Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Mọi thứ của cải trên trái đất đều trở nên vô nghĩa nếu như không có con người và<br />
cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có lao động. Chính lao động đã đưa con<br />
người thoát khỏi giới động vật và tạo nên một thế giới văn minh. Chính vì vậy việc<br />
phát triển nguồn nhân lực là một chiến lược dài hạn và trọng điểm của nhiều quốc gia.<br />
Nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất, quan trọng nhất đối với sự tồn vong và<br />
phát triển của dân tộc.<br />
Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ sự cạnh tranh càng ngày càng gay<br />
gắt, mọi khoảng cách, giới hạn về địa lý đang dần bị xoá bỏ. việc gia nhập tổ chức<br />
thương mại quốc tế WTO là một cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho nền kinh tế<br />
thị trường còn non trẻ của Việt Nam.<br />
Được coi là một trong những đất nước có nguồn nhân công rẻ, Việt Nam trở<br />
thành một trong những công xưởng gia công của thế giới. Các doanh nghiệp nước<br />
ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều do vậy tạo nên nhiều khu công nghiệp,<br />
nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Nhưng việc kinh doanh ở một đất nước<br />
khác sẽ có nhiều khó khăn với các doanh nghiệp nước ngoài, bởi vì sự khác biệt về<br />
văn hoá, về thói quen cũng như tác phong làm việc.<br />
Mặt khác, chúng ta không nên xem nguồn nhân công rẻ là một lợi thế cạnh tranh<br />
của Việt Nam trên trường quốc tế. Vấn đề đặt ra là tại sao nhân công Việt Nam lại rẻ?<br />
Phải chăng nhân công Việt Nam làm việc không năng suất? Hay những sản phẩm họ<br />
làm ra không đạt yêu cầu? Hay họ sẵn sàng chấp nhận mức lương rẻ hơn công sức lao<br />
động của mình?...<br />
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa thoả mãn lợi ích của các doanh nghiệp vừa<br />
thoả mãn lợi ích của người lao động. Lợi ích của các doanh nghiệp chính là lợi nhuận,<br />
muốn có lợi nhuận thì phải giảm tối đa chi phí, trong đó có chi phí nhân công. Mà chi<br />
phí nhân công của doanh nghiệp lại chính là nguồn thu nhập của nhân viên. Vậy không<br />
thể thoả mãn được lợi ích cả hai bên?<br />
<br />
SVTH: Bùi Thị Phúc<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
Vấn đề này có thể giải quyết bằng cách giảm chi phí biến đổi trên một đơn vị sản<br />
phẩm bằng cách tăng năng suất lao động. Với nguyên tắc tốc độ tăng sản lượng nhanh<br />
hơn tốc độ tăng chi phí. Để đảm bảo nguyên tắc này, biện pháp tốt nhất là tạo động lực<br />
làm việc cho nhân viên của mình.<br />
Công ty Prex Vinh là một công ty vốn đầu tư hoàn toàn từ nước ngoài. Đuợc tách<br />
từ Công ty Kido Hưng Yên, bắt đầu sản xuất hoạt động từ tháng 3 năm 2011. Với số lao<br />
động dự kiến tuyển dụng là 4000 công nhân. Chính vì vậy nhiệm vụ cấp thiết bây giờ<br />
chính là thu hút nguồn lao động. Theo thống kê của Công ty trên 50% số người đến<br />
phỏng vấn được hỏi: “Nguồn thông tin nào mà anh chị biết được Công ty chúng tôi đang<br />
tuyển dụng.” trả lời là từ những người quen làm việc trong Công ty. Chính vì vậy tôi<br />
quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu với mục đích tìm hiểu về động lực làm việc<br />
của công nhân viên trong Công ty. Từ đó có biện pháp nâng cao động lực làm việc cho<br />
công nhân góp phần tăng hình ảnh của Công ty trong suy nghĩ của nguời lao động là<br />
một biện pháp kích thích gián tiếp trong quá trình thu hút lao động tại địa phương.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đánh giá động lực làm việc của nhân viên Công ty PREX Vinh. Xác định các<br />
yếu tố tác động tới động lực làm việc.<br />
Tìm hiểu mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng lên động lực làm việc của<br />
các nhân viên Công ty PREX Vinh<br />
Đưa ra các giải pháp nâng cao động lực làm việc đồng thời gia tăng mức độ<br />
hài lòng của nhân viên.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ công nhân viên Công ty PREX Vinh<br />
Địa điểm nghiên cứu: Tại Công ty PREX Vinh khu công nghiệp Lạc Sơn- Đô<br />
Lương- Nghệ An.<br />
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong 3 tháng bắt đầu từ ngày<br />
1/2/2012 đến 1/5/2012<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp phân tích thống kê:<br />
Bằng cách phân tích các chỉ số, số tuyệt đối, số tương đối. Đề tài nghiên cứu về<br />
động lực lao động nên các số liệu thông kê chủ yếu về biến động tình hình lao động.<br />
SVTH: Bùi Thị Phúc<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
Tình hình tăng giảm lượng lao động, lượng hồ sơ xin việc và số lượng công nhân nghỉ<br />
việc trong vòng một năm qua. Từ đó có thể đưa ra đánh giá về tình hình động lực làm<br />
việc, mức độ thu hút, và sử dụng lao động của Công ty PREX Vinh.<br />
Phương pháp thu thập dữ liệu, điều tra, phỏng vấn:<br />
- Thu thập dữ liệu thứ cấp<br />
Thu thập từ các tài liệu, sách báo, tạp chí khoa học và các khóa luận ở trường đại<br />
học. Các thông tin từ mạng internet, từ các website. Và các số liệu từ Công ty Prex<br />
Vinh về tình hình lao động.<br />
- Thu thập số liệu sơ cấp<br />
Nghiên cứu về động lực làm việc chủ yếu thông qua điều tra phỏng vấn bằng<br />
bảng hỏi. Thu thập đánh giá của công nhân viên về các yếu tố ảnh hưởng tới động lực<br />
làm việc của họ. Bảng hỏi được thiết lập dựa trên các yếu tố tác động tới động lực làm<br />
việc. Dùng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng với ý kiến đánh giá từ<br />
“hoàn toàn không đồng ý” đến “ hoàn toàn đồng ý”.<br />
Ngoài ra bảng hỏi còn thu thập thông tin về tuổi tác, thu nhập, trình độ và bộ<br />
phận để so sánh động lực làm việc của các đối tượng khác nhau.<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
Tiến hành khảo sát theo phương pháp chọn mẫu đại diện.<br />
Tổng số mẫu là 185, được chon theo phương pháp phân tầng thực địa. Để đảm<br />
bảo đủ số phiếu hợp lệ, nghiên cứu tiến hành phát 200 bảng hỏi.<br />
Số mẫu nghiên cứu được phân bổ như sau:<br />
Bộ phận<br />
<br />
Số lao động<br />
<br />
%<br />
<br />
Mẫu<br />
<br />
May<br />
<br />
581<br />
<br />
76,3<br />
<br />
141<br />
<br />
Kho<br />
<br />
18<br />
<br />
2,4<br />
<br />
4<br />
<br />
Cắt<br />
<br />
31<br />
<br />
4,1<br />
<br />
8<br />
<br />
QC<br />
<br />
48<br />
<br />
6,3<br />
<br />
12<br />
<br />
Máy<br />
<br />
22<br />
<br />
2,9<br />
<br />
5<br />
<br />
Văn phòng<br />
<br />
61<br />
<br />
8,0<br />
<br />
15<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
761<br />
<br />
100,0<br />
<br />
185<br />
<br />
SVTH: Bùi Thị Phúc<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
5. Kết cấu đề tài<br />
Phần 1: Đặt vấn đề<br />
Trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp<br />
nghiên cứu.<br />
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu<br />
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu<br />
- Lý luận về động lực làm việc, các yếu tố tác động đến động lực làm việc, các<br />
học thuyết về động viên<br />
- Thực trạng chung về nguồn nhân lực Việt Nam<br />
Chương 2: Phân tích, đánh giá về động lực làm việc của công nhân viên Công ty<br />
Prex Vinh.<br />
- Tổng quan về Công ty Prex Vinh<br />
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của công nhân viên<br />
Công ty Prex vinh.<br />
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới động lực làm việc<br />
- Đánh giá thực trạng động lực làm việc của công nhân viên Công ty Prex Vinh<br />
Chương 3: Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của công nhân<br />
viên Công ty Prex Vinh<br />
Phần 3: Kết luận và kiến nghị<br />
- Đưa ra kết luận cho đề tài<br />
- Đề xuất các kiến nghị đối với ban lãnh đạo Công ty Prex Vinh nhằm cải thiện<br />
và nâng cao động lực làm việc cho công nhân viên.<br />
- Đề xuất hướng phát triển đề tài.<br />
<br />
SVTH: Bùi Thị Phúc<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
A. Cơ sở lý luận<br />
1.1 Các khái niệm<br />
1.1.1 Khái niệm lao động<br />
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và<br />
các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là<br />
nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.<br />
(Trích Luật Lao động )<br />
1.1.2 Khái niệm động lực làm việc<br />
Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích. Vì vậy các nhà quản lý luôn<br />
tìm cách để trả lời câu hỏi là tại sao người lao động lại làm việc. Để trả lời được cho<br />
câu hỏi này các nhà quản trị phải tìm hiểu về động lực của người lao động và tìm cách<br />
tạo động lực cho người lao động trong quá trình làm việc.<br />
Vậy động lực là gì?<br />
Động lực là sự khao khát và tự nguyện của con người để nâng cao mọi nỗ lực của<br />
mình nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả cụ thể nào đó.Động lực làm việc là một<br />
động cơ có ý thức hay vô thức khơi gợi và hướng hành động vào việc đạt đuợc mục<br />
tiêu mong đợi.<br />
1.1.3 Khái niệm tạo động lực<br />
Thế nào là tạo động lực?<br />
Đây là vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị của mỗi doanh nghiệp. Các nhà quản trị trong<br />
tổ chức muốn xây dựng Công ty, xí nghiệp mình vững mạnh thì phải dùng mọi biện pháp<br />
kích thích người lao động hăng say làm việc, phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm<br />
việc. Đây là vấn đề về tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp.<br />
Vậy tạo động lực cho người lao động được hiểu là tất cả các biện pháp của nhà<br />
quản trị áp dụng vào người lao động nhằm tạo ra động cơ cho người lao động.<br />
Ví dụ như: thiết lập nên những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp với mục tiêu của<br />
người lao động vừa thoả mãn được mục đích của doanh nghiệp, sử dụng các biện pháp<br />
kích thích về vật chất lẫn tinh thần.<br />
SVTH: Bùi Thị Phúc<br />
<br />
5<br />
<br />