Khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp một số dẫn xuất của phyllanthone
lượt xem 5
download
Quá trình nghiên cứu cây chùm ruột Phyllanthus acidus cho thấy phyllanthol là một thành phần chính của loài chùm ruột này. Với mong muốn tổng hợp một số dẫn xuất của phyllanthol, là những hợp chất mới với hoạt tính sinh học đáng kì vọng, chúng tôi tiến hành oxi hóa phyllanthol và tổng hợp các dẫn xuất của phyllanthone. Các phản ứng tổng hợp dẫn xuất của phyllanthol cho đến nay ít được nghiên cứu do nguồn cung cấp còn hạn chế của phyllanthol từ tự nhiên. Trong đề tài này, tác giả thực hiện tổng hợp dẫn xuất của phyllanthone dựa trên phản ứng cộng thân hạch của nó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp một số dẫn xuất của phyllanthone
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC - BỘ MÔN HÓA HỮU CƠ ------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỔNG HỢP MỘT SỐ DẪN XUẤT CỦA PHYLLANTHONE MỤC LỤC SVTH: Đỗ Quỳnh Trang MSSV: K39.106.117 ƠN TS. Dương Thúc Huy GVHD: LỜI CẢM LỜI CẢM ƠN TP. Hồ Chí Minh, 05/2017
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian 4 năm học tập tại trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, với lòng yêu nghề và sự tận tâm giảng dạy của các thầy cô đã giúp em tích lũy được nhiều kiến thức và các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến: Thầy Phạm Đức Dũng, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Thầy Dương Thúc Huy, người Thầy đã hết lòng chỉ bảo, đóng góp nhiều ý kiến quý giá trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận. Thầy Nguyễn Tiến Công, người Thầy đã nhiệt tình giải đáp các câu hỏi của em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong Khoa Hóa học – trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã luôn chỉ bảo, khuyến khích và hỗ trợ em rất nhiều trong suốt thời gian học tập tại trường, giúp em tiếp thu được rất nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết để trang bị cho tương lai. Em xin cảm ơn các anh chị, các bạn, các em sinh viên ở Bộ môn Hóa Hữu Cơ khóa 38, 39, 40 và bạn Đặng Hữu Toàn đã hỗ trợ, động viên và tận tình giúp đỡ em trong quãng thời gian vừa qua. Em xin cảm ơn gia đình – chỗ dựa vững chắc về tinh thần trong suốt thời gian em theo học và thực hiện đề tài ở trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vì thời gian và khả năng có hạn nên khóa luận này không tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Thầy Cô và các bạn để báo cáo khóa luận trở nên hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến quý Thầy Cô. Em xin chân thành cảm ơn. i
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ................................................ iv DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ................................................... v DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. vii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 2 1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 2 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và sự cần thiết tiến hành nghiên cứu .......... 2 1.2.1 Các loại phản ứng tạo dẫn xuất của các triterpene thuộc khung sườn ursan ...................................................................................................................................... 5 1.2.2 Các lạo phản ứng tạo dẫn xuất của các triterpene khác tương tự phyllanthol ...................................................................................................................................... 12 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM................................................................................. 15 2.1 Sơ đồ phản ứng ..................................................................................................... 15 2.1.1 Tổng hợp phyllanthone A .................................................................................. 15 2.1.2 Tổng hợp hợp chất B-D ...................................................................................... 15 2.1.3 Tổng hợp hợp chất E .......................................................................................... 16 2.2 Thực nghiệm ......................................................................................................... 15 2.2.1 Hóa chất .............................................................................................................. 15 2.2.2 Cách tiến hành.................................................................................................... 15 2.2.2.1 Tổng hợp phyllanthone A ................................................................................. 16 2.2.2.2 Tổng hợp hợp chất B, C, D .............................................................................. 17 2.2.2.3 Tổng hợp hợp chất E ........................................................................................ 17 2.3 Xác định cấu trúc .................................................................................................. 17 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 18 3.1 Cơ chế phản ứng ................................................................................................... 18 3.2 Kết quả................................................................................................................... 18 3.3 Biện luận cấu trúc ................................................................................................. 19 ii
- 3.3.1 Hợp chất B .......................................................................................................... 19 3.3.2 Hợp chất C .......................................................................................................... 21 3.3.3 Hợp chất D .......................................................................................................... 22 3.3.4 Hợp chất E .......................................................................................................... 23 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................ 26 4.1 Kết luận ................................................................................................................. 26 4.2 Đề xuất ................................................................................................................... 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 27 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 31 iii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU Ac : acetone AcOH : acetic acid 13 C-NMR : carbon nuclear magnetic resonance d : mũi đôi (doublet) dd : mũi đôi đôi DCM : dichloromethane DDQ : 2,3-Dichloro-5,6-dicyano-1,4-benzoquinon DMF : dimethylformamide EA : ethyl acetate Et : ethanol 1 H-NMR : proton nuclear magnetic resonance H : n-hexane HMBC : heteronuclear multiple bond coherence HSQC : heteronuclear single quantum correlation IC50 : nồng độ ức chế 50% đối tượng thử J : hằng số tương tác spin-spin m : mũi đa (multiplet) m : multi (hình dạng mũi) PCC : pyridinium chlorochromate ppm : part per million py : pyridine r.t : nhiệt độ phòng (room temperature) s : mũi đơn (singlet) t : mũi ba (triplet) THF : tetrehydrofuran iv
- DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH Hình 1.1: Phyllanthone và dẫn xuất từ tự nhiên Hình 1.2: Các loại phản ứng điều chế dẫn xuất thực hiện trên vòng A của các triterpene tương tự phyllanthol SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1:Sinh tổng hợp của phyllanthol từ α-amyrin Sơ đồ 1.2:Tổng hợp dẫn xuất ester từ α-amyrin Sơ đồ 1.3: Tổng hợp các hydrazone từ α-amyrin Sơ đồ 1.4: Tổng hợp dẫn xuất ester từ ursolic acid Sơ đồ 1.5: Tổng hợp các dẫn xuất trên vòng A của ursolic acid tại vị trí C-2 Sơ đồ 1.6: Tổng hợp dẫn xuất 2,3-dihydroxy từ ursolic acid Sơ đồ 1.7: Tổng hợp dẫn xuất benzylidine từ ursolic acid Sơ đồ 1.8: Tổng hợp một số dẫn xuất đứt mạch carbon trên vòng A của ursolic acid Sơ đồ1.9: Tổng hợp một số dẫn xuất với sự thay đổi đặc điểm cấu trúc tại C-1- C-2 trên vòng A chuyển hóa từ oleanoic acid Sơ đồ 1.10: Tổng hợp một số dẫn xuất với sự thay đổi đặc điểm cấu trúc tại C- 1-C-2 trên vòng A chuyển hóa từ oleanoic acid Sơ đồ 1.11: Tổng hợp một số dẫn xuất với sự thay đổi đặc điểm cấu trúc tại C- 1-C-2 trên vòng Achuyển hóa từ oleanoic acid Sơ đồ 2.1: Tổng hợp phyllanthone A từ phyllanthol Sơ đồ 2.2: Tổng hợp hợp chất B-D từ phyllanthone A Sơ đồ 2.3: Tổng hợp hợp chất E từ phyllanthone A Sơ đồ 3.1: Cơ chế phản ứng cộng nucleophile vào carbon carbonyl AN (C=O) của phyllanthone A Sơ đồ 3.2: Cấu dạng syn và anti của dẫn xuất hydrazone Sơ đồ 3.3: Đồng phân hỗ biến “keto” và “enol” của dẫn xuất hydrazone v
- BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Hoạt tính kháng đường cao trong máu của vài dẫn xuất ester từ α- amyrin Bảng 1.2: Hoạt tính gây độc tế bào cùa một số dẫn xuất từ ursolic acid Bảng 1.3: Hoạt tính gây độc tế bào cùa một số dẫn xuất benzylidine từ ursolic acid Bảng 1.4: Hoạt tính gây độc tế bào cùa một số dẫn xuất từ oleanoic acid Bảng 3.1: Hiệu suất phản ứng tổng hợp các dẫn xuất của phyllanthone B - E Bảng 3.2: Dữ liệu phổ HMBC, HSQC của hợp chất B Bảng 3.3: Dữ liệu phổ HMBC của hợp chất C Bảng 3.4: Dữ liệu phổ HMBC, HSQC của hợp chất D Bảng 3.5: Dữ liệu phổ 1H - NMR, 13C – NMR của các hợp chất A – E (từ C1 – C30) (CDCl3) vi
- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phổ 1H-NMR của hợp chất A (CDCl3, 500 MHz) Phụ lục 2: Phổ 13C-NMR của hợp chất A(CDCl3, 125 MHz) Phụ lục 3: Phổ 1H-NMR của hợp chất B (CDCl3, 500 MHz) Phụ lục 4: Phổ 13C-NMR của hợp chất B (CDCl3, 125 MHz) Phụ lục 5: Phổ HSQC của hợp chất B (CDCl3) Phụ lục 6: Phổ HMBC của hợp chất B (CDCl3) Phụ lục 7: Phổ 1H-NMR của hợp chất C (CDCl3, 500 MHz) Phụ lục 8: Phổ 13C-NMR của hợp chất C (CDCl3, 125 MHz) Phụ lục 9: Phổ HMBC của hợp chất C (CDCl3) Phụ lục 10: Phổ 1H-NMR của hợp chất D (CDCl3, 500 MHz) Phụ lục 11: Phổ HSQC của hợp chất D (CDCl3) Phụ lục 12: Phổ HMBC của hợp chất D (CDCl3) Phụ lục 13: Phổ 1H-NMR của hợp chất E (CDCl3, 500 MHz) Phụ lục 14: Phổ 13C-NMR của hợp chất E (CDCl3, 125 MHz) vii
- LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây, các hợp chất triterpene được quan tâm nghiên cứu vì chúng sở hữu các hoạt tính sinh học đa dạng như kháng ung thư, kháng vi rút, kháng khuẩn, chống lại sự nhân bản của vi rút, chống viêm loét dạ dày, chống suy nhược, trầm cảm và kháng viêm, …Từ đó mở ra những triển vọng trong việc điều chế các hợp chất dẫn xuất nhằm điều trị ung thư và các bệnh mãn tính liên quan đến ức chế enzyme.Triterpene thuộc khung ursane là nhóm hợp chất phổ biến với hoạt tính ức chế các loại enzyme hay hoạt tính gây độc tế bào. Phyllanthol là một dẫn xuất triterpene thuộc khung ursane. Quá trình nghiên cứu cây chùm ruột Phyllanthus acidus cho thấy phyllanthol là một thành phần chính của loài chùm ruột này. Với mong muốn tổng hợp một số dẫn xuất của phyllanthol, là những hợp chất mới với hoạt tính sinh học đáng kì vọng, chúng tôi tiến hành oxi hóa phyllanthol và tổng hợp các dẫn xuất của phyllanthone. Các phản ứng tổng hợp dẫn xuất của phyllanthol cho đến nay ít được nghiên cứu do nguồn cung cấp còn hạn chế của phyllanthol từ tự nhiên. Trong đề tài này, chúng tôi thực hiện tổng hợp dẫn xuất của phyllanthone dựa trên phản ứng cộng thân hạch của nó. 8
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Đặt vấn đề Triterpene thuộc khung ursane là nhóm hợp chất phổ biến với đa dạng các loại hoạt tính sinh học, đặc biệt là hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính ức chế một số loại enzyme. Kết quả nghiên cứu cho thấy các dẫn xuất tổng hợp được từ các triterpene thuộc khung ursane như ursolic acid, α-amyrin hay boswellic acid có sự gia tăng đáng kể hoạt tính sinh học so với hợp chất ban đầu. Phyllanthol là một dẫn xuất triterpene thuộc khung ursane với sự hiện diện của cấu trúc cyclopropane khá hiếm tại vị trí C-13 và C-14. Phyllanthol được tìm thấy trong các loài cây thuộc chi Phyllanthus như Phyllanthus polyanthus, Phyllanthus sellowianus, Phyllanthus sellowianus, Phyllanthus acidus, … Có thể do hàm lượng phyllanthol được tìm thấy từ các nguồn tự nhiên còn hạn chế nên các công bố về điều chế các dẫn xuất từ phyllanthol cũng như hoạt tính sinh học của nó vẫn chưa được tìm thấy. Trong một nghiên cứu gần đây về thành phần hóa học của cây chùm ruột của nhóm nghiên cứu, phyllanthol hiện diện với hàm lượng tương đối trong cao chiết hexane từ lá và rễ cây chùm ruột Phyllanthus acidus thu hái tại miền Nam Việt Nam. Ngoài ra kết quả khảo sát hoạt tính ức chế enzyme xanthine oxidase của phyllanthol cho thấy nó có hoạt tính mạnh với IC50 20.0 µg/mL. Phyllanthone là sản phẩm được nhóm nghiên cứu oxide hóa từ phyllanthol. Dựa trên hoạt tính sinh học đa dạng vốn có của triterpene thuộc khung ursane, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tổng hợp một số dẫn xuất của phyllanthone”. 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và sự cần thiết tiến hành nghiên cứu Triterpene là nhóm hợp chất tự nhiên khá phổ biến với nhiều loại hoạt tính sinh học và dược học. Đó là hoạt tính kháng ung thư, kháng vi rút, kháng khuẩn, chống lại sự nhân bản của vi rút, chống viêm loét dạ dày, chống suy nhược, trầm cảm và kháng viêm, … [1–2]. Các dẫn xuất triterpene thuộc khung oleanane và ursane có tiềm năng kháng ung thư, kháng viêm. Ngoài ra, người ta đề xuất mối quan hệ cấu trúc – hoạt 9
- tính giữa triterpene thuộc khung sườn oleanane và ursane với hoạt tính gây độc tế bào của chúng [3]. Triterpene thuộc khung ursane là nhóm hợp chất phổ biến với hoạt tính sinh học phong phú, đặc biệt là độc tính tế bào và ức chế các loại enzyme. Một số dẫn xuất của triterpene thuộc khung ursane được thử nghiệm cho hoạt tính ức chế các loại enzyme như α-amylase [4], enzyme PTP1B [5], 5-lipoxygenase [6], DNA polymerase β-lyase [7], cyclooxygenase-2 [8] hay hoạt tính gây độc tế bào [9]. Ursolic acid và các dẫn xuất tổng hợp thuộc khung ursane cũng được đánh giá như một nhóm hợp chất có hoạt tính kháng ung thư cao [10]. Các dẫn xuất từ các triterpene thuộc khung oleanane [11] cũng được tổng hợp và cho thấy có sự gia tăng đáng kể hoạt tính kháng viêm và khả năng hồi phục vết thương so với hợp chất ban đầu. Hợp chất phyllanthol là một triterpene thuộc khung sườn ursane với sự hiện diện của cấu trúc cyclopropyl khá hiếm tại vị trí C-13 và C-14. Trong giới hạn tìm kiếm của chúng tôi, cho đến nay chỉ có khoảng 5 hợp chất chứa hợp phần cyclopropyl tại C-13/C-14 được tìm thấy trong tự nhiên. Các triterpene sở hữu thành phần cyclopropyl chiết xuất từ các cây bậc cao thường thuộc khung sườn cycloartenol với vị trí của hợp phần cyclopropyl tại C-9 và C-10 [12–13]. Phyllanthol được tìm thấy trong các loài cây thuộc chi Phyllanthus như Phyllanthus polyanthus [13], Phyllanthus sellowianus [14], Phyllanthus acidus [15]. Triterpene này được sinh tổng hợp từ α-amyrin (sơ đồ 1.1). Về phản ứng điều chế dẫn xuất của phyllanthol, hiện nay chỉ có một công bố về sự chuyển hóa của phyllanthol thành 3-acetylphyllanthol [13]. Tuy nhiên, có khá nhiều công bố quốc tế về điều chế dẫn xuất của các hợp chất tương tự phyllanthol hay các triterpene khác thuộc khung sườn ursane. So sánh với các hợp chất tương tự thuộc cùng khung carbon, phyllanthol chỉ chứa một tâm hydroxyl hoạt động tại C-3 của vòng A. Vì vậy, chúng tôi hệ thống các phản ứng điều chế dẫn xuất từ triterpene thuộc khung ursane chứa nhân A tương tự phyllanthol và một vài triterpene khác tương tự về cấu trúc, đồng thời hệ thống hoạt tính sinh học của các dẫn xuất này khi so sánh với các chất ban đầu của chúng (Hình 1.1, 1.2). 10
- Sơ đồ 1.1: Sinh tổng hợp của phyllanthol từ α-amyrin Hình 1.1: Phyllanthone và dẫn xuất từ tự nhiên Hình 1.2: Các loại phản ứng điều chế dẫn xuất thực hiện trên vòng A của các triterpene tương tự phyllanthol 11
- 1.2.1 Các loại phản ứng tạo dẫn xuất của các triterpene thuộc khung sườn ursane Narender và cộng sự. 2009 đã điều chế các dẫn xuất của α-amyrin để hình thành mối liên hệ giữa cấu trúc và hoạt tính kháng đường cao trong máu [16]. Khi khảo sát sơ bộ cho thấy 3-acetyl-α-amyrin có hoạt tính ngang với thuốc thương mại để trị bệnh đái tháo đường metformin. Một số dẫn xuất ester 4, 8 và 12 cho hoạt tính mạnh hơn trong khi các dẫn xuất hidrazide N-thế 14 và 15 làm giảm hoạt tính của hợp chất ban đầu. (Sơ đồ 1.2, 1.3 và bảng 1.1). Năm 2008, Soldi và cộng sự cũng điều chế các dẫn xuất của triterpene amyrin thông qua các phản ứng ester hóa và phản ứng oxide hóa (Sơ đồ 1.4) [17]. Kết quả nghiên cứu hoạt tính giảm đau cho thấy các hợp chất ester tổng hợp được có tác dụng cao hơn so với aspirin. O NH NH R OH N N NH2 H DCC-DMAP HO DCM, r.t, 4h O metformin 1 R O O 8 11 2 H3C 5 MeO N HN O Me 9 12 3 Cl 6 N 3 Me 7 10 Me 4 O2N Me Me Br Sơ đồ 1.2: Tổng hợp dẫn xuất ester từ α-amyrin 12
- NH2 HN NO2 PCC/DCM 12h reflux NO2 EtOH, InCl3, HO O reflux, 12h N 1 13 NH O2N NO2 Ar-NCS/ NaH DMF/ 0OC/r.t NO2 N NO2 N N N S S HN HN O2N O2N 14 15 O2N Sơ đồ 1.3: Tổng hợp các hydrazone từ α-amyrin O PCC/DCM (t-BuO)2CrO2 12h reflux HO (AcO)2O/AcOH, O CHCl3 6h reflux O 13 1 16 RCOCl/Py/reflux (AcO)2O/AcOEt O O (t-BuO)2CrO2 O O 2 (AcO)2O/AcOH, AcO R O CHCl3 6h reflux 17 Sơ đồ 1.4: Tổng hợp dẫn xuất ester từ ursolic acid 13
- Bảng 1.1: Hoạt tính kháng đường cao trong máu của vài dẫn xuất ester từ α-amyrin Hoạt tính kháng đường cao trong máu (%) Hợp chất 5h 24h 2 18.4 17.6 4 13.8 27.6 8 18.2 27.6 12 24.9 20.2 Metformin 23.5 26.5 Năm 2008, Chadalapaka và cộng sự. đã tổng hợp một số dẫn xuất của ursolic acid tại vị trí C-2 thông qua trung gian enolate [18]. Các dẫn xuất –iodo 18, -cyanon 19 và triifluoromethyl 20 được thử nghiệm độc tính tế bào đối với các dòng tế bào bàng quang và tụy. Các hợp chất 19 và 20 thể hiện sự gia tăng hoạt tính rất mạnh đối với các dòng tế bào 253JB-V, KU7, Panc-1, Panc-2 khi so sánh với chất ban đầu trong khi ursolic acid không có hoạt tính hoặc có hoạt tính yếu hơn (Bảng 1.2). Bảng 1.2: Hoạt tính gây độc tế bào cùa một số dẫn xuất từ ursolic acid CO2CH3 R CO2CH3 18 R= I HO O 19 R= CN 20 R= CF3 Dòng tế bào (µM) Hợp chất 253JB-V KU7 Panc-1 Panc-2 1 - - 14.9 - 41 6.1 9 11.8 10.6 18 4.9 6 6.9 13.5 19 0.2 0.3 0.5 1 20 0.2 0.5 0.7 1.1 14
- Kondo et al, Ma et al., Baglin và cộng sự dựa trên các phản ứng ester hóa, ngưng tụ, formyl hóa,… để tổng hợp các dẫn xuất của chất nền ursolic acid 35 [19– 21]. Năm 2016, Spivak và cộng sự đã đề nghị phương pháp hiệu quả để hình thành các nhóm chức glycoside tại vị trí C-2 trên triterpene ursolic acid (Sơ đồ 1.5) [22]. Nelson và cộng sự cũng tổng hợp một số dẫn xuất chứa 2,3-dihydroxy của ursolic acid để thử nghiệm hoạt tính kháng viêm. Kết quả cho thấy các dẫn xuất này cho hoạt tính mạnh hơn các hợp chất ban đầu (Sơ đồ 1.6) [23]. Sơ đồ 1.5: Tổng hợp các dẫn xuất trên vòng A của ursolic acid tại vị trí C-2 Điều kiện sơ đồ 1.5 (a) t-BuOK, propargyl bromide, DME – THF (1:1) r.t., Ar, 1h. 15
- Sơ đồ 1.6: Tổng hợp dẫn xuất 2,3-dihydroxy từ ursolic acid Dar và cộng sự đã thực hiện các phản ứng ngưng tụ giữa tâm ketone tại C-3 của ursolic acid để tổng hợp 16 dẫn xuất benzylidine và được thử nghiệm độc tính tế bào đối với dòng tế bào A-549, MCF-7, HCT-116, THP-1 và tế bào lành tính [24] (Sơ đồ 1.7). Sơ đồ 1.7: Tổng hợp dẫn xuất benzylidine từ ursolic acid 16
- Kết quả cho thấy tất cả các hợp chất đều có sự gia tăng hoạt tính vượt trội so với các chất ban đầu 33 và 34 trong đó hợp chất 37a là hợp chất tiềm năng, có cơ chế gây chết tế bào theo chương trình thông qua con đường ti thể trong điều trị ung thư biểu mô tá tràng (Bảng 1.3). Bảng 1.3: Hoạt tính gây độc tế bào cùa một số dẫn xuất benzylidine từ ursolic acid Dòng tế bào, Hợp IC50 (µM) chất A-549 HCT-116 MCF-7 THP-1 FR-2 35 33 42 37 9.1 31 36 15 2.3 56 13 24 37a 0.55
- Sơ đồ 1.8: Tổng hợp một số dẫn xuất đứt mạch carbon trên vòng A của ursolic acid Điều kiện phản ứng sơ đồ 1.8: (a) Selectfluor®, dioxane, nitromethane, 80 oC, 24 h; (b) tác chất Jones, acetone, đá; (c) acid acetic băng, acid sulfuric, NaN3, 65 oC; ii. e 30oC, 5 h; (d) m-CPBA 77%, CHCl3, r.t., 120 h. (e) acid p-toluenesulfonic monohydrate, CH2Cl2, r.t., 24 h; (f) (i) oxalyl chloride, CH2Cl2, r.t., 15 h; (ii) dung dịch ammonium 25% lạnh, THF khan, 2 h; (g) R1NH2, THF khan, Et3N, T3P (50 wt% trong THF), ice; (h) T3P (50 wt% trong THF), THF/EtOAc, Et3N, 77oC, 5 h. Các hợp chất sự đứt mạch trên vòng A và chứa các amide mang dây hydrocarbon ngắn (45g-i) là những hợp chất có hoạt tính mạnh nhất. Các hợp chất này có tác dụng trên cả hai mô hình nuôi cấy, với rất ít thay đổi về giá trị IC50 của chúng. Cơ chế tiền đề cho thấy hợp chất 45i có khả năng kích hoạt gây chết tế bào thông qua 18
- sự hoạt hoá của caspase-8, caspase-7, cắt PARP và làm biến động Bcl-2 trong các dòng tế bào ung thư phổi không tiểu bào. Sự tự thực bào cũng được kích hoạt bởi hợp chất 45i và có thể là hệ quả của việc giảm Bcl-2, vì protein này ức chế Beclin-1, một yếu tố điều hoà quan trọng trong sự hoạt hoá tự thực bào. Hoạt tính và cơ chế tác động của hợp chất 45i này hứa hẹn cho việc phát triển các thuốc kháng ung thư mới dùng cho ung thư phổi không tiểu bào. 1.2.2 Các loại phản ứng tạo dẫn xuất của các triterpene khác tương tự phyllanthol Năm 2011, Sporn M. B. và cộng sự thông qua các phản ứng oxy hóa, formyl hóa, dehydrate hóa để biến đổi và tạo nhóm chức mới tại vị trí C-2 trên nhân A của hợp chất acid oleanolic (Sơ đồ 1.9) [11]. Sơ đồ 1.9: Tổng hợp một số dẫn xuất với sự thay đổi đặc điểm cấu trúc tại C-1-C-2 trên vòng A chuyển hóa từ oleanoic acid Honda T. và cộng sự đã sử dụng đa dạng các phản ứng hóa học nhằm thay thế các nhóm thế trên vòng A của triterpene oleanoic acid (Sơ đồ 1.10) nhằm xây dựng mối liên hệ giữa cấu trúc và hoạt tính ức chế sự sản sinh NO trên mô hình chuột [26]. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp Nanosilica từ vỏ trấu và chế tạo vật liệu Composite trên nền nhựa Polylactide Acid/Silica
68 p | 246 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp vật liệu α-MnO2 có cấu trúc nanomet. Ứng dụng để hấp phụ kim loại Pb trong dung dịch nước
71 p | 180 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa hữu cơ: Tổng hợp chất màu đen cho gốm sứ trên nền tinh thể spinel
84 p | 132 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc, hoạt tính xúc tác của vật liệu nano NdVO4: M2 + (M=Ca, Co, Zn)
66 p | 108 | 15
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp một số hợp chất chứa dị vòng 1,3,4- oxadiazole là dẫn xuất của acid salicylic
66 p | 227 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu Nano NiFe2O4
53 p | 136 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Tổng hợp chất màu nâu trên nền mạng tinh thể spinel
80 p | 85 | 13
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp một số hợp chất amide chứa dị vòng 1,3,4-oxadiazole là dẫn xuất của acid salicylic
72 p | 175 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa hữu cơ: Tổng hợp một số amide là dẫn xuất của 3-Aminocoumarin
69 p | 88 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp một số N-aryl/hetaryl 2-{4-amino-5-[(4,6-dimethylpyrimidin-2- ylthio)methyl]-4H-1,2,4-triazol-3-ylthio}acetamide
88 p | 27 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp một số dẫn xuất mới chứa dị vòng thiazolidine từ hợp chất 2-mercapto-3-phenylquinazolin4(3H)-one
73 p | 28 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa hữu cơ: Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của một số dẫn xuất 5-Aryliđen-3-N-(4-Metylphenyl)
61 p | 245 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa hữu cơ: Nghiên cứu tổng hợp decane 2,3 dione từ acrolein
81 p | 115 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp hợp chất 2-Chloro-3-[(4- nitrophenyl)ethynyl]quinoxaline bằng phản ứng Sonogashira
64 p | 41 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp một số hợp chất chứa dị vòng thiazole từ 3-acetyl-6- iodocoumarin
78 p | 32 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng tích hợp tại thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Bắc Giang
13 p | 144 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp và chuyển hóa 4,6-dimethylpyrimidine-2-thiol
109 p | 29 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn