Khóa luận tốt nghiệp Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu bảo tồn loài Ngân đằng (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được hiện trạng phân bố, đặc tính sinh học, sinh thái học của loài Ngân đằng (Codonopsis celebica) tại VQG Ba Vì; Đề xuất được giải pháp bảo tồn loài Ngân đằng cho khu vực nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu bảo tồn loài Ngân đằng (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG --------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU BẢO TỒN LOÀI NGÂN ĐẰNG (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, HÀ NỘI NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ : 7620211 Giáo viên hướng dẫn : TS. Vương Duy Hưng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thùy Dung Mã sinh viên : 1653020681 Lớp : K61B - QLTNR Khóa học : 2016 – 2020 Hà Nội, 2020
- LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm Nghiệp, được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, bộ môn Thực vật rừng. Tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn loài Ngân đằng (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội” dưới sự hướng dẫn của TS. Vương Duy Hưng để đảm bảo đúng tiến độ và nội dung theo chương trình học của nhà trường. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ các thầy cô trong bộ môn thực vật rừng, cán bộ công tác tại Vườn quốc gia Ba Vì. Bên cạnh đó là sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình từ thầy Vương Duy Hưng để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vương Duy Hưng đã định hướng và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp và kinh nghiệm bản thân tôi còn chưa nhiều nên kết quả nghiên cứu còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô, những người quan tâm tới đề tài nghiên cứu để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thùy Dung
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH LỤC CÁC HÌNH ................................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3 1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3 1.2. Tại Việt Nam........................................................................................... 4 1.3. Những nghiên cứu về chi Codonopsis và loài Ngân đằng...................... 6 1.3.1. Trên thế giới ...................................................................................... 6 1.3.2. Ở Việt Nam........................................................................................ 8 CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 11 2.1.1. Mục tiêu chung................................................................................ 11 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 11 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 11 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 11 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 11 2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu .......................................................... 11 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố loài ........................... 12 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài Ngân đằng ................................................................................... 14 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu các tác động đến loài Ngân đằng ......... 17 2.4.5. Thử nghiệm nhân giống loài Ngân đằng bằng hạt ......................... 17 2.4.6. Đề xuất giải pháp bảo tồn loài tại VQG Ba Vì ............................... 18 ii
- CHƯƠNG III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 19 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 19 3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 19 3.1.2. Địa hình .......................................................................................... 20 3.1.3. Khí hậu thủy văn ............................................................................. 20 3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................... 21 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì ................... 23 3.5.1. Dân cư ............................................................................................. 23 3.5.2. Kinh tế ............................................................................................. 23 3.5.3. Giao thông vận tải .......................................................................... 25 2.3.4. Giáo dục, văn hóa, du lịch. ............................................................. 25 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 26 4.1. Đặc điểm phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu .............................. 26 4.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài Ngân đằng ...................... 31 4.2.1. Một số đặc điểm sinh học của loài Ngân đằng............................... 31 4.2.2. Đặc điểm sinh thái học của loài Ngân đằng .................................. 35 4.3. Các tác động ảnh hưởng đến phân bố và sinh trưởng của loài ............. 40 4.3.1. Tác động do con người ................................................................... 40 4.3.1. Tác động từ tự nhiên ....................................................................... 41 4.4. Thử nghiệm nhân giống loài Ngân đằng bằng hạt ................................ 41 4.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Ngân đằng tại VQG Ba Vì ............ 45 4.5.1. Bảo tồn tại chỗ ................................................................................ 45 4.5.2. Bảo tồn chuyển chỗ ......................................................................... 45 4.5.3. Các biện pháp khác......................................................................... 46 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 47 Kết luận ........................................................................................................ 47 Tồn tại .......................................................................................................... 48 Kiến nghị ...................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 49 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... 50 iii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung DT Đường kính tán D1.3 Đường kính thân tại độ cao 1.3m trên thân HDC Chiều cao dưới cành HVN Chiều cao vút ngọn NXB Nhà xuất bản ODB Ô dạng bản OTC Ô tiêu chuẩn VQG Vườn Quốc gia iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thông tin tuyến điều tra Ngân đằng tại VQG Ba Vì ...................... 13 Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả điều tra phân bố của loài theo tuyến ................. 27 Bảng 4.2. Bảng tổng hợp công thức tổ thành và mật độ 10 OTC ................... 35 Bảng 4.3. Bảng tổng hợp chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao ........................... 37 Bảng 4.4. Công thức tổ thành và mật độ tầng cây tái sinh ............................. 38 Bảng 4.5. Kết quả thí nghiệm nhân giống Ngân đằng bằng hạt ..................... 42 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra loài Ngân đằng tại Vườn quốc gia Ba Vì ................ 13 Hình 4.1. Sơ đồ tuyến điều tra và vị trí các ô tiêu chuẩn .......................................... 26 Hình 4.2. Điều tra Ngân đằng trên tuyến tại VQG Ba Vì ......................................... 28 Hình 4.3. Sinh cảnh sống của Ngân đằng tại VQG Ba Vì ........................................ 29 Hình 4.4. Sinh cảnh sống của Ngân đằng tại VQG Ba Vì ........................................ 29 Hình 4.5. Tọa độ 1 điểm phân bố Ngân đằng tại VQG Ba Vì .................................. 30 Hình 4.6. Thu thập tiêu bản Ngân đằng tại VQG Ba Vì ........................................... 30 Hình 4.7. Thân cành Ngân đằng tại VQG Ba Vì ...................................................... 32 Hình 4.8. Cành lá Ngân đằng tại VQG Ba Vì ........................................................... 33 Hình 4.9. Cành quả Ngân đằng tại VQG Ba Vì ........................................................ 33 Hình 4.10. Quả, hạt Ngân đằng tại VQG Ba Vì........................................................ 34 Hình 4.11. Hạt Ngân đằng tại VQG Ba Vì ............................................................... 34 Hình 4.12. Loài cây bụi chiếm ưu thế tại khu vực Ngân đằng phân bố.................... 39 Hình 4.13. Loài cây bụi chiếm ưu thế tại khu vực Ngân đằng phân bố.................... 40 Hình 4.14. Kết quả nhân giống ở 3 nền nhiệt nước xử lý hạt giống ......................... 43 Hình 4.15. Kích thước cây con sau 20 ngày gieo ở nhiệt độ nước xử lý hạt giống từ 18-25°C ..................................................................................................................... 43 Hình 4.16. Cây con sau gieo trồng 5 tuần ở 3 nền nhiệt nước xử lý hạt ................... 44 vi
- ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là nguồn tài nguyên quý giá. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu trình chuyển hóa ôxi và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Với xu hướng phát triển và biến đổi hiện nay, vai trò của rừng đối với Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh-quốc phòng, môi trường ngày càng được khẳng định. Là một nước nhiệt đới gió mùa với ¾ diện tích là đồi núi, vai trò của rừng đối với nước ta được thể hiện tích cực trên nhiều phương diện. Với điều kiện tự nhiên đặc biệt và biến đổi tương đối phức tạp, Việt Nam là một nước có đa dạng về loài và sinh cảnh sống cao. Hệ động thực vật nước ta biến đổi theo nhiều hệ sinh thái khác nhau với nhiều loài động thực vật quý hiếm cần được bảo vệ. Để bảo vệ được các loài sinh vật rừng quý hiếm, nước ta đã thành lập nhiều khu rừng đặc dụng có vai trò lớn trong bảo tồn. Trong đó phải kể đến Vườn Quốc Gia Ba Vì. Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, cho tới nay Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 649 chi và 160 họ. Trong đó có 8 loài đặc hữu như: Thu hải đường Ba Vì (Begonia baviensis), Mỡ Ba Vì (Maglolia baviensis), Cói túi Ba Vì (Carex bavicola),… Và nhiều loài cây làm thuốc quý hiếm như Hoa tiên (Asarum maximum), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata), Bát giác liên (Podophyllum tonkiensis), Râu hùm (Tacca chantrieri),… Với nhiều tác nhân tác động đến sinh cảnh và số lượng loài, đặt ra vấn đề bảo tồn một số loài và sinh cảnh sống của chúng tại khu vực. 1
- Qua khảo sát và điều tra sơ bộ, tôi nhận thấy VQG Ba Vì là vùng phân bố tự nhiên của loài Ngân đằng (Codonopsis celebica) - Một loài thực vật quý hiếm được xếp mức nguy cấp VU (Sách đỏ Việt Nam 2007) và những nghiên cứu về loài còn hạn chế vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn loài Ngân đằng (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội” 2
- CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Trong lịch sử lâu đời, con người đã giành nhiều thời gian để học cách nhận biết và phân loại thực vật phù hợp để sử dụng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Trong số những thứ cần thiết này, việc sử dụng thảo mộc và chiết xuất từ thảo dược cho khả năng chữa bệnh được con người rất chú trọng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 70% dân số thế giới dựa vào cây trồng để chăm sóc sức khoẻ ban đầu của họ và khoảng 35.000 đến 70.000 loài đã được sử dụng làm thuốc trị liệu, tương ứng với 14-28% trong số 250.000 loài thực vật được ước tính có khả năng chữa bệnh trên khắp thế giới, và tương đương với 35-70% của tất cả các loài được sử dụng trên toàn thế giới. Trong thị trường toàn cầu hiện nay, hơn 50 loại thuốc chính có nguồn gốc từ cây nhiệt đới. Khoảng 250.000 loài thực vật bậc cao trên thế giới, chỉ có 17% đã được nghiên cứu khoa học về tiềm năng y tế. Y học Trung Quốc cũng hình thành và phát triển rất sớm. Nhiều tác phẩm nổi tiếng như Thần nông bản thảo, Hoàng đế nội kinh. Năm 1977 trong cuốn “Từ điển bách khoa về các phương thuốc cổ truyền Trung Quốc” thống kê 5.757 mục từ, đa số là thảo mộc. Cuốn sách "Cây thuốc Trung Quốc" xuất bản năm 1985 đã liệt kê hầu hết các loài cây cỏ chữa bệnh có ở Trung Quốc từ trước tới nay. Thầy thuốc người Hy Lạp Pedanius Dioscoride một bác sĩ, nhà dược học, nhà thực vật học. Ông là tác giả của bách khoa toàn thư về y học thảo dược và các chất có liên quan đã thống kê có 600 loài thảo mộc. Nicholas Culpeper xuất bản cuốn dược thảo “The English Physitian” (1652) và Complete Herbal (1653) trong đó chứa đựng những kiến thức về thảo dược và dược phẩm. Bên cạnh các hoạt động sử dụng các loài cây thuốc, con người cũng có nhiều nghiên cứu bảo tồn và nhân giống các loài cây thuốc trên nhiều nước 3
- trên thế giới. Vườn thực vật Missouri (Hoa Kỳ). Được thành lập năm 1859, sứ mệnh của vườn Misssouri là “Khám phá và chia sẻ tri thức về cây thuốc và môi trường để giữ gìn và làm giàu cho cuộc sống”.Vườn là trung tâm nghiên cứu về thực vật và khoa học, giáo dục, nằm biệt lập như một ốc đảo ở thành phố St. Louis, bang Missouri của Hoa Kỳ. Vườn gồm 32 ha khu trưng bày tuyệt đẹp, bao gồm vườn đi dạo Nhật Bản, ngôi nhà cổ từ năm 1850 của Henry Shaw và bộ sưu tập lớn nhất thế giới về các loài lan quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vườn thực vật Missouri có đội ngũ nhân viên lớn những người có bằng cấp cao tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và các chương trình bảo tồn ở 35 nước trên thế giới về bảo tồn và phát triển các loài cây có giá trị tiềm năng. Vườn đã có những cam kết rất chặt chẽ về sử dụng có trách nhiệm và bền vững tất cả các nguồn tài nguyên cây cỏ. Vườn cây thuốc Quảng Tây (Trung Quốc). Vườn cây thuốc Quảng Tây được thành lập năm 1959 trên diện tích 202 ha. Đây là vườn cây thuốc lớn nhất ở Trung Quốc, lưu giữ hơn 2.400 loài cây cỏ làm thuốc. Khu vườn được chia thành 7 khu vực trưng bày, bao gồm: Các thảo dược đặc biệt ở Quảng Tây, Y học điều trị, Khu thực vật dưới bóng, Khu cây gỗ, Khu cây cỏ, Khu dây leo và Khu động vật làm thuốc. Vườn cây thuốc Quảng Tây có 141 cán bộ khoa học và kỹ thuật viên, 30 chuyên gia cao cấp và 43 chuyên gia có trình độ. Nhiệm vụ chính của vườn là: Hiện đại hóa thuốc y học cổ truyền; nghiên cứu, trồng trọt cây thuốc; bảo tồn các loài cây thuốc hiếm và bị đe dọa có nguồn gốc từ Quảng Tây; nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, chọn lọc loài/giống có nguồn gốc xuất xứ tốt; hỗ trợ kỹ thuật cho thực hành tốt trồng trọt cây thuốc theo tiêu chuẩn Quảng Tây thông qua nghiên cứu dược liệu. 1.2. Tại Việt Nam Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa với điều kiện tự nhiên đa dạng. Theo ước tính có cơ sở của các nhà khoa học, về thực vật bậc cao có mạch có tới 12.000 loài. Bên cạnh đó còn 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 4
- 2000 loài tảo (Phan Kế Lộc, 1998,; Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997…). Trong đó có rất nhiều loài đã và đang có triển vọng được sử dụng làm thuốc. Từ thế kỉ XIV- XVIII xuất hiện những danh y như Tuệ Tĩnh với “Hồng nghĩa giác tư y thư” những phương thuốc trong và ngoài nước. Thời Lý Thái Tổ (1429), Phan Phù Tiên xuất bản cuốn “Bản thảo thực vật toàn yếu”; thế kỷ XVI, Lê Quý Đôn trong bộ “Vân đài loại ngữ” (1417) đã sơ bộ phân loại thực vật thành nhiều loại: cây cho hoa, cho quả, cây ngũ cốc, cây rau, cây mộc, cây thảo, cây mọc theo các mùa khác nhau. Sau Lê Quý Đôn, Nguyễn Trữ đã đi sâu hơn, mô tả rất kĩ cây thuốc trong cuốn “Việt Nam thực vật học”. Lê Hữu Trác tức Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) ông đã viết cuốn “Y tông tâm tĩnh” nói về đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh, về chẩn đoán và dược học. Từ năm 1962 Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là tái bản lần thứ 13 (2005). Đây là một số sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian với khoa học hiện đại. Năm 1980, Đỗ Xuân Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện trong “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” Năm 1993 với “Tài Nguyên cây thuốc Việt Nam” cho biết hằng năm có khoảng 300 loài cây thuốc được khai thác sử dụng ở các mức độ khác nhau trong toàn quốc. Võ Văn Chi năm 1976 trong luận văn khoa học của mình, ông đã thống kê 1360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc. Đến năm 1991, trong một báo cáo tham gia hội thảo Quốc gia về cây thuốc lần thứ II tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách các loài cây thuốc Việt Nam có 2280 loài cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ trong 4 ngành. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và các tài liệu công bố, năm 1996 ông đã biên soạn và xuất bản “Từ điển cây thuốc Việt Nam”. Có thể nói tài liệu này đã giới thiệu một số lượng lớn nhất và đầy đủ nhất của 5
- nước ta cho tới nay. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu thành phần loài cây thuốc của nhiều vùng nước ta đã được thực hiện. Sau nhiều năm điều tra, nghiên cứu tới nay chúng ta đã biết được số lượng các loài thực vật làm thuốc ở Việt Nam lên tới 3948 loài. 1.3. Những nghiên cứu về chi Codonopsis và loài Ngân đằng 1.3.1. Trên thế giới Năm 1789, Jussieu và cộng sự đặt danh pháp khoa học cho họ Hoa chuông là Campanulaceae. Theo Lammers và Thomas năm 2011, Họ Hoa chuông là một họ thực vật trong bộ Cúc (Asterales), bao gồm 2.380 loài thuộc 84 chi. Họ này chủ yếu là cây thân thảo hay cây bụi, ít thấy có cây gỗ nhỏ. Các loài thường có nhựa trắng như sữa, nhưng cũng có loài mà nhựa tiết ra trong suốt hay rất ít. Một vài chi có rễ củ. Họ này phân bố rộng khắp thế giới nhưng tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu. Ở Nam bán cầu thì Nam Phi là khu vực có rất nhiều loài thuộc họ này. Các loài trong họ này không có mặt tại khu vực Sahara, châu Nam Cực và miền bắc Greenland. Theo APG II và APG III, họ này được chia thành 5 phân họ như sau: Campanuloideae, Cyphioideae, Cyphocarpoideae, Lobelioideae, Nemacladoideae. Trong đó chi Condonopsis thuộc phân họ Campanuloideae. Theo hệ thống của Armen Takhtajan, chi Codonopsis nằm trong tông Codonopsideae, thuộc phân họ Cyanathoideae, họ Campanulaceae, bộ Campanulales, phân lớp Asteranae, lớp Magnoliophyta, trong ngành Magnoliophyta. Chi Codonopsis Wall. ex Roxb., thuộc họ Campanulaceae trên thế giới gồm có 60 loài, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ấm châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Mianma, Ấn Độ, Lào, Indonexia, Nhật Bản... Ở châu Á, chi Codonopsis có 42 loài phân bố trong đó, Trung Quốc có 40 loài, trong số này có 24 loài đặc hữu. 6
- Năm 2007, Tzu-Chao Lin và cộng sự đã xác định trình tự vùng ITS để đánh giá mối quan hệ di truyền của 6 loài thuộc chi Đảng sâm ở Trung Quốc, trong đó có loài Codonopsis celebica. Đồng thời các tác giả cũng đã xây dựng được cây quan hệ di truyền giữa các loài phục vụ công tác phân loại. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngoài các chi thị hình thái và hóa học người ta còn sử dụng chỉ thị ADN để phục vụ công tác phân loại. Feng - Tzu Yeh, Chung - Chuan Chen và các cộng sự ở trường Đại học dược Trung quốc đã nghiên cứu nhân giống loài Codonopsis kawakami Hatata bằng phương pháp nuôi cấy mô từ việc cho hạt nảy mầm trên môi trường nuôi cấy MS có bổ sung đường sucrose. Các chồi được hình thành từ hạt được làm nguyên liệu để tiếp tục nhân sinh khối trên môi trường nuôi cấy MS bổ sung 30g / l sucrose, 1- 2 mg/ 1 BA, 0. 05 mg / 1 NAA and 9g/ l agar. Từ một chổi ban đầu sau 30 ngày nuôi cấy sẽ cho ra số lượng chồi trung bình là 8,2. Sau đó các chồi sẽ chuyển sang môi trường tạo rễ. Sau 45 ngày nuôi cấy số rễ trung bình trên 1 chồi là 28 rễ. Niu Deshui, Shao Qiquan, Zhang Jing đã nhân giống Đảng sâm loài Codonopsis pilosula Nannf. bằng nuôi cấy In vitro thông qua phối vô tính. Kết quả tạo callus vật liệu ban đầu tốt nhất trên môi trường MS có bổ sung 0, 4mg/ l 2,4 - D,2,0 mg / 1 IAA, 0,8mg / 1 Kinetin: Trên môi trường MS bổ sung 2mg/L 6 BA cho kết quả tạo chổi và tái sinh cây tốt nhất. Môi trường thích hợp cho việc tạo rễ là MS bổ sung 0. 2mg / L NAA. Zhang Li - giong Zhou Qiong, Liu Lin, Qu Guo - sheng (2009) đã nhận giống vô tính In vitro loài Codonopsis tsinlinggensis từ đoạn thân. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ở điều kiện cường độ ánh sáng 1600 lux và nhiệt độ 25°C với môi trường nuôi cấy ban đầu là MS bổ sung 2, 4- D 0, 5 mg/ 1, sucrose 20 g / l, agar 8g /l và môi trường MS bổ sung BA 2, 0 mg/ 1, IAA 1, 0 mg/ l, sucrose 20 g/ l, agar 8g/ l các đoạn thân sẽ cảm ứng tạo callus và chồi. Các chổi được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung BA 1, 5 mg/ 1, NAA 0, 1 mg / L, sucrose 30g / l, agar 8g / 1 hoặc môi trường MS bổ sung IBA 1, 0 7
- mg/ 1, sucrose 30 g/ l, agar 8 g / 1 để tạo thành cây con. Bên cạnh nhân giống Đảng sâm bằng nuôi cấy mô, nhân giống từ hạt là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay trên thế giới. Trong nhân giống hữu tính, hạt giống loài Codonopsis tangshen cho kết quả nảy mầm cao nhất trong điều kiện nhiệt độ 25°C, với ánh sáng và giá thể được bổ sung Gibberellin (Sun và cộng sự, 2008). Kết quả thử nghiệm trên đồng ruộng của tác giả Huang P. (1999) đã chi ra trong điều kiện canh tác, năng suất và đường kính củ trung bình loài Codonopsis pilosula có mối tương quan thuận với bón phân Nở mức cao. Ảnh hưởng của 3 loại phân bón chính lên năng suất và đường kính củ là K > P > N. Lượng phân bón, P và K tính cho 1 ha là 155 kg, 250 kg và 60 kg tương ứng tỷ lệ 1: 1, 6: 0,4 cho năng suất đạt cao. Nhiều công trình nghiên cứu hiện đại của nhiều tác giả trên thế giới tập trung nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng dược lý của cây Đảng sâm. Nghiên cứu đã chỉ ra thành phần polysaccharide của rễ cây Đảng sâm tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể (Wang ZT, Ng TB, Yeung HW, Xu G, 1996). Chất chiết của loài Condopsis pilosula có tác dụng bảo vệ và làm lành. 1.3.2. Ở Việt Nam Theo Phạm Hoàng Hộ, chi Codonopsis Wall. ex Roxb., có 2 loài, phân bố chủ yếu ở Sa Pa (Lào Cai), Ba Vì (Hà Nội), Kon Tum, và Bạch Mã (Huế). Chi Codonopsis Blume có 44 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ẩm châu Á và châu Âu. Năm 1999, Nguyễn Tập và cộng sự công bố ở Việt Nam có 3 - 4 loài, trong đó một loài là cây nhập nội, các loài còn lại là cây mọc tự nhiên. Theo Nguyễn Tập, Ngân đằng có tên khác là Ngân đằng đứng, Cang cây (H'Mông). Mai Thị Mỹ Liên đã tiến hành nghiên cứu nhân giống Đảng sâm (Codonopsis pilosula (Franch) Nani) bằng con đường nuôi cấy mô tế bào thực vật. 8
- Nguyễn Thới Nhâm, Ngô Thị Ngọc Anh (1981) đã nghiên cứu xác định sơ bộ thành phần hóa học củ Đảng sâm mọc hoang dại ở Gia Lai, Kon Tum. Nguyễn Thị Thanh Nga (2012) đã tiến hành đánh giá tính đa dạng di truyền một số loài Codonopsis ở Việt Nam bằng kỹ thuật mã vạch ADN. Kết quả nghiên cứu đã góp phần xác định các mã vạch có thể phân biệt được các loài thuộc chi Codonopsis bằng cách kết hợp giữa phương pháp phân loại hình thái truyền thống với phương pháp phân tích trình tự ADN của một gen mã. Căn cứ vào Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập III, 2005 và Sách Đỏ Việt Nam, 2007, chúng tôi sử dụng tên khoa học của loài Ngân đằng trong nghiên cứu này là Codonopsis celebica (Blume) Thuan, thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae). Theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007, Ngân đằng là cây bụi nhỏ, cao 0,5 - 1,0m; có rễ củ; phân cành nhiều, thường, có màu nâu tím nhạt, nhẵn. Lá có cuống ngắn, mọc đối; phiến lá hình thuôn dài, 2 đầu nhọn, đầu lá có mũi nhọn hơi cong xuống; kích thước lá 4,5 -10 x 2- 3,5cm; mép lá khía răng cưa nhọn; gân phụ 5-6 đôi, lõm ở mặt trên và nổi ở mặt dưới. Hoa đơn độc, màu phớt hồng, mọc ở kẽ lá; Có cuống dài 1 - 2cm, màu tím nhạt. Lá bắc 2, hình chỉ; đài 5 răng hình tam giác thuôn dài; tràng hoa chia 5 thùy hình tam giác, dài tới 1cm. Nhị 5; bầu hạ, đầu nhụy ngắn thường có 5 thùy. Quả hình cầu, hơi dẹt, đường kính 1 - 1,5cm, có đài tồn tại; khi chín màu tím đen. Hạt nhỏ, nhiều. Mùa hoa tháng 8 – 9, quả tháng 9-11. Rễ củ dùng làm thuốc bổ, làm men rượu. Lá non làm rau ăn; quả chín ăn được. Cây có phân bố tự nhiên tại Hà Giang; Lào Cai; Vĩnh Phúc; Quảng Nam; KonTum; Thừa Thiên- Huế và Hà Tây (Ba Vì) Cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng, ven đường đi trong rừng kín thường xanh; độ cao 800m -1.600m, thường sống gần nguồn nước. Cây mọc ở vùng núi cao phía bắc (Hà Giang, Lào Cai) có hiện tượng rụng lá hoặc bán tàn lụi vào mùa đông. Ngân đằng ra hoa quả hàng năm, tái sinh tự 9
- nhiên chủ yếu bằng hạt. Phần gốc, thân và cành con sau khi chặt phát vẫn có khả năng tái sinh. Hiện trạng Cây ít dược khai thác, nhưng lại bị tàn phá do mở rộng diện tích nương rẫy (Hà Giang, Quảng Nam, Kon Tum). Đã được bổ sung vào Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2001, 2006), nhằm khuyến cáo bảo vệ. Ngân đằng là nguồn gen tương đối hiếm đối với Việt Nam. Kích thước quần thể nhỏ, có thể bị rủi ro. Với chiều hướng suy giảm số lượng cá thể trong quần thể hiện nay, loài đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) với phân hạng mức nguy cấp VU – Sẽ nguy cấp. Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và Vườn Quốc gia Ba Vì nói riêng, các nghiên cứu chuyên sâu để bảo tồn loài Ngân đằng là hầu như chưa có. Do vậy chúng tôi đã thực hiện “Nghiên cứu bảo tồn loài Ngân đằng (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội”, với mục tiêu cung cấp một số thông tin cơ sở cho bảo tồn và phát triển bền vững loài Ngân đằng tại Việt Nam. 10
- CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu 2.1.1. Mục tiêu chung Xác định được một số thông tin khoa học làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn loài Ngân đằng (Codonopsis celebica) tại VQG Ba Vì. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Xác định được hiện trạng phân bố, đặc tính sinh học, sinh thái học của loài Ngân đằng (Codonopsis celebica) tại VQG Ba Vì Đề xuất được giải pháp bảo tồn loài Ngân đằng cho khu vực nghiên cứu 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quần thể Ngân đằng (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện trên các tuyến và Ô tiêu chuẩn tại VQG Ba Vì trong thời gian từ tháng 11/2019 đến tháng 5 năm 2020. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu; - Một số đặc tính sinh học và sinh thái học của loài Ngân đằng; - Các tác động có ảnh hưởng đến phân bố và sinh trưởng của loài; - Thử nghiệm nhân giống loài Ngân đằng bằng hạt; - Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Ngân đằng tại VQG Ba Vì 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu Thu thập các tài liệu liên quan đến các loài thực vật nguy cấp quý hiếm như danh mục các loài trong sách đỏ Việt Nam, Nghị định 06, CITES, Danh mục đỏ của IUCN 2020… Kế thừa có chọn lọc những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng.Những thông tin, tư liệu về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động, thành phần dân tộc, tập quán canh tác. 11
- Những kết quả nghiên cứu, những văn bản liên quan có liên quan đến các loài thực vật quý hiếm và các giải pháp bảo tổn thực vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới. 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Dụng cụ phục vụ nghiên cứu: 01 GPS; Bản đồ khu vực; Thước dây 40m; Thước dây 1.5m; Bảng biểu; Túi bảo quản mẫu; Etyket, bút chì, thước kẻ,… Thiết lập các tuyến điều tra căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng khu vực, hiện trạng rừng thực tiễn, điều kiện địa hình tôi xác lập 03 tuyến điều tra. Trên các tuyến điều tra ghi nhận vị trí phân bố của loài và hình ảnh kèm theo. Kết quả điều tra trên tuyến được ghi lại theo mẫu biểu 01. Mẫu biểu 01: Điều tra phân bố của loài Ngân đằng theo tuyến Số hiệu tuyến:………………… Ngày điều tra:………………… Người điều tra:…………………Địa điểm:………………… Điểm đầu tuyến:…………………Điểm cuối tuyến:………………… Độ Sinh Sinh Vật Ghi Stt cây Tọa độ Htb Dgốc cao cảnh trưởng hậu chú 1 2 … Thông tin cụ thể 3 tuyến điều tra trong nghiên cứu trong bảng 2.1 và hình 2.1. 12
- Bảng 2.1. Thông tin tuyến điều tra Ngân đằng tại VQG Ba Vì Kí Độ cao Độ cao Tọa độ đầu Tọa độ cuối Độ dài Ghi hiệu điểm điểm tuyến tuyến tuyến chú tuyến đầu cuối N21° N21°05.157' 04.823' Cost 01 366 m 417 m 1,5 km E105°22.501' E105°22.194 400 ' N21° N21° 04.810' 04.573' Cost 02 420 m 654 m 2 km E105° 22.180' E105°21.791 600 ' N21° N21° 04.578' 04.534' Cost 03 655 m 708 m 1,3 km E105° 21.788' E105° 800 21.911' Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra loài Ngân đằng tại Vườn quốc gia Ba Vì 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận Tốt nghiệp Quản lý môi trưởng & Du lịch sinh thái: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp
106 p | 896 | 274
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
103 p | 838 | 190
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp
103 p | 446 | 118
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý hoạt động dịch vụ tại lễ hội Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ
90 p | 366 | 57
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền-chùa Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
9 p | 335 | 49
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý các dịch vụ văn hóa tại khu du lịch Cửa Lò- Nghệ An
10 p | 197 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ
117 p | 193 | 39
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam
98 p | 162 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - TP Hà Nội
81 p | 143 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý đất đai
21 p | 303 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý đất đai: Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới tác động của dự án xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
60 p | 66 | 17
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh nhằm phục vụ việc học tập của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội
9 p | 187 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam
105 p | 131 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nguồn nhân lực văn hóa tại đảo Cát Bà
8 p | 132 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam trên thị trường nội địa
60 p | 26 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý du lịch làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
8 p | 133 | 10
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý di tích đình Lục Nà xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
14 p | 109 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế
93 p | 85 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn