Khóa luận tốt nghiệp<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu chuyển sang nền kinh tế thị trường<br />
theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, thì cơ hội việc làm cũng như thu nhập ngày<br />
càng tăng lên vì vậy nhu cầu về tiêu dùng trong nền kinh tế nói chung và người dân<br />
<br />
uế<br />
<br />
nói riêng ngày càng tăng cao. Đối với người dân có thu nhập ổn định thì nhu cầu đó có<br />
thể là nhà ở tiện nghi hay thậm chí là một chiếc xe hơi đời mới. Tuy nhiên không phải<br />
<br />
H<br />
<br />
lúc nào nhu cầu tiêu dùng đó cũng được đáp ứng do có nhiều hàng hóa sản phẩm quá<br />
đắt so với thu nhập của họ, việc đáp ứng những nhu cầu này đòi hỏi phải có một nguồn<br />
<br />
tế<br />
<br />
tài chính tương đối lớn. Nắm bắt thực tế đó, các ngân hàng thương mại đã và đang cố<br />
gắng tung ra những chính sách cho vay tiêu dùng phù hợp với bản thân ngân hàng, phù<br />
<br />
h<br />
<br />
hợp với mọi tầng lớp dân cư nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận và lợi ích khác cho chính<br />
<br />
in<br />
<br />
ngân hàng. Với tình hình cạnh tranh ngày gay gắt như hiện nay các ngân hàng đã và<br />
<br />
cK<br />
<br />
đang cố gắng phát triển để dành được thị phần lớn trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.<br />
Một mặt tín dụng tiêu dùng có thể đem lại những khoản lợi nhuận lớn cho ngân<br />
hàng nhưng đồng thời đây cũng là một dịch vụ cho vay chứa đựng nhiều rủi ro và chi<br />
<br />
họ<br />
<br />
phí bỏ ra cao nhất vì thu nhập của người vay có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo tình<br />
trạng công việc, sức khỏe của họ hay sự thay đổi vĩ mô của nền kinh tế.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Với tư cách là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền<br />
kinh tế, các ngân hàng phải làm gì để đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng cùng với<br />
việc đảm bảo an toàn, hiệu quả từ đó tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng và đóng góp vào<br />
sự phát triển chung của nền kinh tế và của toàn xã hội<br />
Ngân hàng thương mại cổ phẩn Quốc Tế Việt Nam nói chung và ngân hàng<br />
thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam Thừa Thiên Huế nói riêng đã và đang phát<br />
triển mạng lưới cho vay tiêu dùng. Sau gần 5 năm hoạt động tại Thừa Thiên Huế, VIB<br />
Huế đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động tín dụng trong đó có<br />
hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, so với các ngân hàng khác trên địa bàn thì chi<br />
nhánh vẫn là một ngân hàng nhỏ bé và hoạt động cho vay tiêu dùng chưa được mở<br />
<br />
Nguyễn Đăng Trần Thiện – K42 TCNH<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
rộng tương xứng với tiềm năng của ngân hàng. Do đó, sau khi thực tập tại ngân hàng,<br />
tìm hiểu về thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh, với mong muốn<br />
phát triển hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng, em xin chọn đề tài:<br />
“NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU<br />
DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ”.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Khái quát những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động cho<br />
vay tiêu dùng.<br />
<br />
H<br />
<br />
- Tìm hiểu thực trạng về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VIB - chi nhánh Huế.<br />
- Đánh giá những thành công, hạn chế của hoạt động cho vay tiêu dùng<br />
<br />
tế<br />
<br />
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng<br />
tại VIB - chi nhánh Huế<br />
<br />
h<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
cK<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
in<br />
<br />
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Quốc tế Việt Nam - chi nhánh Huế<br />
- Nội dung nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay tiêu dùng.<br />
- Về mặt không gian: tại ngân hàng VIB - chi nhánh Huế<br />
<br />
họ<br />
<br />
- Về mặt thời gian: từ năm 2009 – 2011<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Để hoàn thành tốt nội dung luận văn, từ những kiến thức được tiếp thụ ở<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
trường, tác giả còn sử dụng một số phương pháp sau:<br />
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo sách báo, tạp chí chuyên ngành<br />
<br />
kinh tế, internet, các đề tài khóa trước và một số tài liệu hướng dẫn hoạt động tín dụng<br />
tại ngân hàng VIB - chi nhánh Huế. Phương pháp thu thập: một số thông tin từ báo cáo<br />
hoạt động kinh doanh, bản cáo bạch, và các báo cáo thường niên của ngân hàng.<br />
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ báo cáo quyết toán, các tài<br />
liệu về hoạt động tín dụng của VIB - chi nhánh Huế năm 2009, 2010 và 2011.<br />
- Phương pháp xử lý số liệu: từ những số liệu thu thập được chọn lọc và xử lý<br />
bằng Excel, so sánh sự biến động của dãy số qua các năm, đưa ra nhận xét và phân tích<br />
nguyên nhân của sự biến động.<br />
Nguyễn Đăng Trần Thiện – K42 TCNH<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG<br />
CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
<br />
1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của NHTM<br />
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của NHTM<br />
<br />
uế<br />
<br />
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với sự phát triền của<br />
nền sản xuất hàng hóa. Quá trình phát triển của kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát<br />
<br />
H<br />
<br />
triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.<br />
<br />
Trước thế kỷ XV, người ta không thấy có cơ quan nào được xem như là một<br />
<br />
tế<br />
<br />
ngân hàng thực sự, mãi đến nửa thế kỷ XVI ở Châu âu mới ra đời ngân hàng đầu tiên.<br />
Trong thời gian đó, ngân hàng phát triển với tốc độ rất chậm, hoạt động của ngân hàng<br />
<br />
h<br />
<br />
rất hạn chế chỉ bao gồm gửi và cho vay. Sau đó ngân hàng dần dần từng bước phát<br />
<br />
in<br />
<br />
triển, nhất là nửa sau thế kỷ XIX – song song với sự phát triển kinh tế và thương mại.<br />
<br />
cK<br />
<br />
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng cũng được cải<br />
thiện và nâng cao, chuyển hóa dần dần theo hướng đa năng. Tuy nhiên đến nay vẫn<br />
chưa có một khái niệm thống nhất nào về ngân hàng thương mại. Lý do là có rất nhiều<br />
<br />
họ<br />
<br />
nhà kinh tế có quan điểm khác nhau, đứng trên những góc độ khác nhau nên mỗi<br />
người có những định nghĩa không giống nhau. Mặt khác, các ngân hàng có thể được<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
định nghĩa theo các chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền<br />
kinh tế. Theo điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12: “ Ngân hàng là loại<br />
hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định<br />
của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm<br />
ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.<br />
“ Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt<br />
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm<br />
mục tiêu lợi nhuận.”<br />
Luật này còn định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được<br />
thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động<br />
Nguyễn Đăng Trần Thiện – K42 TCNH<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền<br />
gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.”<br />
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại<br />
1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng<br />
Trong chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là “cầu nối” giữa<br />
người dư thừa vốn và người cần vốn. Thông qua việc huy động các khoản tiền tệ tạm<br />
thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành nên quỹ cho vay để cấp tín dụng<br />
<br />
uế<br />
<br />
cho nền kinh tế. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng<br />
vai trò là người cho vay. Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo<br />
<br />
vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.<br />
<br />
H<br />
<br />
lợi ích cho tất cả các bên tham gia, bao gồm người gửi tiền, ngân hàng và người đi<br />
<br />
tế<br />
<br />
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của<br />
<br />
h<br />
<br />
NHTM vì nó phản ánh bản chất của NHTM là đi vay để cho vay, nó quyết định sự<br />
<br />
in<br />
<br />
tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các<br />
chức năng khác.<br />
<br />
cK<br />
<br />
1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán<br />
<br />
NHTM làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của<br />
khách hàng như trích tiền từ tài khoản TGTT của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch<br />
<br />
họ<br />
<br />
vụ hoặc nhập vào các tài khoản TG của khách hàng tiền thu từ bán hàng và các khoản<br />
phải thu khác theo lệnh của họ. Ở đây NHTM đóng vai trò là “người thủ quỹ “ cho các<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
doanh nghiệp và cá nhân vì ngân hàng là người nắm giữ tài khoản của họ. NHTM<br />
cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm<br />
thu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán, thẻ rút tiền… tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể<br />
chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ chức năng này mà các chủ thể<br />
kinh tế có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo được thanh toán an<br />
toàn<br />
Như vậy, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh<br />
toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế, với việc thanh toán<br />
không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được số lượng tiền mặt trong lưu thông,<br />
dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt cũng như chi phí in ấn, bảo quản tiền….<br />
Nguyễn Đăng Trần Thiện – K42 TCNH<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
Ngoài ra chức năng này còn góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua<br />
việc thu phí thanh toán, nó còn làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện<br />
trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ<br />
sở để hình thành chức năng tạo tiền của NHTM.<br />
1.1.2.3 Chức năng tạo tiền<br />
Sự kết hợp giữa chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh<br />
toán là cơ sở để NHTM thực hiện chức năng tạo tiền. Thông qua chức năng trung gian<br />
<br />
uế<br />
<br />
tín dụng, ngân hàng sử dụng vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại<br />
được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài<br />
<br />
H<br />
<br />
khoản TGTT của khách hàng vẫn được coi như là một bộ phận của tiền giao dịch,<br />
được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ…. Khi ngân hàng chỉ thực hiện<br />
<br />
h<br />
<br />
hiện cho vay, ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền.<br />
<br />
tế<br />
<br />
chức năng nhận tiền gửi mà chưa cho vay thì ngân hàng chưa hề tạo tiền, chỉ khi thực<br />
<br />
in<br />
<br />
Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng phương tiện thanh toán trong<br />
nền kinh tế, đáp ứng như cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Chức năng này cũng chỉ ra<br />
<br />
cK<br />
<br />
mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà<br />
NHTM cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của NHTM, từ đó làm tăng lượng tiền<br />
cung ứng<br />
<br />
họ<br />
<br />
Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau,<br />
trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung<br />
gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở<br />
rộng hoạt động tín dụng.<br />
1.1.3 Hoạt động cho vay của NHTM<br />
1.1.3.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động cho vay<br />
a. Khái niệm:<br />
Theo khoản 16 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12: “ Cho vay là<br />
hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng<br />
một số tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một khoảng thời gian nhất định<br />
theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.”<br />
Nguyễn Đăng Trần Thiện – K42 TCNH<br />
<br />
5<br />
<br />