Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu phát triển sản phẩm tín dụng sinh viên tại Sacombank
lượt xem 6
download
Nghiên cứu này trước hết nhằm mục tiêu xác định cụ thể nhu cầu về tài chính của sinh viên trong bối cảnh ngày nay. Chỉ khi hiểu được suy nghĩ, cảm nhận và mong muốn của sinh viên, ta mới có thể đề xuất các giải pháp phù hợp và đạt hiệu quả cao; trên cơ sở định hướng nền tảng cho việc phát triển sản phẩm Tín dụng sinh viên tại Sacombank và tiến hành đề xuất xây dựng một loại hình sản phẩm Tín dụng hoàn chỉnh cho sinh viên Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu phát triển sản phẩm tín dụng sinh viên tại Sacombank
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG SINH VIÊN TẠI SACOMBANK SVTH: NGÔ THỊ AN HẠ MSSV: 0854042072 Ngành: KẾ TOÁN GVHD: PGS.TS NGUYỄN MINH KIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
- LỜI CẢM ƠN EGEG Đề tài luận văn “Nghiên cứu phát triển Sản phẩm tín dụng sinh viên tại ngân hàng Sacombank” là “công trình nghiên cứu quy mô đầu tiên” của sinh viên. Bản thân sinh viên đã học được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu sau 4 tháng “vất vả” hoàn thành luận văn. Luận văn này được thực hiện tốt không chỉ là công sức trong 4 tháng qua mà phải nói đến 4 năm sinh viên được học tập và rèn luyện về tri thức, nhân cách từ khoa chương trình Đào Tạo Đặc Biệt, trường Đại học Mở Tp.HCM. Em xin gửi lời cám ơn đến tập thể Thầy Cô khoa chương trình Đào Tạo Đặc Biệt, cám ơn các Thầy Cô đã luôn tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho em. Mong các Thầy Cô luôn hạnh phúc với sự nghiệp giảng dạy và đào tạo nhân tài cho đất nước. Em xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Kiều, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn, từ khi hình thành ý tưởng cho đến lúc hoàn thành. Vốn kiến thức sâu rộng, sự thông minh và cách đối xử tận tình của quý Thầy đã thực sự tạo nên sự khâm phục và quý trọng nơi em. Cám ơn Thầy đã truyền cho em niềm say mê nghiên cứu khoa học và sự ham học hỏi hơn nữa các kiến thức kinh tế. Xin cám ơn Ba, Mẹ - luôn dành tình yêu thương và là chổ dựa lớn lao trên bước đường trưởng thành. Cám ơn các bạn sinh viên trong lớp KT08ĐB khoa Đào Tạo Đặc Biệt, bạn bè thân hữu,…luôn giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Sinh viên NGÔ THỊ AN HẠ i
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTC: Bộ Tài Chính CBNV: Cán bộ nhân viên CMND: Chứng minh nhân dân KHCN: Khách hàng cá nhân NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng Nhà Nước NHCSXH: Ngân hàng chính sách xã hội TMCP: Thương Mại Cổ Phần TP.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh TTQT: Thanh Toán Quốc Tế WTO: Tổ chức kinh tế thế giới SACOMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………………..i NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN………………………………………ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………...iii MỤC LỤC……………………………………………………………………………..iv DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………………vi DANH MỤC HÌNH…………………………………………………………………..vii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1 1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................2 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................3 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................3 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................4 1.6 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN ................................................................................4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................7 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG .....................................................................................7 2.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK..............................................................................................................11 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN LIÊN QUAN ĐỀ TÀI............................14 2.4 KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG SINH VIÊN Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ......................................................................................................................19 iii
- CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG SINH VIÊN CỦA SACOMBANK..............................................................................................................23 3.1 KHẢO SÁT NHU CẦU VỀ TÍN DỤNG CỦA SINH VIÊN .................................23 3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG SINH VIÊN SACOMBANK..............................................................................................................41 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................45 4.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................45 4.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................................46 KẾT LUẬN ...................................................................................................................50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................52 PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................53 PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................56 PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................66 iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm của mẫu khảo sát ......................................................................... 25 Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả thống kê các biến ............................................................ 28 Bảng 3.3.1: Cảm nhận của sinh viên đối với sản phẩm vay ưu đãi của NHCSXH ..... 31 Bảng 3.3.2 Bảng đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đối với nhân tố sự đáp ứng..................................................................................................................... 32 Bảng 3.4.1 : Cảm nhận của sinh viên đối với độ tin cậy của chương trình tín dụng ưu đãi do NHCSXH cung cấp ......................................................................................... . 33 Bảng 3.4.2: Bảng đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đối với nhân tố độ tin cậy ...................................................................................................................... 34 Bảng 3.5.1: Cảm nhận của sinh viên đối với sự đảm bảo của chương trình tín dụng ưu đãi do NHCSXH cung cấp ........................................................................................... 35 Bảng 3.5.2: Bảng đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đối với nhân tố sự đảm bảo .................................................................................................................... 36 Bảng 3.6.1: Cảm nhận của sinh viên đối với sự cảm thông mà chương trình tín dụng ưu đãi do NHCSXH cung cấp mang lại ....................................................................... Bảng 3.6.2: Bảng đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đối với nhân tố sự cảm thông ............................................................................................................................. 37 Bảng 3.7.1: Sự hài lòng của sinh viên đối với chương trình tín dụng ưu đãi do NHCSXH cung cấp ...................................................................................................... 38 Bảng 3.7.2: Bảng đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đối với nhân tố sự hài lòng .................................................................................................................... 38 v
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm của Sacombank ......................... 13 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nam nữ tham gia phỏng vấn ........................................................... 26 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ năm theo học của các sinh viên tham gia vay vốn ......................... 26 Biểu đồ 3.3: Quê quán của các sinh viên tham gia vay vốn ......................................... 27 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ ngành học của các sinh viên vay vốn ............................................. 28 vi
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Có người đã ví sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) vào năm 2007 như là hình ảnh về cuộc hành trình của chiếc thuyền mộc, sau bao năm thong thả nơi ao nhà nay bắt đầu bơi ra biển lớn với bao nhiêu là sóng to, gió cả đang chờ phía trước. Với tôi, hình ảnh ấy thực sự đã được cụ thể hóa qua chặng đường hơn năm năm thực hiện lộ trình cam kết WTO trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính. Thách thức có, khó khăn cũng có, và có cả những đổ vỡ. Tất cả cho thấy rõ một điều rằng, “mở cửa” đem lại cơ hội nhưng song hành với những cơ hội ấy là những cạnh tranh khốc liệt khó ngờ. Bởi lẽ đó, để tồn tại, phát triển và có thể cạnh tranh trên trường quốc tế, chính phủ Việt Nam, bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông đô thị… còn phải đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo, đây được coi là quốc sách của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Một trong số những chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực của nhà nước được chú trọng hiện nay đó là chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tín dụng sinh viên là hình thức cho vay nhằm hỗ trợ cho sinh viên về học phí, sách vở và các chi phí sinh hoạt khác. Điểm khác biệt cơ bản giữa tín dụng sinh viên và các hình thức tín dụng thông thường khác là lãi suất được áp dụng ở mức thấp hơn và việc hoàn trả nợ vay có thể được hoãn lại trong thời gian sinh viên còn theo học ở trường. Cách đây hơn 10 năm, chính sách tín dụng ưu đãi cho học tập đã được triển khai theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TT ngày 2-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ tín dụng đào tạo. Theo đó, ngày 27/9/2007, Thủ tướng chính phủ chính thức ban hành chính sách tín dụng dành cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập và sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường. Suốt từ đó đến nay, chính sách tín dụng này mỗi năm đều được điều chỉnh và bổ sung cho hoàn thiện và hiệu quả hơn. Nhưng liệu rằng những chính sách mang tính hỗ trợ của nhà nước như thế có thực sự hiệu quả, và hiệu quả đến mức nào, các hạn chế và các giải pháp ra sao? 1
- Thẳng thắn mà nói, không thể phủ nhận phần nào những ích lợi được mang lại từ những chính sách, nhưng cũng hoàn toàn không khó để nhận ra những bất cập tồn tại xung quanh vấn đề này. Thiết nghĩ, điều thực sự quan trọng đối với tín dụng sinh viên là không nên chỉ dừng lại ở mức độ trợ cấp, hỗ trợ và chỉ dành cho sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Nhu cầu chi trả học phí, chi phí sinh hoạt luôn là bài toán nan giải đối với phần lớn sinh viên Việt Nam từ xưa đến nay, vậy tại sao không xem sinh viên là một đối tượng khách hàng và là một nguồn doanh lợi lớn cho ngân hàng khi cung cấp loại hình sản phẩm Tín dụng sinh viên này. Có lẽ đây thực sự là một câu hỏi nghiêm túc cần được trao đổi ở một phạm vi nhất định trong đề tài này. 1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Qua khảo sát sơ bộ, đã có khá nhiều nghiên cứu về chính sách tín dụng ưu đãi cho sinh viên. Các chương trình nghiên cứu chủ yếu nhằm tập trung khảo sát và đánh giá nhu cầu tín dụng của sinh viên theo các khía cạnh có nhu cầu hay không, nhu cầu đến mức nào, cụ thể hơn nữa là nhu cầu về mức vay, thời gian hoàn trả nợ vay thậm chí cả về hình thức hoàn trả nợ vay mà sinh viên mong muốn. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và đáp ứng tốt hơn cho sinh viên. Thế nhưng, liệu rằng các đề xuất ấy có được ứng dụng trong bối cảnh nước ta, khi nguồn chi cho ngân sách công còn hạn hẹp và hoạt động cho sinh viên vay vốn học tập vẫn còn mang nặng âm hưởng của chính sách hỗ trợ và bó hẹp trong cơ chế xin cho. Trong khi đó, thiết nghĩ nhu cầu chi trả học phí, chi phí sinh hoạt luôn là bài toán nan giải đối với phần lớn sinh viên Việt Nam từ xưa đến nay, vậy tại sao không xem sinh viên là một đối tượng khách hàng và là một nguồn doanh lợi lớn cho ngân hàng, cụ thể là nhóm ngân hàng TMCP khi cung cấp loại hình sản phẩm Tín dụng sinh viên này. Hướng suy nghĩ ấy thực sự mở ra một hướng đi mới, khả quan và khả thi hơn cho mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có tri thức của Việt Nam. Ý thức tầm quan trọng của việc tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng cho giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực có tri thức cao cho đất nước, giúp nước ta nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về kinh tế, khoa học kỹ thuật và hội nhập một cách bình đẳng với các nước phát triển. Tôi mạnh dạn đề xuất và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển Sản phẩm tín dụng sinh viên tại ngân hàng Sacombank” 2
- Qua đó, có thể phân tích bối cảnh, những tồn tại xung quanh vấn đề Tín dụng sinh viên và nhất là nhu cầu về tín dụng của sinh viên Việt Nam hiện nay. Từ đó, mong muốn thiết kế riêng một loại hình sản phẩm tín dụng cho sinh viên, trực tiếp ứng dụng và phát triển tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này trước hết nhằm mục tiêu xác định cụ thể nhu cầu về tài chính của sinh viên trong bối cảnh ngày nay. Chỉ khi hiểu được suy nghĩ, cảm nhận và mong muốn của sinh viên, ta mới có thể đề xuất các giải pháp phù hợp và đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở đó, đây sẽ là định hướng nền tảng cho việc phát triển sản phẩm Tín dụng sinh viên tại Sacombank và tiến hành đề xuất xây dựng một loại hình sản phẩm Tín dụng hoàn chỉnh cho sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu của sinh viên, đề xuất mô hình sản phẩm phù hợp, các kiến nghị và đề xuất sẽ được đưa ra nhằm hiện thực hóa mô hình sản phẩm tín dụng này. Ngoài ra, đây cũng sẽ là những nhân tố cơ bản mà theo đó ngân hàng Sacombank sẽ tập trung giải quyết và đầu tư nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tín dụng cho sinh viên Việt Nam hiện nay. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng nguồn số liệu và tài liệu có liên quan từ các văn bản pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước, từ ngân hàng Chính sách xã hội và từ các cá nhân có tham gia sử dụng dịch vụ tín dụng ưu đãi cho sinh viên do NHCSXH cung cấp. Ngoài ra, báo cáo còn được thực hiện trên cơ sở tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn, các chuyên gia trong việc xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. Theo đó, các phương pháp thống kê mô tả và điều tra, khảo sát được sử dụng. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm mô tả thực trạng của dịch vụ tín dụng ưu đãi cho sinh viên do NHCSXH cung cấp thông qua việc thu thập và tham khảo các kết quả nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến dịch vụ này. Phương pháp điều tra, khảo sát được sử dụng qua hai bước. Bước một là tiến hành khảo sát sơ bộ 10 sinh viên trường ĐH Mở TP.HCM có tham gia chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên và hai nhân viên NHCSXH phụ trách mảng dịch vụ này để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. Theo 3
- đó, bước hai sẽ tiến hành điều tra chính thức, phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi khảo sát với khoảng 100 sinh viên đã tham gia chương trình tín dụng học tập. Theo đó, phương pháp phân tích, xử lý số liệu sẽ được sử dụng. Phần mềm SPSS sẽ được sử dụng để tổng hợp, phân tích dữ liệu theo hướng thống kê mô tả và trình bày kết quả nghiên cứu. Sau cùng là phương pháp phân tích, thông tin thu thập sẽ được kết hợp với những kiến thức ở trường, đồng thời qua việc thu thập từ sách báo kết hợp với các nhân viên có liên quan đến đề tài tại ngân hàng. Từ đó, tiến hành phân tích, đánh giá vấn đề tín dụng sinh viên hiện nay, đề xuất mô hình sản phẩm và các chính sách phù hợp. 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do sự giới hạn về thời gian và khả năng tiếp cận, cuộc khảo sát nhu cầu về tín dụng sinh viên thực hiện đối với các sinh viên trường ĐH Mở TP.HCM, bao gồm tại cơ sở chính và các cơ sở phụ khác. Cụ thể là các sinh viên đã hoặc đang tham gia chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên thông qua quy trình cung cấp dịch vụ của NHCSXH. Việc khảo sát ý kiến của sinh viên thuộc đối tượng nghiên cứu sẽ dừng lại ở con số khoảng 100 sinh viên. Và thời gian thực hiện đề tài dễn ra trong khoảng một tháng, từ 24/4/2012 đến 24/05/2012. Hai là, do cơ hội được tiếp cận học và làm việc tại Sacombank, nghiên cứu chỉ dừng lại ở những chính sách phù hợp trực tiếp với đặc điểm của Sacombank. Và mô hình sản phẩm sẽ được xây dựng trên nền tảng những đặc điểm cơ hữu của Sacombank. 1.6 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN Mục tiêu chung của nghiên cứu là đánh giá thực chất vấn đề về nhu cầu tín dụng sinh viên ở Việt Nam hiện nay và qua đó đề xuất một loại hình sản phẩm phù hợp với nhu cầu và bối cảnh Việt Nam, trực tiếp ứng dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Với mục tiêu đó, đề tài nghiên cứu này được trình bày thành bốn chương chính. Chương một sẽ mở đầu bằng phần đặt vấn đề tổng quan về tín dụng cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Tiếp theo đó, lần lượt những nội dung về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp áp dụng của khóa luận tốt nghiệp sẽ được trình bày cụ thể nhằm giúp bạn đọc có định hướng tổng quan ban đầu về báo cáo thực tập. Cuối 4
- chương là phần kết cấu của khóa luận tốt nghiệp, phần này sẽ điểm qua toàn bộ các phần có trong khóa luận tốt nghiệp, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan đến từng chi tiết đề tài nghiên cứu. Chương 2 sẽ trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu. Thông qua chương này, bạn đọc sẽ được cung cấp những kiến thức lý thuyết nền tảng về tín dụng, cụ thể hơn là về tín dụng đối với mảng khách hàng cá nhân. Thêm nữa, những điểm khác biệt giữa tín dụng và tín dụng cho sinh viên cũng sẽ được trình bày trong chương này. Ngoài ra, các nghiên cứu liên quan đến đề tài do các chuyên gia thực hiện trước đây cũng sẽ được trình bày một cách tổng quan. Qua đó, có thể cung cấp một khung khái niệm, lý thuyết cho bạn đọc hiểu rõ về mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. Hơn nữa, đây còn là cơ hội mà sinh viên có thể trình bày sự nhận biết của mình về sự đa dạng và độ rộng của các lý thuyết trong phạm vi nghiên cứu. Điểm nhấn ở chương hai là phần trình bày tổng quan về quy trình phát triển một sản phẩm tín dụng của ngân hàng Sacombank. Đây sẽ chính là nội dung nền tảng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển và đề xuất mô hình sản phẩm tín dụng cho sinh viên về sau. Sau cùng, phần trình bày về tình hình phát triển tín dụng sinh viên ở các nước trên giới sẽ là nội dung kết thúc chương hai. Nhìn chung, toàn bộ chương một sẽ tập trung các thông tin về cơ sở lý luận, các nghiên cứu có liên quan, quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm của Sacombank và tình hình phát triển sản phẩm ở các nước trên thế giới nhằm giúp bạn đọc có hình dung tổng quan về đề tài theo các khía cạnh trọng yếu. Chương ba sẽ là phần trọng tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm tín dụng cho sinh viên tại ngân hàng Sacombank. Muốn nghiên cứu phát triển sản phẩm tín dụng cho sinh viên, điều tiên quyết cần nắm rõ là nhu cầu cụ thể của sinh viên. Thấu hiểu điều đó, mở đầu chương ba là phần trình bày về cuộc khảo sát đã được thực hiện trong phạm vi khoảng 100 sinh viên, phản hồi ý kiến về chính sách hỗ trợ tín dụng cho sinh viên hiện nay. Qua đó, những điểm hài lòng hay cả những ưu tư, phiền muộn… cũng sẽ được tìm hiểu. Từ đây, làm cơ sở nền tảng cho việc phát triển sản phẩm tín dụng cho sinh viên với những đặc tính chi tiết được trình bày ở phần tiếp theo của chương ba. Kết thúc chương ba, sẽ là lúc cho ra đời mô hình sản phẩm tín dụng sinh viên thực tế nhằm đáp ứng các nhu cầu đã phân tích. Việc nghiên cứu đề xuất sản phẩm sẽ được diễn ra theo đúng quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm của Sacombank, với một số bước sẽ được đơn giản hóa do một vài hạn chế về khả năng triển khai. Thông qua chương 5
- này, hy vọng bạn đọc sẽ tìm thấy được một mô hình sản phẩm tín dụng phù hợp hơn với bối cảnh và thõa mãn phần nào nhu cầu sinh viên hiện nay. Qua đó, làm cơ sở cho các mô hình ứng dụng hoàn thiện hơn về sau. Ở chương 4 của đề tài, phần kết luận sẽ được trình bày với các kiến nghị đề xuất đối với sản phẩm tín dụng. Phần này sẽ là lúc phân tích, diễn giải sâu hơn về các đặc tính sản phẩm đã nêu ở phần trước. Xuyên suốt chương 4 sẽ là các đề xuất, kiến nghị và cơ sở lập luận cho các đề xuất, kiến nghị ấy. Thông qua chương 4, bạn đọc sẽ được tiếp cận với những quan điểm mới mẻ hơn về chính sách tín dụng cho sinh viên hiện nay và sản phẩm tín dụng cho sinh viên mà ngân hàng Sacombank trực tiếp cung cấp. Sau cùng sẽ là phần kết luận chung về khóa luận tốt nghiệp, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục đính kèm có liên quan. Nổi bật ở phần này sẽ là các hạn chế của đề tài. Cán hạn chế của đề tài sẽ được nêu một cách cụ thể. Mục tiêu chính của việc này là nhằm tạo nên một cái nhìn khách quan hơn về phía đề tài. Hơn nữa, chính những hạn chế ấy, lại chính là những gợi mở đến những hướng nghiên cứu về sau, sao cho tòan diện và hiệu quả hơn. 6
- CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 2.1.1 Lý thuyết về tín dụng Nói về lý thuyết tín dụng, theo Nguyễn Minh Kiều (2011), tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. 2.1.1.1 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Thời hạn cho vay linh hoạt - ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khối lượng tín dụng cho vay lớn. Phạm vi cho vay được mở rộng với mọi ngành, mọi lĩnh vực. Tuy nhiên tín dụng ngân hàng có độ rủi ro cao do việc ngân hàng có thể cho vay số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có, hoặc có sự chuyển đổi thời hạn và phạm vi tín dụng (Tô Kim Ngọc, năm 2004, tr. 23). 2.1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - bởi chúng không đủ điều kiện để tham gia vào các thị trường vốn trực tiếp. Hơn thế, khả năng cung ứng vốn của tín dụng ngân hàng cón góp phần đẩy nhanh nhịp độ tích tụ, tập trung vốn và tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Tín dụng ngân hàng còn được sử dụng như công cụ để phát triển các ngành kinh tế chiến lược theo yêu cầu của chính phủ, tăng cường tính linh hoạt của nền kinh tế, tiết kiệm chi phí lưu thông và tăng tốc độ chu chuyển vốn (Tô Kim Ngọc, 2004, tr.24). 7
- 2.1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng Theo Nguyễn Minh Kiều (2011), tín dụng ngân hàng có thể chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo các tiêu thức phân loại khác nhau: Dựa vào mục đích của tín dụng thì tín dụng ngân hàng có thể chia thành 5 loại chính. Bao gồm: o Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp; o Cho vay tiêu dùng cá nhân; o Cho vay mua bán bất động sản; o Cho vay sản xuất nông nghiệp; o Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu… Dựa vào thời hạn tín dụng, tín dụng ngân hàng được chia làm ba loại chính: o Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. o Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. o Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào các dự án đầu tư. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, tín dụng ngân hàng được chia làm hai loại chính: o Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. o Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. Dựa vào phương thức cho vay, gồm có các loại sau: o Cho vay theo món vay o Cho vay theo hạn mức tín dụng o Cho vay theo hạn mức thấu chi 8
- Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay, tín dụng được chia làm ba dạng chính: o Cho vay chỉ có một kỳ trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn o Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp o Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình người vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 2.1.2 Lý thuyết về tín dụng sinh viên Tín dụng sinh viên cũng chính là một hình thức cho vay khách hàng cá nhân. Điểm khác biệt cơ bản giữa tín dụng sinh viên và các hình thức tín dụng thông thường khác là lãi suất được áp dụng ở mức thấp hơn và việc hoàn trả nợ vay có thể được hoãn lại trong thời gian sinh viên còn theo học ở trường. Ngoài ra, về cơ bản tín dụng sinh viên vẫn mang bản chất là tín dụng cá nhân. Do đó, ngoài những đặc điểm riêng đã nêu tín dụng sinh viên vẫn thể hiện những đặc điểm cơ bản của tín dụng cá nhân. Cụ thể như sau: 2.1.2.1 Khái niệm Như đã biết, cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của NHTM. Cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhất. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Khách hàng vay vốn của NHTM bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cá nhân và hộ gia đình là bộ phận ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động cho vay của NHTM. Các cá nhân và hộ gia đình vay tiền từ NHTM để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và phục vụ cho các mục đích riêng của mình. Trong đó vay tiêu dùng và học tập của đối tượng sinh viên ngày càng có nhu cầu càng cao. Như vậy, cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM bao gồm các hình thức cho vay mà ngân hàng cung cấp cho các cá nhân hay hộ gia đình phục vụ cho mục đích tiêu dùng và học tập của cá nhân là sinh viên có thể gọi là hình thức “Tín Dụng Sinh Viên” 9
- 2.1.2.2 Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM phục vụ cho nhu cầu học tập và tiêu dùng của sinh viên. Đặc điểm của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại được thể hiện rõ nét trên những khía cạn sau: Về đối tượng, đối tượng cho vay của tín dụng cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn sử dụng cho những mục đích sinh hoạt tiêu dùng hay phục vụ học hành của cá nhân là sinh viên Về thời hạn vay vốn, tùy thuộc vào từng mục đích vay vốn và hình thức cho vay mà các khoản vay của khách hàng cá nhân có thời hạn: ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn. Xét về quy mô và số lượng các khoản vay, thông thường quy mô của mỗi khoản vay của KHCN thường nhỏ hơn các khoản vay của doanh nghiệp. Tuy vậy, ở các NHTM số lượng các khoản vay KHCN thường lớn. Ở các NHTM hoạt động theo định hướng là ngân hàng bán lẻ, số lượng các khoản vay KHCN là rất lớn và do đó tổng quy mô các khoản vay khách hàng cá nhân thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Về chi phí cho vay, do các khoản vay KHCN thường có quy mô nhỏ, số lượng các khoản vay này thường rất lớn nên các ngân hàng thường phải bỏ ra nhiều chi phí (cả về nhân lực và công cụ) trong việc phát triển khách hàng, thẩm định, xét duyệt và quản lý các khoản vay. Do đó, chi phí tính trên mỗi đồng cho vay KHCN thường lớn hơn các khoản vay Doanh nghiệp. Xét về lãi suất cho vay, lãi suất của các khoản vay KHCN thường cao hơn các khoản vay khác của NHTM. Nguyên nhân là do các chi phí của cho vay KHCN, các khoản vay KHCN có mức độ rủi ro cao. Ở Việt nam lãi suất cho vay KHCN thông thường cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp từ 1, 2-1,5 lần. Sau cùng là về mức độ rủi ro tín dụng, các khoản vay cho KHCN thường có nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng. Sở dĩ như vậy là do tình hình tài chính của KHCN thường thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng công việc và sức khỏe của họ. trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lý yếu, 10
- thiếu kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật và do đó, ngân hàng sẻ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi người vay bị thất nghiệp, gặp tai nạn, phá sản,… 2.1.2.3 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân cũng rất đa dạng như: cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiểu thương… Sau đây xin đơn cử trình bày cách hình thức cho vay cơ bản nhất: o Cho vay tiêu dùng: Là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao chất lượng đời sống dân cư. Khách hàng vay là hững người có thu nhập không cao nhưng ổn định, chủ yếu là công nhân viên chức hưởng lương và có thu nhập ổn định và số lượng thì rất đông. o Cho vay cầm cố tiền gửi: Là hình thức cho vay đối với khách hàng cá nhân mở sổ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng có nhu cầu sử dụng tiền nhưng sổ tiền gửi chưa đến hạn. Trong trường hợp này, khách hàng không lường trước được nhu cầu sử dụng tiền gửi nên phát sinh nhu cầu sử dụng tiền trước khi sổ tiền gửi đến hạn. Nếu rút tiền trước hạn, khách hàng bị thiệt hại lãi, nếu không rút trước hạn thì khách hàng không có tiền chi tiêu. Do vậy, để giúp khách hàng có được tiền chi tiêu nhưng vẫn bảo toàn được lãi tiền gửi, ngân hàng phát triển sản phẩm cho vay này. Hầu hết các ngân hàng thương mại đều có loại cho vay này vì loại cho vay này vừa hỗ trợ cho khách hàng, qua đó, hỗ trợ cho công tác huy động vốn vừa là loại cho vay phi rủi ro vì đảm bảo tiền vay bằng tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng. 2.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK Như đã đề cập ở trên, trong phần cơ sở lý thuyết này, nội dung về quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm tín dụng cũng sẽ được nêu một các tổng quát, nhằm giúp bạn đọc có cách nhìn cụ thể hơn về cơ sở nghiên cứu phát triển sản phẩm của đề tài. Bởi lẽ, việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng cho sinh viên trong đề tài này, về cơ bản sẽ tuân theo những bước cơ bản đã nêu trong quy trình. 11
- Về cơ bản, theo nguồn tư liệu nội bộ của Sacombank (2008), quy trình nghiên cứu và phát triển một sản phẩm tín dụng mới sẽ trãi qua 6 bước chính như sau: Bước 1: Từ ý tưởng sơ bộ ban đầu, tiến hành khảo sát thông tin từ khách hàng và từ các ngân hàng bạn Bước 2: Thông báo bằng văn bản nhằm thu thập ý kiến đóng góp từ các phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch . Bước 3: Liên hệ và giải quyết các vướng mắc trong quy trình tác nghiệp liên quan đến đặc tính của sản phẩm. Bước 4: Đưa ra ý tưởng cụ thể và viết quy trình về sản phẩm đó. Tiến hành gửi sản phẩm về Trưởng phòng xét duyệt xem xét. Một khi được sự chấp nhận của trưởng phòng xét duyệt, sản phẩm sẽ được đem trình Hội Đồng Xét Duyệt. Bước 5: Trình hội đồng xét duyệt sản phẩm, tham gia Họp Bảo Vệ Sản Phẩm Bước 6: Nếu được hội đồng đồng ý, tiến hành đưa ra quyết định và ban hành triển khai sản phẩm trên toàn hệ thống. Trên đây là sáu bước cơ bản trong quy trình nghiên cứu một sản phẩm của sacombank. Các bước sẽ được nêu dưới góc độ giản lược nhằm giúp bạn đọc dễ theo dõi về nội dung thông qua hình mô tả dưới đây: 12
- Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm của Sacombank Ý tưởng ban đầu Từ chối Khảo sát thông Xem xét lại tin từ khách Hội đồng xét hàng & ngân duyệt- Họp bảo hàng bạn vệ sản phẩm Chấp nhận Từ chối Chấp Chấp nhận Thông báo văn Trưởng phòng bản trên hệ xét duyệt thống, thu thập Triển khai trên ý kiến nội bộ toàn hệ thống Viết ý tưởng và Khắc phục quy trình cụ những khuyết thể, hoàn chỉnh điểm Nguồn: Tài liệu nghiên cứu phát triển sản phẩm của Sacombank 2008 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này
121 p | 903 | 169
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tính toán lưới và áp dụng giải bài toán trong an toàn thông tin
66 p | 369 | 123
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty Unilever Việt Nam - Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
102 p | 425 | 115
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thử nghiệm chế biến rượu vang chuối
89 p | 458 | 82
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và mô phỏng mạng truy nhập quang FTTX
89 p | 297 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam
119 p | 387 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu công tác quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội
125 p | 262 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Núi Cốc , Thái Nguyên
114 p | 448 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt Tiêu đen (Piper nigrum L.) ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
53 p | 397 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
121 p | 259 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạt động marketing-mix của Công ty Cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam
68 p | 475 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu xử lý Amoni bằng phương pháp sinh học sử dụng các vi khuẩn tự dưỡng
59 p | 268 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
107 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình xúc tiến và hỗ trợ thương mại điện tử cho doanh nghiệp - Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
98 p | 162 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và ứng dụng kiểm thử tự động sử dụng Puppeteer - CodeceptJS cho Công ty TNHH Seta - International Việt Nam
41 p | 107 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
141 p | 47 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
68 p | 18 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng tích hợp tại thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Bắc Giang
13 p | 142 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn