Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính của SaiGon Petro năm 2010 - 2012
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá đúng thực trạng của công ty Saigon Petro trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có; tìm ra sự tồn tại và nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu mà công ty đã đề ra; đưa ra kiến nghị giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính của SaiGon Petro năm 2010 - 2012
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH TÊN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA SAIGON PETRO NĂM 2010-2012 SVTH: Phạm Thị Vi Thảo MSSV: 1054030659 Ngành: Tài chính GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Kiều Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014 i
- LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành bài khóa luận này, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Mở TP.HCM, các thầy cô khoa Đào tạo đặc biệt cùng toàn thể thầy cô đang công tác và giảng dạy tại trƣờng Đại học Mở Tp.HCM, đặc biệt là thầy Nguyễn Minh Kiều đã dành nhiều thời gian và hƣớng dẫn kỹ càng, nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo này. Ngoài ra xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty SaigonPetro cùng toàn thể các anh, các chị trong phòng Kế toán – Tài chính, đặc biệt là sự dìu dắt nhiệt tình của chị Trần Thị Phƣơng Khanh, chị đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận với hoạt động thực tế của công ty và hoàn thành tốt bài báo cáo. Vì thời gian thực tập có hạn và kiến thức và khả năng phân tích của bản thân còn nhiều hạn chế, không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong đƣợc sự góp ý tận tình của Quý thầy cô để bài viết đƣợc hoàn thiện và mang ý nghĩa thực tế hơn. Ngày 27 tháng 03 năm 2014. Phạm Thị Vi Thảo. i
- NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ...................................................................................................................................................................... ii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên chữ Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn TSCĐ Tài sản cố định LPG Khí đốt, gas TNHH Trách nhiệm hữu hạn VCSH Vốn chủ sở hữu GVHB Giá vốn hàng bán CP Chi phí DT Doanh thu HTK Hàng tồn kho CK.TĐT Các khoản tƣơng đƣơng tiền iii
- MỤC LỤC CHƢƠNG 1. LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ................................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:.......................................................................... 1 1.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ................................................................. 2 1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .............................................. 2 1.5 KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP:..................................................... 3 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH.. 4 2.1 KHÁI NIỆM VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH: ................................................... 4 2.2 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: .................................... 4 2.3 CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH: ...................................... 5 2.3.1 Phƣơng pháp so sánh: ..................................................................................... 5 2.3.2 Phƣơng pháp đồ thị: ....................................................................................... 6 2.3.3 Phƣơng pháp tỷ số: ......................................................................................... 6 2.3.4 Mô hình Dupont: .......................................................................................... 13 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAIGONPETRO .. 15 3.1 TỔNG QUÁT VỀ SAIGONPETRO: .......................................................... 15 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty: ..................................................... 15 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu: ............................................................... 15 3.1.3 Khái quát ngành nghề, thị trƣờng, chủng loại sản phẩm: ............................ 16 3.1.4 Các thành tích đạt đƣợc: ............................................................................... 17 3.1.5 Cơ cấu tổ chức công ty: ................................................................................ 17 3.1.6 Phân tích môi trƣờng hoạt động của công ty: .............................................. 18 3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA SAIGONPETRO ............... 21 3.2.1 Phân tích tình hình biến động và kết cấu bảng cân đối kế toán: .................. 21 3.2.2 Phân tích biến động bảng lƣu chuyển tiền tệ: .............................................. 35 3.2.3 Phân tích biến động bảng kết quả hoạt động kinh doanh:............................ 36 3.2.4 Phân tích các tỷ số tài chính: ........................................................................ 42 iv
- 3.2.5 Các tỷ số để phân tích hiệu quả sử dụng vốn: .............................................. 47 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 54 4.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SAIGON PETRO:............................ 54 4.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH: ...................................................... 54 4.3 KIẾN NGHỊ: ................................................................................................ 55 v
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Sự biến động bảng cân đối kế toán qua các năm 2010-2012 của SaigonPetro theo chiều dọc ..................................................................................................................... 22 Bảng 3.2: Sự biến động bảng cân đối kế toán qua các năm 2010-2012 của Saigon Petro theo chiều ngang ................................................................................................................. 27 Bảng 3.3: Bảng tổng hợp lƣu chuyển tiền của công ty SaigonPetro năm 2010-2012....... 35 Bảng 3.4 Sự biến động của từng chỉ tiêu trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2010-2012 của SaigonPetro ................................................................................. 38 Bảng 3.5 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của SaigonPetro năm 2010-2012 ............................................................................................................................................ 39 Bảng 3.6 Các tỷ số khả năng thanh toán qua các năm 2010-2012 của Saigon Petro ........ 43 Bảng 3.7 Các tỷ số quản lý nợ qua các năm 2010-2012 của Saigon Petro ....................... 44 Bảng 3.8 Phân tích hiệu quả hoạt động qua các năm 2010-2012 của SaigonPetro .......... 45 Bảng 3.9 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua các năm 2010-2012 của SaigonPetro....... 47 vi
- DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Tăng trƣởng của từng loại tài sản ngắn hạn qua các năm 2010-2012 của SaigonPetro ......................................................................................................................... 29 Hình 3.2 Tăng trƣởng của từng loại tài sản dài hạn qua các năm 2010-2012 của SaigonPetro ......................................................................................................................... 31 Hình 3.3 Tăng trƣởng của các khoản nợ qua các năm 2010-2012 của SaigonPetro ......... 32 Hình 3.4 Hình tăng trƣởng của nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm 2010-2012 của SaigonPetro ......................................................................................................................... 34 Hình 3.5 Tăng trƣởng của doanh thu và lợi nhuận qua các năm 2010-2012 của SaigonPetro ......................................................................................................................... 40 Hình 3.6 Phân tích Dupont qua 3 năm 2010-2012 ............................................................. 50 vii
- CHƢƠNG 1. LỜI MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, hoạt động phân phối xăng dầu cũng đã trải qua các giai đoạn tƣơng ứng, từ phƣơng thức cung cấp theo định lƣợng, áp dụng một mức giá thống nhất do Nhà nƣớc quy định đến mua bán theo nhu cầu, thông qua hợp đồng kinh tế. Thị trƣờng xăng dầu trong khoảng 25 năm qua, kể từ khi Việt Nam đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng của thị trƣờng xăng dầu năm 1989, quá trình chuyển đổi có thể phân chia thành 3 giai đoạn: trƣớc năm 2000, từ năm 2000 đến cuối năm 2008 và từ cuối năm 2008 trở lại đây. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình biến động của giá xăng dầu do ảnh hƣởng tình hình thế giới, những chính sách mới,…đang là một đề tài đƣợc dƣ luận và ngƣời dân quan tâm. Một thực tế rõ ràng là tất cả các ngành trong nền kinh tế đều chịu ảnh hƣởng to lớn của ngành xăng dầu. Khi giá xăng dầu biến động, chắc chắn giá cả các mặt hàng khách cũng sẽ biến động theo, từ đó gây tác động đến tính ổn định của nền kinh tế và đặc biệt là tác động trực tiếp đến đồi sống của ngƣời dân. Việc đi vào phân tích báo cáo tài chính của công ty sẽ giúp hiểu rõ phần nào vấn đề đƣợc nêu trên. Bởi vì, các hoạt động của công ty, từ sản xuất đến tiêu thụ đều đƣợc thể hiện trên bảng báo cáo tài chính, thông qua việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh cũng nhƣ các luồng tiền của công ty, qua đó giúp công ty hiểu rõ đƣợc “tình trạng” của mình để có thể nâng cao vị thế, cũng nhƣ đề ra các chiến lƣợc, mục tiêu kinh doanh cụ thể để đứng vững trên thị trƣờng. Thiết nghĩ, công ty SaigonPetro với bề dày kinh nghiệm hơn 25 năm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xăng dầu, khí đốt là một điển hình để phân tích, đánh giá và nhìn nhận. Qua đó thấy đƣợc những bƣớc tiến của quá trình đổi mới cơ chế kinh doanh xăng dầu, cũng nhƣ có một cái nhìn chính xác và đúng đắn hơn về tình hình xăng dầu trong nƣớc. Nhờ vậy có một định hƣớng để đối diện với những mặt hạn chế và đặt ra các vấn đề cần tiếp tục đổi mới để phát triển thị trƣờng xăng dầu trong giai đoạn tiếp theo, thích ứng với những biến động ngày càng phức tạp của nguồn lƣợng dầu mỏ.Đó cũng là lý do chính cho việc chọn đề tài phân tích tài chính của công ty SaigonPetro giai đoạn 2010-2012. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Phân tích báo cáo tài chính của một công ty để biết đƣợc tình hình tài chính của công ty giữ một vai trò cực kỳ quan trọng không thể thiếu đƣợc trong mọi hoạt động sản xuất kinh 1
- doanh, giúp nhà phân tích, nhả quản trị công ty kiểm tra lại các báo cáo tài chính đã qua và hiện hành để có định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh trong tƣơng lai. Tƣơng tƣ vậy, mục tiêu của bài báo cáo này bao gồm: Đầu tiên, đánh giá đúng thực trạng của công ty Saigon Petro trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có. Tiếp theo, tìm ra sự tồn tại và nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp nhằm đạt đƣợc mục tiêu mà công ty đã đề ra. Cuối cùng, đƣa ra kiến nghị giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động. 1.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Các chỉ số tài chính sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn khi chúng đƣợc so sánh với các chỉ số tài chính có liên quan với nhau trong quá trình phân tích. Quá trình tiến hành đƣợc chia ra thành các giai đoạn với các phƣơng pháp khác nhau nhƣ sau để rõ ràng, rành mạch: Giai đoạn 1: Thu thập số liệu cần thiết trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ,…trong 3 năm 2010- 2012. Giai đoạn 2: Sử dụng phƣơng pháp so sánh (bao gồm phân tích theo chiều dọc, phân tích theo chiều ngang), phƣơng pháp phân tích tỷ số (các hệ số khả năng thanh toán, các tỷ số quản lý nợ, các tỷ số hoạt động và hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, các tỷ số để phân tích hiệu quả sử dụng vốn) để tính toán dựa trên số liệu thu thập. Giai đoạn 3: Sử dụng phƣơng pháp phân tích để tìm ra những nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự thay đổi trên cả 2 mặt: tài sản và nguồn vốn. Ngoài ra, kết hợp với phƣơng pháp phân tích Dupont để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty SaigonPetro. Giai đoạn 4: Tìm ra những kiến nghị phù hợp để cũng cố thêm hoặc khắc phục những điều hạn chế trong quá trình hoạt động của công ty SaigonPetro. 1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tƣơng và phạm vi nghiên cứu đƣợc xác định dựa trên mục tiêu nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tình hình tài chính của công ty SaigonPetro trong giai đoạn từ 2010-2012. Quy mô của đề tài chủ yếu chỉ tập trung vào phân tích tình hình tài chính của công ty Saigon Petro trong giai đoạn 2010-2012, dựa trên các bảng cân đối kế toán tổng hợp, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lƣu chuyển tiền tệ,… 2
- 1.5 KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP: Ngoài lời cảm ơn, mục lục và danh sách bảng biểu, hình, bài luận văn đƣợc thiết kế thành 4 phần chính nhƣ sau: Chƣơng 1: Lời mở đầu. Trong chƣơng 1, lý do lựa chọn đề tài đƣợc đề cập nhƣ một lời giới thiệu để ta có một cái nhìn tổng quát về bài luận văn. Từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng, quy mơ cũng nhƣ các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc dùng nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Chƣơng 2: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính. Chƣơng 2 bao gồm các cơ sở lý luận của phân tích báo cáo tài chính, mục tiêu của việc phân tích báo cáo tài chính, và cũng không thể thiếu các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để hỗ trợ cho việc phân tích: từ phƣơng pháp so sánh, mô hình Dupont, phƣơng pháp đồ thị cho đến phƣơng pháp hệ số. Đây là nguồn tham khảo quan trọng và giúp đề tài đƣợc thực hiện một cách chính xác, đúng định hƣớng đã đƣợc đề ra trƣớc đó. Chƣơng 3: Phân tích báo cáo tài chính SaigonPetro. Phân tích báo cáo tài chính của SaigonPetro là nội dung chủ yếu và nổi bật của chƣơng 3. Bài luận văn giới thiệu tổng quát về công ty SaigonPetro, từ lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu,… cho đến cơ cấu tổ chức của công ty. Sau đó đi vào việc phân tích tình hình của công ty thông qua tình hình biến động bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, cho đến các tỷ số tài chính, các tỷ số dùng để phân tích hiệu quả vốn và cuối cùng là phân tích Dupont để thấy rõ đƣợc hiện trạng cũng nhƣ tình hình của công ty. Chƣơng 4: Kết luận và kiến nghị. Dựa vào những gì đã phân tích ở chƣơng 3, chƣơng 4 sẽ tập trung nêu ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm của công ty SaigonPetro và từ đó đƣa ra kiến nghị giúp cho việc quản lý cũng nhƣ định hƣớng của công ty đƣợc cải thiện trong giai đoạn tiếp theo. 3
- CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Trƣớc khi đi vào việc phân tích tình hình tài chính của công ty SaigonPetro, ở chƣơng này sẽ nêu ra một số cơ sở lý luận liên quan đến đề tài phân tích báo cáo tài chính. Đây là những kiến thức chủ yếu sẽ đƣợc sử dụng trong quá trình phân tích. 2.1 KHÁI NIỆM VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH: Doanh nghiệp là các đơn vị chủ thể kinh tế độc lập đƣợc thành lập the quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu sinh lời. Tài chính doanh nghiệp là hoạt động tài chính của các tổ chức vừa đề cập, là một hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối quỹ tiền tệ, quá trình tạo lập và chu chuyển nguồn vốn của một doanh nghiệp để đạt đƣợc mục tiêu chung của doanh nghiệp đó. Khái quát hơn, “Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động, hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra.” (Nguyễn Minh Kiều, 2009) 2.2 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: Ở mức độ đơn giản nhất, phân tích là quá trình đọc hiểu báo cáo tài chính, trong đó ngƣời đọc giả định rằng các thông tin là trung thực và điều mong muốn đạt đƣợc là biết đƣợc những thông tin về tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Ở một mức độ sâu hơn, các nhà phân tích thƣờng muốn phát hiện những cơ hội và rủi ro đƣợc tiết lộ gián tiếp qua các con số. Các cơ hội là những tiềm năng có thể khai thác để doanh nghiệp phát triển trong tƣơng lai trong khi các rủi ro liên quan đến sai lệch trong số liệu hay phƣơng pháp kế toán (rủi ro thông tin), các khả năng thất bại về tài chính của doanh nghiệp (rủi ro tài chính). Ở mục đích này, các kỹ thuật thƣờng phức tạp hơn đòi hỏi chuyên môn ở nhà phân tích. Ở một góc độ khác, các nhà phân tích tập trung vào định giá doanh nghiệp thông qua các thông tin trên báo cáo tài chính kết hợp với nhiều thông tin khác. Đây là hƣớng tiếp cận hẹp thƣờng cũng chỉ áp dụng bởi các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp. 4
- 2.3 CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH: Các phƣơng pháp phân tích tài chính gồm các công cụ để tiếp nhận, nghiên cứu tình hình hoạt động tài chính, tình hình tăng giảm tài sản, hoạt động SXKD, các chỉ tiêu để đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Có nhiều phƣơng pháp phân tích tài chính, nhƣ: phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp loại trừ (phƣơng pháp số chênh lệch, phƣơng pháp thay thế liên hoàn, phƣơng pháp liên hệ cân đối), mô hình Dupont, phƣơng pháp đồ thị,… Trong phạm vi bài báo cáo này, 4 phƣơng pháp cơ bản đƣợc sử dụng và áp dụng nhiều nhất sẽ đƣợc trình bày sau đây. 2.3.1 Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh dùng để nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Để sử dụng phƣơng pháp này, phải xác định số gốc để so sánh… Gốc để so sánh đƣợc chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích đƣợc chọn là kỳ thực hiện hoặc kỳ kế hoạch, hoặc là kỳ kinh doanh trƣớc. (Nguyễn Năng Phúc, 2011) 2.3.1.1 Phương pháp chỉ số Phân tích chỉ số ở trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và tƣơng đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính. Mục đích của phƣơng pháp phân tích này là xác định mức độ biến động về quy mô của chỉ tiêu phân tích. Cách tính của phƣơng pháp chỉ số cụ thể nhƣ sau: Số tuyệt đối: Y = Y1 – Y0 (Phan Đức Dũng, 2012, tr.216) Trong đó: Y1 : Trị số của chỉ tiêu phân tích Y0 : Trị số của chỉ tiêu gốc Y×100 Số tƣơng đối: Y(%) = (Phan Đức Dũng, 2012, tr.216) Y0 5
- 2.3.1.2 Phương pháp cơ cấu Phân tích cơ cấu trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc sử dụng các tỷ lệ các hệ số thể hiện mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính. Mục đích của phƣơng pháp này là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. Cách tính của phƣơng pháp cơ cấu cụ thể nhƣ sau: Y i ×100 Số tƣơng đối: Y % = (Phan Đức Dũng, 2012, tr.216) Yi Trong đó: Yi : Trị số của chỉ tiêu kết cấu So sánh dọc: so sánh tỷ lệ, hệ số thể hiện mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. So sánh xác định xu hƣớng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. 2.3.2 Phƣơng pháp đồ thị: Là phƣơng pháp phản ánh số liệu, minh họa kết quả tài chính, các chỉ tiêu đã tính toán đƣợc bằng biểu đồ hoặc đồ thị. Qua biểu đồ, ta có thể xem xét xu hƣớng hoặc mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, mức ảnh hƣởng, mối quan hệ của các chỉ tiêu… qua từng thời kì. Từ đó xác định nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu phân tích và đƣa ra giải pháp. 2.3.3 Phƣơng pháp tỷ số: Các tỷ số khả năng thanh toán: dùng để đo lƣờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Các tỷ số bao gồm: tỷ số khả năng thanh toán hiện thời, tỷ số khả năng thanh toán nhanh và tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền, đƣợc xác định từ bảng cân đối kế toán. Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời: Tỷ số này bằng giá trị tài sản lƣu động (tài sản ngắn hạn) chia cho nợ ngắn hạn. 6
- Tài sản ng ắn hạn Tỷ số thanh toán hiện thời = Nợ ng ắn hạn (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Tỷ số này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lƣu động đảm bảo. Kết quả càng lớn càng tốt, cụ thể là ≥ 1 đối với lĩnh vực sản xuất, và ≥ 1.5 với lĩnh vực thƣơng mại. Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số toán toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tƣ quá nhiều vào TSLĐ hay nói cách khác việc quản lý TSLĐ không hiệu quả. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng giá trị TSNH trừ đi giá trị HTK chia cho nợ ngắn hạn. Tài sản ng ắn hạn −Hàng tồn kho Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ng ắn hạn (Nguyễn Minh Kiều, 2011) HTK không phải lúc nào cũng có thể chuyển thành tiền ngay trên tính lƣu động kém. Công thức này tính hệ số những tài sản có thể thanh toán nhanh hơn hệ số thanh toán hiện thời. Hệ số càng lớn càng tốt, đạt yêu cầu khi bằng 1. Ngoài ra còn nên tính thêm tỷ trọng HTK trên TSNH. Tỷ trọng HTK càng cao sẽ không tốt, thƣờng là nên dƣới 50% TSNH. Tuy nhiên với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, báo cáo tài chính đƣợc tổng kết cuối năm làm cho HTK cao, do tích trữ hàng hóa Tết. Vì vậy HTK cao không phải xấu trong trƣờng hợp này. Tỷ số thanh toán bằng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Đƣợc tính bằng giá trị tiền và các khỏan tƣơng đƣơng tiền chia cho nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán bằng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Ti ền và các khoản tương đương tiền = Nợ ng ắn hạn (Nguyễn Minh Kiều, 2011) 7
- Tỷ số này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tiền và tƣơng đƣơng tiền đảm bảo. Hệ số này tính ra khả năng trả nợ nhanh nhất, tốt nhất là ≥ 0.5. Các tỷ số kết cấu tài chính: Tỷ số nợ: Cho biết cơ cấu nợ của doanh nghiệp, bằng tổng nợ chia cho tổng số vốn. Tỷ số nợ cho biết cứ 1 đồng vốn kinh doanh của công ty thì có bao nhiêu đồng hình thành từ nợ vay từ bên ngoài. Tổng nợ Tỷ số nợ = Tổng tài sản (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Nếu tỷ số này thấp thì tốt, nhƣng nếu quá thấp sẽ không sử dụng đƣợc đòn bẩy tài chính. Giới hạn hợp lý là từ 0.2 đến 0.5. Nếu lớn hơn 0.5 nghĩa là nợ đang lớn hơn VCSH, nguồn vốn công ty đƣợc tài trợ bằng nhiều khoản vay. Tỷ số tự tài trợ: Cho biết khả năng tự tài trợ của VCSH cho toàn bộ nguồn vốn, bằng VCSH chia cho tổng vốn. Vốn ch ủ sở hữu Tỷ số tự tài trợ = Tổng ngu ồn vốn (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Tỷ số này càng cao, chứng tỏ công ty có khả năng độc lập cao, không bị ràng buộc hoặc chịu nhiều sức ép của các khoản nợ vay. Hệ số thanh toán lãi vay: Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết công ty sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng liệu số vốn đi vay có thể sử dụng tốt tới mức nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vay hay không. Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm nhƣ thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và tuyên bố phá sản. 8
- Lợi nhu ận tr ƣớc thu ế + Chi ph í lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay = Chi ph í lãi vay (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Hệ số càng lớn thì càng tốt, ít nhất phải bằng 1, khi đó lợi nhuận làm ra vừa đủ trả hết lãi vay. Giới hạn hợp lý của hệ số là ≥ 6. Tỷ số phản ánh mức độ sử dụng chi phí: Tỷ suất doanh thu thuần trên giá vốn hàng bán: Doanh thu thu ần Tỷ suất doanh thu thuần trên giá vốn hàng bán = GVHB (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tƣ 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu đƣợc bao nhiêu đồng GVHB. Chỉ tiêu này cao, chứng tỏ mực lợi nhuận giá vốn hàng bán càng lớn. Tỷ suất doanh thu thuần trên chi phí bán hàng: Doanh thu thu ần Tỷ suất doanh thu thuần trên chi phí bán hàng = Chi phí bán hàng (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tƣ 100 đồng chi phí bán hàng thì thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ suất doanh thu thuần trên chi phí quản lý doanh nghiệp: Tỷ suất doanh thu thuần trên chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh thu thu ần = (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Chi phí qu ản lý doanh nghi ệp Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tƣ 100 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số hoạt động và hiệu suất sử dụng vốn SXKD: Vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho bình quân: Vòng quay HTK cho biết HTK quay đƣợc bao nhiêu vòng để tạo ra doanh thu thuần. Tỷ số bằng doanh thu thuần bán hàng chia cho HTK bình quân, trong đó HTK bình quân bằng trung bình cộng số đầu kỳ và cuối kỳ. 9
- Doanh thu th uần bán hàng Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình qu ân (Nguyễn Minh Kiều, 2011) 360 Số ngày tồn kho bình quân = Vòng quay hàng tồn kho (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Số vòng qua HTK càng cao thì càng chứng tỏ việc kinh doanh của công ty tốt, vì mặc dù HTK đƣợc đầu tƣ thấp nhƣng vẫn đem lại doanh thu cao. Tỷ số càng cao càng tốt, tốt hơn là ≥ 6. Còn số ngày tồn kho bình quân là số ngày cần thiết để HTK luân chuyển 1 lần. Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân: Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của công ty. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, qua đó giúp công ty hạn chế đƣợc việc bị chiếm dụng vốn. Kỷ thu tiền bình quân: cho biết cứ một đồng doanh thu có đƣợc, doanh nghiệp phải bán chịu bao nhiêu đồng cho khách hàng, bằng khoản phải thu bình quân chia cho doanh thu bán hàng một ngày. Doanh thu thu ần Vòng quay khoản phải thu = Bình quân giá tr ị kho ản ph ải thu (Nguyễn Minh Kiều, 2011) 360 Kỷ thu tiền bình quân = Vòng quay kho ản ph ải thu (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ càng tốt, giới hạn hợp lý là ≤ 12. Nếu tỷ số càng lớn nghĩa là công ty đang bị chiếm dụng vốn, nhƣng nếu quá thấp thì ảnh hƣởng đến qúa trình hoạt động kinh doanh của công ty. Vòng quay vốn lƣu động: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lƣu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp trong kì, bằng doanh thu thuần 3 bộ phận, 10
- gồm doanh thu thuần bán hàng, hoạt động tài chính và thu nhập khác chia cho TSNH bình quân. Doanh thu thu ần Vòng quay vốn lƣu động = Vốn lưu động bình qu ân (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Hệ số càng cao càng tốt, giới hạn hợp lý tùy theo ngành, đối với ngành thƣơng mại là 8-9 vòng, ngành sản xuất là 3-4 vòng, ngành xây lắp là 1- 2 vòng. Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Tỷ số này đƣợc tính bằng doanh thu thuần chia cho TSDH bình quân. Doanh thu thu ần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Tài sản dài hạn bình qu ân (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Tỷ số cho biết cứ một đồng TSDH tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp trong kỳ. Giới hạn hợp lý tùy theo ngành, đối với ngành thƣơng mại là 8-9, ngành sản xuất là 3-4 và ngành xây lắp là 1-2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Hiệu suất sử dụng TSCĐ đƣợc tính bằng doanh thu thuần chia cho tổng nguyên giá các TSCĐ bình quân. Doanh thu thu ần Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguy ên gi á bán hàng (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Tỷ số cho biết bất cứ một đồng TSDH tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp trong kỳ. Giới hạn hợp lý tƣơng tự với hiệu suất sử dụng vốn cố định. Tính nguyên giá bỏ đi giá trị hao mòn để thấy đƣợc bản chất đem lại doanh thu thật sử của TSCĐ. 11
- Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn: Chỉ tiêu này bằng doanh thu thuần chia cho tổng nguồn vốn bình quân. Doanh thu thu ần Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn = Tổng ngu ồn vốn bình qu ân (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Hệ số cho biết cứ một đồng vốn bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp trong kỳ. Giới hạn hợp lý với ngành xây dựng là 1, ngành sản xuất là 3-7 và ngành thƣơng mại là 10 vòng. Tỷ số doanh lợi: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ số này bằng lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần bán hàng. Lợi nhu ận ròng ROS = × 100 Doanh thu thu ần bán hàng (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Tỷ số cho biết cứ 100 đồng doan thu thì sẽ chứa đựng bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế. Hệ số càng cao càng tốt, nếu thấp nghĩa là công ty gánh qúa nhiều chi phí. Nguyên nhân là do quản trị kém hoặc do tình hình kinh tế lúc đó gặp khó khăn. Tuy nhiên tỷ số ROS còn phụ thuộc và đặc điểm của từng ngành nghề, vì vậy, để có một cái nhìn chính xác, tốt nhất nên so sánh tỷ số này của công ty với bình quân toàn ngành mà công ty đó tham gia (nếu có số liệu). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROA): ROA bằng lợi nhuận ròng chia cho tổng vốn bình quân. Lợi nhu ận ròng ROA = × 100 Tổng ngu ồn vốn bình qu ân (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Tỷ số cho biết cứ 100 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Tỷ số ngày sẽ so sánh với lãi suất cho vay của ngân hàng. Nhà quản trị sẽ quan tâm đến chỉ số này vì tổng tài sản sinh 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương
115 p | 1696 | 368
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của công ty cổ phần thép Việt Ý
97 p | 736 | 213
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
89 p | 525 | 139
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
91 p | 454 | 132
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích chiến lược phân phối sản phẩm hạt giống bắp lai của Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam
90 p | 560 | 109
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tại công ty Lốp YOKOHAMA Việt Nam
94 p | 365 | 60
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tài chính Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt may Linh Phương - Trần Thu Trang
12 p | 197 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thiết kế hệ thống website bán hàng trực tuyến tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành
64 p | 133 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP cho công ty cổ phần công nghệ SAPO
44 p | 57 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần quốc tế ZOMA
63 p | 53 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lí bán hàng cho Công ty Cổ phần Phần mềm quản trị doanh nghiệp Cybersoft
74 p | 62 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Zenco Việt Nam
53 p | 62 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lí khách hàng tại Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ
71 p | 25 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần in Quảng Bình
97 p | 146 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
80 p | 37 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và phát triển công nghệ quốc tế Langmaster
64 p | 11 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
70 p | 23 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các tỷ số tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH một thành viên Tiến Quân
96 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn