intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu nhu cầu tin và việc đảm bảo thông tin tại Thư viện thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở khảo sát nhu cầu tin và việc đảm bảo thông tin, khóa luận đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin ở Thư viện Thành phố Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu nhu cầu tin và việc đảm bảo thông tin tại Thư viện thành phố Hà Nội

  1. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thủ đô Hà Nội là đô thị hàng đầu, là trái tim thân yêu của đất nước Việt Nam, là một thành phố lớn, một vùng đồng bằng trù phú nổi tiếng lâu đời, Hà Nội xứng đáng là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, khoa học và giáo dục của cả nước. Hà Nội là thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trình độ dân trí cao và có nhu cầu hưởng thụ văn hoá lớn. Hà Nội tập trung rất nhiều các trường đại học, cao đẳng với hàng trăm nghìn giảng viên và sinh viên ngoài ra còn có hơn 300 trường phổ thông với hơn 90.000 học sinh. Hà Nội là nơi có rất nhiều các nhà xuất bản, các cơ quan báo chí, các trung tâm khoa học lớn, các thư viện lớn. Hà Nội còn là nơi ở và làm việc của các cơ quan trung ương, các bộ các ngành, các viện nghiên cứu. Người dân Thủ đô có truyền thống hiếu học, ham tìm hiểu, ham đọc sách báo. Là thành phố công nghiệp, người lao động cần phải đọc, phải học để có kỹ thuật làm chủ máy móc, làm chủ quá trình lao động sản xuất. Hà Nội là thành phố đông dân có tỷ lệ cư dân đi học cao hầu như 100% trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường vì thế nhu cầu về sách báo, nhu cầu đọc rất cao. Những nét đặc thù trên của Thủ đô đã góp phần tác động rất lớn tới nhu cầu đọc của bạn đọc ở Hà Nội. Là một trong những Thư viện hàng đầu ở Thủ đô, Thư viện Thành phố Hà Nội đã góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu đọc của bạn đọc thành phố và ngày một hoàn thiện hơn trong công tác phục vụ bạn đọc. Ngày nay để Thư viện trở nên thân thiện, hướng tới gần bạn đọc nhất, các thư viện không chỉ phục vụ một chiều mà còn phục vụ bạn đọc theo nhu cầu của họ. Bởi một nguồn lực thông tin dồi dào mà không phổ biến đúng đối tượng thì K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 1 Tr-êng §HKHXH&NV
  2. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh hiệu quả sẽ không cao. Do đó bất kỳ một cơ quan thông tin thư viện nào muốn phục vụ tốt, có hiệu quả thì đều phải hiểu rõ nhu cầu thông tin của đối tượng mình phục vụ. Vì vậy, việc tìm hiểu nhu cầu tin của bạn đọc đối với thư viện là hết sức cần thiết. Đây là tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc của Thư viện. Công tác tìm hiểu nhu cầu tin của người dùng tin có ý nghĩa rất quan trọng bởi mục đích cuối cùng của một cơ quan thông tin thư viện là đáp ứng tối đa, đầy đủ, chính xác, kịp thời, phù hợp nhu cầu của người dùng tin. Vì thế em đã chọn đề tài “ Tìm hiểu nhu cầu tin và việc đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. Với mong muốn qua nghiên cứu có thể hiểu sâu sắc hơn về nhu cầu tin ngày càng đa dạng hơn của bạn đọc qua đó vận dụng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đã được tiếp thu trong quá trình học tập về chuyên ngành thông tin - thư viện vào hoạt động thực tế để có thể cống hiến một cách tốt nhất cho đất nước sau này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát nhu cầu tin và việc đảm bảo thông tin để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin ở Thư viện Thành phố Hà Nội. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu những đặc điểm hoạt động thông tin và nhu cầu tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội + Khảo sát thực trạng nhu cầu tin và khả năng đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội. + Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội. 3. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 2 Tr-êng §HKHXH&NV
  3. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Việc nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội hiện nay chưa được đề cập tới trong các khoá luận và cũng chưa có một luận văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề này. Vì vậy đây là một đề tài rất mới và cần thiết để nghiên cứu, tìm hiểu bởi bất cứ một Thư viện nào cũng cần nghiên cứu nhu cầu tin của bạn đọc tại Thư viện của mình để có thể phục vụ bạn đọc một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, kịp thời. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là nhu cầu tin và việc đảm bảo thông tin cho người dùng tin. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nhu cầu tin và các hình thức, biện pháp bảo đảm thông tin cho người dùng tin của Thư viện Thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Phân tích tổng hợp tài liệu + Phương pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn và lập phiếu điều tra) + Phương pháp phân tích kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn + Phương pháp thống kê so sách đối chiếu + Phương pháp mô hình hoá 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài - Góp phần làm phong phú thêm lý luận về nhu cầu tin và phục vụ người dùng tin. - Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thông tin ở Thư viện Thành phố Hà Nội. K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 3 Tr-êng §HKHXH&NV
  4. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác Thông tin - Thư viện tại Việt Nam. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, bố cục của khoá luận bao gồm 3 chương: - Chương 1: Đặc điểm hoạt động thông tin và người dùng tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội. - Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin và khả năng đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội. - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao khả năng đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài với thời gian ngắn cộng với trình độ khả năng có hạn của một sinh viên, dù đã rất cố gắng song chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ giáo của các thầy cô giáo, các cán bộ thư viện, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm tới đề tài để khoá luận được hoàn chỉnh và mang tính thực tiễn cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thông tin - Thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, cảm ơn các cán bộ thư viện tại Thư viện Thành phố Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo - Tiến sỹ Chu Ngọc Lâm (Giám đốc Thư viện Thành phố Hà Nội) đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 4 Tr-êng §HKHXH&NV
  5. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Chương 1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN VÀ NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THƯ VIỆN HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN 1.1.1 Giới thiệu khái quát về Thư viện Hà Nội Thư viện Thành phố Hà Nội là một Thư viện lớn đầu ngành của hệ thống Thư viện thủ đô. Thư viện được thành lập vào ngày 15/10/1956 với cái tên ban đầu là “Phòng đọc sách nhân dân Hà Nội” với địa chỉ không ổn định. Năm 1959 Thư viện chính thức chuyển về số 47 Bà Triệu với tên “Thư viện nhân dân Hà Nội”, và hiện nay là Thư viện Thành phố Hà Nội. Trong hoàn cảnh hoà bình vừa lập lại, miền bắc bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế, khắc phục tàn tích chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất với mục tiêu “ đẩy mạnh sản xuất, tiến quân vào khoa học kỹ thuật, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, coi đó là cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”. Hoà chung với không khí công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, Thư viện Hà Nội đã hướng mọi hoạt động của mình về cơ sở xây dựng các tủ sách ở các quận huyện ngoại thành đưa hàng vạn cuốn sách xuống các huyện tổ chức các túi sách, ba lô sách lưu động đưa xuống các đơn vị bộ đội, các xí nghiệp động viên quần chúng sẵn sàng chiến đấu và sản xuất phục vụ chiến tranh. Đến năm 1973, phòng Thông tin - Thư mục địa chí của Thư viện Hà Nội được thành lập và tổ chức hoạt động với mục đích phục vụ bạn đọc tìm hiểu nghiên cứu về Thủ đô. Có thể nói đây là quyết định hết sức đúng đắn của K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 5 Tr-êng §HKHXH&NV
  6. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Thư viện Hà Nội, nó đánh dấu một bước ngoặt một bước phát triển mới của hoạt động Thư viện Thủ đô. Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, nam bắc thu về một mối, toàn dân phấn khởi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Được sự quan tâm của thành uỷ, UBND, Hội đồng nhân dân, Sở văn hoá Thông tin Hà Nội, Thư viện Hà Nội từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, bổ sung thêm đội ngũ cán bộ có trình độ cao, tăng cường vốn tài liệu, đồng thời phát huy tốt công tác phục vụ bạn đọc thông qua một số hình thức tuyên truyền giới thiệu sách. Từng bước nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, phát triển toàn diện các hoạt động của mình cả về mặt chất và lượng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Sau hơn 50 năm hoạt động, Thư viện đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thủ đô cũng như “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Vì thế Thư viện Hà Nội đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 3 huân chương Lao động (1991, 1996, 2001), và Huân chương Độc lập hạng ba (2006), được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen ba năm liền (1977, 1978, 1979). Được bộ Văn hoá thông tin và UBND thành phố tặng 5 cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu (1997, 2000, 2002, 2004, 2005) và nhiều bằng khen. Thư viện Thành phố Hà Nội qua nửa thế kỷ xây dựng và phát triển đã không ngừng lớn mạnh xứng đáng là một địa chỉ văn hoá quen thuộc và đáng tin cậy của bạn đọc Thủ đô và cả nước. Cũng như các cơ quan Thông tin - Thư viện khác, Thư viện Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ đặc thù của mình. 1.1.1.1. Chức năng của Thư viện Hà Nội - Là trung tâm thu thập, tàng trữ, luân chuyển các loại hình sách báo tài liệu về tất cả mọi lĩnh vực phục vụ bạn đọc Thủ đô. K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 6 Tr-êng §HKHXH&NV
  7. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Là trung tâm nghiên cứu địa chí về Thủ đô. Đây là công tác đặc thù của Thư viện.Thư viện thu thập, lưu trữ, bảo quản và phục vụ bạn đọc các tài liệu địa chí có liên quan đến Hà Nội từ nhiều nguồn khác nhau. - Là trung tâm thông tin thư mục của Thủ đô. - Thư viện biên soạn và phổ biến các loại thư mục, nhất là thư mục địa chí nhằm phục vụ tích cực các nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về Thủ đô và phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Thủ đô. - Là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ cho các Thư viện cơ sở trên địa bàn Hà Nội. Thư viện kiểm tra thường xuyên và mở lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ Thư viện cơ sở trên địa bàn nhằm đẩy mạnh phong trào đọc sách của nhân dân địa phương. 1.1.1.2. Nhiệm vụ của Thư viện Hà Nội - Thư viện Hà Nội có nhiệm vụ thoả mãn tối đa nhu cầu đọc sách, nghiên cứu, giải trí của đông đảo bạn đọc Thủ đô. Cung cấp cho cán bộ lãnh đạo nhà nước, các nhà nghiên cứu, sản xuất và nhân dân Thủ đô những thành tựu khoa học tiến bộ của nhân loại. - Với tư cách là trung tâm thông tin - văn hoá - giáo dục có chất lượng nhất ngoài nhà trường, Thư viện không chỉ phục vụ nhu cầu đọc mà còn hướng dẫn họ đọc những tài liệu bổ ích, có giá trị, đồng thời loại bỏ những nhu cầu đọc sách không lành mạnh. - Tiến hành thu thập xử lý, phân loại lưu trữ các di sản văn hoá thành văn, các loại bản đồ, bản nhạc, tài liệu nghe nhìn và các dạng tài liệu khác. Bảo quản và bổ sung các loại hình sách báo cũ và mới xuất bản trong nước và ngoài nước, phù hợp với đặc điểm và phương pháp phát triển kinh tế, văn hoá của địa phương, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, góp phần nâng cao kiến thức văn hoá cho quần chúng. K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 7 Tr-êng §HKHXH&NV
  8. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Không ngừng phổ biến, tuyên truyền các thành tựu khoa học công nghệ. Luân chuyển sách báo, thường xuyên tiến hành soạn thảo các thư mục về sách. - Thường xuyên mở các lớp đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ của cơ quan. 1.1.1.3.Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Thư viện Hà Nội * Cơ cấu tổ chức. Hiện tại Thư viện Hà Nội được cơ cấu như sau: Ban giám đốc, Hội đồng chuyên môn, và 5 phòng là Bổ sung – biên mục, phòng phục vụ bạn đọc, phòng nghiệp vụ phong trào cơ sở, phòng thông tin - thư mục - địa chí, phòng hành chính - tài vụ. Ban giám đốc Hội đồng chuyên môn P. Bổ sung P. Thông P. Phục vụ P. Nghiệp P. Hành và biên mục tin - Thư bạn đọc vụ phong chính. Tài mục địa chí trào cơ sở vụ P. đọc P. Báo - P. Mượn P. Ngoại P. Tra cứu tổng hợp tạp chí văn trên máy P. Đọc thiếu P. Mượn P. Ngoại văn P. Đọc mượn nhi thiếu nhi thiếu nhi khiếm thị K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 8 Tr-êng §HKHXH&NV
  9. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh * Đội ngũ cán bộ. Tổng số cán bộ nhân viên là 45 người. Trong đó biên chế là 38 người, hợp đồng là 7 người. Đa số cán bộ có trình độ đại học trở lên.Cụ thể như sau: - 1 tiến sỹ - 4 thạc sỹ - 30 đại học - Còn lại là trung cấp và lao động phổ thông Đội ngũ cán bộ nhân viên trong Thư viện đều là những người cần cù và tâm huyết với nghề.Thư viện thường xuyên chú trọng đến việc nâng cao trình độ tay nghề cho các cán bộ như : cho đi học lớp đào tạo về cao học Thông tin - Thư viện, cử đi học lớp đào tạo tiếng Anh, tin học… 1.1.1.4. Vốn tài liệu của Thư viện Thư viện có khoảng hơn 33 vạn cuốn sách, 502 loại báo và tạp chí trong và ngoài nước (có 320 loại tiếng Việt, 48 loại ngoại văn, 18 loại tạp chí du lịch, 24 loại bản tin). Trong đó có 17.000 cuốn sách tiếng Anh, 3.114 cuốn sách tiếng Pháp, 2.036 tài liệu tiếng Slavơ, hơn 15.000 tài liệu địa chí Hà Nội (gồm tài liệu Hán nôm, Văn bia, Hương ước, Thần phả, Thần tích, Luận văn khoa học, ảnh, Bản đồ Hà Nội qua các thời đại…). Mảng tài liệu địa chí nhiều nhất là tiếng Việt 3.905 cuốn có các tài liệu đặc biệt quý hiếm như: - Văn bia Hà Nội: 3.000 bản - Thư tịch Hán nôm: 1000 bản - Hương ước: 420 bản - Báo tạp chí về Hà Nội - Ảnh, bản đồ Hà Nội: 200 bản - Bộ bách khoa toàn thư tiếng Anh. K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 9 Tr-êng §HKHXH&NV
  10. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Hàng năm Thư viện Hà Nội bổ sung trung bình từ 6.000 - 8.000 cuốn sách với khoảng 1.500 tên sách khác nhau: - Sách khoa học kỹ thuật cơ bản và sách khoa học đại chúng chiếm: 20% - Sách văn học nghệ thuật chiếm: 30% - Sách thiếu niên nhi đồng chiếm: 15% - Sách chính trị cổ điển, sách viết về các vị lãnh tụ trong nước và thế giới, sách tổng loại chiếm: 25 - 30% - Ngoài ra còn có sách y học, thể thao và các loại sách khác Tài liệu đặc biệt có: - Sách chữ nổi: 2000 cuốn - Băng casette, đĩa CD: 589 băng, đĩa - Là một Thư viện lớn của Thủ đô, do vậy Thư viện luôn quan tâm đầu tư phát triển vốn tài liệu của mình. Nguồn tư liệu của Thư viện thường xuyên được bổ sung làm mới để phục vụ bạn đọc dưới nhiều hình thức, đồng thời chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng bộ máy tra cứu truyền thống và hiện đại với 7 cơ sở dữ liệu và 120.000 biểu ghi. Liên kết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin thư viện, các ban ngành, các tổ chức kinh tế - văn hoá - xã hội, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chia sẻ nguồn lực thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động Thư viện cả về quy mô và chất lượng. 1.1.1.5. Cơ sở vật chất của Thư viện Hà Nội Trước đây, Thư viện có diện tích sử dụng gần 2.500m2 bao gồm 3 toà nhà: + Kho, phòng đọc mượn sách thiếu nhi: 2 tầng 400m2 + Kho và phòng mượn sách người lớn: 3 tầng 540m2 + Kho và phòng đọc sách người lớn: 3 tầng 360m2 K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 10 Tr-êng §HKHXH&NV
  11. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Hệ thống các phòng đọc của Thư viện: + Phòng đọc chung dành cho bạn đọc có 350 chỗ + Phòng đọc báo và tạp chí có 50 chỗ + Phòng đọc sách ngoại văn và sách tra cứu có 40 chỗ ngồi + Phòng đọc sách báo thiếu nhi có 80 chỗ ngồi + Phòng đọc các tư liệu địa chí có 10 chỗ ngồi + Phòng đọc sách báo Pháp văn thiếu nhi + Phòng phục vụ người khiếm thị - Thư viện còn có các thiết bị máy móc như: + Máy hút bụi + Máy điều hoà nhiệt độ + Hệ thống tự động phòng chống hoả hoạn của từng kho sách + Các thiết bị về ánh sáng + Quạt thông gió Thư viện có 16 máy vi tính phục vụ cho việc lưu trữ các cơ sở dữ liệu sử dụng phần mềm ISIS for WINDOW. Thư viện còn trang bị 4 máy in, trong đó có 3 máy in lazer và một máy in kim phục vụ cho việc in văn bản, in phích, nhập worsheet, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu. Có 8 máy điện thoại, 2 máy phôtôcopy phục vụ sao in tài liệu cho bạn đọc có nhu cầu. Ngoài ra Thư viện còn có các thiết bị phục vụ nhu cầu giải trí như: tivi, cassette… Trụ sở của Thư viện Hà Nội tại 47 Bà Triệu đang được xây dựng lại với quy mô 9 tầng có tổng diện tích sử dụng là 8.000m2 sàn, với mức đầu tư là 50 tỷ đồng VN. Trụ sở mới sẽ được hoàn thành vào tháng 4 năm 2008. Cùng với việc đầu tư xây dựng trụ sở là một dự án công nghệ thông tin với mức đầu tư 10 tỷ đồng VN. K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 11 Tr-êng §HKHXH&NV
  12. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Hiện tại, Thư viện Hà Nội đang hoạt động tạm thời tại khu Di tích Thành Cổ, 19 phố Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội. Đây là khu vực thuộc Bộ quốc phòng trước đây nên nhiều người dân chưa được biết tới. Khuôn viên Thành Cổ rộng lớn, yên tĩnh, gắn với lịch sử 1000 năm Thăng Long, nhưng diện tích dành cho Thư viện Hà Nội không nhiều nên Thư viện chỉ tổ chức được 6 phòng phục vụ bạn đọc. Đó là các phòng báo - tạp chí, phòng đọc, phòng mượn người lớn, phòng đọc - mượn thiếu nhi, phòng khiếm thị, phòng đọc địa chí. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động thông tin của Thư viện Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện định hướng phát triển văn hoá do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra là phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo tồn tôn tạo các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hoá với bên ngoài. Thư viện đã có nhiều đổi mới trong hoạt động thông tin nhằm quán triệt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó, đồng thời theo kịp sự phát triển và hội nhập của đất nước trong giai đoạn hiện nay. - Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực thông tin - thư viện. - Tìm tin bằng phương pháp truyền thống về cơ bản là phương pháp chủ yếu trong các thư viện khi mà phương pháp tìm tin hiện đại chưa triển khai rộng rãi - Song cùng với quá trình phát triển của Thư viện cũng như thời đại bùng nổ thông tin, việc tra cứu truyền thống không còn phù hợp hay nói một cách khác tốc độ tìm kiếm chậm hơn so với tìm trên máy tính vừa nhanh vừa dễ thao tác K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 12 Tr-êng §HKHXH&NV
  13. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Nhu cầu tin của bạn đọc cũng thay đổi họ không chỉ khai thác thông tin trên dạng giấy nữa mà còn có nhu cầu khai thác thông tin trên mạng máy tính, chỉ cần ngồi nhà cũng có thể tra cứu tài liệu một cách dễ dàng - Xu hướng người dùng tin sử dụng máy tính để tra tìm tài liệu rất phổ biến đòi hỏi thư viện cũng phải đổi mới theo để hội nhập với thời đại. Trong thời đại mới Thư viện Hà Nội cũng có những thay đổi tích cực, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thư viện. - Thư viện đang sử dụng phần mềm CDS/ISIS for window cải tiến có nhiều tính năng hơn có thể quản lý bạn đọc, quản lý vốn tài liệu, bổ sung, xử lý tài liệu. - Ngoài ra Thư viện còn cho phép bạn đọc khai thác thông tin trên mạng internet, trên trangWeb, và bản tin điện tử. - Phục vụ tra cứu tìm tin trên máy tính trên mạng thông tin của thư viện (mạng LAN). - Hiện nay thư viện đã xây dựng được 7 cơ sở dữ liệu thư mục với hơn 120.000 biểu ghi sẵn sàng phục vụ nhu cầu tra cứu tìm tài liệu trên máy tính - Để phục vụ bạn đọc trong thời kỳ mới một cách tốt nhất, Thư viện đã tiến hành đa dạng hoá các hình thức phục vụ bạn đọc: + Tổ chức phục vụ bạn đọc tại chỗ, mượn về nhà, luân chuyển sách xuống cơ sở qua thành viên tình nguyện, phục vụ tại nhà các đối tượng chính sách, người tàn tật, khiếm thị, phục vụ qua mạng thông tin, phục vụ qua thư mục. + Tăng thời gian phục vụ bạn đọc: phục vụ liên tục từ 8h sáng đến 19h30’ tối và phục vụ cả ngày thứ bảy + Phục vụ mọi đối tượng bạn đọc từ các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học, đến thanh thiếu nhi, người cao tuổi, người khuyết tật… K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 13 Tr-êng §HKHXH&NV
  14. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh + Nhiều sản phẩm và dịch vụ mới : khai thác thông tin trên internet, bản tin điện tử, thông tin chọn lọc, thư mục chuyên đề, thư mục trích báo tạp chí. - Đổi mới hình thức và đa dạng hoá các nội dung tuyên truyền sách mới, tuyên truyền sách chuyên đề, tuyên truyền sách thiếu nhi (ứng dụng công nghệ thông tin, thi trắc nghiệm…). Để nâng cao tính hấp dẫn và hiệu quả của công tác tuyên truyền giới thiệu sách - Tích cực xây dựng các dự án khả thi để phát triển sự nghiệp thư viện Thủ đô như : Xây dựng bộ sưu tập di sản thư tịch Thăng Long - Hà Nội, xây dựng thư viện điện tử, phát triển hệ thống thư viện thủ đô trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Thư viện Thành phố Hà Nội với những hoạt động thông tin trong thời kỳ hội nhập và phát triển cũng đã có những bước chuyển mình tích cực để hoà mình vào xu thế chung của thời đại, của xã hội. Thư viện hiện nay đang xây dựng trụ sở mới tại số 47 Bà Triệu với kinh phí đầu tư trên 50 tỷ đồng. Đây sẽ là một công trình văn hoá khang trang để có thể phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất. Cùng với trụ sở mới Thư viện cũng có dự án xây dựng thư viện điện tử mở ra một tương lai, bộ mặt mới cho Thư viện của Thủ đô. Trong năm 2007 Thư viện đặt cho mình một chương trình hoạt động cụ thể: - Tiếp tục củng cố, sáng tạo đổi mới các hình thức hoạt động tại thư viện trung tâm. - Tăng cường các biện pháp bảo quản và phát triển vốn tài liệu của thư viện đảm bảo cả về chất lượng và số lượng để triển khai hoạt động tại trụ sở mới vào năm 2008 - Tiếp tục cải cách các thủ tục cấp thẻ cho bạn đọc, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện, không ngừng đổi mới các hình thức K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 14 Tr-êng §HKHXH&NV
  15. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh hoạt động, phương thức phục vụ bạn đọc để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thư viện - Tăng cường phối hợp với quận, huyện, các nhà trường, các cơ quan làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo phục vụ nhiệm vụ chính trị, thu hút đông đảo nhân dân đến với thư viện - Biên soạn 25 bộ thư mục chuyên đề - Cập nhật thông tin cho trang Web Thư viện Hà Nội - Tích cực luân chuyển sách báo xuống cơ sở, phối hợp với quận, huyện duy trì, củng cố phát triển thư viện quận huyện và cơ sở. Giúp đỡ các địa phương xây dựng các thư viện, tủ sách mới. - Tổ chức tập huấn kiến thức nghiệp vụ mới cho cán bộ thư viện trung tâm, thư viện quận huyện về biên mục MARC 21, áp dụng khung phân loại thập phân DEWEY - Chú trọng công tác sưu tầm thu thập tài liệu về địa chí Hà Nội đáp ứng các nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội - Hoàn thiện các văn bản pháp quy về tổ chức và hoạt động của hệ thống Thư viện Thủ đô trình Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành, tạo hành lang pháp lý cho Thư viện Thành phố, các thư viện quận huyện và cơ sở phát triển mạnh mẽ. - Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với dự án Thư viện hiện đại tại trụ sở mới 47 Bà Triệu - Phấn đấu xây dựng Thư viện Hà Nội trở thành thư viên kiểu mẫu ở Thủ đô. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI 1.2.1 Đặc điểm chung - Thư viện Hà Nội là Thư viện công cộng nên người dùng tin của Thư viện là tất cả mọi tầng lớp nhân dân với trình độ và nghề nghiệp khác nhau. K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 15 Tr-êng §HKHXH&NV
  16. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Với thành phần bạn đọc đa dạng cùng với sự tăng trưởng kinh tế, phát triển về văn hoá, sự tăng nhanh và phong phú của các xuất bản phẩm, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giới thiệu sách báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo điều kiện cho nhu cầu đọc tăng lên nhanh chóng. Qua số lượng thống kê của Thư viện Hà Nội những năm gần đây đã thể hiện rõ điều này. Lượt sách báo luân Năm Số thẻ Số lượt bạn đọc chuyển 1996 6.125 205.826 573.224 1997 8.515 264.113 689.694 1998 8.777 270.137 780.899 1999 8.900 295.058 799.015 2000 9.573 324.169 895.170 2001 9.200 332.420 900.016 2003 11.000 337.065 910.123 2004 11.300 341.125 950.223 2005 12.000 375.227 985.638 + Trung bình một ngày có từ 500 - 700 lượt bạn đọc. Ngày cao điểm có từ 800 - 1.000 bạn đọc + Tính bình quân một cán bộ thư viện phục vụ 60 lượt bạn đọc/ một ngày. Thư viện phải tiến hành phân loại người dùng tin để có thể phục vụ hiệu quả nhất. Chúng ta có nhiều dấu hiệu khác nhau để phân loại người dùng tin ở Thư viện Hà Nội - Nếu căn cứ vào lứa tuổi ta phân chia người dùng tin thành các nhóm sau: + Dưới 20 tuổi K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 16 Tr-êng §HKHXH&NV
  17. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh + Từ 20 - 29 tuổi + Từ 30 - 40 tuổi + Trên 40 tuổi - Nếu căn cứ vào trình độ ta chia người dùng tin thành các nhóm sau: + Trình độ phổ thông, trung cấp + Trình độ đại học + Trình độ trên đại học - Nếu căn cứ vào nghề nghiệp ta chia người dùng tin thành các nhóm sau: + Học sinh, sinh viên + Giáo viên + Cán bộ quản lý + Nhà nghiên cứu + Người lao động phổ thông + Các nghề nghiệp khác - Nếu căn cứ vào phạm vi cơ quan thông tin phục vụ ta có thể chia thành người dùng tin ở nông thôn, thành thị, miền núi … Tuy nhiên tựu chung lại ta có thể chia bạn đọc của Thư viện Hà Nội thành 3 nhóm chính với những đặc điểm nhu cầu tin tương đối khác biệt: - Nhóm bạn đọc trí thức - Nhóm bạn đọc là học sinh, sinh viên - Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, lao động, khiếm thị Thư viện Hà Nội là một trong những trung tâm văn hoá, thông tin đầu ngành của Thủ đô nên đối tượng bạn đọc đến Thư viện rất đông đảo và thuộc mọi thành phần trong xã hội chính vì vậy mà nhu cầu tin của họ cũng trở nên rất phong phú, đa dạng, yêu cầu cao và có phần phức tạp. Vì vậy ta phải hiểu rõ nhu cầu tin của đối tượng mà mình phục vụ. K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 17 Tr-êng §HKHXH&NV
  18. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Để nghiên cứu các đặc điểm của từng đối tượng người dùng tin ta phải trả lời những câu hỏi: - Họ là ai? - Bao nhiêu tuổi? - Trình độ văn hoá? - Thuộc khu vực nào? - Thường sử dụng loại tài liệu gì? - Thường sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ gì? - Sách tra cứu mà họ thường sử dụng? - Họ đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ thông tin ở Thư viện Hà Nội? - Họ mong muốn có thêm loại tài liệu nào mà Thư viện Hà Nội cần cung cấp thêm? - Họ đánh giá như thế nào về thái độ, tinh thần phục vụ của cán bộ thông tin? - Họ có ý kiến nào khác để cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin của Thư viện Hà Nội? Qua việc điều tra những câu hỏi như trên ta xác định được tính chất, nội dung của từng loại nhu cầu tin của từng nhóm người dùng tin để tránh cung cấp những thông tin, tài liệu không phù hợp với các đối tượng người dùng tin khác nhau. 1.2.2 Nhóm bạn đọc trí thức. - Bao gồm các cán bộ quản lý, lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, các giáo sư, tiến sỹ, các cán bộ giảng dạy tại các trường đại học cao đẳng, giáo viên, kỹ sư, bác sỹ, các phóng viên báo chí, các văn nghệ sỹ… K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 18 Tr-êng §HKHXH&NV
  19. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Nhóm bạn đọc tri thức chiếm 25% tổng số bạn đọc của Thư viện Thành phố Hà Nội. - Về tính chất thông tin: Cần những thông tin định hướng chiến lược, dự báo chung (thông tin ở tầm vĩ mô), ưu tiên sự tổng hợp về tài liệu, về những vấn đề, đề tài cụ thể. Họ không chỉ cần những tài liệu mới xuất bản mà cả những tài liệu cũ đặc biệt là tài liệu địa chí. - Về hình thức thông tin: chủ yếu ở dạng văn bản - Nguồn gốc thông tin: trong và ngoài nước - Nhóm bạn đọc này thường không ổn định. Họ đến Thư viện nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số đề tài mà họ nghiên cứu cần tới nhiều tài liệu hay ít tài liệu tham khảo. Ngoài ra còn có một số nhà nghiên cứu người nước ngoài đến đọc tài liệu về Hà Nội tìm hiểu về phong tục tập quán, truyền thống đấu tranh anh dũng của người Hà Nội. 1.2.3 Nhóm bạn đọc là học sinh, sinh viên - Nhóm bạn đọc là sinh viên đông đảo nhất chiếm 65% tổng số bạn đọc của Thư viện Hà Nội. Họ là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong thành phố Hà Nội với các chuyên ngành khác nhau nên nhu cầu tin của họ rất đa dạng. Họ cần tài liệu về nhiều lĩnh vực khác nhau như: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, nghệ thuật… để đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức học tập trong nhà trường. - Nhóm bạn đọc là học sinh chiếm 6% gồm các em học sinh phổ thông trong thành phố. Nhu cầu đọc của nhóm này khá đơn giản và ổn định. Các em chủ yếu đọc là sách văn học nghệ thuật, sách khoa học thường thức để khám phá những điều mới lạ, để hiểu biết cuộc sống; Các sách viết về các tấm gương anh hùng liệt sỹ, các danh nhân, người tốt việc tốt, truyện cười, truyện tranh, truyện khoa học viễn tưởng… 1.2.4. Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, lao động, khiếm thị K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 19 Tr-êng §HKHXH&NV
  20. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Bao gồm các cán bộ hưu trí, công nhân, nông dân, tiểu thương, cư dân sống trong địa bàn Thành phố, người khiếm thị đến Thư viện để giải trí, nghỉ ngơi, khám phá, tìm hiểu, nâng cao tri thức trong mọi lĩnh vực đời sống. - Nhóm bạn đọc này chiếm số lượng là 4%, nhu cầu đọc sách của nhóm này là khá phong phú nhưng không chuyên sâu. Nhu cầu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, bảo vệ sức khoẻ, văn học nghệ thuật…Một số bạn đọc lại say mê những cuốn sách thường thức hàng ngày như hướng dẫn giữ gìn sắc đẹp, nghệ thuật cắm hoa, nấu ăn, các biện pháp chăm sóc giáo dục con cái, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhìn chung nhu cầu đọc của nhóm này là khá ổn định. K48 - Th«ng tin - Th- viÖn 20 Tr-êng §HKHXH&NV
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2