intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam

Chia sẻ: Hgfghff Hgfghff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

410
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam nêu lý luận chung về bán hàng đa cấp và bán hàng đa cấp bất chính. Môi trường kinh daonh đa cấp bất chính tại Việt Nam. Các giải pháp nhằm hạn chế hoạt động bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------------***-------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NHỮNG TÌNH HUỐNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Lê Hoàng Vũ Lớp : Anh 8 Khóa : 45B Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Thu Hường Hà Nội, tháng 05 năm 2010
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................. 1 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH ......................................................... 4 1. Nghiên cứu về bán hàng đa cấp .................................................................... 4 1.1. Khái niệm về bán hàng đa cấp ................................................................... 4 1.2. Lịch sử quá trình hình thành và đôi nét về bán hàng đa cấp....................... 6 1.3. Đặc điểm của bán hàng đa cấp ................................................................ 10 1.3.1. Nguyên lý phát triển của hệ thống bán hàng đa cấp........................... 10 1.3.2. So sánh giữa bán hàng truyền thống và bán hàng đa cấp ................... 13 1.3.3. Ưu điểm của hình thức bán hàng đa cấp............................................ 18 1.3.4. Những bất cập của kinh doanh đa cấp ............................................... 21 2. Bán hàng đa cấp bất chính .......................................................................... 22 2.1. Sự khác biệt giữa bán hàng đa cấp chân chính và bất chính..................... 22 2.2. Nhận diện bán hàng đa cấp bất chính ...................................................... 27 CHƢƠNG II: MÔI TRƢỜNG KINH DOANH ĐA CẤP VÀ CÁC TÌNH HUỐNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH TẠI VIỆT NAM ............. 30 1. Môi trƣờng bán hàng đa cấp tại Việt Nam ................................................ 30 1.1. Sự du nhập của bán hàng đa cấp vào Việt Nam ....................................... 30 1.2. Tiềm năng phát triển của kinh doanh theo mạng tại Việt Nam ................ 32 1.3. Các quy định của pháp luật về kinh doanh đa cấp tại Việt Nam .............. 34
  3. 1.4. Thực trạng tình hình bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam ................. 37 2. Các tình huống bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam ......................... 41 2.1. Hoạt động bán hàng đa cấp bất chính tại công ty Sao Việt - SAVICOM . 42 2.1.1. Khái quát về công ty Sao Việt ........................................................... 42 2.1.2. Cách thức bán hàng bất chính của công ty Sao Việt .......................... 43 2.2. Hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính của quỹ đầu tư Colony .............. 46 2.2.1. Khái quát về quỹ đầu tư Colony ........................................................ 46 2.2.2. Hành vi kinh doanh đa cấp bất chính của quỹ đầu tư Colony. ........... 47 2.3. Hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính của công ty Sinh Lợi ................. 51 2.3.1. Khái quát về công ty Sinh Lợi........................................................... 51 2.3.2. Cách thức bán hàng đa cấp bất chính của công ty Sinh Lợi. .............. 52 CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH TẠI VIỆT NAM ................................ 60 1. Xu hƣớng phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam ......... 60 2. Bài học rút ra từ những tình huống bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam .................................................................................................................. 63 2.1. Nguyên nhân của tình trạng bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam ...... 63 2.2. Kinh nghiệm rút ra từ những tình huống bán hàng đa cấp bất chính đã xuất hiện tại Việt Nam ................................................................................... 68 2.2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ............................................. 68 2.2. Đối với người tiêu dùng và người lao động trong xã hội ...................... 70 3. Các giải pháp ngăn chặn và phòng chống bán hàng đa cấp bất chính. .... 71 3.1. Đối với doanh nghiệp .............................................................................. 72 3.2. Đối với người tham gia ........................................................................... 75 3.3. Từ phía chính phủ ................................................................................... 77
  4. 3.4. Từ phía xã hội ......................................................................................... 81 KẾT LUẬN ............................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 85
  5. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, có một hình thức phân phối mới trong kinh doanh du nhập vào Việt Nam được gọi dưới nhiều cái tên như: bán hàng đa cấp, kinh doanh theo mạng, kinh doanh đa cấp… được dịch từ nghĩa của cụm từ Multi Level Marketing. Hiện nay, hình thức kinh doanh này mặc dù được du nhập cũng khá lâu nhưng vẫn là 1 đề tài mang tính nóng hổi, gây nhiều tranh cãi trong cả nước. Lợi dụng sự hiểu biết còn hạn chế của người dân đã có một số cá nhân và tổ chức cố tình làm sai lệch hình thức kinh doanh này để thu lợi bất chính. Bằng cách xây dựng những mô hình ảo, quang bá sai sự thật, thu hút người vào mạng lưới lừa đảo chúng đã phần nào tạo nên sự bất ổn định trong 1 số bộ phận dân cư. Đã có rất nhiều bài viết, phóng sự về những trường hợp lừa đảo nhưng vẫn còn có rất nhiều người bị lôi kéo vào các mạng lưới bất chính này. Từ những người thành đạt cho đến các sinh viên còn đang ngồi trên ghế của giảng đường đại học. Trong thực trạng các bài nghiên cứu chính thức về mô hình kinh doanh này còn hạn chế. Chỉ có một vài bộ sách về kinh doanh theo mạng được các nhà xuất bản đưa ra nhưng phần lớn cũng chỉ là các kinh nghiệm cá nhân của những thành viên xuất sắc trong hình thức này tại nước ngoài. Những trang Website chính thức về kinh doanh đa cấp cũng không có nhiều. Các văn bản pháp luật do nhà nước đưa ra không theo kịp với sự biến đổi liên tục của hình thức kinh doanh này thì việc cần thiết phải có những tài liệu chuẩn mực trở nên cấp thiết. Chính vì vậy, với mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn hình thức kinh doanh đa cấp, em quyết định lựa chọn đề tài: “Những tình huống bán hàng đa cấp bất 1
  6. chính tại Việt Nam” , nhằm đi sâu vào nghiên cứu những công ty bán hàng đa cấp bất chính nhằm làm rõ sự sai phạm, tạo cơ sở tốt để đối chiếu so sánh, tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề còn đang mới mẻ này. 2. Mục đích nghiên cứu. Với tính cấp thiết và các mục tiêu đã đề ra, em thực hiện Khoá luận nhằm thể hiện rõ phần nào tính đúng đắn của mô hình kinh doanh đa cấp và đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế sự nhầm lẫn của các cá nhân và các tổ chức bị lợi dụng trong mô hình kinh doanh này. Mong muốn mọi người, đặc biệt là các sinh viên có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về bán hàng đa cấp. Em đi sâu tìm hiểu về hoạt động của những công ty bất chính, tập trung làm rõ những thủ đoạn lừa đảo và những sai phạm của họ, tạo cơ sở để có thể phân biệt được những công ty bán hàng đa cấp chân chính với những công ty sử dụng mô hình “hình tháp ảo”. Cùng với nó là một số ý tưởng mà em hi vọng có thể được áp dụng cho các công ty kinh doanh theo mạng tại Việt Nam.. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số công ty đang kinh doanh theo hình thức kinh doanh theo mạng tại Việt Nam, những công ty, tổ chức thực hiện bán hàng đa cấp bất chính, một số cá nhân đã và đang tham gia vào hình thức này. - Phạm vi nghiên cứu: + Xuất xứ của mô hình kinh doanh. + Một số mô hình kinh doanh chính thức tại nước ngoài. + Một số cá nhân nước ngoài thành công với hình thức kinh doanh này. + Một số công ty kinh doanh đa cấp tại Việt Nam và những công ty thực hiện kinh doanh đa cấp bất chính. + Một số người đang tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp tại Việt 2
  7. Nam. - Thời gian nghiên cứu: từ khi phương thức bán hàng đa cấp xuất hiện ở Việt Nam ( năm 2000) cho đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu + Phương pháp chung: phân tích, đánh giá, tổng hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh. + Phương pháp thực hiện: nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, trao đổi trên những diễn đàn trực tuyến về bán hàng đa cấp tại Việt Nam. 5. Kết cấu của đề tài. Ngoài 2 phần Mở đầu và Kết luận, Khóa luận bao gồm những nội dung cơ bản được phân làm 3 chương như sau: Chương I: Tổng quan về bán hàng đa cấp và bán hàng đa cấp bất chính. Chương II: Môi trường kinh doanh đa cấp và những tình huống bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế kinh doanh đa cấp bất chính tại Việt Nam. Do điều kiện tiếp xúc với thực tế chưa nhiều, kiến thức còn hạn chế, đồng thời đây cũng là một vấn đề còn rất mới mẻ ở Việt Nam, nên Khóa luận không tránh khỏi những sự thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện để tác giả thực hiện Khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Thị Thu Hường đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thiện Khóa luận này. 3
  8. CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH 1. Nghiên cứu về bán hàng đa cấp 1.1. Khái niệm về bán hàng đa cấp “Bán hàng đa cấp” là khái niệm xuất phát từ nghĩa của cụm từ “Multi Level Marketing” (MLM), tại Việt nam thuật ngữ này được dịch ra tiếng Việt với nhiều tên gọi khác nhau nhau như “Kinh doanh theo mạng (Network Marketing)”, “Kinh doanh đa cấp”, “Bán hàng đa cấp” “Tiếp thị đa tầng”… dùng để chỉ một phương thức bán hàng trực tiếp trong đó việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm (nói cách khác là tiêu thụ hàng hóa) được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập. Những cá nhân này không phải là nhân viên của công ty, họ là đối tác phân phối hàng hoá cho công ty, hay còn gọi là những nhà phân phối. Họ là các doanh nhân kinh doanh độc lập, giới thiệu sản phẩm tới những khách hàng và như vậy, họ có khoản thu nhập nhất định. Ngoài ra họ còn giúp đỡ những người khác cùng tham ra doanh nghiệp MLM, chỉ cho họ cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của riêng mình, mạng lưới đó thường được gọi là tuyến dưới (downline). Trong “Nghị định về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp” do Chính phủ Việt nam ban hành, tại Điều 2 đã định nghĩa: “Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp 4
  9. thuận.” Theo Tiến sỹ John M.Taylor – Chủ tịch Viện khuyến cáo người tiêu dùng Mỹ, kinh doanh theo mạng là một chương trình kinh doanh mà những người tham gia mua quyền tuyển thêm những người khác , quyền bán hàng hoá hoặc dịch vụ và nhận được hoa hồng trên doanh số bán hàng của mình và của những người mình đã tuyển. Theo Michael L. Sheffield – Nhà đồng sáng lập Hiệp hội kinh doanh theo mạng quốc tế (Multilevel Marketing International Association). Kinh doanh đa cấp là một phần của khái niệm bán hàng trực tiếp trong đó các sản phẩm và dịch vụ được phân phối trên cơ sở trực tiếp giữa người bán hàng và người tiêu dùng. Theo Don Failla – Tác giả cuốn sách “Kinh doanh theo mạng từ A – Z”, kinh doanh theo mạng là một hình thức kinh doanh sử dụng những người hợp thành một tổ chức để lưu hành hàng hóa và dịch vụ từ điểm sản xuất đến người tiêu dùng bằng phương pháp tiếp xúc giữa con người và con người. Theo Richard Poe – Phóng viên báo “Success”, kinh doanh theo mạng là bất kỳ phương pháp kinh doanh nào mà cho phép một cá thể kinh doanh độc lập tiếp nhận vào công việc của mình một cá thể khác và lấy ra được các khoản hoa hồng từ công việc kinh doanh của các cá thể mà họ thu hút được. Như vậy, có thể hiểu bán hàng đa cấp là hình thức kinh doanh hàng hóa một cách trực tiếp, phân phối hàng hóa không cần thông qua các đại lý mà sử dụng một mạng lưới những nhà phân phối, hoạt động độc lập với công ty. Sản phẩm được bán trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, ở đây chính là những nhà phân phối và người thân của họ. Như vậy, có thể loại bỏ một lượng đáng kể các chi phí trung gian và chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại… Số tiền này được dùng để chi trả cho công sức của những nhà phân phối, dựa trên doanh số bán hàng và những đóng góp của họ vào việc xây dựng mạng 5
  10. lưới. 1.2. Lịch sử quá trình hình thành và đôi nét về bán hàng đa cấp Trên 50 năm trước, Karl Renborg, một công dân Mỹ đã thành lập công ty Nutrilite Productc, Inc. Công ty này hoạt động tương tự như các công ty kinh doanh đa cấp ngày nay. Và có thể coi ông là ông tổ của mô hình kinh doanh theo mạng. Ông Renborg có một thời gian 20 năm sống tại Trung Quốc và làm việc tại nhiều công ty khác nhau (dầu hỏa, đóng tàu.). Giữa thập niên 1920-1930 ông và một số người nước ngoài khác bị bắt vào tù khi chính quyền thuộc về tay lực lượng cách mạng Tưởng Giới Thạch. Trong điều kiện sống trong tù rất thiếu thốn, ông đã thực nghiệm nhiều kiểu ăn khác nhau và đã nhận thấy giá trị thực tiễn rất lớn của dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe con người. Nhưng lấy các chất dinh dưỡng gồm các vitamin và các khoáng chất đó ở đâu ra? Ví dụ như sắt? Ông Renborg đã tìm ra lối thoát duy nhất: đó là ông cạo từng ít chất sắt từ những chiếc đinh rỉ để cho vào khẩu phần ăn dành cho người tù và thỏa thuận với cai tù để xin một ít các loại rau cỏ khác nhau. Vì vậy ông và một số ít người làm theo phương pháp của ông còn sức đề kháng và sống sót được đến ngày trở về tổ quốc, đa số những người khác đều bị chết. Năm 1927 Ông Renborg về lại Mỹ và bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng khác nhau dựa trên cỏ linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đạm và nhiều thành phần có ích khác. Ông đề nghị những người quen của ông thử nghiệm miễn phí sản phẩm nhưng ông đã thất bại: Không ai dám dùng thử vì chẳng có ai muốn mình làm vật thí nghiệm. Sau nhiều cố gắng liên tục mà không đem lại được kết quả, ông hiểu ra rằng chẳng ai chịu đánh giá tốt những thứ cho không, vì vậy ông đã nghĩ ra một tư tưởng vĩ đại và 6
  11. ngày nay đã trở thành một xu thế kinh doanh tất yếu của thời đại: ông Renborg đề nghị các bạn của ông tự truyền bá thông tin về chất bổ sung dinh dưỡng này cho người quen của họ, và nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông hứa sẽ trả hoa hồng. Ông cũng quyết định trả hoa hồng cho cả những người quen của bạn mình nếu truyền bá sản phẩm tiếp theo quan hệ của họ. Kết quả thật bất ngờ: thông tin về các chất bổ sung dinh dưỡng có lợi bắt đầu được truyền bá rộng rãi ( vì mỗi người bạn của ông lại có nhiều người bạn khác và số lượng gần như là vô hạn). Doanh thu bán hàng của công ty tăng vượt quá sức tưởng tượng, mọi người đều đề nghị được gặp ông để tham khảo về thông tin sản phẩm mới này. Từ đó ngành kinh doanh theo mạng bắt đầu ra đời. Năm 1934 ông Karl Renborg sáng lập ra công ty "Vitamins California" và nhờ hệ thống bán hàng kiểu mới này, khi người tiêu dùng cũng trở thành người truyền bá sản phẩm (Distributor-Nhà phân phối độc lập), công ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết kiệm được quảng cáo và các khâu trung gian (đại lý bán buôn, bán lẻ, kho bãi.) nên những người tham gia vào hệ thống của ông có thể nhận được thù lao rất cao. Cuối năm 1939 đầu 1940 ông Renborg đổi tên công ty mình thành công ty "Nutrilite Products" theo tên sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu thụ. Những công tác viên của ông tự tìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủ thông tin về sản phẩm và dạy cho người mới phương pháp xây dựng mạng lưới bắt đầu từ những người quen của mình. Công ty đảm bảo cho tất cả nhà phân phối độc lập có đủ sản phẩm và nhận hoa hồng không chỉ lượng sản phẩm họ bán ra mà còn trả hoa hồng cho lương sản phẩm được bán ra của những người do họ trực tiếp tìm ra. Những người tham gia mạng lưới của công ty nhận được sự giúp đỡ 7
  12. hướng dẫn tận tình của người bảo trợ. Phương pháp tiêiu thụ của ông Renborg chính là khởi điểm của kinh doanh theo mạng (Muti-level Maketing), ở đây ông chỉ mới áp dụng một tầng, và trong nhiều tài liệu thì năm 1940 được xem như là năm khởi đầu của kinh doanh đa cấp và ông Renborg là ông tổ của ngành này. Lịch sử tiếp theo của kinh doanh theo mạng gắn liền với tên tuổi của hai cộng tác viên của "Nutrilite Products" là Rich De Vos và Jey Van Andel. Sau một thời gian làm việc có hiệu quả với công ty "Nutrilite Products" hai ông đã nhận thấy sức mạnh rất lớn của kinh doanh đa cấp và đã sáng lập ra công ty riêng của mình là "American Way Corporation", viết tắt là Amway và hiện nay Amway đã trở thành một công ty hàng đầu thế giới về kinh doanh theo mạng với chi nhánh trên 125 nước trên toàn thế giới, doanh thu hằng năm là gần 7 tỷ USD, với hơn 12000 mặt hàng và hàng triệu nhà phân phối. Năm 1993, tạp chí Forbes 400 xếp Rich De Vos và Jey Van Andel vào vị trí thứ 11 trong những người giàu nhất thế giới. Cuối thập niên 60, nhờ nỗ lực của ông Glen Terner-một người đã hướng dẫn nhiều những kỹ năng làm việc mới vào kinh doanh mạng, kinh doanh theo mạng đã mang bản chất mới. Ông nhận thấy rõ vai trò của thành đạt cá nhân trong cuộc sống con người. Ông chỉ cho mọi người thấy những chân trời mới trong cuộc sống và khẳng định rằng mỗi người đều có tiềm năng lớn lao để đạt được mọi mục đích. Ông thành lập công ty và dạy cho mọi người kỹ năng thành đạt, giúp cho mọi người khai thác khả năng tiềm ẩn rất lớn trong mỗi con người. Rất nhiều người nhờ áp dụng chương trình huấn luyện của ông đã tìm thấy và đánh thức được những bản chất tốt đẹp nhất và đạt nhiều thành quả lớn. Chương trình huấn luyện của ông vẫn còn được áp dụng cho đến ngày nay. Tuy nhiên, Glen W.Turner Enterprises cũng chính là người đã hoàn tất cơ chế làm việc kiểu “Kim tự tháp lừa bịp-mô hình hình tháp ảo”. Một phần thu nhập do bán hàng, 8
  13. song thật ra chưa bao giờ tồn tại thứ hàng đó. Trên thực tế các nhà phân phối của Turner Enterprises kiếm tiền nhờ việc tuyển mộ, tức là lôi kéo những người khác. Và Turner đã phải chịu mức án là 7 năm tù giam. Vào những năm đầu của thập niên 70, kinh doanh theo mạng bắt đầu bị sự phản đối mãnh liệt. Năm 1975 hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) đã tấn công vào hệ thống kinh doanh đa cấp (bằng cách cho ra một loạt “quy chế” về các cơ cấu dạng “kim tự tháp”). Trong 30 công ty dạng kinh doanh theo mạng đang tồn tại trong thời kỳ đó, công ty Amway bị chọn để chịu trận trong quá trình điều tra. Sự việc kéo dài trong suốt 4 năm liền từ năm 1975-1979. Cuối năm 1979 toà án thương mại liên bang hoa kỳ công nhận phương pháp kinh doanh của Amway không phải là hình tháp ảo và được chấp nhận về mặt luật pháp. Từ đó Bộ luật đầu tiên về kinh doanh theo mạng đã ra đời tại Hoa Kỳ, sau đó là các quốc gia khác. Ông Richard Poe, phóng viên của báo Success - một tờ báo rất nổi tiếng tại Mỹ- Trong cuốn: "Làn sóng thứ ba-Kỷ nguyên của kinh doanh theo mạng " đã chia kinh doanh đa cấp ra làm ba làn sóng, tương ứng với ba thời kỳ - Làn sóng thứ I (Thời kỳ thứ nhất): là thời kỳ bắt đầu hình thành của ngành kinh doanh theo mạng: từ 1940 cho đến năm 1979 chỉ có khoảng 30 công ty kinh doanh theo mạng ra đời tại Mỹ. - Làn sóng thứ II (Thời kỳ thư hai): từ 1979 - 1990 là thời kỳ bùng nổ của kinh doanh theo mạng. Mỗi đêm ngủ dậy chúng ta có thể thấy hàng trăm công ty kinh doanh đa cấp bố cáo thành lập với đủ loại sản phẩm và sơ đồ kinh doanh. Đây là thời kỳ phát triển và chọn lọc tự nhiên. - Làn sóng thứ III (Thời kỳ thứ ba): từ 1990 trở đi, nhờ tiến bộ của công nghệ thông tin truyền thông, kinh doanh theo mạng đã mang màu sắc mới. Các nhà phân phối độc lập có thể đơn giản hóa công việc của mình nhờ vào điện 9
  14. thoại, điện đàm, hội thảo vô tuyến, internet và nhiều phương tiện khác. Nếu như ở làn sóng thứ II, những nhà phân phối độc lập giỏi phải là nhà hùng biện và họ phải đi lại như con thoi đến các mạng lưới thì ở làn sóng thứ III, bất cứ ai cũng có thể sử dụng thời giờ nhàn rỗi của mình để tham gia kinh doanh theo mạng. Hàng ngàn công ty đã áp dụng kinh doanh theo mạng để truyền bá sản phẩm của mình. Các công ty áp dụng phương pháp bán hàng truyền thống như Ford, Colgate, Canon, Coca-cola và nhiều công ty nổi tiếng khác đã bắt đầu áp dụng phương pháp kinh doanh theo mạng để phân phối những mặt hàng độc đáo của mình. 1.3. Đặc điểm của bán hàng đa cấp 1.3.1. Nguyên lý phát triển của hệ thống bán hàng đa cấp Bán hàng đa cấp là một hình thức phát triển của bán hàng trực tiếp. Như chúng ta đã biết, bán hàng trực tiếp là phương thức phân phối hàng hoá không qua bất kỳ một cấp trung gian nào. Mọi hoạt động sản xuất, phân phối hàng hoá đến tay người tiêu dùng đều do nhà sản xuất đảm nhiệm thông qua mạng lưới những người bán hàng trực tiếp. Các hãng như Dell – bán máy tính trực tiếp cho khách hàng bằng đội ngũ nhân viên của công ty. Nhiều công ty khác hiện nay đang bán trực tiếp hàng hoá cho khách hàng thông qua đường bưu điện và qua điện thoại, thậm chí hàng còn được bán trực tiếp thông qua truyền hình, mạng internet … Tuy nhiên có những công ty bán hàng trực tiếp không qua đội ngũ nhân viên mà qua một hệ thống, mạng lưới các nhà phân phối độc lập. Đó chính là các công ty kinh doanh theo mạng như Amway, Herbalife, Avon, Oriflame … Trong kinh doanh theo mạng, khi một nhà phân phối độc lập tạo dựng được mạng lưới của riêng mình thì thu nhập của họ có thể tăng trưởng theo cấp 10
  15. số nhân. kinh doanh theo mạng sử dụng kết hợp cả nguyên lý chia sẻ và nguyên lý phát triển theo cấp số nhân để làm cơ sở phát triển cho hệ thống phân phối của mình. Nguyên lý chia sẻ hay quảng cáo truyền miệng là hình thức quảng cáo, truyền bá sản phẩm dựa vào tâm lý của con người. Đó là khi chúng ta biết đến, sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó tốt mà chúng ta cảm thấy thích hay hài lòng. Khi đó chúng ta thường có thói quen chia sẻ nó với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Có thể lấy một ví dụ đơn giản như khi chúng ta vào một quán ăn. Nếu thức ăn của quán đó ngon, rẻ, hợp vệ sinh và cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo. Chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng và muốn chia sẻ điều đó với những người thân của mình. Còn nếu ngược lại thì chắc chắn là chúng ta sẽ không bao giờ quay lại và cũng sẽ khuyên bạn bè không nên đến. Nguyên lý cấp số nhân chính là điểm làm nên sức mạnh của phương thức kinh doanh theo mạng. Để thấy được sức mạnh của câp số nhân ta có thể lấy một ví dụ như sau : Hình 1: Sơ đồ phản ứng dây truyền theo cấp số nhân Khi người đầu tiên của hình tháp (tầng 1) tìm được 5 người cùng tham gia (tầng 2), sau đó mỗi người này lại tìm thêm 5 người nữa (tầng 3). Vậy hình tháp đã có 31 người. Sau đó mỗi người ở tầng 3 lại tìm đươc 5 người nữa cùng tham gia (tầng 4). Đến đây hình tháp đã có 156 người… Trên thực tế thì con số này 11
  16. lớn hơn nhiều lần. Khi mô hình của bạn hoạt động tốt sẽ tạo nên một phản ứng dây chuyền liên tục, và số lượng khách hàng sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Bản chất của kinh doanh theo mạng là sao chép. Trong mạng lưới, nhà phân phối độc lập đến trước phải sao chép lại chính mình cho những người đến sau, và nhà phân phối đó sẽ trở thành người đỡ đầu. Có nghĩa là nhà phân phối độc lập phải truyền lại cho những người thuộc mạng lưới của mình một niềm đam mê vào công việc, những kiến thức và kinh nghiệm về sản phẩm cũng như công việc, và họ luôn luôn mong muốn người đi sau còn giỏi hơn mình. Bản chất “sao chép” có thể được minh hoạ theo sơ đồ sau: Hình 2: Mô hình minh họa bản chất sao (a) (b) chép trong BHĐC Bạn Bạn Ta giả sử rằng bạn là nhà phân phối dạy cho dạy cho độc lập của một công ty bán hàng đa cấp. A A Theo hình (a), nếu bạn hướng dẫn cho người A nào đó, nhưng A chưa thể dậy lại dạy cho cho người khác giống như bạn được, nếu B bạn cắt đứt quan hệ với A, thì A sẽ mất phương hướng. Khi đó bạn chưa thể trở dạy cho thành “người đỡ đầu” được.Ở hình (b), C nếu bạn dạy cho A cách để A dậy được cho B, và B sẽ tìm đến người tiêu dùng là người C nào đó. Khi đó A sẽ dạy cho B cách để B dạy cho C và C sẽ tiếp tục  Nguồn: “10 bài học trên chiếc khăn ăn” - Tác giả: Don Failla 12
  17. chuỗi dây đó. Như vậy, mang lưới của bạn sẽ có thể hoạt động ngay cả khi bạn không làm việc. Cũng phải nhận định rõ ràng rằng, kinh doanh theo mạng không phải là một công việc đơn giản, có tới 90% số người tham gia thất bại. Các nhà phân phối phải bỏ ra rất nhiều tiền của và công sức để duy trì khả năng cạnh tranh và có được các khoản thu nhập cao. kinh doanh theo mạng không phải là trò may rủi, nó đòi hỏi sự cần cù lao động, số lượng tiền nhất định được huy động ra và lòng kiên trì cao độ. Chúng ta không thể thành công với kinh doanh đa cấp nếu chúng ta không có lòng đam mê và không có lòng kiên trì cao độ. 1.3.2. So sánh giữa bán hàng truyền thống và bán hàng đa cấp Trong nền kinh tế thương mại truyền thống hiện nay đang tồn tại những kênh phân phối hàng hoá và dịch vụ như sau: Hình 3: Mô hình các kênh phân phối truyền thống Kênh 1 Nhà SX Người TD Kênh 2 Nhà SX Bán lẻ Người TD Kênh 3 Nhà SX Bán buôn Bán lẻ Người TD Kênh 4 Nhà SX Bán Trung Bán lẻ Người buôn gian TD 13
  18. Hình trên mô tả mô hình phân phối truyền thống gồm 4 kiểu kênh phân phối. - Kênh 1 là mô hình phân phối trực tiếp, sản phẩm đi trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng không qua một cấp trung gian nào cả . - Kênh 2, hàng hoá được lưu thông qua một cấp trung gian là nhà bán lẻ - Kênh 3, có thêm một cấp trung gian là đại lý bán buôn. - Kênh 4, gồm ba cấp trung gian là nhà bán buôn, trung gian, và nhà bán lẻ. Trên thực tế còn nhiều cấp trung gian hơn nữa, và càng nhiều cấp trung gian thì việc kiểm soát càng trở nên khó khăn. Ở kênh 1 mặc dù hàng hoá được bán trực tiếp đến người tiêu dùng, nhưng công ty phải quản lý một đội ngũ nhân viên bán hàng rất lớn, điều này trên thực tế là rất khó khăn. Trong kinh doanh theo mạng, đội ngũ nhân viên đó được thế bằng đội ngũ các nhà phân phối độc lập và công ty không phải quản lý họ. Kinh doanh đa cấp sử dụng hai kênh phân phối sau: Hình 4: Mô hình các kênh phân phối trong BHĐC Kênh 1 Nhà SX Nhà PP Người TD Kênh 2 Nhà SX Công ty KD Nhà PP Người TD Kênh 1, nhà sản xuất cũng đồng thời là công ty kinh doanh đa cấp, giảm đi một khâu trung gian, kênh phân phối này thường tồn tại ở những quốc gia có ngành kinh doanh theo mạng phát triển. Ở Việt Nam, mới chỉ xuất hiện một công ty kinh doanh theo mạng sử dụng kênh phân phối này, đó là công ty Việt AM 14
  19. (một công ty của Bộ quốc phòng). Công ty này phân phối máy tĩnh điện Ion ở Việt Nam. Hay một số công ty như SITC, AAC… Kênh 2, có thêm một cấp trung gian nữa đó là công ty kinh doanh theo mạng vì nhà sản suất không phải là công ty kinh doanh đa cấp hoặc nhà sản suất bán lại sản phẩm cho một công ty kinh doanh đa cấp ở bên nước khác khi chưa trực tiếp có kho hàng tại nước đó. Kênh phân phối này xuất hiên khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay, vì nhiều công ty kinh doanh ở Việt Nam đã nhập khẩu sản phẩm từ bên nước ngoài về để phân phối. Tuy nhiên kênh này vẫn không phải là kênh phân phối nhiều cấp trung gian. Vì sản phẩm cũng chỉ đi từ kho hàng của công ty kinh doanh đến người tiêu dùng qua những nhà phân phối độc lập. Để phân biệt bán hàng đa cấp và bán hàng truyền thống, ta có thể dễ dàng so sánh hai hình thức này dựa vào mô hình phân phối của chúng: Sơ đồ 1: Hình thức phân phối hàng nhập khẩu thông qua hệ thống phân phối truyền thống Quảng Cáo + Các Khâu Trung Gian ~ 70% - 80% Tổng giá bán Sản Phẩm 15
  20. Sơ đồ 2: Hình thức phân phối hàng sx nội địa qua hệ thống PPTT Quảng Cáo + Các Khâu Trung Gian ~ 70% - 80% Tổng giá bán Sản Phẩm Sơ đồ 3: Hình thức phân phối hàng hóa qua hệ thống KDTM Trong hình thức phân phối truyền thống, thông thường các sản phẩm sau khi được sản xuất ra tại nhà máy sẽ được phân phối đến các đại lý khu vực, đại lý bán sỉ, đại lý bán lẻ, rồi sau đó mới đến tay người tiêu dùng. Trong trường hợp nếu sản phẩm đó là nhập khẩu thì sẽ thêm một khâu trung gian nữa đó chính là nhà nhập khẩu sản phẩm. Để kiếm được lợi nhuận thì các nhà kinh doanh thường phải tăng giá ở các khâu trung gian. Phần tăng thêm này chính là hoa hồng trả cho các khâu trung gian. Thông thường các khâu này chiếm từ 30% - 40% giá bán ra của một sản phẩm. Bên cạnh đó người tiêu dùng còn phải chịu một khoản chi phí khác nữa, đó là chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền và khuyến mãi. Khoản chi phí này thường chiếm khoảng 40% giá bán ra của một sản phảm. Ví dụ như chi phí quảng cáo trên Tivi vào giờ cao điểm là khoảng 38 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2