Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Ths. Trương Thị Hương Xuân<br />
<br />
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hệ thống Ngân hàng<br />
Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát<br />
triển của nền kinh tế trong những thách thức và cơ hội mới. Các dịch vụ Ngân hàng<br />
không ngừng phát triển, ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ gia tăng, làm phong phú<br />
sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Cũng như nhiều quốc gia phát triển trên<br />
thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt trong<br />
nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt có những ưu thế rõ ràng, thể hiện trình<br />
độ phát triển cao của nền kinh tế cũng như người tiêu dùng, với một thành tựu điển<br />
hình là công nghệ thẻ. Trong xu hướng phát triển các hình thức thanh toán không dùng<br />
tiền mặt, thẻ đã trở thành một trong những thước đo đánh giá sự văn minh của xã hội.<br />
Các Ngân hàng hiện nay ngày một xuất hiện nhiều và tham gia ngày càng sâu vào hoạt<br />
động cung cấp dịch vụ thẻ bởi phát triển loại hình này cũng là một biện pháp giúp<br />
khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một Ngân hàng, từ đó nâng cao vị thế của<br />
Ngân hàng trên thị trường. Do đó, việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ thúc đẩy<br />
phát triển kinh tế và thương mại, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế nói<br />
chung cũng như Ngân hàng nói riêng, góp phần hạn chế các giao dịch không hợp<br />
pháp, tăng cường sự quản lý của Nhà nước, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội<br />
nhập kinh tế quốc tế. Với những tiện ích rõ rệt như vậy, việc thanh toán bằng thẻ ngày<br />
càng trở nên phổ biến, với công nghệ và tính năng ngày càng vượt trội.<br />
Tại Việt Nam, mặc dù dịch vụ thẻ có mặt muộn hơn nhiều nước trên thế giới<br />
nhưng trong thời gian qua cũng đã phát triển hết sức mạnh mẽ với mức cạnh tranh cao<br />
giữa các Ngân hàng. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng trong nước đang cố gắng tập<br />
trung việc thu hút thật nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ, chiếm được thị phần lớn<br />
là một trong những công cụ hữu ích giúp các Ngân hàng đưa sản phẩm dịch vụ thẻ<br />
trong việc giành lấy khách hàng, tăng sự nhận biết của nhãn hiệu, đẩy mạnh hình ảnh<br />
thương hiệu và xây dựng lòng trung thành khách hàng.<br />
Thừa Thiên Huế là một thị trường kinh tế còn khá non trẻ, chưa thu hút được<br />
nhiều Ngân hàng như các tỉnh, thành phố lớn khác trên cả nước. Tuy nhiên không phải<br />
vì thế mà sự cạnh tranh ở đây giảm tính gay gắt. Thị trường Ngân hàng ngày càng gia<br />
Nguyễn Đoàn Như Uyên - K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
1<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Ths. Trương Thị Hương Xuân<br />
<br />
tăng tính cạnh tranh mạnh mẽ. Nhưng chính sự cạnh tranh đó đã đem lại lợi ích ngày<br />
càng nhiều hơn cho khách hàng. Khách hàng càng trở nên quan trọng hơn, là đối tượng<br />
được các Ngân hàng tìm kiếm và giữ chân bằng những chính sách hấp dẫn. Do đó,<br />
việc khách hàng lựa chọn những Ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho mình hơn cũng<br />
là điều dễ hiểu.<br />
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) ra đời năm 1988 sau khi được<br />
tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là một trong bốn NHTM nhà nước lớn nhất<br />
tại Việt Nam hiện nay, Vietinbank với sự nỗ lực không ngừng của mình đang nắm giữ<br />
thị phần tương đối lớn trên thị trường thẻ. Sản phẩn thẻ của Ngân hàng này khá đa<br />
dạng và phong phú, ngày càng đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng khách<br />
hàng. Vì vậy, nếu Vietinbank muốn giữ vững và mở rộng thị phần trên thị trường thẻ<br />
nói chung và thẻ ghi nợ nội địa nói riêng thì phải tiếp tục hoàn thiện những sản phẩm<br />
thẻ đã cung ứng đồng thời nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới. Việc nghiên cứu<br />
hành vi khách hàng càng trở nên quan trọng hơn, giúp Ngân hàng nắm bắt được nhu<br />
cầu khách hàng, cơ sở đề ra các giải pháp và chiến lược nhằm khai thác hiệu quả và<br />
đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực này. Xuất phát từ thực<br />
tế đó, cùng với những kiến thức đã được trang bị tại nhà trường, kết hợp với quá trình<br />
thực tập tại Phòng Khách hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi<br />
nhánh Nam Thừa Thiên Huế, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hành vi<br />
sau khi mua của khách hàng cá nhân đối với thẻ ghi nợ nội địa E-Partner của<br />
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế”.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
*Mục tiêu tổng quát<br />
Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng cá nhân đối với thẻ ghi nợ nội<br />
địa E-Partner, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của<br />
khách hàng đối với sản phẩm của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi<br />
nhánh Nam Thừa Thiên Huế.<br />
*Mục tiêu cụ thể<br />
- Mô tả hành vi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa E-Partner của khách hàng cá nhân.<br />
- Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng thẻ E-Partner.<br />
- Đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với thẻ E-Partner.<br />
<br />
Nguyễn Đoàn Như Uyên - K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
2<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Ths. Trương Thị Hương Xuân<br />
<br />
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối<br />
với sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa E-Partner của Vietinbank.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
*Đối tượng nghiên cứu: Hành vi sau khi mua của khách hàng cá nhân đối với thẻ<br />
ghi nợ nội địa E-Partner của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh<br />
Nam Thừa Thiên Huế.<br />
*Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi không gian: Khách hàng cá nhân sử dụng thẻ ghi nợ E-Partner do<br />
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế phát<br />
hành từ năm 2009 - 2011.<br />
- Phạm vi thời gian: các số liệu thứ cấp nghiên cứu từ năm 2009 - 2011, số liệu<br />
sơ cấp điều tra từ tháng 3/2012 đến tháng 4/2012.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1 Thiết kế nghiên cứu<br />
Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra với đề tài nghiên cứu: “Nghiên<br />
cứu hành vi sau khi mua của khách hàng cá nhân đối với thẻ ghi nợ nội địa E-Partner<br />
của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế”,<br />
nghiên cứu này sử dụng kết hợp hai phương pháp định tính và định lượng. Phương<br />
pháp định tính được sử dụng ở thời kỳ đầu của quá trình nghiên cứu nhằm thu thập các<br />
tài liệu tham khảo và các thông tin phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề<br />
tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng dùng kỹ thuật thu thập dữ liệu là<br />
điều tra theo bảng hỏi. Nghiên cứu này nhằm điều tra, đánh giá và đo lường các yếu tố<br />
ảnh hưởng đến hành vi sau khi mua sản phẩm thẻ E-Partner của khách hàng cá nhân<br />
của Vietinbank - Nam Thừa Thiên Huế.<br />
Nghiên cứu định tính: Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu được<br />
hành vi khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ của Vietinbank, các tiêu chí đánh giá của khách<br />
hàng đối với sản phẩm thẻ ghi nợ E-Partner của Vietinbank. Đầu tiên, áp dụng kỹ thuật<br />
Delphi để phỏng vấn các chuyên gia mà cụ thể là các cán bộ phòng Khách hàng cá<br />
nhân và giao dịch viên tại Vietinbank - Nam Thừa Thiên Huế, những người thường<br />
xuyên tiếp xúc, tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng nên sẽ hiểu rõ được hành<br />
vi của khách hàng khi sử dụng thẻ E-Partner. Từ đó tiến hành thảo luận nhóm tiêu<br />
điểm (focus group) gồm một số người thân, bạn bè khoảng từ 8-10 đang sử dụng thẻ<br />
Nguyễn Đoàn Như Uyên - K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
3<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Ths. Trương Thị Hương Xuân<br />
<br />
ghi nợ của Vietinbank. Từ đó xác định những thông tin cần thu thập, các nội dung cần<br />
nghiên cứu để thiết kế bảng hỏi sơ bộ.<br />
Nghiên cứu định lượng: Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính tiến hành thiết<br />
kế bảng hỏi để thu thập dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu. Nghiên cứu này nhằm đánh<br />
giá thang đo, kiểm định mô hình biểu diễn hành vi sau khi mua của khách hàng cá<br />
nhân đối với sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa E-Partner của Vietinbank.<br />
4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
Dữ liệu thứ cấp<br />
Đề tài thu thập số liệu thứ cấp bao gồm các thông tin, số liệu liên quan đến Ngân<br />
hàng Vietinbank - Nam Thừa Thiên Huế như tình hình lao động, tổng tài sản và nguồn<br />
vốn, kết quả hoạt động kinh doanh… từ các phòng ban tại Ngân hàng trong khoảng thời<br />
gian từ năm 2009 - 2011. Thu thập các tài liệu liên quan từ báo chí, Internet, các khóa<br />
luận tốt nghiệp đại học và cao học,…có liên quan đến đề tài nghiên cứu.<br />
Dữ liệu sơ cấp<br />
Đây là loại dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi và được sử dụng để tiến hành<br />
các kiểm định cần thiết. Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên nghiên cứu này chỉ<br />
khảo sát trên mẫu đại diện và suy rộng kết quả cho tổng thể. Từ danh sách đầy đủ về<br />
khách hàng cá nhân mở thẻ E-Partner có được từ Phòng khách hàng của Ngân hàng từ<br />
năm 2009 đến 2011, tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống sử dụng bước nhảy k đối<br />
với những khách hàng trên địa bàn thành phố Huế.<br />
Đề tài đã sử dụng công thức Cochran để tính kích cỡ mẫu:<br />
n=<br />
Do tính chất p + q = 1, vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p = q= 0,5 nên p.q = 0,25. Ta<br />
tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% (z = 1,96) và sai số cho phép là e = 8% . Lúc đó<br />
mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất:<br />
n=<br />
<br />
=<br />
<br />
= 150<br />
<br />
Kết quả tính toán ta được 150 mẫu.<br />
Tuy nhiên, nghiên cứu này có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá<br />
(EFA) và phân tích hồi quy bội, theo Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Phân<br />
tích dữ liệu với phần mềm SPSS, 2005), cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố bằng ít<br />
nhất 4 đến 5 lần số biến quan sát để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Như vậy, với số<br />
Nguyễn Đoàn Như Uyên - K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
4<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Ths. Trương Thị Hương Xuân<br />
<br />
lượng 25 biến quan sát trong thiết kế điều tra thì cần phải đảm bảo có ít nhất 125 quan<br />
sát trong mẫu điều tra. Vậy mẫu điều tra để đảm bảo là 130 mẫu. Cỡ mẫu tính toán<br />
này cũng gần tương đương với kết quả tính theo công thức của Cochran ở trên.<br />
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: Từ danh sách khách hàng sử<br />
dụng thẻ E-Partner theo thứ tự thời gian đăng ký mở thẻ, chọn ngẫu nhiên đơn giản<br />
một quan sát trong danh sách, rồi cách đều k quan sát lại chọn một quan sát vào mẫu<br />
(k là tỉ lệ giữa số quan sát của tổng thể với quy mô mẫu).<br />
k=<br />
<br />
=<br />
<br />
= 144<br />
<br />
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn cá nhân trực tiếp những khách hàng đã<br />
được chọn ra từ danh sách mẫu thông qua bảng câu hỏi.<br />
4.3 Phương pháp xử lý số liệu<br />
Để phân tích dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát, nghiên cứu đã sử<br />
dụng phần mềm SPSS 16.0 với các phương pháp sau:<br />
4.3.1 Kiểm định mối quan hệ giữa hai biến định tính<br />
Cặp giả thuyết thống kê: Giả thuyết H0: Hai biến độc lập với nhau<br />
Đối thuyết H1: Hai biến có liên hệ với nhau<br />
Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết: Sig. < 0,05: bác bỏ giả thuyết H0<br />
Sig. > 0,05: chấp nhận giả thuyết H0<br />
4.3.2 Kiểm định mối quan hệ giữa biến định tính và biến định lượng<br />
Cặp giả thuyết thống kê: Giả thuyết H0: Không có sự khác biệt giữa các nhóm<br />
Đối thuyết H1: : Có sự khác biệt giữa các nhóm<br />
Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết:<br />
Sig. < 0,05: bác bỏ H0, có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng<br />
Sig. > 0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê<br />
4.3.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua đại lượng Cronbach’s Alpha<br />
Đề tài sử dụng mô hình SERVPERF của Cronin và Taylor (1992) (xem phụ lục<br />
3) để tiến hành nghiên cứu và đánh giá nội dung sự hài lòng của khách hàng.<br />
Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach’s Alpha) để xem kết quả nhận được đáng<br />
tin cậy ở mức độ nào. Độ tin cậy đạt yêu cầu: >=0,8. Tuy nhiên, theo Hoàng Trọng –<br />
Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS, 2005), Cronbach’s<br />
Alpha từ 0,6 trở lên cũng có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên<br />
cứu là mới hoặc mới đối với người được phỏng vấn trong bối cảnh nghiên cứu (trường<br />
Nguyễn Đoàn Như Uyên - K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
5<br />
<br />