GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
PHẦN I<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Song song với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đó là sự cạnh<br />
tranh ngày càng gay gắt đối với hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế nước ta, trong<br />
đó cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng lại càng khốc liệt khi mà sự phát triển ở lĩnh<br />
vực này của Việt Nam còn kém xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các<br />
ngân hàng trong nước không những đang cạnh tranh với nhau mà còn đối mặt với các<br />
ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn tài chính hùng mạnh và dày dặn kinh nghiệm,<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
tiềm lực tài chính khổng lồ. Vì vậy, để tồn tại và phát triển các ngân hàng phải luôn<br />
đổi mới, cải tiến chất lượng dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách<br />
tốt nhất.<br />
<br />
Ngày nay, con người ngày càng trở nên bận rộn với công việc, cũng với một<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
quỹ thời gian nhất định nhưng mọi người có quá nhiều việc để thưc hiện: làm việc giờ<br />
hành chính, chăm sóc gia đình, vui chơi cùng bạn bè, người thân, chăm sóc sức khỏe,<br />
làm đẹp…Người ta có quá nhiều thứ phải nhớ ở trong đầu, điều đó làm cho họ cảm<br />
thấy mệt mỏi. Chính những lý do này nên đôi khi họ quên làm một số công việc mà<br />
đúng ra họ phải làm hay đôi khi họ muốn xóa bỏ công việc đó ra khỏi bộ nhớ nhưng<br />
lại không thể. Nhận thức được điều đó, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn<br />
Thương Tín(Sacombank) đã cho ra đời dịch vụ thanh toán định kỳ để có thể thay<br />
<br />
Đ<br />
<br />
khách hàng giải quyết một số công việc vốn dĩ khách hàng phải làm thương xuyên.<br />
Như chúng ta đã biết, với các khoản sinh hoạt phí hằng ngày như tiền điện, nước, tiền<br />
điện thoại cứ tới định kỳ hàng tháng là các nhân viên của công ty đó sẽ đến thu tiền.<br />
Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại, người người đều bận rộn với công việc, vắng nhà<br />
cả ngày thì việc thanh toán này sẽ bị gián đoạn. Lắm lúc lại bị các công ty này thông<br />
báo hủy dịch vụ giữa chừng, cắt điện nước v..v…Đó là một trong những điều phiền<br />
toái mà không ai mong muốn. Nhằm hạn chế những phiền toái này của khách hàng,<br />
Sacombank đã cho ra đời dịch vụ ủy thác thanh toán hóa đơn định kỳ, giúp khách hàng<br />
giải quyết những vấn đề đó.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Luyên<br />
<br />
1<br />
<br />
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Với mục tiêu tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về dịch vụ này cũng như tháo gỡ<br />
những thắc mắc của khách hàng để từ đó phổ biến dịch vụ này tới toàn bộ khách hàng,<br />
bên cạnh đó tìm ra các giải pháp để phát triển dịch vụ này tại ngân hàng Sacombank<br />
chi nhánh Huế vậy nên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy<br />
thác thanh toán hóa đơn định kỳ của khách hàng cá nhân có tài khoản tại ngân<br />
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Huế”.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung<br />
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác thanh toán hoá đơn định kỳ của<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
khách hàng cá nhân có tài khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương<br />
Tín chi nhánh Huế để xác định nhu cầu, đánh giá được các nhân tố tác động đến nhu<br />
cầu và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phổ biến dịch vụ đến mọi đối tượng khách<br />
hàng.<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể<br />
<br />
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng dịch vụ thanh toán định kỳ của khách hàng tại<br />
ngân hàng Sacombank chi nhánh Huế.<br />
<br />
- Xác định nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán định kỳ của ngân<br />
hàng Sacombank chi nhánh Huế.<br />
<br />
- Nghiên cứu những nhân tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán<br />
định kỳ của khách hàng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Huế.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
- Đề xuất giải pháp nhằm phổ biến dịch vụ thanh toán định kỳ đến toàn bộ<br />
khách hàng hiện hữu và phát triển chất lượng dịch vụ để thỏa mãn khách hàng.<br />
3. Câu hỏi nghiên cứu<br />
- Có bao nhiêu khách hàng đang sử dụng dịch vụ thanh toán này tại Sacombank<br />
chi nhánh Huế?<br />
- Có bao nhiêu phần trăm khách hàng được điều tra có nhu cầu về việc sử dụng<br />
dịch vụ thanh toán định kỳ của Sacombank chi nhánh Huế?<br />
- Những nhân tố nào tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán định kỳ<br />
của khách hàng? Nhân tố nào tác động nhiều nhất?<br />
- Giải pháp nhằm phổ biến dịch vụ này đến tất cả các khách hàng hiện hữu và<br />
SVTH: Nguyễn Thị Luyên<br />
<br />
2<br />
<br />
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
phát triển chất lượng dịch vụ này là như thế nào?<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1 Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu ở đây là nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán định kỳ của<br />
những khách hàng hiện hữu của ngân hàng Sacombank chi nhánh Huế tức là những<br />
khách hàng đã có tài khoản tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Huế.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Thời gian:<br />
- Số liệu thứ cấp: Từ năm 2011 đến 2013<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
- Số liệu sơ cấp: Từ 02/2014-05/2014<br />
Phạm vi: nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố Huế<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
5.1.1. Phương pháp thu thấp dữ liệu thứ cấp<br />
<br />
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ phòng kế toán của ngân hàng Sacombank chi<br />
nhánh Huế về tình hình hoạt động kinh doanh, bảng nguồn vốn, tài sản.v.v..<br />
- Các tài liệu liên quan đến nghiên cứu nhu cầu của khách hàng trên các tạp chí,<br />
trang mạng, khóa luận trước<br />
<br />
- Thông tin về dịch vụ thanh toán định kỳ của ngân hàng<br />
- Các mô hình nghiên cứu liên quan<br />
<br />
Đ<br />
<br />
5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp<br />
Nghiên cứu sơ bộ:<br />
<br />
Nghiên cứu sơ bộ được sử dụng trong thời gian đầu khi tiến hành đề tài nghiên<br />
cứu. Các bước nghiên cứu sơ bộ được sử dụng là dùng bảng hỏi định tính để khám<br />
phá điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên<br />
cứu. Từ đó thiết kế bảng hỏi phù hợp phục vụ cho nghiên cứu chính thức.<br />
Nghiên cứu chính thức:<br />
Nghiên cứu chính thức là bước nghiên cứu định lượng bằng cách thu thập dữ<br />
liệu sơ cấp từ các phiếu phỏng vấn để nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán<br />
định kỳ của khách hàng.<br />
SVTH: Nguyễn Thị Luyên<br />
<br />
3<br />
<br />
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
Công thức xác định cỡ mẫu:<br />
<br />
Đối với đề tài này, tổng thể mẫu là một con số được xác định và biết trước. Đó<br />
chính là tất cả khách hàng hiện tại đang có tài khoản tại ngân hàng Sacombank chi<br />
nhánh Huế. Số liệu này được lấy từ bộ phận quản lý thông tin tài khoản khách hàng<br />
của ngân hàng tại chi nhánh Huế.<br />
Có hai công thức xác định cỡ mẫu riêng biệt đó là phương pháp xác định kích<br />
thước mẫu theo tỷ lệ và phương pháp xác định kích thước mẫu theo trung bình. Đối<br />
với đề tài này thì tổng thể được chia làm hai phần riêng biệt đó là khách hàng có tài<br />
khoản thanh toán đang sử dụng dịch vụ thanh toán định kỳ và khách hàng có tài khoản<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
thanh toán chưa sử dụng dịch vụ. Điều này phù hợp với công thức xác định mẫu theo<br />
tỷ lệ, vậy nên nghiên cứu quyết định chọn công thức tính cỡ mẫu theo tỷ lệ như sau:<br />
n<br />
<br />
=<br />
<br />
Z 2 α/2p.(1-p)<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
e2<br />
<br />
n: kích cỡ mẫu<br />
<br />
e: sai số mẫu cho phép, chọn e=0,08 tương ứng sai số 0,08%<br />
zα/2: giá trị tới hạn tương ứng với độ tin cậy (1 – α), chon Za/2=0.96 tương ứng<br />
với độ tin cậy 95%<br />
<br />
p: tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán định kỳ<br />
1-p=q: tỷ lệ khách hàng chưa sử dụng dịch vụ thanh toán định kỳ<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Do tính chất p+q=1 nên p.q lớn nhất khi p=q=0.5. Vậy nên đề tài quyết định chọn<br />
p=q=0.5 đưa vào công thức tính cỡ mẫu nhằm thu được mẫu có tính đại diện cao nhất.<br />
Vậy cỡ mẫu cần tính là:<br />
n<br />
<br />
=<br />
<br />
1.962*0.5*0.5<br />
0.082<br />
<br />
=150 (mẫu điều tra)<br />
<br />
Tuy nhiên, do nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA và<br />
hồi quy các nhân tố độc lập với biến phụ thuộc trong phân tích và xử lý số liệu, nên<br />
kích cỡ mẫu phải thỏa mãn thêm các điều kiện dưới đây:<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Luyên<br />
<br />
4<br />
<br />
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
- Theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng _Chu<br />
Nguyễn Mộng Ngọc: số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng<br />
năm lần số biến quan sát (trong phiếu điều tra chính thức là 19 biến). Như vậy kích cỡ<br />
mẫu phải đảm bảo điều kiện như sau:<br />
n≥ 5*19≥95<br />
- Theo “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh” của Nguyễn Đình Thọ: số<br />
mẫu cần thiết để có thể tiến hành phân tích hồi quy phải thỏa mãn điều kiện sau:<br />
Trong đó: p là số biến độc lập (trong đề tài thì p = 5)<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
Như vậy, để đảm bảo độ chính xác cũng nhưu mức độ thu hồi bảng hổi, nghiên<br />
cứu quyết định chọn 150 mẫu để tiến hành nghiên cứu.<br />
Phương pháp chọn mẫu:<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
nghiên cứu. Đảm bảo mẫu được chọn mang đại diện và có thể thu thập được thông tin<br />
chính xác nhất. Đối với nghiên cứu định tính thì chọn ra 30 khách hàng đến giao dịch<br />
tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Huế 1 cách ngẫu nhiên để thu thập những thông<br />
tin cơ bản để xây dựng bảng hỏi chính thức. Sau đó sẽ tiến hành nghiên cứu định<br />
lượng bằng việc sử dụng các phương pháp chọn mẫu tối ưu nhất đảm bảo cho quá<br />
trình thu thập thông tin chính xác, khách quan.<br />
<br />
Đối với nghiên cứu định lượng: nghiên cứu chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu<br />
<br />
Đ<br />
<br />
nhiên thực địa. Đậy là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, tuy nhiên mẫu được chọn<br />
mang tính ngẫu nhiên và dựa trên một cách tiếp cận có hệ thống tại địa điểm phỏng<br />
vấn nên vẫn có thể được xem như chọn mẫu xác suất. Cụ thể như sau:<br />
Bước 1: Xác định địa điểm điều tra và thời gian tiến hành điều tra<br />
Địa điểm điểm tra được thực hiện tại Sacombank chi nhánh Huế-126 Nguyễn<br />
Huệ, phường Phú Nhuận thành phố Huế.<br />
Thời gian điều tra được tiến hành trong vòng 2 tuần.<br />
Bước 2: Xác đinh lượng khách hàng ước tính đến chi nhánh giao dịch trong<br />
ngày(X) và tính bước nhảy K.<br />
Theo số liệu xin từ phòng giao dịch thì trung bình 1 ngày có tầm 150 khách hàng<br />
SVTH: Nguyễn Thị Luyên<br />
<br />
5<br />
<br />