựa Epoxy, Melamine, Phenolic, Polyurethane và Urea [14]. Nhựa nhiệt dẻo với những đặc tính hóa lý nổi trội hơn và có giá thành thấp hơn do đó chiếm lĩnh 75% trong cơ cấu sử dụng chất dẻo toàn cầu, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong cơ cấu sử dụng nhựa nhiệt dẻo, PE và PP là nhựa được sử dụng nhiều nhất chiếm khoảng trên 60% tổng lượng nhựa nhiệt dẻo, được ứng dụng để sản xuất bao bì, màng bọc,... chiếm 15% tổng lượng nhựa nhiệt dẻo là nhựa PVC chủ yếu được sử dụng làm ống dẫn hay các sản phẩm dân dụng như giày dép, ... Các loại nhựa khác chiếm khoảng 22% tổng lượng nhựa nhiệt dẻo. Vì nhiệt rắn không thể tái chế như nhựa nhiệt dẻo và đa số các sản phẩm nhựa được sản xuất bằng nhựa nhiệt dẻo do đó trong phạm vi khóa luận của mình em xin phép chỉ trình bày về nhựa nhiệt dẻo. 3
  11. Hình 1: Tỷ trọng sử dụng chất dẻo và nhựa nhiệt dẻo [14] 1.1.1. Ngành công nghiệp nhựa ở Việt Nam Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành nhựa hiện tại có khoảng hơn 3.300 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó các doanh nghiệp sản xuất trong mảng nhựa bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất với 41% trong cơ cấu tương đương với khoảng 1.353 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong hai mảng là nhựa xây dựng và nhựa dân dụng chiếm lần lượt 24% và 20% trong tổng số các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam[13]. Theo khu vực địa lý, các doanh nghiệp ngành nhựa tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam với khoảng 54% số doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực này. Khu vực miền Bắc và miền Trung tập trung lần lượt 37% và 9% phân bố của các doanh nghiệp ngành nhựa[13]. Nguyên nhân các doanh nghiệp ngành nhựa tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam và khu vực miền Bắc là vì đây là hai khu vực trọng điểm kinh tế nơi tập trung đông dân cư cũng như các doanh nghiệp sản xuất và chế biến đồ uống, thực phẩm. Miền Bắc 37% Miền Trung 54% Miền Nam 9% Hình 2: Cơ cấu doanh nghiệp ngành nhựa theo vùng địa lý So với các ngành công nghiệp khác thì ngành công nghiệp nhựa ở nước ta vẫn còn khá mới và non trẻ tuy nhiên lại là một trong các ngành công 4
  12. nghiệp có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh so với nền kinh tế nói chung. Trong giai đoạn từ 2012 đến 2017, ngành nhựa Việt Nam tăng trưởng trung bình 11,6% một năm nhanh hơn so với mức tăng trưởng 3,9% của ngành nhựa thế giới và nhanh hơn so với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,2% của Việt Nam trong cùng giai đoạn [13]. Các sản phẩm đầu ra của ngành nhựa Việt Nam được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau từ tiêu dùng, thương mại cho đến xây dựng, lắp ráp,… và được phân chia làm bốn mảng chính là các sản phẩm nhựa bao bì, nhựa dân dụng, nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật. Hình 3: Cơ cấu ngành nhựa Việt Nam [13] - Nhựa bao bì: Đây là dòng sản phẩm có giá trị gia tăng thấp nhưng lại chiếm tới 35% giá trị sản xuất và tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam. Ngành hàng tiêu dùng trong nước tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của dân cư gia tăng là yếu tố then chốt giúp ngành nhựa bao bì đảm bảo đầu ra vững chắc. Bao bì nhựa là một ngành giao nhau giữa hai ngành Nhựa và Bao bì. Ngành bao bì nhựa có thể được phân loại thành: + Bao bì mềm, phục vụ chủ yếu cho ngành thực phẩm + Chai lọ nhựa đóng hộp phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực nước giải khát + Bao bì cứng: Theo báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), 66% giá trị xuất khẩu nhựa hàng năm của Việt Nam là nhựa bao bì. Nhựa bao bì cũng là mặt hàng nhựa xuất khẩu chủ yếu của ngành nhựa Việt Nam, các thị trường chính bao gồm Mỹ, Nhật Bản, EU. 5
  13. - Nhựa vật liệu xây dựng: Chiếm 24% giá trị sản xuất, bao gồm các sản phẩm như ống nước, khung cửa chính, cửa sổ. Nhờ thị trường bất động sản đang hồi phục và các hoạt động xây dựng dân dụng, hạ tầng gia tăng với nhiều dự án có quy mô lớn và vốn đầu tư cao, đặc biệt là các dự án về xây dựng nhà xưởng và cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp, hạ tầng giao thông, nâng cấp đường bộ… nên thị trường tiêu thụ VLXD được kỳ vọng sẽ được mở rộng mạnh mẽ với tiềm năng cao. - Nhựa gia dụng: Chiếm khoảng 22 % giá trị sản xuất, bao gồm các sản phẩm gia dụng như nội thất, tủ, đĩa, đồ chơi, và giầy dép. Các công ty trong nước chủ yếu tập trung sản xuất nhóm sản phẩm này, nhưng thường có biên lợi nhuận thấp, trong khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tập trung ở phân khúc sản phẩm cao cấp, có giá trị và biên lợi nhuận cao. Trong những năm gần đây, các sản phẩm nhựa gia dụng Việt Nam chiếm tới 90% thị phần nội địa và tập trung ở phân khúc bình dân. - Nhựa công nghệ cao: Chiếm 19% giá trị sản xuất, bao gồm các sản phẩm như phụ tùng nhựa, dùng tron g lắp ráp ô-tô, xe máy, thiết bị y tế và trang thiết bị dùng trong công nghiệp composite. Theo FAO, 1,8 triệu tấn là lượng nhựa được phát hành tại Việt Nam mỗi năm. Người Việt tiêu thụ hơn 41 kg nhựa/năm. Tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng mạnh mỗi năm từ 3,8 kg lên 41,3 kg/người trong thời gian 1990-2018. Việt Nam ước tính sử dụng và thanh lý hơn 30 tỷ túi nilon mỗi năm. Theo báo cáo của Hiệp hội nhựa, năm 2015, Việt Nam sản xuất và tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn nhựa nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu vì nguồn nguyên liệu trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, chưa tự chủ sản xuất được PE, PP đáp ứng được 15%, PET là 30% và PVC là 50% nhu cầu trong nước [14]. Nguyên liệu nhựa trong nước sản xuất được chỉ đáp ứng được khoảng 20% tổng nhu cầu, 80% còn lại phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Việc nhập siêu nguyên liệu khiến doanh nghiệp trong nước khó chủ động do biến động giá của các nguyên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá vì những nguồn nguyên liệu này chiếm tới 80% giá thành của sản phẩm nhựa [14]. Việc biến động giá hay tăng giảm khả năng cung - cầu sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong ngành trở ngại cho sự tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam . 6
  14. 1.1.2. Các vấn đề môi trường do rác thải nhựa ở Việt Nam Ngành công nghiệp nhựa phát triển tất yếu sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển. Rác thải nhựa trên biển có nguồn gốc chủ yếu là từ đất liền (khoảng 80%), phần còn lại là đổ thải trực tiếp ra biển. Rác thải nhựa là vấn đề của toàn cầu, đặc biệt đối với nước có bờ biển dài như nước ta vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa lại càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hệ sinh thái. Theo Greenhub Việt Nam với khoảng 30 triệu tấn rác thải được tạo ra hàng năm và chỉ 10% trong số đó được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế và là một trong 5 nước gây ô nhiễm rác thải nhựa nhiều nhất [22]. Các sản phẩm nhựa sau khi sử dụng như đồ nhựa một lần như túi nilon, chai nhựa, ống hút, hộp xốp đựng đồ ăn hay các sản phẩm nhựa khác như thau chậu, đồ chơi, bàn ghế nhựa. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ước tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng khoảng 1kg túi nilon một tháng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm [11]. Thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon, con số này không ngừng tăng lên [11]. Nhựa là một hợp chất cao phân tử và khó phân hủy sẽ phải mất hàng trăm thậm chí là hàng nghìn năm để có thể phân hủy hết, các nhà khoa học cảnh báo, nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời, phải mất từ 500-1.000 năm mới có thể phân hủy được 1 túi nilon. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc năm 2018: “Mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi nhựa và khoảng 40% nhựa được sản xuất dùng để đóng gói. Lượng rác thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn rác nhựa trôi nổi trên các đại dương”. Theo tính chất của từng loại nhựa có thể phân loại ra [1]: - Nhựa LDPE: bao bì đựng hàng tiêu dùng, thực phẩm, tên gọi chung là túi nilon, chai truyền dịch, xi lanh tiêm. - Nhựa HDPE: Vỏ chai nước khoáng, nước giải khát, dầu ăn.... - Nhựa PVC: Ống nước, tấm lợp nhựa, dây điện. 7
  15. - Nhựa PP: Bao bì xác rắn, một số loại nhựa cứng. - Nhựa PS: Hộp xốp bọc vỏ máy, vỏ bút bi, cốc đựng nước nhựa. Một số ngành nghề sản xuất và dân sinh có thể sinh ra các loại chất thải như: - Các ngành nghề trên đất liền sinh ra rác thải nhựa kích thước lớn: + Đóng gói: 40% nhựa được sản xuất dùng để đóng gói, bao bì đựng các thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt gia đình như chai, cốc, ống hút, kể cả bát đĩa, đũa nhựa, các sản phảm công nghiệp. + Nông nghiệp: Hệ thống ống tưới tiêu, thùng/hộp trồng cây, lưới và tấm bảo vệ. + Xây dựng: Sử dụng rất nhiều nhựa cho khung cửa, cửa, cổng, dàn giáo, bàn ghế, tủ, vải nhựa che phủ các công trình. + Du lịch ven biển: Xả rác thải nhựa từ các hoạt động của khách du lịch, tàu thuyền. + Tái chế nhựa: Thất thoát từ quá trình tái chế, loại bỏ các sản phảm nhựa không thể tái chế lẫn trong chủng loại nhựa tái chế. - Các ngành nghề trên đất liền sinh ra rác thải vi nhựa: + Mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân: 4.600-94.500 vi hạt được giải phóng mỗi lần sử dụng sản phẩm tẩy da chết. + Dệt may: Giải phóng một lượng lớn sợi vải (vi nhựa). + Giao thông trên đất liền: Bụi vi nhựa (chủ yếu < 80 μm) từ lốp xe bị mài mòn. + Sản xuất, chế tạo nhựa: Thất thoát do vận chuyển nhựa (hạt nhựa hình trụ hoặc tròn). + Bảo trì và phá dỡ tàu thủy: Vệ sinh thân tàu, khoang chứa. + Xử lý nước thải: Các cơ sở xử lý nước thải thông thường không thể giữ lại hoặc xử lý vi nhựa. Sau khi sử dụng thải trực tiếp ra môi trường gây nên các vấn đề môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sức khỏe con người. Cụ thể: 8
  16. Ở Việt Nam việc xử lý rác thải chủ yếu bằng hai hình thức là đốt và chôn lấp. Khi xử lý bằng cách chôn lấp rác thải nhựa sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất, làm đất khó giữ nước, vào mùa mưa có thể gây xói mòn, sạt lở, lũ lụt. Cản trở các quá trình trao đổi chất của đất, làm mất chất dinh dưỡng khiến cây trồng hay sinh vật khó sinh trưởng và phát triển. Trong thời gian bị chôn lấp các quá trình phân hủy nhựa diễn ra có thể giải phóng các chất độc hại vào đất làm ô nhiễm đất hay nước ngầm. Hình thức thứ hai là đốt, việc đốt rác thải nhựa sẽ tạo ra các khí độc như dioxin, furan và khí nhà kính CO2,… làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và sinh vật. Khi sử dụng túi nhựa, bao nhựa đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các chất kim loại như chì, cadimi, gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi, gây ngất, khó thở, ho ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh khác cho trẻ sơ sinh [10]. Rác thải nhựa rơi xuống hệ thống cống, ao hồ,…gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước, làm tăng khả năng ngập lụt. Nilon và độ nhựa bị vứt bỏ bừa bãi, thiếu ý thức ở các kênh rạch, cỗng rãnh gây mất mĩ quan, ô nhiễm môi trường, làm nơi cư trú cho vi khuẩn gây bệnh, động vật gây bệnh truyền nhiễm, làm tắc nghẽn ứ đọng nước thải gây mùi hôi thối. Theo ước tính, hiện tại lượng rác thải nhựa trên biển vào khoảng 140 triệu tấn, mỗi năm có thêm 10 triệu tấn [1]. Rác thải nhựa khi trôi ra đến biển có thể tồn tại hàng trăm năm. Do bị cọ xát, dưới tác động của nước biển, của tia cực tím, rác, nhựa sẽ rã thành những mảnh nhỏ và có thể bị các loài hải sản ăn vào để rồi lại có mặt trong chuỗi thức ăn của con người. Do đó, ngành nuôi trồng đánh bắt thủy sản và du lịch bị ảnh hưởng rất lớn bởi lượng rác thải này và phải mất rất nhiều phí tổn để khắc phục. Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000 km, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển, mạng lưới sông ngòi dày đặc với rất nhiều cửa sông chính là một nguồn khiến rác thải từ đất liền trôi nổi ra đại dương khiến các loại sinh vật như cá, chim biển, rùa… nhầm tưởng là thức ăn, khi ăn vào sẽ không tiêu hóa được dẫn đến chết hay các loài sinh vật này ăn phải các hạt vi nhựa sẽ gây tích tụ độc chất trong cơ thể, các sinh vật khác,kể cả con người khi tiêu thụ các loại sinh vật nhiễm độc này có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Không chỉ vậy, các loại rác thải nhựa như nilon, cốc, chai, lưới đánh cá bỏ,… khiến các sinh vật biển bị vướng, mắc lại mà không thể tự gỡ khiến chúng không thể phát triển bình thường, thậm chí là chết do ngạt, hoặc đói,… 9
  17. ngoài ra rác thải nhựa còn nguyên nhân gây suy giảm số lượng các loài sinh vật biển do trong nhựa có một loại hóa chất là biphenyls polychlorin gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Hình 4: Chú rùa bị vướng vào lưới đánh cá (Nguồn: Internet) Các sản phẩm nhựa sử dụng trong y tế cũng là một nguồn gây ô nhiễm rác thải thựa bởi chủng loại đa dạng và khối lượng phát sinh lớn. Bởi đặc thù của ngành y tế, các sản phẩm nhựa như kim tiêm, ống truyền dịch, găng tay,... đều được sử dụng một lần để đảm bảo sự vô trùng và an toàn. Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng theo báo cáo của một số cơ sở y tế được Cục Quản lý môi trường lấy ý kiến (như: Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ) thì tỷ lệ nhựa trong chất thải y tế (không bao gồm chất thải sinh hoạt) tại các bệnh viện này dao động trong khoảng 10 – 45%. Trước những vấn đề về ô nhiễm rác thải nhựa, Bộ trưởng Bộ Y Tế đã ban hành Chỉ thị 08/CT-BYT ngày 27/9/2019 về giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành y tế. Trong sản xuất nông nghiệp, rác thải nhựa có thể phát sinh từ quá trình trồng trọt: nilon để quây ruộng lúa chống chuột, thiên địch; nilon che phủ đất; túi nilon để bọc quả như ổi, xoài..., bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Các chất thải là bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật tồn tại ở dạng chai nhựa, túi nhựa tráng kẽm khó phân hủy và được xếp vào danh mục chất thải nguy hại. Ô nhiễm nhựa trong nông nghiệp là sự tích tụ các loại vật liệu nhựa khác nhau trên đất, trong các nguồn nước tưới, như kênh, mương, sông, hồ. Những hạt vi 10
  18. nhựa có thể tích tụ trong thực vật thông qua môi trường đất, nước và tích tụ trong động vật và con người qua đường ăn uống. Đây là một trong những tác động nguy hiểm nhất của ô nhiễm nhựa trong sản xuất nông nghiệp. Qua nhiều năm, nhựa tích lũy tiết ra hóa chất độc hại, gây bệnh cho người và động vật [4]. Các hoạt động khai thác du lịch cũng góp phần làm gia tăng ô nhiễm chất thải nhựa. Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã gây ra những hệ lụy nhất định đến môi trường, đặc biệt là gia tăng lượng chất thải nhựa. Theo tính toán của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, mỗi khách du lịch lưu trú có lượng rác thải trung bình khoảng 1,2 kg/ngày đêm, trong khi mỗi khách du lịch không lưu trú có lượng rác thải trung bình khoảng 0,5 kg/ngày. Phải mất rất nhiều thời gian, lượng rác thải này mới được phân hủy, trong khi đó lượng rác sẽ vẫn tiếp tục tăng lên qua các năm ảnh hưởng đến cảnh quan, kém hấp dẫn khách du lịch dẫn tới thiệt hại về kinh tế cho ngành du lịch ở nước ta. Nếu không có biện pháp xử lý, tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu lượng phát sinh chất thải nhựa, nguy cơ vượt quá sức chịu tải của môi trường là không tránh khỏi. 1.2. Tổng quan về kinh tế tuần hoàn và áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa trên thế giới 1.2.1. Khái niệm kinh tế tuần hoàn Mô hình kinh tế truyền thống dựa trên nguyên lý là khai thác tài nguyên, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ. Với mô hình này tài nguyên đang dần cạn kiệt, gia tăng lượng rác và chất thải bỏ ra môi trường gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Để giải quyết các vấn đề của mô hình kinh tế truyền thống đã có những hướng tiếp cận mới như mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ít carbon,.... trong đó mô hình kinh tế tuần hoàn là hướng tiếp cận phổ biến hơn cả và được cho là giải pháp nhằm hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững. Ở Trung Quốc và các nước Liên Minh Châu Âu là những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện nội dung KTTH. Do vậy ở những nước này đã có những khái niệm cụ thể và rõ ràng về KTTH: Tại Trung Quốc khái niệm KTTH là thuật ngữ chung cho các hoạt động giảm thiểu, tái chế và thu hồi tài nguyên trong sản xuất, lưu thông và tiêu thụ 11
  19. - Giảm thiểu ở đây có nghĩa là giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm phát sinh chất thải trong sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa - Tái sử dụng ở đây có nghĩa là việc tái sử dụng trực tiếp chất thải hoặc sử dụng chất thải sau khi sửa chữa, cải tạo - Thu hồi tài nguyên ở đây có ý nghĩa cho việc sử dụng trực tiếp chất thải làm nguyên liệu thô hoặc tái chế chất thải Uỷ ban Châu Âu năm (2012) có nêu: Trong KTTH giá trị của sản phẩm và vật liệu được duy trì càng lâu càng tốt. Mục tiêu của mô hình này đó là giảm thiểu việc tiêu thụ tài nguyên bằng cách tái chế vật liệu hoặc năng lượng để tránh việc làm phát sinh chất thải ra khỏi một hệ thống. Điều này có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn, góp phần đổi mới, tăng trưởng và tạo việc làm [6]. Theo định nghĩa của dự thảo Luật BVMT sửa đổi thì khái niệm Kinh tế tuần hoàn là: “ Mô hình kinh tế trong đó việc thiết kế, sản xuất và dịch vụ nhằm giảm thiểu sử dụng nguyên liệu, vật liệu, hóa chất, năng lượng không tái tạo và kéo dài tuổi thọ của vật chất, giảm thiểu chất thải phát sinh và các tác động tiêu cực đến môi trường”. Theo Báo cáo phân tích: Áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn vào bối cảnh Việt Nam của Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và môi trường Việt Nam ( ISPONRE) thì một mô hình KTTH đơn giản hóa bao gồm các khâu: Thiết kế - Sản xuất - Tiêu thụ - Quản lý chất thải – Tái chế sử dụng lại chất thải. Trong phạm vi khóa luận của mình em xin tập trung vào hai khâu Quản lý chất thải và Tái chế sử dụng lại chất thải. Khái niệm kinh tế tuần hoàn được thừa nhận rộng rãi nhất là khái niệm KTTH do tổ chức Ellen Mac Arthur Foundation trình bày tại Hội nghị Kinh tế toàn cầu năm 2012: “KTTH là một hệ thống có tính tái tạo và khôi phục thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm ‘kết thúc vòng đời’ của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của nó”. Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) năm 2017 cũng cho rằng “KTTH là một cách mới để tạo ra giá trị, và hướng tới mục tiêu 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2