TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
KHOA HÓA HỌC<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO KHÓA LUẬN<br />
TỐT NGHIỆP<br />
ĐỀ TÀI<br />
TỔNG HỢP MỘT SỐ HỢP CHẤT<br />
CHỨA DỊ VÒNG 1,3,4-OXADIAZOLE<br />
LÀ DẪN XUẤT CỦA ACID SALICYLIC<br />
<br />
SVTT: Trương Ngọc Anh Luân<br />
MSSV: K38.106.070<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Công<br />
<br />
TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
“Không thầy đố mày làm nên”<br />
Đây là điều mà em luôn nghĩ đến sau khi khóa luận này được hoàn thành! Giá trị<br />
của đề tài là một phần công lao và sự giúp đỡ tận tình mà thầy cô đã hết lòng truyền dạy<br />
cho em trong suốt 4 năm qua. Nhân dịp này em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất<br />
đến:<br />
Quý thầy cô trong ban chủ nhiệm khoa Hóa trường ĐHSP TP. HCM.<br />
Quý thầy cô ở tổ bộ môn Hóa Hữu Cơ.<br />
Cùng toàn thể thầy cô ở trường ĐHSP TP. HCM.<br />
Đặc biệt thầy Nguyễn Tiến Công, người đã hướng dẫn em hoàn thành khóa luận<br />
này. Trong thời gian tiến hành nghiên cứu nếu không có sự chỉ bảo tận tình của thầy từ<br />
việc tìm tư liệu đến những lúc sửa chữa, bổ sung, động viên khích lệ tinh thần cho chúng<br />
em thì đề tài đã không được hoàn thành như ngày hôm nay. Nhân dịp này em xin trân<br />
trọng gửi đến thầy lời cảm ơn sâu sắc nhất.<br />
Xin cảm ơn các anh/chị/bạn/em phòng Tổng hợp hữu cơ đã quan tâm, động viên<br />
và giúp đỡ cho khóa luận được thành công.<br />
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những<br />
thiếu sót. Vì vậy em xin ghi nhận và biết ơn những ý kiến đóng góp quý báu từ quí Thầy,<br />
Cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện và có ý nghĩa hơn.<br />
Kính chúc quý thầy cô, các bạn và những người thân của em lời chúc sức khỏe, lời<br />
cảm ơn chân thành nhất!<br />
Trân trọng!<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1<br />
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................. 3<br />
1.1. Đại cương về acid salicylic và dẫn xuất ................................................................. 3<br />
1.1.1. Cấu tạo ............................................................................................................... 3<br />
1.1.2. Điều chế ............................................................................................................. 3<br />
1.1.3. Một số phản ứng chuyển hóa từ acid salicylic và ứng dụng ............................. 4<br />
1.2. Giới thiệu về dị vòng 1,3,4-oxadiazole và dẫn xuất 5-aryl-2-amino-1,3,4oxadiazole. ..................................................................................................................... 11<br />
1.2.1. Đặc điểm cấu trúc ............................................................................................ 11<br />
1.2.2. Một số phương pháp tổng hợp dị vòng 1,3,4-oxadiazole và dẫn xuất 5-aryl1,3,4-oxadiazole-2-thiol. ........................................................................................... 12<br />
1.2.3. Tổng hợp các hợp chất 2-amino-1,3,4-oxadiazole. ......................................... 15<br />
1.2.4. Tổng hợp các hợp chất 1,3,4-oxadiazole-2-thiol ............................................. 17<br />
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM ...................................................................................... 21<br />
2.1. Sơ đồ tổng hợp ....................................................................................................... 21<br />
2.2. Thực nghiệm .......................................................................................................... 21<br />
2.2.1. Tổng hợp methyl salicylate (2) ........................................................................ 21<br />
2.2.2. Tổng hợp methyl 2-hydroxy-5-iodobenzoate (3) ............................................ 22<br />
2.2.3. Tổng hợp 2-hydroxy-5-iodobenzohydrazide (4) ............................................. 23<br />
2.2.4. Tổng hợp 5-(2-hydroxy-5-iodophenyl)-1,3,4-oxadiazol-2-thiol (5) ............... 24<br />
2.2.5. Tổng hợp của một số amine chứa dị vòng 1,3,4-oxadiazole (6a-b) ................ 25<br />
2.3. Xác định cấu trúc và một số tính chất vật lý ........................................................ 26<br />
2.3.1. Xác định nhiệt độ nóng chảy ........................................................................... 26<br />
<br />
2.3.2. Phổ hồng ngoại (IR) ........................................................................................ 26<br />
2.3.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR và 2D NMR) ................... 26<br />
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 27<br />
3.1. Tổng hợp methyl salicylate (2) .............................................................................. 27<br />
3.2. Tổng hợp methyl 2-hydroxy-5-iodobenzoate (3) .................................................. 28<br />
3.2.1. Cơ chế phản ứng .............................................................................................. 28<br />
3.2.2. Phân tích cấu trúc ............................................................................................ 29<br />
3.3. Tổng hợp 2-hydroxy-5-iodobenzohydrazide (4) ................................................... 31<br />
3.3.1. Cơ chế phản ứng .............................................................................................. 31<br />
3.3.2. Phân tích cấu trúc ............................................................................................ 32<br />
3.4. Tổng hợp 5-(2-hydroxy-5-iodophenyl)-1,3,4-oxadiazol-2-thiol (5) ..................... 33<br />
3.4.1. Cơ chế phản ứng .............................................................................................. 33<br />
3.4.2. Phân tích cấu trúc ............................................................................................ 34<br />
3.5. Tổng hợp các hợp chất N-aryl-5-(2-hydroxy-5-iodophenyl)-1,3,4-oxadiazol-2amine (6a-b) ................................................................................................................. 38<br />
3.5.1. Cơ chế phản ứng .............................................................................................. 38<br />
3.5.2. Phân tích cấu trúc ............................................................................................ 40<br />
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................... 49<br />
4.1. Kết luận .................................................................................................................. 49<br />
4.2. Đề xuất ................................................................................................................... 49<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 50<br />
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 56<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
I.<br />
<br />
Lí do chọn đề tài .<br />
<br />
Ngày nay, hóa học nói chung và hóa học hữu cơ nói riêng đóng một vai trò vô cùng<br />
quan trọng trong đời sống và sản xuất. Các kết quả nghiên cứu của hóa học hữu cơ được<br />
ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác như hóa sinh, hóa dược, mỹ<br />
phẩm, phân bón… Trong đó tổng hợp hữu cơ chiếm một vị trí rất quan trọng trong ngành<br />
hóa học hữu cơ. Từ các chất tổng hợp được, con người đã ứng dụng làm thuốc chữa bệnh,<br />
phân bón cho cây trồng, thuốc diệt trừ sâu bệnh cho vật nuôi và cây trồng…<br />
Acid salicylic và một số dẫn xuất của nó đã từ lâu được biết tới như là những hợp chất<br />
có khả năng giảm đau, hạ sốt, …: Aspirin có tác dụng hạ sốt, Ethenzamide có tác dụng<br />
giảm đau, chống viêm. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy dẫn xuất của acid salicylic có<br />
khả năng kháng vi sinh vật khá tốt [1-2]. Đặc biệt các dẫn chất của iodosalicylanilide có<br />
tác dụng kháng khuẩn mạnh trên nhiều chủng như Streptococus, S.aureus,... (tác dụng<br />
yếu hơn đối với E.Coli và Pseudomonas aeruginosae) [3].<br />
Bên cạnh đó trong những năm gần đây, hóa học dị vòng ngày càng phát triển mạnh<br />
mẽ. Người ta quan tâm đến các dị vòng không chỉ về những tính chất lí hóa học đặc biệt<br />
mà còn về những ứng dụng quan trọng của chúng trong thực tiễn. Trong đó hóa học các<br />
hợp chất aryl-1,3,4-oxadiazole là lĩnh vực rất phát triển của hóa học hữu cơ, nhờ có phổ<br />
hoạt tính sinh học rất rộng, các dẫn xuất aryl-1,3,4-oxadiazol có thể được dùng trong y<br />
học để diệt khuẩn, chống nấm mốc, làm thuốc giảm đau, kháng viêm và gần đây đang<br />
được nghiên cứu để thay thế các thuốc có gốc nucleozide ức chế sự phát triển của khối u<br />
và virus HIV giai đoạn I [4-6]. Một vài công trình gần đây đã đề cập đến việc tổng hợp<br />
các dẫn xuất của acid 5-iodosalicylic [9-10]. Tuy nhiên, các hợp chất chứa dị vòng 1,3,4oxadiazole là dẫn xuất của acid 5-iodosalicylic còn chưa thấy được đề cập đến.<br />
Chính vì những tính năng hữu ích của axit salicylic và hợp chất aryl-1,3,4oxadiazone mà chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài : ‘’Tổng hợp một số hợp chất chứa<br />
dị vòng 1,3,4-oxadiazole là dẫn xuất của acid salicylic’’<br />
<br />
1<br />
<br />