intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam

Chia sẻ: Sdgsxf Sdgsxf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

133
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam nhằm đưa ra một số vấn đề cơ bản về dịch vụ phân phối và quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, thực trạng quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, đề xuất một số giải pháp về tăng cường quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI *********** O0O ********** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN : HỒ THỊ THANH NGA LỚP : ANH 9 KHOÁ : K42C - KHOA KT&KDQT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. TĂNG VĂN NGHĨA HÀ NỘI, THÁNG 11/2007
  2. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối MỤC LỤC Lêi nãi ®Çu ........................................................................................................ 6 Ch-¬ng I. Tæng quan vÒ DÞCH Vô PH¢N PHèI Vµ qu¶n lý c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi .........................10 I. Mét sè vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ dÞch vô ph©n phèi .............................. 10 1. Kh¸i niÖm ................................................................................................... 10 1.1. Ph©n phèi lµ g×? .............................................................................. 10 1.2. HÖ thèng ph©n phèi ......................................................................... 12 1.2.1. Kh¸i niÖm .................................................................................... 12 1.2.2. CÊu tróc hÖ thèng ph©n phèi ........................................................ 13 2. Vai trß cña hÖ thèng ph©n phèi trong nÒn kinh tÕ hiÖn ®¹i........................... 17 2.1. §èi víi doanh nghiÖp ...................................................................... 17 2.2. §èi víi ng-êi tiªu dïng................................................................... 18 II. Qu¶n lý c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ............................................................................................................. 20 1. Vai trß cña qu¶n lý c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ................. 20 1.1. Kh¸i qu¸t vÒ c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ............... 20 1.1.1. Kh¸i niÖm .................................................................................... 20 1.1.2. §Æc ®iÓm...................................................................................... 21 1.1.3. ý nghÜa cña c¹nh tranh trong lÜnh vùc ph©n phèi ......................... 22 1.2. Tæng quan vÒ qu¶n lý c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ............................................................................................... 23 1.2.1. Kh¸i niÖm .................................................................................... 23 1.2.2. Sù cÇn thiÕt cña qu¶n lý c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ...................................................................................... 24 1 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  3. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối 1.2.3. Néi dung cña qu¶n lý c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ...................................................................................... 26 2. C¬ së ph¸p lý cña qu¶n lý c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ................................................................................................................ 27 2.1. LuËt C¹nh tranh .............................................................................. 27 2.1.1. Tæng quan vÒ LuËt C¹nh tranh ..................................................... 27 2.1.2. Mét sè ®iÒu kho¶n cña LuËt C¹nh tranh ®iÒu chØnh lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ................................................................... 29 2.2. Mét sè c¬ së ph¸p lý kh¸c ®iÒu chØnh lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ............................................................................................... 32 2.2.1. LuËt Th-¬ng m¹i .......................................................................... 32 2.2.2. Ph¸p lÖnh B¶o vÖ quyÒn lîi ng-êi tiªu dïng ................................ 35 2.2.3. Mét sè quy ®Þnh kh¸c cã liªn quan ............................................... 36 Ch-¬ng II. Thùc tr¹ng QU¶N Lý c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ë ViÖt Nam vµ kinh nghiÖm cña mét sè n-íc TR£N thÕ giíi..........................................39 I. Thùc tr¹ng c¹nh tranh vµ qu¶n lý c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ë ViÖt Nam........................ 39 1. Thùc tr¹ng c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi .............................. 39 1.1. Tæng quan vÒ thÞ tr-êng ph©n phèi ë ViÖt Nam ............................... 39 1.2. Cuéc c¹nh tranh gay g¾t gi÷a nhµ ph©n phèi trong n-íc vµ n-íc ngoµi..................................................................................... 46 1.3. NhËn xÐt vÒ tÝnh c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ë ViÖt Nam.................................................................................... 50 2. Thùc tr¹ng qu¶n lý c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi.................. 53 2.1. TriÓn khai thùc thi ph¸p luËt c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi .................................................................................. 53 2.2. X©y dùng ®Ò ¸n nh»m t¹o lËp m«i tr-êng ph©n phèi c¹nh tranh lµnh m¹nh ............................................................................ 56 2 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  4. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối II. Kinh nghiÖm qu¶n lý c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi cña mét sè n-íc ............................................ 59 1.NhËt B¶n ..................................................................................................... 59 1.1. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng ph©n phèi ë NhËt B¶n .................................... 59 1.2. §iÒu chØnh ph¸p luËt vÒ c¹nh tranh trong lÜnh vùc ph©n phèi cña NhËt B¶n ................................................................................. 61 2. Th¸i Lan ..................................................................................................... 64 2.1.Thùc tr¹ng ho¹t ®éng ph©n phèi ë Th¸i Lan ..................................... 64 2.2. §iÒu chØnh ph¸p luËt vÒ c¹nh tranh trong lÜnh vùc ph©n phèi cña Th¸i Lan ........................................................................................ 64 2.2.1. Quy ®Þnh B.E.2549 (2006) h-íng dÉn ho¹t ®éng kinh doanh b¸n bu«n, b¸n lÎ ................................................................. 64 2.2.2. LuËt §Çu t- n-íc ngoµi - h¹n chÕ c¸c bªn n-íc ngoµi tham gia ho¹t ®éng kinh doanh b¸n bu«n/b¸n lÎ ë Th¸i Lan .................. 65 2.2.3. Nç lùc ban hµnh LuËt Kinh doanh b¸n lÎ ..................................... 65 2.2.4. Nh÷ng quy ®Þnh h¹n chÕ kinh doanh b¸n lÎ .................................. 66 3. §µi Loan .................................................................................................... 67 3.1. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng ph©n phèi ë §µi Loan .................................... 67 3.2. §iÒu chØnh ph¸p luËt vÒ c¹nh tranh trong lÜnh vùc ph©n phèi cña §µi Loan ................................................................................. 68 3.2.1. Ch-¬ng tr×nh kh¾c phôc ®èi víi c¸c nhµ b¸n lÎ theo chuçi cöa hµng trong lÜnh vùc ph©n phèi ................................................ 68 3.2.2. Ghi chó gi¶i thÝch vÒ c¸c doanh nghiÖp ph©n phèi theo quy ®Þnh cña LuËt Th-¬ng m¹i lµnh m¹nh ........................................... 69 4. Hµn Quèc ................................................................................................... 71 4.1. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng ph©n phèi ë Hµn Quèc .................................. 71 4.2. §iÒu chØnh ph¸p luËt vÒ c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi cña Hµn Quèc ............................................................... 72 3 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  5. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối 4.2.1. LuËt Th-¬ng m¹i c«ng b»ng vµ ®iÒu chØnh ®éc quyÒn (MRFTA) ....................................................................................... 72 4.2.2. Th«ng b¸o vÒ c¸c h×nh thøc vµ tiªu chuÈn ®èi víi c¸c hµnh vi kinh doanh kh«ng lµnh m¹nh liªn quan ®Õn viÖc kinh doanh cöa hµng b¸n lÎ lín ............................................................ 75 III. Bµi häc kinh nghiÖm ®èi víi ViÖt Nam ..................................... 76 Ch-¬ng III. Mét sè gi¶i ph¸p vÒ t¨ng c-êng qu¶n lý c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ë ViÖt Nam ......................................................................................................................80 I. Xu h-íng c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ë ViÖt Nam ..................................................................................... 80 II. MéT Sè KIÕN NGHÞ VÒ Gi¶i ph¸p t¨ng c-êng qu¶n lý c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi ë ViÖt Nam ................................................................................................... 84 1. §èi víi Nhµ n-íc........................................................................................ 84 1.1. Ban hµnh c¸c quy ®Þnh ph¸p lý cô thÓ h¬n vÒ c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi.................................................... 84 1.2. T¨ng c-êng tuyªn truyÒn, phæ biÕn ph¸p luËt c¹nh tranh cho céng ®ång kinh doanh nãi chung vµ c¸c doanh nghiÖp ph©n phèi nãi riªng ................................................................................ 85 1.3. T¹o m«i tr-êng ph¸p lý kinh doanh th«ng tho¸ng cho c¸c doanh nghiÖp ph©n phèi................................................................. 86 1.4. T¨ng c-êng n¨ng lùc thÓ chÕ vµ chuyªn m«n cña c¸c c¬ quan gi¸m s¸t c¹nh tranh trong lÜnh vùc dÞch vô ph©n phèi .................... 87 1.5. X©y dùng hÖ thèng th«ng tin, ®Þnh h-íng xu h-íng ph¸t triÓn cña lÜnh vùc ph©n phèi................................................................... 89 1.6. X©y dùng c¸c biÖn ph¸p phßng chèng c¸c chiÕn l-îc vÒ gi¸ ............ 90 1.7. KhuyÕn khÝch ph¸t triÓn hÖ thèng ph©n phèi hiÖn ®¹i ...................... 90 2. §èi víi doanh nghiÖp.................................................................................. 91 4 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  6. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối 2.1. N©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña c¸c doanh nghiÖp ph©n phèi trong n-íc ...................................................................................... 91 2.1.1. TiÕn hµnh liªn minh, liªn kÕt t¹o ra lùc l-îng ®èi träng ®ñ søc c¹nh tranh víi c¸c nhµ ph©n phèi n-íc ngoµi ......................... 92 2.1.2. CÇn thay ®æi nhËn thøc, t- duy vµ x©y dùng phong c¸ch chuyªn nghiÖp hãa trong mäi kh©u s¶n xuÊt, kinh doanh ............... 93 2.1.3. Thùc hiÖn ®a d¹ng hãa thÞ tr-êng, ®a d¹ng hãa s¶n phÈm vµ ®a d¹ng hãa trong ph©n bè d©n c-............................................ 94 2.1.4. X©y dùng hÖ thèng ph©n phèi chuyªn nghiÖp ................................ 95 2.2. T¨ng cưêng t×m hiÓu vÒ ph¸p luËt c¹nh tranh cho c¸c doanh nghiÖp trong n-íc.......................................................................... 96 KÕt luËn ...........................................................................................................98 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o .............................................................99 Danh môc tõ viÕt t¾t ..............................................................................104 Danh môc S¥ §å, B¶ng biÓu ...................................................................105 5 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  7. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Với tư cách là một hiện tượng xã hội riêng có của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh xuất hiện ở mọi lĩnh vực, công đoạn của quá trình kinh doanh. Người ta đã từng ví nếu như cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra, các doanh nghiệp dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật để nhằm đạt được lợi ích. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay hạn chế cạnh tranh sẽ có tác động đi ngược lại lợi ích của toàn xã hội, làm suy giảm tốc độ phát triển kinh tế vì không khuyến khích được các loại hình doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, việc cạnh tranh với các công ty, tập đoàn đa quốc gia ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế, dịch vụ phân phối hàng hóa là một trong những ngành kinh tế chịu sức ép trực tiếp và đầu tiên khi thị trường được mở bởi những cam kết, định chế quốc tế mà Việt Nam đang và sẽ tham gia. Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đang gia tăng tốc độ và quy mô đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ phân phối Việt Nam một cách mạnh mẽ. Hiện tượng này cho thấy lĩnh vực dịch vụ phân phối không còn là mảnh đất độc quyền của các doanh nghiệp Việt Nam mà đã buộc các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh sức ép cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, họ còn đứng trước nguy cơ ngày càng xuất hiện nhiều hành vi phản cạnh tranh, dẫn đến mối lo ngại sẽ dần bị loại bỏ ngay trên chính sân nhà. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp phân phối trong nước và nước ngoài được tự do cạnh tranh trong một môi trường lành mạnh, công bằng? Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ngày càng có nhiều công ty nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia với tiềm lực tài chính lớn có thể dễ dàng thâu tóm thị trường nội địa trong khi các chính sách quản 6 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  8. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối lý trong lĩnh vực phân phối của chúng ta còn chưa hoàn thiện. Đây chính là mối quan tâm và lo ngại của các nhà lập chính sách Việt Nam để không ngừng nghiên cứu và đưa ra những giải pháp phù hợp. Chính vì vậy, quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở nước ta có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một đòi hỏi của thực tế khách quan. Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của vấn đề này, em chọn đề tài: “Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam” làm đề tài Khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận về dịch vụ phân phối và quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối. - Phân tích và đánh giá thực trạng cạnh tranh và quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp thiết thực, khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối hàng hóa ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam. - Nội dung quy định trong các văn bản pháp luật điều chỉnh cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối ở nước ta. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu nội dung hoạt động quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam và một số nước. - Về không gian: Việt Nam và một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái lan, Đài Loan và Hàn Quốc. - Về thời gian: Từ năm 2004 - 2020. 7 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  9. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, thống kê, luận giải. Đặc biệt phương pháp so sánh luật học được sử dụng để nêu bật những nét đặc trưng riêng biệt trong hệ thống pháp luật của từng nước. - Phương pháp so sánh - đối chiếu được dùng để đánh giá kinh nghiệm của nước ngoài, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 5. Nội dung bố cục của Khóa luận Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, Khóa luận kết cấu bao gồm 03 chương như sau: Chƣơng I: Tổng quan về dịch vụ phân phối và quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối. Chƣơng II: Thực trạng quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới. Chƣơng III: Một số giải pháp về tăng cƣờng quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam. Do kiến thức tích lũy chưa đầy đủ, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, Khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để Khóa luận tốt nghiệp có ý nghĩa thực tiễn hơn. Em xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo, TS. Tăng Văn Nghĩa và Tập thể Cán bộ Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2007 Sinh viên thực hiện 8 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  10. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI VÀ QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI 1. Khái niệm 1.1. Phân phối là gì? Trong hoạt động kinh doanh, để tiêu thụ được sản phẩm, ngoài việc tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu và đặc điểm tiêu dùng ở từng thị trường nhất định, các doanh nghiệp cần chú ý đến chính sách phân phối và vận động hàng hóa của mình. Đó là một chính sách bộ phận không thể thiếu trong chiến lược Marketing, nó đảm bảo mối quan hệ mật thiết giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa cung và cầu trên thị trường. Trong kinh tế học hiện nay chưa có một định nghĩa và nghiên cứu chính thức về lĩnh vực phân phối. Theo Từ điển Encyclopedia [62], phân phối là việc một nhà bán buôn mua hàng hoá với số lượng lớn từ nhà sản xuất với giá sát với chi phí và bán lại chúng với giá cao hơn cho những người mua khác, có thể là nhà phân phối cấp dưới hoặc người bán lẻ, nhưng không phải cho người tiêu dùng cuối cùng. Phân phối là quá trình tiếp thị và cung cấp hàng hoá, đặc biệt là cho những người bán lẻ. Trong Marketing phân phối đuợc hiểu là các quá trình kinh tế, tổ chức, kỹ thuật nhằm điều hành và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng đạt hiệu quả kinh tế cao [15]. Với giác độ này, phân phối bao gồm các hoạt động diễn ra trong khâu lưu thông, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Nội dung của phân phối là thực hiện hàng loạt các dịch vụ sau quá trình sản xuất và trước quá trình tiêu dùng. Đứng trên quan điểm của nhà kinh tế thì hoạt động phân phối sản phẩm là tổng hợp các hoạt động chuẩn bị, tổ chức tiêu thụ và các hoạt động sau tiêu thụ. Cũng có khái niệm cho rằng: hoạt động phân phối sản phẩm là hoạt động bán hàng của 10 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  11. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối doanh nghiệp. Một khái niệm khác mang tính rộng hơn: hoạt động phân phối sản phẩm là hoạt động lưu thông hàng hóa trong xã hội Quan điểm của các nhà quản trị cho rằng: “Hoạt động phân phối sản phẩm là việc trả lời các câu hỏi: Cung cấp sản phẩm mình có cho ai? Cung cấp sản phẩm đó bằng cách nào? Và làm thế nào để cho khách hàng của mình hài lòng nhất?” Theo Danh mục phân ngành dịch vụ của tài liệu mã số MTN.GNS/W/120 (W120) của Vòng đàm phán Uruguay và Phân loại Danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên Hợp quốc thì lĩnh vực dịch vụ phân phối bao gồm 4 nhóm chính: dịch vụ đại lý uỷ quyền; dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và nhượng quyền thương mại (Franchising) [10]. Dịch vụ bán buôn: là việc bán hàng cho người bán lẻ, cho những doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, thương mại, các tổ chức, cơ quan hoặc cho những người bán buôn khác. Dịch vụ bán lẻ: là việc bán hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Đại lý uỷ quyền: là việc đại diện cho thương nhân khác để tiến hành giao dịch và bán những mặt hàng thuộc quyền sở hữu của thương nhân này cho những người bán buôn, bán lẻ hoặc cá nhân. Nhượng quyền: là bán một số quyền và ưu đãi cụ thể cho người khác (mô hình bán lẻ, thương hiệu...) Như vậy, với những quan điểm khác nhau về hoạt động phân phối sản phẩm thì việc hiểu bản chất về nó cũng có ít nhiều sự khác nhau. Nhưng tất cả các khái niệm đó đều có một điểm chung và chúng ta có thể hiểu phân phối sản phẩm là: toàn bộ các công việc để đưa một sản phẩm / dịch vụ từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng có nhu cầu, bảo đảm về chất lượng, thời gian, số lượng, chủng loại, kiểu dáng, màu sắc, mà người tiêu dùng mong muốn. Tuỳ thuộc vào điều kiện khác nhau mà các doanh nghiệp xem xét bản chất của hoạt động theo góc độ nào. 11 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  12. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối Trong khuôn khổ của Khóa luận, bản chất của hoạt động phân phối sẽ được phân tích dựa trên quan điểm kết hợp giữa quan điểm của Marketing, quan điểm của các nhà quản trị và theo Danh mục phân ngành dịch vụ của tài liệu mã số MTN.GNS/W/120 (W 120) của Vòng đàm phán Uruguay và Phân loại Danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên Hợp quốc. 1.2. Hệ thống phân phối 1.2.1. Khái niệm Có hai phương thức phân phối phổ biến là phương thức phân phối trực tiếp và phương thức phân phối gián tiếp. Phương thức phân phối trực tiếp là phương thức hàng hóa được phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng không cần qua trung gian. Các công ty có thể thực hiện phương thức này bằng cách bán hàng tận nhà, bán qua thư đặt hàng, qua các cửa hàng của nhà sản xuất và qua Internet. Ưu điểm của phương thức này là công ty có thể chủ động trong việc quyết định hàng hóa phân phối, giám sát các hoạt động phân phối một cách chặt chẽ và phản ứng kịp thời với những biến động trên thị trường, hơn nữa công ty không phải chia lợi nhuận. Tuy nhiên doanh nghiệp lại phải đầu tư một khối lượng lớn, do vậy phương thức này rất khó áp dụng cho các công ty vừa, nhỏ, thiếu kinh nghiệm. Để khắc phục các nhược điểm trên, doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức phân phối gián tiếp. Phương thức này sử dụng một hệ thống trung gian gọi là hệ thống phân phối hay là kênh phân phối. Đó là một hệ thống các tổ chức độc lập liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng. Tầng lớp trung gian này bao gồm những người bán buôn, bán lẻ, đại lý, môi giới, những đại diện của người bán và người mua kể cả các công ty vận tải, các đại lý quảng cáo có nhiệm vụ hỗ trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống phân phối là nguồn lực bên trong rất quan trọng của doanh nghiệp mà thường phải hàng năm mới xây dựng được, rất khó thay đổi. Nó đặc trưng cho mối quan hệ ràng buộc giữa người sản xuất và nhà phân phối. Và đó cũng là liên kết chặt chẽ giữa hệ thống chính sách của doanh nghiệp với sự biến động thực tế trên thị trường. Chính 12 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  13. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối vì vậy, xây dựng hệ thống phân phối không chỉ nhằm mục tiêu trước mắt mà còn phải nghĩ đến những dự kiến tương lai. 1.2.2. Cấu trúc hệ thống phân phối a. Các nhân tố cấu thành của hệ thống phân phối Hệ thống phân phối có quan hệ và cấu trúc rất phức tạp như các hệ thống mạng lưới do chúng bao gồm các doanh nghiệp và các cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau. Các thành viên hay các nhân tố cấu thành một hệ thống phân phối bao gồm:  Người sản xuất: bao gồm rất nhiều loại thuộc nhiều ngành kinh doanh từ nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng đến các nghành dịch vụ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Khóa luận chỉ đề cập đến các nhà sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp sản xuất). Đó là những công ty sản xuất có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng đều chung mục đích là đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận. Để thoả mãn nhu cầu thị trường, sản phẩm của họ phải luôn luôn sẵn sàng để cung cấp cho các thị trường đó. Nhưng phần lớn các công ty lớn nhỏ đều không có được các điều kiện thuận lợi để phân phối sản phẩm của họ trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng. Mặt khác, họ thiếu cả kinh nghiệm cần thiết lẫn quy mô hiệu quả để thực hiện tất cả các công việc phân phối sản phẩm. Do vậy, họ cần đến các tổ chức trung gian phân phối. Người sản xuất chính là nhân tố đầu tiên của các kênh phân phối.  Người bán buôn: là những người bán hàng hoá và dịch vụ cho người mua để họ bán lại hoặc sử dụng vào mục đích kinh doanh. Họ thường có khả năng lớn về vốn, cung cấp tín dụng tài chính và có thể chi phối các quan hệ thị trường lớn. Người bán buôn thường giao dịch với nhà sản xuất nhiều hơn là người tiêu dùng. Điều này sẽ trợ giúp tài chính cho các nhà sản xuất, giúp họ tập trung vốn cho việc đầu tư sản xuất. Do có khả năng chi phối thị trường nên người bán buôn thường có xu hướng độc quyền mua với người sản xuất. Nhưng do người bán buôn cũng ít tiếp xúc với người tiêu dùng cuối cùng nên ít năng động và thông tin phản hồi từ thị trường cũng là thông tin thứ cấp.  Người bán lẻ: là những người phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân, không vì mục đích thương mại. Họ thường 13 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  14. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối không có quy mô lớn nhưng lại có những phương tiện bán hàng đa dạng, hệ thống cửa hàng phong phú như siêu thị, cửa hàng tổng hợp, trung tâm thương mại. Do vậy họ thường xuyên tiếp xúc với những khách hàng cuối cùng, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, thói quen mua sắm của họ. Bên cạnh đó, khả năng an toàn trong kinh doanh của họ thường cao hơn những nhà bán buôn nhờ phải cung cấp hàng hoá đa dạng, dự báo được những biến động của thị trường. Tuy nhiên, người bán lẻ chịu sự chi phối của người bán buôn hoặc đại lý, do vậy họ có xu hướng muốn thiết lập trực tiếp với nhà sản xuất.  Người đại lý: là người đại diện cho bên mua, bên bán, đại lý bán buôn hay đại lý bán lẻ. Họ thường không có quyền sở hữu hàng hoá, không phải chịu rủi ro trong kinh doanh. Lợi nhuận của đại lý được tính bằng phần trăm hoa hồng mà bên bán hay bên mua phải trả theo quy định trong hợp đồng đại lý. Đại lý không có quyền quyết định giá cả hàng hóa nên khả năng cạnh tranh và tính cạnh tranh trong kinh doanh kém.  Người môi giới: là người thực hiện việc tìm kiếm nhu cầu thị trường, lựa chọn các nguồn cung ứng hợp lý để thõa mãn các nhu cầu đó. Họ chính là người xúc tiến việc mua bán hàng hóa trên thị trường, giúp cho cung và cầu gặp nhau. Do vậy họ sẽ được hưởng tiền hoa hồng cả từ phía người mua và người bán.  Người tiêu dùng cuối cùng: là người trực tiếp sử dụng các sản phẩm bán ra từ nhà sản xuất, là thị trường mục tiêu được đáp ứng bởi các hệ thống thương mại của kênh. Họ chính là người ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của các thành viên trong kênh và là nhân tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Từ những ưu, nhược của các thành viên trong hệ thống kênh phân phối, nhà sản xuất (doanh nghiệp) phải luôn nghiên cứu và phát triển các thành viên của kênh sao cho phù hợp với quy mô sản xuất - kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả nhất, đảm bảo cho vịêc thực hiện mục tiêu cuối cùng mà mọi doanh nghiệp đều muốn vươn tới là tối đa hoá lợi nhuận. b. Cấu trúc của hệ thống phân phối 14 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  15. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối Dựa vào phương thức phân phối kênh phân phối có thể được chia thành các loại kênh phân phối sau: Kênh 0: là kênh phân phối trực tiếp, trong đó chỉ có nhà sản xuất và nhà tiêu dùng cuối cùng vì vậy có những ưu điểm và nhược điểm như đã trình bày ở trên. Kênh 1: là kênh gián tiếp, kênh ngắn bao gồm hoạt động bán hàng thông qua một loại trung gian. Kênh này giúp doanh nghiệp không những phát huy được những ưu điểm của kênh phân phối trực tiếp mà còn giải phóng được một phần chức năng lưu thông để tăng cường chuyên môn hoá, sản xuất giảm bớt số lượng vốn và nhân lực đầu tư cho hoạt động phân phối. Tuy nhiên dạng kênh này vẫn có những hạn chế nhất định như không phát huy hết được các ưu thế của phân công lao động xã hội ở trình độ cao, các nhà sản xuất hoặc người bán lẻ phải kiêm chức năng bán buôn. Do vậy, việc phân bổ dự trữ trong kênh 1 vẫn không hợp lý và cân đối dẫn đến việc lưu thông hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn. Thông thường kênh này được sử dụng đối với các mặt hàng mang tính chất chuyên doanh, phục vụ một số nhu cầu thường xuyên ổn định của người tiêu dùng. Kênh 2: là loại kênh phổ biến nhất trong hoạt động phân phối và thường áp dụng cho các nhà sản xuất có quy mô lớn. Kênh này có ưu điểm là mang tính chuyên môn hoá cao giúp cho nhà sản xuất tách rời khỏi hoạt động phân phối và tập trung nguồn lực vào sản xuất. Do vậy hàng hóa được lưu thông nhanh chóng, linh hoạt, thoả mãn được nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên nhà sản xuất lại không có mối liên hệ trực tiếp đối với người tiêu dùng cuối cùng, do vậy thông tin thu được thường là thông tin thứ cấp nên không kịp thời và kém chính xác. Kênh 3 (dạng kênh đầy đủ): là kênh được nhiều nhà sản xuất và người bán lẻ nhỏ sử dụng. Ở đây một đại lý được sử dụng để giúp tập hợp hàng hóa và phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn. Kênh này đáp ứng tốt nhất yêu cầu phân công xã hội về lao động giữa người sản xuất và lưu thông và cả nội bộ lưu thông. Nó cho phép xã hội tối đa hóa hoạt động thương nghiệp trên mọi vị trí bán lẻ và mọi địa điểm dân cư. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của kênh này là mâu thuẫn nội bộ trong kênh có thể xảy ra do các thành viên khác không đạt được lợi ích của mình. 15 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  16. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối Mặt khác, doanh nghiệp có thể không kiểm soát được các thành viên và không nhận được thông tin phản hồi hữu ích từ phía người tiêu dùng. 16 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  17. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối Sơ đồ 1: Các kênh phân phối cho hàng hóa dịch vụ tiêu dùng phổ biến Kênh trực tiếp Kênh cấp 1 Kênh cấp 2 Kênh cấp 3 Người SX (NK) Người SX (NK) Người SX (NK) Người SX (NK) Đại lý Người bán buôn Người bán buôn Người bán lẻ Người bán lẻ Người bán lẻ Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng 2. Vai trò của hệ thống phân phối trong nền kinh tế hiện đại 2.1. Đối với doanh nghiệp Nhìn vào quá trình kinh doanh bình thuờng của một doanh nghiệp, bắt đầu bằng ý tưởng sản phẩm, đến định vị thị trường, nghiên cứu sự thích hợp của sản phẩm, sản xuất, bán hàng, thu tiền và tiếp tục cải tiến sản phẩm. Nếu diễn ra một cách bình thường thì các khâu trong quá trình sản xuất và kinh doanh sẽ có tầm quan trọng như nhau. Trong điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay, khâu bán hàng và tiếp thị hiện đang có ảnh hưởng lớn nhất đến sự sống còn của doanh nghiệp. Hệ thống phân phối có tầm quan trọng trong quá trình kinh doanh và khi doanh nghiệp càng nhỏ thì hệ thống phân phối càng quan trọng. Đối với đại đa số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì hệ thống phân phối là yết hầu của công ty và thông thường chính người chủ doanh nghiệp phải quan tâm và thực hiện các công tác phát triển cũng như giữ vững được thị phần của mình trong một hệ thống phân phối đang có. Tại Việt Nam hiện nay, chi phí cho hệ thống phân phối còn rất nhỏ so với các 17 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  18. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối phương tiện cạnh tranh khác và điều đó đã góp phần tạo nên sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua phân phối hàng hoá, các thành viên tham gia vào hoạt động phân phối hàng hoá sẽ cung cấp các thông tin về hàng hoá dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Ngược lại thông qua họ, doanh nghiệp cũng sẽ nhận được các thông tin phản hồi từ thị trường. Doanh nghiệp sẽ có điều kiện tiếp xúc với các thành viên trung gian, với người tiêu dùng cuối cùng, do vậy sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng, nâng cao nhãn hiệu, hình ảnh của mình. Việc phân phối hàng hóa đồng thời với việc di chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ thu được tài chính để bù đắp chi phí và tiếp tục tái đầu tư. Mỗi doanh nghiệp đều phải tự tìm kiếm cho mình những thị trường có lợi nhất phù hợp với khả năng, tiềm lực của mình cũng như dự đoán được những biến đổi trong tương lai. Nắm vững được hoạt động phân phối cũng như dự báo được sự biến động của hàng hoá phân phối biến động trên thị trường là điều kiện đảm bảo thành công của doanh nghiệp. Có thể nói, thị trường phân phối trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng, có tính chất quyết định một cách đáng kể đối với sự vận động, phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh bất kỳ nền kinh tế nào. Hoạt động phân phối là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, chính vì vậy những diễn biến, thái độ và hiệu quả hoạt động của thị trường phân phối đều gây ra những tác động đáng kể nhất định đến các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đặc biệt là các nhà sản xuất và cung ứng hàng hoá, họ phụ thuộc khá nhiều vào các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ để đưa hàng hoá của mình ra thị trường một cách tốt nhất, nhanh nhất và qua đó có thể hoạch định được chiến lược, sản xuất kinh doanh của mình. 2.2. Đối với ngƣời tiêu dùng Phân phối hàng hóa bao gồm toàn bộ các hoạt động để đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng hoặc sử dụng. Vì vậy lĩnh vực dịch vụ phân phối còn được ví như chiếc cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, khắc phục được các vấn đề về thời gian, không gian và khoảng cách giữa hàng hoá, dịch vụ với 18 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  19. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối người tiêu dùng. Khi xã hội càng phát triển, thu nhập dân cư tăng lên, nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, phong phú. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất phải sản xuất với khối lượng lớn để đạt hiệu quả sản xuất nhờ quy mô. Sản xuất khối lượng lớn một số chủng loại sản phẩm mâu thuẫn với nhu cầu số lượng nhỏ, chủng loại đa dạng của người tiêu dùng. Hệ thống phân phối giúp giải quyết tốt sự khác biệt giữa sản xuất quy mô lớn và tiêu dùng đa dạng, khối lượng nhỏ bằng cách mua hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhau, bán lại cho nhiều người tiêu dùng tại một địa điểm. Nhờ có hệ thống phân phối, hàng hóa có mặt trên thị trường kịp thời. Về mặt thời gian, vì sản xuất không xảy ra cùng thời gian với nhu cầu sản phẩm tiêu dùng sản phẩm nên phải dự trữ hàng hóa, hơn nữa nhiều hàng hóa mang tính thời vụ còn tiêu dùng xảy ra quanh năm hoặc ngược lại, hệ thống phân phối giúp tạo nên sự ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua hoạt động lưu trữ. Về mặt không gian, hệ thống phân phối phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc giữa các vùng, các miền tạo thành thể thống nhất toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhờ có hệ thống phân phối, hàng hóa có thể tràn ngập trên thị trường bất kỳ một vùng, miền nào. Quá trình lưu thông, luân chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng được thực hiện mang tính chuyên môn hóa cao, tiết kiệm thời gian, chi phí. Chi phí trong khâu phân phối sẽ được chuyển vào khâu tiêu dùng nên cạnh tranh trong dịch vụ phân phối sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối và giảm giá bán cuối cùng cho nguời tiêu dùng. Hơn nữa, bản thân hoạt động phân phối cũng tạo thêm lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc tạo ra sự đa dạng về hàng hoá. Với sự tồn tại của hệ thống phân phối, người tiêu dùng sẽ tiếp cận được nhiều chủng loại hàng hóa của nhiều nhà sản xuất có quy mô, khu vực địa lý khác nhau, không chỉ từ các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn được hưởng các lợi ích như cung ứng về địa điểm mua bán, thuận tiện về các dịch vụ bảo hành và cung cấp thông tin. Phân phối giữ vai trò quan trọng trong việc cân đối cung cầu trên thị trường. Thông qua hoạt động phân phối, các mặt hàng 19 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
  20. Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối được phân phối đồng bộ và đa dạng hơn, thoả mãn nhu cầu không ngừng thay đổi của người tiêu dùng. Tóm lại, hệ thống phân phối có một vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, là một bộ phận không thể thiếu được trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế không ngừng phát triển, đây chính là chìa khóa đem lại thành công cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống phân phối cũng đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Hệ thống phân phối hàng hóa còn được ví như chiếc phong vũ biểu phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh, mức sống của dân cư trong xã hội. Do vậy, sự phát triển cũng như tính hiệu quả của hệ thống phân phối luôn là mục tiêu cần phải ưu tiên và hướng tới của các doanh nghiệp. II. QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI 1. Vai trò của quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối 1.1. Khái quát về cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối 1.1.1. Khái niệm Cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tuỳ thuộc vào ý định và hướng tiếp cận của các nhà khoa học. Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh được cuốn Blacklaw dictionary diễn tả là sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba [16]. Với tư cách là hiện tượng xã hội, cạnh tranh được cuốn từ điển kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992 định nghĩa là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một khách hàng về phía mình [2]. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh là sự ganh đua giữa các chủ thể (nhà sản xuất, người tiêu dùng) trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi trong sản xuất, 20 Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C- KT&KDQT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2