intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm đại tràng từ cao chiết cây dâu (Morus alba l.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định sơ bộ được các chất có trong lá dâu (Morus alba L.); xánh giá tác dụng điều trị viêm đại tràng của cao chiết lá dâu trên mô hình chuột viêm đại tràng bởi cysteamin. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm đại tràng từ cao chiết cây dâu (Morus alba l.)

  1. x ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BÙI TRÀ MY NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG TỪ CAO CHIẾT CÂY DÂU (Morus Alba L.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BÙI TRÀ MY NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG TỪ CAO CHIẾT CÂY DÂU (Morus Alba L.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH2016.Y Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Bùi Thanh Tùng 2. ThS. Phan Hồng Minh Hà Nội – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, bản thân em đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và quan tâm từ gia đình, bạn bè và thầy cô. Nghiên cứu được hoàn thành dựa trên sự tham khảo kinh nghiệm của các anh chị khóa trước, các nghiên cứu, bài báo liên quan, các tổ chức ở Việt Nam và trên thế giới. Đặc biệt hơn là sự hỗ trợ, tạo điều kiện về vật chất cũng như chuyên môn của các cán bộ giảng viên trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội. Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn hai thầy cô đã hướng dẫn em khóa luận này PGS.TS Bùi Thanh Tùng và Th.S Phan Hồng Minh cũng như toàn thể thầy cô trong bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng. Thầy cô là những người đã hướng dẫn trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và giúp em có thể hoàn thành được đề tài nghiên cứu này. Em cũng xin trân trọng cảm ơn tất cả các thầy cô giáo công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong các thầy cô, các chuyên gia và những người quan tâm đến đề tài có thể đóng góp ý, đưa ra ý kiến để đề tài của em có thể hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2021 Sinh viên Bùi Trà My
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................... 2 1. Bệnh viêm đại tràng. ................................................................................... 2 1.2 Triệu chứng ............................................................................................. 2 1.3 Phân loại .................................................................................................. 3 1.4 Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm đại tràng. ................................................ 4 1.5 Cơ chế bệnh sinh ..................................................................................... 5 1.6 Biến chứng của bệnh viêm đại tràng ....................................................... 6 1.7 Các phương pháp điều trị ........................................................................ 6 2. Các dạng mô hình gây viêm đại tràng. ..................................................... 9 3. Tổng quan về Stress oxy hóa và phương pháp định lượng MDA ........ 10 3.1 Stress oxy hóa và bệnh viêm đại tràng .................................................. 10 3.2 Phương pháp định lượng MDA............................................................. 12 4. Sơ lược về phương pháp sắc kí khí ghép nối hai lần khối phổ ............. 13 5. Cây dâu (Morus alba L.) ........................................................................... 14 5.1 Vị trí phân loại: ..................................................................................... 14 5.2 Đặc điểm thực vật và phân bố của cây dâu. .......................................... 14 5.3 Thành phần hóa học của lá cây dâu: ..................................................... 15 5.4 Tác dụng dược lý. .................................................................................. 16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 19 1. Đối tượng nghiên cứu. .............................................................................. 19 1.1 Mẫu nghiên cứu. .................................................................................... 19 1.2 Chuẩn bị mẫu nghiên cứu. .................................................................... 19 1.3 Động vật thí nghiệm. ............................................................................. 19 1.4 Hóa chất................................................................................................. 20
  5. 1.5 Thiết bị sử dụng: ................................................................................... 20 2. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 20 2.1 Xác định thành phần các chất có trong cao lá dâu. ............................... 20 2.2 Xây dựng mô hình chuột viêm đại tràng............................................... 21 2.3 Đánh giá tác dụng điều trị viêm đại tràng của cao chiết lá dâu: ........... 21 2.4 Phương pháp xử lý số liệu:.................................................................... 22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................................................... 23 1. Kết quả........................................................................................................ 23 1.1 Kết quả cao chiết lá dâu. ....................................................................... 23 1.2 Kết quả điều trị viêm đại tràng của cao chiết lá dâu. ............................ 26 2. Bàn luận: .................................................................................................... 29 2.1 Về cao chiết lá dâu: ............................................................................... 29 2.2 Về khả năng điều trị viêm đại tràng của cao chiết lá dâu: .................... 29 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................... 32 1. Kết luận: ..................................................................................................... 32 2. Đề xuất:....................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT SCFA Acid béo chuỗi ngắn 5-ASA Acid 5-aminosalicylic TNF-α Yếu tố hoại tử u alpha IL Interleukin MHC Phức hợp hòa hợp mô chủ yếu ROS Oxy phản ứng RNS Nitơ phản ứng GC Sắc ký khí GC- MS/MS Sắc ký khí ghép hai lần khối phổ MDA Malondialdehyde PUFA Acid béo chưa no có nhiều liên kết đôi HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao TBA Thiobarbituric acid HDL Lipoprotein tỉ trọng cao LDL Lipoprotein tỉ trọng thấp EtOH Ethanol BHT Butylated hydroxytoluene NIST Viện Tiên chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình Tên các hình Trang Hình 1 Phân loại Viêm đại tràng 3 Hình 2 Sử dụng thuốc cho nhóm bệnh nhân viêm đại 7 tràng từ nhẹ đến trung bình Hình 3 Sử dụng thuốc ở nhóm bệnh nhân viêm đại 8 tràng từ trung bình đến nặng Hình 4 Cấu trúc hóa học của cysteamin 10 Hình 5 Cấu trúc hóa học của Malondialdehyde 11 Hình 6 Hình thái cây dâu 14 Hình 7 Các flavonoid được phân lập từ lá dâu 15 Hình 8 Hình ảnh lá dâu 19 Hình 9 Sắc kí đồ GC - MS / MS của chiết xuất 24 ethanol của lá dâu. Hình 10 Hình ảnh đại diện cho đại tràng của các 27 nhóm nghiên cứu Hình 11 Kết quả định lượng MDA 28
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1 Các chất chính được xác định trong chiết xuất 25 ethanol của lá dâu bởi GC – MS / MS
  9. MỞ ĐẦU Trong xã hội hiện đại, bệnh lý về đường tiêu hoá đang là một vấn đề đáng báo động trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong đó, bệnh lý viêm đại tràng ngày càng phổ biến và có sự gia tăng về tỉ lệ cũng như mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Các biến chứng của bệnh viêm đại tràng có thể gặp như: tắc ruột, thủng tuột và ung thư đại tràng [17, 46]. Mặc dù đã các thuốc điều trị như thuốc nhóm 5-ASA, thuốc corticosteroid, thuốc sinh học ức chế miễn dịch, nhưng tác dụng phụ của các thuốc này trên gan, thận là rất lớn. Vì vậy cho nên việc nghiên cứu để tìm ra các thuốc tối ưu hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng không mong muốn vẫn đang được tiến hành. Tại Việt Nam, các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính có xu hướng sử dụng các loại thuốc Đông Y hoặc các thuốc Y học cổ truyền có nguồn gốc tự nhiên do ít tác dụng phụ, chi phí thấp để giảm bớt gánh nặng về kinh tế khi sử dụng thuốc tân dược. Việt Nam là một trong những nước được khí hậu ưu ái, có thảm thực vật phong phú, đặc biệt là những loài cây có khả chữa bệnh. Cây dâu (Morus alba L.) là loài cây phổ biến ở nước ta, được trồng ở hầu khắp các vùng để lấy lá nuôi tằm và sử dụng một số bộ phận như lá, rễ, thân, ... để làm thuốc [1]. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, lá cây dâu có hoạt tính chống oxy hóa, điều trị viêm đại tràng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng điều trị viêm đại tràng của lá dâu còn rất ít. Do đó, đề tài: « Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm đại tràng từ cao chiết cây dâu (Morus alba l.)» được thực hiện nhằm các mục tiêu sau: 1. Xác định sơ bộ được các chất có trong lá dâu (Morus alba L.). 2. Đánh giá tác dụng điều trị viêm đại tràng của cao chiết lá dâu trên mô hình chuột viêm đại tràng bởi cysteamin. 1
  10. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1. Bệnh viêm đại tràng. 1.1 Khái niệm Theo Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ năm 2020 (American Gastroenterological Association – AGA): “Viêm đại tràng là một dạng bệnh viêm ruột, ảnh hưởng đến đại tràng và trực tràng, có thể gây đau bụng dữ dội, co rút, tiêu chảy và chảy máu.”[8] Tạp chí The Lancet năm 2017, “Viêm đại tràng là một rối loạn mãn tính của niêm mạc đại tràng, bắt đầu ở trực tràng và thường kéo dài liên tục qua một phần hoặc toàn bộ đại tràng, với triệu chứng đặc trưng là tiêu chảy ra máu.”[46] Như vậy, viêm đại tràng là một dạng bệnh viêm ruột mãn tính xuất hiện ở trực tràng và đại tràng, thường gây ra tình trạng tiêu chảy ra máu 1.2 Triệu chứng Các triệu chứng của viêm loét đại tràng có thể bao gồm từ nhẹ đến nặng và khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng này có thể thay đổi theo thời gian, giai đoạn thuyên giảm, bệnh nhân cảm thấy sức khỏe tốt và không có triệu chứng, xen kẽ giữa những đợt bùng phát. Viêm đại tràng là một dạng bệnh diễn biến tùy thuộc vào cá nhân từng người. Một số người có thể duy trì tình trạng sức khỏe tốt trong nhiều năm, trong khi một số khác lại bùng phát thường xuyên [17]. Các triệu chứng của bện nhân có thể thay đổi theo quy mô và mức độ ruột bị viêm, nhưng các triệu chứng phổ biến nhất khi bệnh bùng phát bao gồm [17]: - Tiêu chảy: thường kèm theo máu và chất nhày, bệnh nhân có nhu cầu khẩn cấp vào nhà vệ sinh. - Đau quặn bụng: có thể rất nghiêm trọng, thường xảy ra trường khi bệnh nhân đại tiện. - Mệt mỏi: điều này có thể do thiếu máu hoặc mất ngủ khi bệnh nhân phải thức dậy vào ban đêm do đau bụng và tiêu chảy gây ra. - Thiếu máu: bệnh nhân có thể bị giảm số lượng hồng cầu nếu bị mất máu nhiều hoặc ăn không ngon, gây ra cảm giác mệt mỏi cho bệnh nhân. 2
  11. 1.3 Phân loại Viêm đại tràng thường được phân loại theo mức độ ảnh hưởng của bệnh đến đại tràng. Viêm đại tràng được chia thành 3 loại chính, gồm: viêm niêm mạc trực tràng, viêm đại tràng phía bên trái và viêm toàn bộ đại tràng [17]. Hình 1: Phân loại Viêm đại tràng - Viêm niêm mạc trực tràng: trong viêm niêm mạc trực tràng, chỉ có phần trực tràng bị viêm, các phần còn lại của đại tràng không bị ảnh hưởng và vẫn có thể hoạt động bình thường. Đối với những bệnh nhân dạng này, triệu chứng chính là phân có máu tươi hoặc chất nhày lẫn máu. Bện nhân có thể bị tiêu chảy, phân bình thường hoặc thậm chí là táo bón, đôi khi cảm thấy cần đi vệ sinh gấp. Do phần trực tràng bị viêm nên nhạy cảm hơn, một số bệnh nhân cảm thấy họ muốn đi vệ sinh nhưng trên thực tế thì ruột của họ là rỗng, không thể cho ra bất cứ thứ gì [17]. - Viêm đại tràng phía bên trái: tình trạng viêm xảy ra ở vùng trực tràng và đại tràng xuống. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy kèm theo máu và chất nhày, đau bụng phía bên trái, đi ngoài gấp và mót rặn [17]. - Viêm toàn bộ đại tràng: trong loại này, tình trạng viêm ảnh hưởng đến hầu hết đại tràng, có thể gây tiêu chảy thường xuyên, kèm theo máu, chất nhày và đôi khi có mủ. Bệnh nhân có thể bị đau bụng dữ dội, co rút, sốt và hụt cân. Trong các đợt phát bệnh nhẹ hơn, triệu chứng chính gồm tiêu chảy hoặc phân lỏng hơn, không có máu [17]. 3
  12. 1.4 Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm đại tràng. 1.4.1 Vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính Viêm đại tràng phổ biến hơn cả ở hai khu vực Bắc Mỹ và Bắc Âu, và tỉ lệ mắc và lưu hành bệnh thấp nhất ở các nước Nam bán cầu và các nước phía Đông [46]. Thời điểm khởi phát viêm đại tràng cao nhất là từ trên 30 tuổi đến 40 tuổi [16]. Các nghiên cứu cũng đã ghi nhận không rằng giới tính không phải là yếu tố nguy cơ của bệnh viêm đại tràng [16, 27]. 1.4.2 Yếu tố di truyền Đối với viêm đại tràng, tiền sử gia đình là yếu tố quan trọng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Nguy cơ mắc viêm đại tràng đặc biệt cao khi trong những gia đình có người mắc bệnh: 8 - 14% bệnh nhân có họ hàng gần mắc viêm đại tràng [36]. Ngoài ra, người Do Thái có tỉ lệ mắc viêm loét đại tràng cao hơn từ 3 đến 5 lần so với các dân tộc khác [9]. Điều này cũng chỉ ra cho chúng ta thấy rằng yếu tố di truyền cũng là một trong những yếu tố nguy cơ của viêm loét đại tràng. 1.4.3 Nhân tố môi trường Tỉ lệ mắc viêm đại tràng là cao hơn ở các nước phát triển so với các nước đang phát triển và ở thành thị so với nông thôn. Người ta giải thích nguyên nhân là do ở các nước đang phát triển, việc tiếp cận với các dịch vụ y tế và lưu trữ hồ sơ là tốt hơn so với các nước kém phát triển. Hơn nữa, điều kiện vệ sinh được cải thiện đã làm giảm tiếp xúc với các nhiễm khuẩn đường ruột từ khi còn nhỏ, do đó mà hạn chế sự hoàn thiện của hệ thống miễn dịch niêm mạc. Từ đó, có thể dẫn đến những phản ứng miễn dịch không phù hợp khi tiếp xúc với vi sinh vật lây nhiễm xảy ra sau này [46]. Các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone và thuốc chống viêm không steroid đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ viêm loét đại tràng, trong khi kháng sinh thì không [46]. Việc cho con bú được cho là làm giảm nguy cơ dẫn đến viêm đại tràng. Dữ liệu được tổng hợp từ 11 nghiên cứu tiền cứu ở châu Âu không tìm thấy mối liên hệ giữa căng thẳng và khởi phát viêm loét đại tràng [25]. 4
  13. 1.5 Cơ chế bệnh sinh Viêm đại tràng là một bệnh đa yếu tố, có thể liên quan đến di truyền, rối loạn chức năng tế bào biểu mô, hệ vi sinh vật đường ruột, hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Các nghiên cứu liên kết trên toàn bộ hệ gen đã xác định được 200 locus nguy cơ đối với bệnh viêm ruột, với hầu hết các gen ghóp phần gây ra cả viêm đại tràng và bệnh Crohn [26, 33]. Các locus liên quan đến tăng tính nhạy cảm với viêm loét đại tràng bao gồm kháng nguyên bạch cầu người và các gen liên quan đến chức năng rào cản, chẳng hạn như HNF4A và CDH1 [11, 26]. Tuy nhiên, di truyền chỉ giải thích được 7,5% phương sai của bệnh, ít có khả năng dự đoán về kiểu hình và hiện đang được sử dụng hạn chế trên lâm sàng [11, 26]. Trong các bệnh viêm đại tràng, hệ vi sinh vật của bệnh nhân thường kém đa dạng và kém ổn định hơn đáng kể theo thời gian [40]. Sự suy giảm của các vi khuẩn bảo vệ cơ thể như họ vi khuẩn sản xuất các acid béo chuỗi ngắn (SCFA) Ruminococcaceae và Lachnospiraceae cùng với sự gia tăng của các vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli và họ Fusobacteriaceae đã được ghi nhận [20]. Tác động chính của chứng loạn khuẩn là có thể làm giảm sức khỏe biểu mô, tăng thêm tình trạng rối loạn chức năng biểu mô và tính nhạy cảm bẩm sinh với viêm đại tràng trên bệnh nhân [40]. Với việc quan sát mô học tình trạng viêm dưới biểu mô, nhiều nghiên cứu đã coi tình trạng suy giảm biểu mô là một yếu tố gây viêm đại tràng [40]. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm này là do sự thay đổi các chất tiết, chẳng hạn như các peptide kháng khuẩn và chất nhày; hoặc các khiếm khuyết mô học, chẳng hạn như do các mối nối chặt chẽ của biểu mô bị gián đoạn và quá trình tái tạo mô xảy ra lỗi [40]. Khi các rối loạn sinh học xảy ra làm mất khả năng sản xuất SCFA, chất cần thiết cho việc cung cấp năng lượng biểu mô và sản xuất chất nhày, thì nguy cơ mắc viêm đại tràng là rất cao [40]. Trong một số nghiên cứu, sử dụng các chất làm tăng khả năng vận chuyển SCFA đã được chứng minh là có một số tác dụng trong việc điều trị bệnh viêm loét đại tràng [14, 24, 47]. Trong viêm đại tràng hoạt động, môi trường viêm thúc đẩy thời gian tồn tại các tế bào bạch cầu trung tính, những tế bào phản ứng đầu tiên của hệ miễn dịch vốn chỉ tồn tại trong thời gian ngắn [40]. Thời gian sống sót của bạch cầu trung tính tăng lên đồng nghĩa với việc làm tăng hoạt động gây viêm và tổn thương mô 5
  14. của nó thông qua việc giải phóng các protease nền, các cytokin gây viêm và các chất oxy hóa như oxy phản ứng và nitơ phản ứng [40]. Việc tăng cường sản xuất các chất oxy hóa, chất trung gian gây viêm này đã góp phần tích cực vào quá trình khiến bệnh khởi phát và kéo dài phản ứng viêm trong viêm đại tràng. 1.6 Biến chứng của bệnh viêm đại tràng Trong một số trường hợp, viêm đại tràng có thể gây ra thêm những vấn đề về đường ruột. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm: tắc ruột, thủng ruột, Toxic Megacolon, tạo thành lỗ rò và ung thư đại tràng [17]. Tình trạng viêm nhiễm trên ruột có thể dẫn đến đến việc ruột bị thu hẹp lại, hậu quả là phân khó đi qua đại tràng, gây tắc ruột. Trong trường hợp tình trạng viêm lan rộng và nghiêm trọng, các khí trong hệ tiêu hóa có thể bị kẹt lại, khiến đại tràng sưng lên, gây sốt cao cũng như đau và căng ở bụng. Tình trạng này gọi là Toxic Megacolon, khả năng xảy ra là 1/40 bệnh nhân. Toxic Megacolon cần phải nhanh chóng điều trị nếu không rất có thể bệnh nhân cần phải phẫu thuật. Khi tình trạng viêm diễn ra mạnh hoặc tắc nghẽn nghiêm trọng thì tình trạng thủng ruột có thể xảy ra, đây là một dạng cấp cứu y tế hiếm gặp. Ở những người mắc viêm đại trạng, đặc biệt là trên những bệnh nhân đã từng phẫu thuật, trong một vài trường hợp hiếm hoi có thể phát triển thành lỗ rò kết nối các phần ruột với nhau, với âm đạo và bàng quang [17]. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân đã mắc viêm đại tràng nhiều năm thì nguy cơ mắc ung thư là cao hơn bình thường. Nguy cơ này tăng lên theo mức độ bị ảnh hưởng của đại tràng do viêm, và càng nghiêm trong hơn trong trường hợp viêm đại tràng lan tỏa [17]. Nghiên cứu cho thấy, kể từ khi được chẩn đoán, nguy cơ tích lũy để phát triển thành ung thư của bệnh nhân viêm đại tràng là 2% sau 10 năm, 8% sau 20 năm và 18% sau 30 năm [21]. 1.7 Các phương pháp điều trị Mục tiêu chính của việc điều trị là ngăn chặn, thuyên giảm và làm giảm tình trạng tiến triển bệnh, tránh dẫn tới tàn tật, cắt bỏ hoặc ung thư đại trạng [17, 46]. Việc lựa chọn thuốc điều trị dựa trên mức độ lan rộng và mức độ nghiêm trọng của bệnh [46]. Các thuốc được sử dụng trong điều trị viêm loét đại tràng hiện nay là thuốc nhóm 5-ASA như sulfasalazine, olsalazine…; thuốc chống viêm corticosteroid như prednisolon, dexamethason, betamethason…; hoặc thuốc sinh 6
  15. học ức chế miễn dịch như azathioprine, vedolizumab,… Nên cân nhắc sử dụng sớm các thuốc sinh học ở những bệnh nhân nhập viện với tình trạng viêm đại tràng nặng cấp tính. Sau khi thuyên giảm, có thể tiếp tục duy trì liệu pháp hoặc thêm thuốc khác để có thể duy trì được hiệu quả. Dưới đây là gợi ý điều trị trên 2 nhóm bệnh nhân bị viêm đại tràng từ nhẹ đến trung bình và nhóm từ trung bình đến nặng [46]. Hình 2: Sử dụng thuốc cho nhóm bệnh nhân viêm đại tràng từ nhẹ đến trung bình. 7
  16. Hình 3: Sử dụng thuốc ở nhóm bệnh nhân viêm đại tràng từ trung bình đến nặng 8
  17. 2. Các dạng mô hình gây viêm đại tràng. Hiện nay, có đến hơn 20 loại mô hình gây bệnh viêm ruột nói chung và viêm đại tràng nói riêng đã được đưa vào thử nghiệm. Mặc dù bản chất của các mô hình là khác nhau nhưng đểu thể hiện được các đặc điểm chính của bệnh, bao gồm: những thay đổi về hình thái, tình trạng viêm nhiễm, các dấu hiệu và triệu chứng, sinh lý bệnh. Những đặc điểm này đều tương tự với diễn biến của viêm đại tràng trên người [28]. Các mô hình gây viêm đại tràng được chia thành 5 loại lớn [28]: - Mô hình loại gen (gen knockout): Các nghiên cứu báo cáo rằng tình trạng tổn thương thành đại tràng ở những con chuột có gen IL-2 bị gián đoạn; bị loại bỏ gen IL-10; đột biến thụ thể tế bào T; hoặc bị loại bỏ vùng TNF - 3’UTR; hoặc thiếu hụt yếu tố Trefoil [28]. - Mô hình chuột chuyển gen: Trong nhóm này, các loại chuột được sử dụng là chuột chuyển gen IL-7, gen STAT-4 và gen HLB-27 [28]. - Mô hình viêm đại tràng tự phát: Ở giống chuột C3H/HejBir, viêm ruột chỉ giới hạn ở các tổn thương ở hồi tràng và phần bên phải của đại tràng. Nó xảy ra một cách tự phát ở tuần thứ 3 và thứ 4, sau đó biến mất sau 10-12 tuần [28]. - Mô hình viêm đại tràng cảm ứng: Các mô hình nghiên cứu nhóm này sử dụng các chất hóa học như Acid acetic, Iodoacetamide, Indomethacin, Oxazolone, DSS, Cysteamin... Các chất này tác động trực tiếp đến thành đại tràng, gây tổn thương và dẫn đến viêm đại tràng [28]. - Mô hình chuyển các thành phần khác: Hai mô hình được ứng dụng trong dạng này bao gồm: mô hình chuyển protein sốc nhiệt (hsp) 60 đặc hiệu với tế bào T CD8 và mô hình chuyển kháng nguyên CD45RB [28]. - Ngoài ra còn có một số mô hình ít được sử dụng. Những con chuột sẽ biểu hiện các đặc điểm tương tự viêm đại tràng ở người khi tiêm vi sinh vật được phân lập từ phân của những con chuột cùng loài; hoặc cho uống Citrobacter Rodentium; hoặc chiếu tia gamma vào những con chuột bị thiếu hụt MHC lớp 2 [28]. Trong số các loại mô hình kể trên, mô hình viêm đại tràng cảm ứng do sử dụng các chất hóa học là loại mô hình được ứng dụng nhiều ở Việt Nam và trên thế giới. Đây là loại mô hình đơn giản, thao tác dễ dàng và dễ thực hiện, tính ứng 9
  18. dụng cao trong ứng dụng thử các thuốc điều trị viêm đại tràng. Cysteamin hiện nay cũng là một dạng chất được sử dụng để tạo mô hình viêm đại tràng trên chuột. Cysteamin hay còn gọi là β-mercaptoethylamine, có công thức hóa học là HSCH2CH2NH2 là một sản phẩn phân hủy của amino acid cystein. Cysteamin được sử dụng trong cơ thể để tạo thành co-enzyme A nhờ sự kết hợp với pantothenate (vitamin B5) và adenosine triphosphate [12, 34]. Chất này đã được cáp phép 20 năm dể điều trị các bệnh xơ nang [12]. Hình 4: Cấu trúc hóa học của cysteamin Sau khi uống, cysteamin gây độc tế bào, làm tổn thương tới niêm mạc đại tràng [44]. Cysteamin ức chế biểu hiện và hoạt động của thụ thể hoạt hóa tân sinh peroxisome gamma (PPARγ) [41]. PPARγ có thuộc tính kháng các phản ứng viêm trên các tế bào đơn nhân, làm giảm các cytokine gây viêm (TNF-α, IL-1, IL-6) thông qua ức chế hoạt động của các yếu tố sao chép tiền viêm [39]. Như vậy, việc dùng cysteamin sẽ làm tổn thương đại tràng, giảm khả năng chống oxy hóa của tế bào biểu mô ruột, khuếch đại phản ứng viêm, gây viêm đại tràng. Trong nghiên cứu của Sikiric và cộng sự đã chỉ ra rằng, khi sử dụng cysteamin ở liều 200 mg/kg và 400mg/kg thể trọng trên chuột đã làm tổn thương phần niêm mạc đại tràng. Các tổn thương này đã có thể quan sát được sau 30 phút kể từ khi sử dụng thuốc [44]. 3. Tổng quan về Stress oxy hóa và phương pháp định lượng MDA. 3.1 Stress oxy hóa và bệnh viêm đại tràng Stress oxy hóa liên quan mật thiết đến viêm đại tràng. Stress oxy hóa được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa chất oxy hóa (ROS, RNS) và chất chống oxy hóa, dẫn đến phá vỡ tín hiệu oxy hóa khử, rối loạn chức năng tế bào và hậu quả là phát sinh bệnh tật [43]. ROS thường dùng để chỉ các dạng được tạo ra bởi quá trình khử oxy cũng như các sản phẩm thứ cấp của chúng, bao gồm: các gốc tự do như anion superoxide (O2•−), hydroxyl radical (HO•), peroxyl (RO2•), alcoxyl (RO•) và hydroperoxyl (HO2•); và các dạng không gốc như H2O2 và hydrochlorous acid (HOCl). RNS bao gồm: các gốc tự do như nitric oxide (NO•), nitrogen 10
  19. dioxide (NO2•); dạng anion như peroxynitrite (ONOO–); nitryl chloride (NO2Cl) và alkyl peroxynitrites (ONOOR) [37]. Đường tiêu hóa là nguồn sản xuất ROS chính [13]. Mặc dù có hàng rào biểu mô bảo vệ, tuy nhiên, các chất và mầm bệnh từ thức ăn có thể gây viêm bằng cách hoạt hóa biểu mô, bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào tạo ra các cytokine gây viêm và các chất trung gian khác góp phần thêm vào stress oxy hóa [13]. Khi chức năng của hàng rào biểu mô bị rối loạn kéo theo là sự tăng thấm của các tế bào biểu mô đường tiêu hóa, bạch cầu trung tính và đại thực bào có biểu hiện tăng xâm nhập vào niêm mạc ruột, giải phóng 1 lượng lớn ROS và RNS [37]. Việc tăng cường sản xuất các chất oxy hóa này dẫn đến phá hủy DNA, protein, lipid góp phần vào sự khởi phát và tiến triển của viêm đại tràng. Chúng khuếch đại quá trình viêm, tăng lượng cytokine như TNF-α, IL-6, IL-1 có trong trong tế bào biểu mô [37]. Như vậy, các ROS và RNS chính là nguyên nhân gây ra sự peroxy hóa lipid ở mô ruột, gây hoại tử, áp xe và loét biểu mô ruột. Sự peroxy hóa lipid hay nói cách khác là phản ứng của oxy với lipid không bão hòa, tạo ra một lượng lớn các sản phẩm oxy hóa. Sản phẩm chính của quá trình là sự hình thành nên gốc lipid hydroperoxid. Các sản phẩm thứ cấp của quá trình peroxy hóa lipid là các loại aldehyde như Malondialdehyde, propanal, hexanal và 4-hydroxymonenal [2]. Hình 5: Cấu trúc hóa học của MDA Malondialdehyde (MDA) là sản phẩm thứ cấp của trình peroxy hóa lipid. MDA được hình thành chủ yếu trong quá trình peroxy hóa hóa lipid cả các lipid có chứa các gốc PUFA, tuy nhiên cơ chế chi tiết của quá trình này vẫn chưa được rõ ràng. Có hai giải thiết chính về cơ chế hình thành MDA. Cơ chế thứ nhất, MDA được hình thành từ các gốc tự do peroxyl của các PUFA (có từ 3 nối đôi liên hợp 11
  20. trở lên) bằng quá trình đóng vòng đơn giữa các nguyên tử oxy của các peroxide. Cơ chế thứ hai cho rằng MDA được hình thành từ các gốc tự do dị vòng chứa gốc -O-O- của các PUFA bằng quá trình đóng vòng đôi. Ngoài ra còn 1 lượng nhỏ MDA có thể được hình thành từ sự oxy hóa acid arachidonic và quá trình thoái hóa oxy phụ thuộc sắt của amino acid, carbonhydrate, đường pentose và hexose[2]. Các sản phẩm peroxy hóa lipid đều được coi là chỉ thị sinh học tiềm năng của quá trình này. Các chỉ thị sinh học thường được sử dụng là MDA, 4- hydroxymonenal và IsoProstanes, Oxysterols. Trong đó MDA là chỉ thị sinh học phổ biến nhất của quá trình peroxy hóa lipid, giúp đánh giá được mức độ nghiêm trọng của stress oxy hóa trong viêm [2]. 3.2 Phương pháp định lượng MDA. Định lượng MDA dùng để đánh giá mức độ oxy hóa trong các mô sinh học, có thể sử dụng 2 phương pháp: định lượng trực tiếp và gián tiếp [2].  Định lượng trực tiếp Các phép phân tích định lượng trực tiếp MDA đều dựa trên nguyên lý kết hợp HPLC với đo quang phổ tử ngoại [2]. - Ưu điểm: Độ nhạy và độ đặc hiệu cao [2]. - Nhược điểm: Đòi hỏi thiết bị HPLC có detector có đội nhạy cao. Thời gian tiến hành dài, tùy vào mỗi loại mẫu, thời gian có thể rất khác nhau. MDA có thể liên kết với các thành phần trong mẫu nên cần phải phá hủy các liên kết này trước khi tiến hành chạy HPLC. Đồng thời, phải xác định chính xác được lượng MDA liên kết để có thể tính đúng được MDA tổng số và lượng MDA tự do[2].  Định lượng gián tiếp Nguyên tắc định lượng gián tiếp là dựa trên các dẫn xuất có khả năng phát huỳnh quang, các dẫn xuất màu hoặc hấp thụ tia tử ngoại hay các sản phẩm khí [2]. - Ưu điểm: thực hiện dễ dàng, có thể thực hiện được nhiều mẫu với tốc độ nhanh chóng [2]. - Nhược điểm: Độ chính xác không cao bằng phương pháp xác định trực tiếp [2]. Trong số các phương pháp định lượng gián tiếp, test TBA là phương thức được sử dụng để định lượng MDA thông qua phức MDA (TBA)2. Phương pháp 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2