Khóa luận tốt nghiệp: Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu hiện trạng các SP&DV thông tin, thư viện (TTTV) phục vụ NDT khiếm thị ở Anh; đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả phục vụ NDT khiếm thị ở nước ta. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1, Từ viết tắt tiếng Việt STT Từ viết tắt Từ gốc 1 NDT Người dùng tin 2 NKT Người khiếm thị 3 SP&DV Sản phẩm và dịch vụ 4 TTTV Thông tin, thư viện 5 TVHN Thư viện Hà Nội 6 TVKHTHTPHCM Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 2, Từ viết tắt tiếng Anh 1 NLB The National Library for the Blind (Thư viện Quốc gia dành cho người mù Anh) 2 RNIB The Royal National Institute of Blind People (Viện Hoàng gia cho người mù Anh) Vũ Thế Phong 1 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam MỞ ĐẦU 1, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI “Tự do, phồn vinh và phát triển của xã hội, cá nhân là những giá trị cơ bản của con người” (Tuyên ngôn UNESCO). Những giá trị đó chỉ đạt được khi mọi người có đủ thông tin, tri thức. Thông tin, tri thức là tiềm lực, quyền lực của xã hội và con người, nhờ đó con người có thể làm chủ mọi hoàn cảnh sống và vươn tới tương lai tươi sáng hơn. Ngày nay nền kinh tế thế giới đang từng bước dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế này, thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia. Toàn cầu hóa với cuộc cách mạng về công nghệ thông tin đã làm thay đổi hành vi con người. Việc tiếp cận thông tin qua các công nghệ hiện đại đã làm cho các quốc gia gần nhau hơn. Cùng với các lĩnh vực khác, ngành thông tin – thư viện đã và đang có những đóng góp tích cực trong việc truyền bá thông tin và mở cửa nhiều kho tàng kiến thức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người đọc. Người khiếm thị (NKT) là một bộ phận trong lực lượng người dùng tin (NDT) mà hệ thống thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện công cộng có trách nhiệm phục vụ. Pháp lệnh Thư viện của nước ta ban hành ngày 28/10/2000, điều 6 khoản 4 đã ghi: “Người mù phải có điều kiện sử dụng các tài liệu thư viện bằng chữ Braille hoặc dưới dạng những vật mang tin khác”. Trong bài phát biểu tại hội thảo: “Thư viện công cộng phục vụ NKT ” tổ chức ở Hà Nội, ngày 17/5/2006, giám đốc quỹ FORCE – một tổ chức từ thiện của Hà Lan đã nói: “Việc cung cấp thông tin và dịch vụ thư viện cho người khuyết tật ở đại đa số các thư viện công cộng là chưa đầy đủ. Điều này thường được biện hộ bằng cách nêu lên số lượng ít ỏi những người khuyết tật sử dụng các dịch vụ thư viện của mình. Nhưng người khuyết tật sẽ không sử Vũ Thế Phong 2 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam dụng thư viện công cộng trừ khi việc tiếp cận về mặt vật chất và nội dung được cung cấp một cách đầy đủ”. Mục tiêu cao cả mà loài người luôn luôn phấn đấu là mỗi người sinh ra dù bình thường hay không may bị khuyết tật đều bình đẳng ở mọi khía cạnh của xã hội, nhất là trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu và cống hiến sức lực của mình cho xã hội. Ngày nay, các thư viện đều chú ý phục vụ đối tượng NKT, gỡ bỏ dần những rào cản làm NKT không thể hoặc gặp nhiều khó khăn khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ (SP&DV) của thư viện. Trong khi nhiều thư viện đã từng bước cải thiện SP&DV cho NKT, vẫn còn nhiều thiếu sót đáng kể cần phải khắc phục. Nước Anh là một nước phát triển trên thế giới, đời sống nhân dân tương đối cao. Các thư viện ở Anh được đầu tư xây dựng khá nhiều, do đó NDT khiếm thị Anh có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận SP&DV thư viện, đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao của mình. Quyền lợi của NKT và người khuyết tật hiện nay đã được làm rõ trong luật pháp Anh, thông qua việc ban hành Đạo luật chống phân biệt đối xử (DDA) năm 1995, đặc biệt là Mục Sản phẩm và Dịch vụ của Đạo luật này có hiệu lực từ năm 1999 và Đạo luật Người khuyết tật và Nhu cầu giáo dục đặc biệt năm 2001. Dưới những điều khoản này, mọi nhà cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm không được từ chối phục vụ, không được phục vụ kém chất lượng, không được hạ thấp chất lượng của dịch vụ dành cho người khuyết tật. Cần tiến hành hợp lý để thay đổi các chính sách, ứng dụng, quy trình thực hành, gỡ bỏ những rào cản làm người khuyết tật không thể hoặc gặp nhiều khó khăn khi sử dụng các dịch vụ của thư viện. Ở Việt Nam, NKT vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong việc sử dụng thư viện. Thông qua đề tài: “Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam”, Vũ Thế Phong 3 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam chúng ta có thể có được cái nhìn khái quát về tình hình phục vụ NKT tại Anh, từ đó rút ra những gợi ý cho thư viện Việt Nam trong việc phục vụ NKT. 2, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu hiện trạng các SP&DV thông tin, thư viện (TTTV) phục vụ NDT khiếm thị ở Anh; đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả phục vụ NDT khiếm thị ở nước ta. 3, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1, Đối tượng nghiên cứu: SP&DV TTTV phục vụ NDT khiếm thị 3.2, Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Một số thư viện ở Anh như Viện Hoàng gia cho người mù, Thư viện Quốc gia dành cho người mù, Hội báo nói Anh Quốc… và một số thư viện ở Việt Nam như Thư viện Hà Nội và Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian: Vài năm gần đây. 4, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận: Bài viết dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, các quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sách báo, thông tin – thư viện. Phương pháp cụ thể: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu; khảo sát thực tế; phỏng vấn. Vũ Thế Phong 4 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam 5, NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đóng góp về mặt lý luận: Góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về SP&DV TTTV. Đóng góp về mặt thực tiễn: Nghiên cứu nhu cầu tin của NKT; tìm hiểu hiện trạng các SP&DV TTTV phục vụ NKT ở Anh – một trong những nước chú trọng đến công tác phục vụ nhu cầu thông tin cho NKT; phân tích, soi rọi vào công tác phục vụ thông tin cho NKT của các thư viện Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả phục vụ NKT. 6, BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN Ngoài danh mục chữ viết tắt, phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần chính của khóa luận gồm các chương sau: Chƣơng 1. Những vấn đề chung về ngƣời khiếm thị tại Anh và nhu cầu tin của họ Chƣơng 2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện phục vụ ngƣời khiếm thị tại Anh Chƣơng 3. Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện phục vụ ngƣời khiếm thị ở Việt Nam và một số kiến nghị, giải pháp Vũ Thế Phong 5 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƢỜI KHIẾM THỊ TẠI ANH VÀ NHU CẦU TIN CỦA HỌ 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 1.1.1. Khái niệm sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện Sản phẩm thông tin, thư viện là kết quả của việc xử lý và hệ thống hóa các nguồn tin đã có, nhằm tạo cho con người có thể khai thác được theo mục đích của mình. Mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin ở những sản phẩm khác nhau cũng rất khác nhau. Các sản phẩm thông tin thư mục có khả năng thỏa mãn nhu cầu tra cứu thông tin về tài liệu. Các sản phẩm thông tin dạng dữ kiện, toàn văn, tổng thuật… có khả năng thỏa mãn nhu cầu về chính bản thân thông tin. Sản phẩm được hình thành nhằm thỏa mãn những nhu cầu thông tin, do đó, sản phẩm phải phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu, cũng như sự vận động biến đổi của nhu cầu. Tương tự như mọi loại sản phẩm khác, sản phẩm TTTV cần không ngừng được hoàn thiện để thích ứng với nhu cầu mà nó hướng tới (cả về nội dung và hình thức). Dịch vụ thông tin, thư viện là dịch vụ bao gồm những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan TTTV nói chung. Sản phẩm và dịch vụ thông tin là công cụ để con người khai thác và sử dụng thông tin để nâng cao hiểu biết của mình. Việc chú trọng phát triển các SP&DV có ý nghĩa quan trọng, không thể thiếu và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của cơ quan TTTV. Vũ Thế Phong 6 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam 1.1.2. Khái niệm ngƣời khiếm thị và ngƣời dùng tin khiếm thị Người khiếm thị là người sau khi được điều trị và /hoặc điều chỉnh khúc xạ mà thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng tối, và bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và thực thi các hoạt động hàng ngày. Khái niệm này bao gồm cả những người mù và những người nhược thị. (Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia). Theo Từ điển Tiếng Việt thì NKT là người có khiếm khuyết về thị giác, mất khả năng nhìn hoặc chỉ nhìn được rất kém, không rõ ràng. Gillian Burrington, nhà thư viện học nổi tiếng người Anh cho rằng: Thuật ngữ “khiếm thị” dùng để mô tả tình trạng thị lực không thể điều chỉnh bằng kính thuốc hay phẫu thuật. Nó bao gồm những người mắc bệnh thị lực chỉ còn một phần và những người bị mù hoàn toàn. Một số người khiếm thị khó nhìn thấy những vật ngay trước mặt nhưng có thể nhìn thấy những vật trên sàn nhà hoặc ở hai bên, một số người khác lại có thể thấy rõ ràng những vật ngay trước mắt nhưng không thấy gì ở hai bên. Một số trường hợp bệnh lý có thể gây thị lực chỉ nhìn lốm đốm từng vùng, một số bệnh lý khác ảnh hưởng đến sự nhận biết màu sắc hoặc khả năng nhận biết khoảng cách. Cũng có một số người thì rất khó khăn khi gặp ánh nắng chói chang và một số người khác có thể không nhìn thấy gì cả khi gặp ánh sáng yếu. Người dùng tin khiếm thị là NKT có sử dụng SP&DV của cơ quan TTTV để thỏa mãn nhu cầu tin của mình. Sau đây, trong Khóa luận của mình, Tôi xin sử dụng thuật ngữ chung là “người khiếm thị”. Vũ Thế Phong 7 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam 1.2. NHU CẦU CỦA NGƢỜI DÙNG TIN KHIẾM THỊ 1.2.1. Nhu cầu về nội dung thông tin Người khiếm thị cần thông tin có nội dung đa dạng như các thành phần độc giả khác, nhất là sách giáo khoa phổ thông và sách học ngoại ngữ, sách Văn học, sách về Xã hội – Chính trị, Âm nhạc, Y học cổ truyền, Tài liệu tham khảo như Từ điển, Bách khoa toàn thư, Sách giáo khoa chương trình đại học, các ngành nghề thủ công, khoa học ứng dụng như Tin học cho người mù, Tin tức nói chung. 1.2.2. Nhu cầu về hình thức tài liệu Đối với người mù và mất thị lực, vấn đề khó khăn là phải tìm được hình thức tài liệu thay thế cho tài liệu in để làm phương tiện xóa được khoảng cách giao tiếp thông tin của họ. Hình thức phổ biến hiện nay là tài liệu chữ lớn, sách nói, tài liệu nổi (Braille và Moon) và văn bản điện tử. Một số ít người sử dụng chữ nổi nhưng đó không phải là hình thức hiệu quả nhất để thay thế tài liệu in thông thường. Sách chữ nổi thường là dành cho NKT bẩm sinh, còn trẻ, rất cần thiết cho các em học sinh khiếm thị học đọc và học viết. Nhìn chung số người sử dụng chữ nổi không nhiều. Văn bản điện tử ngày càng nhanh chóng bộc lộ tính năng động nhờ khả năng chuyển đổi bản điện tử thành nhiều hình thức thay thế khác. Có những tổ chức quốc gia tập trung hóa công tác sản xuất và xử lý tài liệu thay thế. Những dịch vụ cấp quốc gia này thường cho sản phẩm chất lượng, phát triển tốt và là nguồn cung cấp tài liệu và thông tin chủ lực cho người mù và khiếm thị. Băng cassette và sách chữ lớn thường là hai thế mạnh của thị trường kinh doanh xuất bản sách phổ thông và giải trí. Điều này buộc các thư viện chú ý đến công tác phát triển dịch vụ của họ lưu ý nhiều hơn đến thành phần NKT và khuyết tật. Vũ Thế Phong 8 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Tài liệu sách báo nói được xuất bản nhiều hơn nhằm thể hiện sự quan tâm đến nhu cầu giải trí hay thông tin của cả người lớn lẫn trẻ em. Loại hình tài liệu này có thể sử dụng trên xe ô tô hay dùng máy cầm tay và hiện nay được xuất bản ở cả dạng CD và băng cassette. Tài liệu chuyển dạng, đặc biệt trên thị trường kinh doanh, chủ yếu là tài liệu phổ thông cho cả dạng tiểu thuyết và khác tiểu thuyết, đặc biệt là loại sách tiểu sử nhân vật. Dạng băng đĩa thu âm có nội dung bị rút gọn và được xuất bản chậm hơn nhiều so với tài liệu in thông thường. Chỉ có một số ít tài liệu được làm cho đọc giả theo yêu cầu riêng của họ. 1.3. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện đối với ngƣời dùng tin nói chung và ngƣời khiếm thị nói riêng 1.3.1. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện đối với ngƣời dùng tin nói chung Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Thông qua việc sử dụng SP&DV TTTV, bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận tri thức, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giải trí… của mình. Nhu cầu của NDT về SP&DV TTTV ngày một tăng theo chiều hướng phát triển của nguồn lực thông tin. Vì thế, bên cạnh sản phẩm thông tin truyền thống như: hệ thống mục lục, các bản thư mục..., thư viện phải cần phải có kế hoạch xây dựng các sản phẩm thông tin như: cơ sở dữ liệu, ấn phẩm tóm tắt, tổng quan… cũng như dịch vụ thông tin mới như: phục vụ theo chế độ hỏi đáp, theo chế độ chọn lọc hội thảo khoa học, nói chuyện chuyên đề, dịch vụ tra cứu thông tin qua mạng... Các SP&DV này sẽ giúp NDT tìm và chọn lọc thông tin phù hợp với nhu cầu của mình một cách dễ dàng, thuật tiện và nhanh chóng. Vũ Thế Phong 9 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam 1.3.2. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện đối với ngƣời khiếm thị Người khuyết tật nói chung và NKT nói riêng phải chịu nhiều khó khăn trong cuộc sống. Thông qua việc sử dụng các SP&DV phù hợp, NKT có thể dần dần nâng cao được trình độ của mình, hòa nhập với cuộc sống. Nguyện vọng thiết tha của cộng đồng NKT là được học chữ, được lao động, có việc làm phù hợp và thu nhập ổn định, vượt lên số phận tật nguyền, từng bước vươn lên hòa nhập cuộc sống cộng đồng, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “tàn nhưng không phế”. 1.4. Khái quát về ngƣời khiếm thị tại Anh Hiện tại, có khoảng 2% dân số thế giới bị khiếm thị. Theo thống kê của WHO, toàn cầu hiện có hơn 50 triệu người mù và 135 triệu NKT. Cứ 5 giây trên thế giới có 1 người mù và cứ 1 phút lại có một trẻ em mù. Trong số những người mù và khiếm thị, có đến 90% số người mù lòa sống ở các quốc gia nghèo nhất thế giới, Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này. Mặt khác, số lượng người mù trên thế giới có xu hướng gia tăng. Dự tính do sự gia tăng dân số, tăng tuổi thọ và một số nguyên nhân khác, số người mù trên thế giới sẽ tăng gấp 2 lần vào năm 2020 nếu như chúng ta không có những biện pháp phòng chống mù lòa hữu hiệu. Theo cách tính này, đến năm 2020 ở Việt Nam sẽ có hơn một triệu người mù và hơn ba triệu NKT. Tại Anh, có trên 2 triệu người bị khiếm thị. Thống kê ở Anh về tuổi khởi phát bệnh mù lòa cho thấy 31% người trả lời nói rằng bắt đầu mắc bệnh khi còn ở độ tuổi lao động (từ 17 đến 59 tuổi), nhưng 56% cho rằng bệnh khởi phát từ khi 60 tuổi trở về sau. Chỉ có 8% bắt đầu bị bệnh khi mới dưới 16 tuổi. Vũ Thế Phong 10 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Bảng 1: Những nguồn chính cung cấp thông tin cho NKT Nguồn: http://www.rnib.org.uk 85% người lớn khiếm thị tiếp cận thông tin qua nói chuyện trực tiếp. Ngoài ra nguốn tiếp cận thông tin quan trọng khác là các phương tiện truyền thông. Tivi chiếm 64%, radio chiếm 63% và báo, tạp chí chiếm 41% là các nguồn tiếp cận thông tin quan trọng. Băng đĩa hay sách nói chiếm 13%, báo nói chiếm 7% và sách viết bằng chữ nổi chiếm 1% cũng là những nguồn quan trọng. Hiện nay máy vi tính cũng được sử dụng rộng rãi và trở thành một phương tiện cung cấp thông tin quan trọng cho NKT. Bảng 2: Hình thức đọc thường được người lớn khiếm thị chọn Nguồn: http://www.rnib.org.uk Vũ Thế Phong 11 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam CHƢƠNG 2. SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN, THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI KHIẾM THỊ TẠI ANH 2.1. MỘT SỐ CƠ QUAN, TỔ CHỨC TIÊU BIỂU TRONG VIỆC CUNG CẤP SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ TẠI ANH 2.1.1. Viện Hoàng gia cho người mù. Website: http://www.rnib.org.uk Viện Hoàng gia cho người mù Anh (tên tiếng Anh: The Royal National Institute of Blind People – viết tắt là RNIB) là tổ chức tình nguyện lớn nhất Anh quốc dành cho người mù và khiếm thị. RNIB cung cấp hơn 60 dịch vụ khác nhau ở đủ các lĩnh vực giáo dục, tập huấn, việc làm, và hỗ trợ cho cá nhân và tổ chức. Công việc của RNIB chủ yếu có bốn lĩnh vực: thiết bị và thông tin truy cập được, dịch vụ cộng đồng (định nghĩa rộng hơn), giáo dục và việc làm. Trong dịch vụ thư viện, RNIB làm việc chặt chẽ với Thư viện quốc gia dành cho người mù để phối hợp và cải thiện dịch vụ tốt hơn. RNIB khởi xướng tổ chức “Share the Vision” và tiếp tục trở thành một thành viên tích cực. Sứ mệnh của nó là “Một thế giới nơi mà người mù và khiếm thị hưởng thụ được quyền lợi, trách nhiệm, cơ hội và chất lượng cuộc sống như những người sáng mắt”. Trang web RNIB: http://www.rnib.org.uk Là một nguồn lực thông tin, RNIB luôn đảm bảo tính bình đẳng thông tin và cung cấp nhiều cách truy cập thông tin thực tế nhất và linh động nhất. Trang web chứa nhiều thông tin cho biết các dịch vụ và sản phẩm của RNIB và thông tin về NKT trên các trang web khác. Vũ Thế Phong 12 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Trang này được thiết kế để có thể truy cập đến tất cả mọi người sử dụng, kể cả những người sử dụng công nghệ truy cập như giọng đọc hay phóng to màn hình. Trang này được thiết kế theo các hướng dẫn của RNIB về cách lập trang web tốt cho phép người xem điều chỉnh các yếu tố trình bày như cỡ chữ, kiểu hay màu sắc. Trang này hiện thu hút khỏang 70,000 người một tháng, rất được ưa thích trong số các trang web của các tổ chức từ thiện của Anh Quốc. Thƣ viện tham khảo RNIB Thư viện này là một trong những kho tài liệu toàn diện nhất cho các chủ đề của NKT tại Anh Quốc. Vốn tài liệu có hơn 6,000 sách, 6,000 tờ rời, 2,300 thông tin chính phủ, 3,600 báo cáo hàng năm và 175 tạp chí hiện hành. Thành viên có thể đến thư viện hay nhận thông tin qua đường bưu điện. Thƣ viện băng cassette RNIB Hiện có khoảng 20,000 tài liệu, chủ yếu là tài liệu nhà trường nhưng cũng có một số tài liệu hướng dẫn cũng như một số sách khoa học phổ thông. Đây là dịch vụ theo yêu cầu với các băng được chép từ bản gốc ra. Dịch vụ này được thiết kế để có thể đáp ứng nhanh được yêu cầu và chất lượng sản phẩm thích hợp cho mục đích của NKT. Bạn đọc có thể sử dụng dịch vụ này thông qua Dịch vụ khách hàng ở Peterborough và không phải trả phí. Dịch vụ sách nói RNIB Dịch vụ này được sử dụng rộng rãi nhất đối với người có vấn đề về thị lực ở Anh quốc, chủ yếu là dịch vụ tiêu khiển giải trí và có vốn tài liệu rất phong phú, kể cả sách văn học hay khoa học và sách thiếu nhi. Sách gần như ở dạng toàn văn và do các chuyên gia đọc ở chất lượng cao. Sách ở dạng đặc biệt và yêu cầu máy chuyên dụng, được phát như là một phần trong dịch vụ và rất dễ sử dụng (dịch vụ này là một chọn lựa tốt cho mọi người cảm thấy khó khăn khi sử dụng băng cassette hay đĩa CD). Bạn đọc cần đặt hàng chọn Vũ Thế Phong 13 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam trước nhiều nhất là 30 nhan đề và được cung cấp nếu chúng có sẵn hoặc thư viện sẽ chọn theo các sự đánh giá nhu cầu sử dụng trước đây. 2.1.2. Thư viện Quốc gia dành cho người mù. Website: www.nlbuk.org Là thư viện dẫn đầu về hoạt động phục vụ NKT, Thư viện Quốc gia dành cho người mù Anh (tên tiếng Anh: The National Library for the Blind – viết tắt là NLB) làm việc với nhiều thư viện lớn để thúc đẩy các thực hành tốt nhất và tăng thêm giá trị cho dịch vụ dành cho NKT. NLB phối hợp với một số các thành viên ở Anh quốc (các tổ chức từ thiện, các dịch vụ thư viện trường đại học và công cộng) và ở nước ngoài để đảm bảo dịch vụ tốt nhất cho bạn đọc. Dịch vụ thư viện cho mượn tài liệu có vốn tài liệu Châu Âu lớn nhất bằng chữ Braille và Moon và cung cấp dịch vụ miễn phí trên toàn thế giới. Vốn tài liệu bao gồm tài liệu văn học và khoa học, cho người lớn và thiếu nhi và cả cho người đang học chữ Braille, hay cả vốn tài liệu nhạc bằng chữ Braille. Cũng có một số ít tài liệu khổ lớn và băng sách nói. NLB giúp cá nhân chọn lựa theo nhu cầu đọc và độc lập bất cứ nơi đâu họ muốn. Các yêu cầu có thể liên lạc qua điện thoại hay qua trang web www.nlbuk.org Trang web NLB truy cập đầy đủ và kể cả truy cập mục lục trực tuyến để chọn lựa và đặt sách, khu vực sách cho thanh thiếu niên, bảng thảo luận và tạp chí “Read On”. Thêm vào đó, trang web này có nhiều dịch vụ trực tuyến bao gồm sách điện tử và tài liệu tham khảo cũng như cổng thông tin cho NKT truy cập vào các trang web khác. Trang web NLB bao gồm các tính năng: a) Mục lục trực tuyến và tìm sách b) Thảo luận về nghiệp vụ thư viện Vũ Thế Phong 14 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam c) Hoạt động vận động đọc và viết trong khu dân cư d) Cổng thông tin cho NKT e) Góc chọn sách văn học cho thanh thiếu niên f) Hướng dẫn thiết lập trang web truy cập được g) Sách điện tử h) Dịch vụ tham khảo điện tử. NLB cung cấp cổng thông tin cho dịch vụ thư viện rộng lớn hơn cho NKT. Bằng cách phát triển mối quan hệ hợp tác với các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước, NLB làm việc nhằm cung cấp cho NKT thêm nhiều sách và thông tin và dịch vụ theo hình thức tài liệu nào họ thích dùng. NLB cũng cung cấp Dịch vụ tập huấn và tư vấn truy cập cho thư viện, người cung cấp thông tin và các tổ chức khác mong muốn cải thiện việc truy cập dịch vụ của họ. Dịch vụ được cung cấp có thể bao gồm cả kiểm tra tính truy cập, tập huấn nhân viên, hỗ trợ công nghệ truy cập và giúp đỡ phục vụ tài liệu dạng thay thế. NLB xuất bản tạp chí “Read On”, danh mục bổ sung “New Reading” và bản tin “Focus supporters” (theo quý), bản tin “NLB Research Bulletin” (hàng hai năm) và một “Annual Review” (thông báo hàng năm). 2.1.3. Thư viện băng cassette cho người mù và khuyết tật Website: www.calibre.org.uk Thư viện băng cassette cho người mù và khuyết tật (CALIBRE) là thư viện gửi băng sách nói qua đường bưu điện cho các thành viên (trên 18,500 độc giả). Vốn tài liệu gồm 6.000 nhan đề, trong đó có khoảng 1.000 sách thiếu nhi. Vũ Thế Phong 15 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Dịch vụ của CALIBRE chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu đọc giải trí. Vốn tài liệu có cả sách khoa học phổ thông như về tiểu sử danh nhân, du lịch và cả sách văn học. Thành viên có thể tự chọn sách hoặc nhờ CALIBRE chọn sách cho họ dựa vào các sự chọn lựa trước đây của họ. Dịch vụ có nhiều đặc điểm giúp bạn đọc dễ dàng truy cập: a) sách được ghi âm trong băng cassette 2 rãnh; b) người mắc chứng khó đọc, người khuyết tật tạm thời có thể đăng ký sử dụng dịch vụ này; c) dịch vụ được cá nhân sử dụng miễn phí. Bạn đọc chỉ cần có giấy xác nhận của bác sĩ để đảm bảo đủ điều kiện chấp thuận sử dụng dịch vụ. Dịch vụ đăng ký được cung cấp cho các tổ chức và cơ quan phục vụ người khuyết tật nhưng họ chỉ có thể mượn sách cho những khách hàng đủ điều kiện sử dụng dịch vụ của CALIBRE. Mục lục có ở dạng chữ lớn, trên đĩa và toàn bộ mục lục có thể tra cứu trên trang web của CALIBRE. CALIBRE đóng góp các biểu ghi của họ vào cơ sở dữ liệu REVEAL của Mục lục Liên hợp quốc gia tài liệu chuyển dạng. 2.1.4. Tổ chức Share the Vision Share the Vision (viết tắt là STV) là một hiệp hội quốc gia để giúp đỡ cải thiện chất lượng và khả năng triển khai dịch vụ TTTV phục vụ NKT. STV là cộng sự của các tổ chức quốc gia như CALIBRE, Thư viện quốc gia dành cho người mù (NLB), Viện Hoàng Gia dành cho người mù (RNIB), Hội báo nói Anh quốc, Hội đồng Thông tin Thư viện Scotlen, Hội của Các cán bộ thư viện chủ chốt, Viện nghiên cứu chuyên gia thư viện, Hội đồng dịch vụ Thông tin thư viện Bắc Ai len, Hội đồng dịch vụ Thông tin thư viện Wales, Thư viện quốc gia Anh quốc và Hội thư viện trường đại học cao đẳng. Vũ Thế Phong 16 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Thành lập vào năm 1990, STV hướng dẫn một chương trình ứng dụng rộng rãi gồm các hoạt động thúc đẩy và khởi xướng phối hợp với các thành viên tổ chức. Các hoạt động này bao gồm: hội thảo thúc đẩy, triển lãm, điều hành và hội nghị. Nó là nơi tiên phong đề xuất tính khả thi của REVEAL, cơ sở dữ liệu Mục lục Liên hợp quốc gia tài liệu chuyển dạng. Năm 1999, Ủy ban Thông tin thư viện tiến hành hợp tác với STV để có thể đạt hiệu quả hoạt động từ nguồn quỹ 200,000 bảng do DCMS tài trợ từ 1999/ 2000 “để đảm bảo là người mù và khiếm thị hưởng nhiều lợi ích hơn khi sử dụng các dịch vụ đọc và thư viện”. STV xuất bản Danh bạ các dịch vụ chuyển dạng (hết xuất bản), Dịch vụ thư viện dành cho NKT, Bản tin STV – bản tin định kỳ và nói về vấn đề nhận thức về dịch vụ (ngừng phát hành kể từ số 39, Đông 2001). 2.1.5. Hội báo nói Anh quốc. Website: www.tnauk.org.uk Hội báo nói Anh quốc (tên tiếng Anh: Talking Newspaper Association of the United Kingdom, viết tắt là TNAUK) là tổ chức thành viên của hơn 500 tờ báo địa phương. Nó cũng là nhà cung cấp các tờ báo địa phương và tạp chí phổ thông quốc gia cho NKT và những người cảm thấy “phải căng mắt ra mà đọc”. Những tờ này có thể đăng ký gửi bưu điện miễn phí cả bản rút gọn trên băng 2 rãnh và thư điện tử hay CD-ROM. Chúng cũng có thể tải về từ bản tin của TNAUK. Bên cạnh dịch vụ cung cấp trực tiếp đến người sử dụng, cả hai phiên bản sản phẩm âm thanh và tệp tin điện tử cũng được chuyển cho các thư viện bằng cách đăng ký với Dịch vụ Thư viện sách nói được điều hành bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn báo nói. TNAUK cũng quan tâm đến việc thực hiện phạm vi nhỏ của các thư viện để khám phá và mở rộng việc phát triển dịch vụ của nó. Vũ Thế Phong 17 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Là một tổ chức thành viên, TNAUK cũng là nơi tập trung tư vấn cho các tổ chức tình nguyện địa phương tự lập để sản xuất thông tin địa phương trên băng. Nó cũng tiến hành một số dự án cung cấp trang thiết bị và tập huấn để thành viên cung cấp truy cập trực tuyến đến các dịch vụ văn bản điện tử. Xuất bản phẩm: - Báo nói toàn quốc (hàng quý) - Tntalk (địa chỉ thảo luận dành cho thư viện) - Thực hành tốt dành cho báo nói - Hướng dẫn dịch vụ sản xuất băng cho người tàn tật và khiếm thị (hàng năm). 2.2. MỘT SỐ SẢN PHẨM THÔNG TIN, THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI KHIẾM THỊ TẠI ANH 2.2.1. Tài liệu chữ nổi Trong khoảng 100.000 tài liệu được xuất bản mới ở Anh hàng năm, chỉ có 5% nhan đề được chuyển qua dạng thay thế cho loại in ấn thông thường và chỉ có một số ít các cơ quan tổ chức sản xuất những tài liệu này. Sách dành cho NKT là loại sách đặc biệt: không màu sắc, không mực in và không đóng thành quyển bình thường. Đó là những tập giấy khổ to (hơn cỡ A3), rất dày và được thiết kết gáy như album ảnh. Trên trang giấy in chữ braille hay còn gọi là chữ nổi. Nhìn bề ngoài, hệ thống ký hiệu này là các điểm chấm nổi trên trang giấy phẳng, thay vì những nét liền như chữ bình thường. Mỗi chữ cái braille nằm gọn trong một ô chữ nhật (ô tưởng tượng) gồm 6 chấm, xếp thành hai cột dọc sát nhau, mỗi cột 3 chấm. Tùy vị trí thay đổi các chấm nổi mà tạo ra ý nghĩa của chữ. Sách chữ braille được in bằng máy và giấy chuyên dụng, giá thành rất cao. NKT đọc sách bằng cách sờ lên những dòng điểm nổi đó, nhận biết chữ qua cảm nhận của các đầu ngón tay. Vũ Thế Phong 18 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Sách và tạp chí nổi có thể đặt mua hay mượn từ RNIB và NLB. NLB có bộ sưu tập chữ nổi lớn nhất cho mượn ở Châu Âu, chủ yếu là các nhan đề tiểu thuyết và khác tiểu thuyết cho mọi lứa tuổi. Vốn tài liệu của RNIB có nhiều nhan đề thích hợp cho sinh viên. RNIB và NLB cùng làm việc với nhau để sản xuất, bán hay cho những người học chữ nổi mượn dùng, kể cả dùng cho các lớp tập huấn và tài liệu thích hợp cho các nhóm tuổi học viên. Nhạc Braille: RNIB là nhà cung cấp chính sản phẩm này tại Anh và NLB thì có bộ sưu tập lớn nhất, có khoảng 13.000 nhan đề nhạc nổi, có nhiều nhan đề mới nhập về đều đặn. Có từ nhạc cổ điển cho đến nhạc pop và cả nhạc cho các đàn bàn phím điện tử. Hiện nay chưa được biên mục hết, nhưng cũng đang trong quá trình biên mục hồi cố nhập máy. Nhạc nổi Braille có thể mua từ RNIB. 2.2.2. Sách, báo, tạp chí chữ lớn Chữ lớn đặc biệt quan trọng cho độc giả bị giảm thị lực và cũng dùng được các tài liệu in ấn. Với những người chưa sử dụng thư viện, nó cũng là động cơ khuyến khích họ trở thành độc giả. Chữ lớn cũng giúp người bị giảm thị lực có thể kéo dài được thời gian đọc cho đến khi thích nghi với việc sử dụng tài liệu chuyển dạng. Vũ Thế Phong 19 K51 Thông tin – Thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Trong một số trường hợp, chữ lớn dùng kèm theo với tài liệu nói như kèm với phần mềm đọc màn hình. Vì thế chữ lớn cũng đóng vai trò quan trọng trong mọi phương diện của dịch vụ thư viện như cung cấp tài liệu đọc, hướng dẫn dịch vụ và các bảng biểu chỉ dẫn. Về kỹ thuật in thì chữ lớn được phân biệt dựa vào kích cỡ chữ là chủ yếu. Nhưng xét đến phương tiện phục vụ NKT thì còn có một số yếu tố khác phải nói đến như phải đảm bảo chữ dễ đọc và rõ ràng. Những yêu cầu này gồm độ dày, độ nét của các ký tự, khoảng cách giữa các ký tự, khoảng cách giữa các dòng và độ tương phản giữa chữ in và nền. Việc sản xuất chữ lớn nhờ các trang thiết bị như máy photocopy phóng to và hệ thống máy tính hóa mở rộng khả năng đọc và cung cấp lượng thông tin đáng kể cho NKT. Mặc dù có những hạn chế do luật bản quyền hiện tại còn gây nhiều khó khăn, nó cũng đã mở ra một khả năng lựa chọn khác cho bạn đọc. Hệ thống máy tính hóa có thêm những thuận tiện cho phép đạt được những chuẩn đọc rõ chấp nhận được nhờ vào việc điều chỉnh cỡ chữ và sử dụng máy in laser chất lượng cao. Dùng máy quét cũng tạo cơ hội cho bản sao còn đẹp hơn cả bản gốc. Thiết bị đầu ra là máy in hay màn hình có thể cũng được điều chỉnh theo sở thích cá nhân như cỡ chữ hay màu nền. Tài liệu chữ lớn là nguồn tiêu biểu để đọc sách nói chung và mục đích giải trí nói riêng mà hầu hết là do giới xuất bản thương mại sản xuất. Tuy vậy, số nhan đề được xuất bản hàng năm là 2000, quá ít nếu so với tổng đầu sách in thông thường hàng năm được xuất bản. Cỡ chữ tài liệu thường dao động từ 16 đến 20. Từ năm 1999 đến 2001, RNIB đã sản xuất một số ít nhan đề cổ điển loại giấy thường (Dự án sách truy cập được) ở dạng chữ đại đến cỡ 24. Bộ sách này có một số nhan đề cho thiếu nhi. Do kích cỡ, nên trên một dòng có rất ít chữ vì thế sách trở nên cồng kềnh và rất lớn. Mỗi tháng chỉ có hai hoặc Vũ Thế Phong 20 K51 Thông tin – Thư viện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của Công ty Cổ phần Thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội
48 p | 243 | 38
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản
107 p | 185 | 37
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền
8 p | 170 | 20
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại trung tâm thông tin thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội
9 p | 117 | 15
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Sản phẩm lưu niệm tại bảo tàng Hồ Chí Minh
11 p | 123 | 15
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại thư viện tỉnh Bắc Giang
12 p | 109 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển sản phẩm du lịch tại làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam
7 p | 131 | 13
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Khai thác phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nam
8 p | 118 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty than Khe Chàm TKV
75 p | 26 | 10
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trung tâm thông tin thư viện Đại học Giao thông vận tải
7 p | 100 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thong tin thư viện tại Đại học Vinh
10 p | 123 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Ngọc Thảo Nguyên
69 p | 14 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hoạt động marketing tại Công ty giải trí Vhunter
97 p | 11 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nước mắm Lương Hải
77 p | 16 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hoạt động Marketing mix tại Công ty TMCP Ngũ Phúc
75 p | 11 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chính sách marketing tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín VietBank
107 p | 10 | 5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
97 p | 4 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre tại Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp Việt Delta
95 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn