intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp một số hợp chất đa vòng chứa dị tố lưu huỳnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

43
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng nhiều phản ứng thông dụng và phổ biến như phản ứng ngưng tụ, Diels-Alder, thế nhân thơm,... các hợp chất đa vòng chứa dị tố được tổng hợp ngày càng nhiều và mang lại nhiều lợi ích trong thực tế. Đề tài nghiên cứu sẽ tìm hiểu thêm về hợp chất đa vòng chứa dị tố lưu huỳnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp một số hợp chất đa vòng chứa dị tố lưu huỳnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Thái Sơn TỔNG HỢP MỘT SỐ HỢP CHẤT ĐA VÒNG CHỨA DỊ TỐ LƯU HUỲNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 7 / 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỔNG HỢP MỘT SỐ HỢP CHẤT ĐA VÒNG CHỨA DỊ TỐ LƯU HUỲNH Sinh viên thực hiện : Phan Thái Sơn MSSV : 42.01.106.056 Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Tín Thanh Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 7 / 2020
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ii DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... iv DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................ v LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 2 1.1. Ứng dụng của các hợp chất đa vòng chứa dị vòng thiophene ...................2 1.2. Tổng hợp các hợp chất đa vòng chứa dị vòng thiophene ........................... 3 1.2.1. Phản ứng suzuki ................................................................................. 3 1.2.2. Phản ứng aryl hóa trực tiếp liên kết C-H trên nhân thơm.................. 7 1.2.3. Một số phương pháp khác.................................................................. 8 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ......................................................................... 10 2.1. Hóa chất.................................................................................................... 10 2.2. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc các hợp chất tổng hợp được .............. 10 2.2.1. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C-NMR ................................. 10 2.2.2. Phổ khối lượng MS .......................................................................... 10 2.3. Quy trình thực nghiệm ............................................................................. 10 2.3.1. Tổng hợp di-2-thienylketone SN0 ................................................... 11 2.3.2. Tổng hợp 1,1-bis(thiophen-2-yl)-2,2-dibromoethene SN1 ............. 12 2.3.3. Tổng hợp 1,1-bis(thiophen-2-yl)-2,2-diphenylethene SN2 ............. 12 2.3.4. Tổng hợp các dẫn xuất của 1,1-bis(thiophen-2-yl)-2,2- diphenyllethene SN3........................................................................................... 12 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 14
  4. 3.1. Phản ứng tổng hợp 1,1-bis(thiophen-2-yl)-2,2-diphenyllethene SN2 ..... 14 3.1.1. Tổng hợp di-2-thienylketone SN0 ................................................... 14 3.1.2. Tổng hợp 1,1-bis(thiophen-2-yl)-2,2-dibromoethene SN1 ............. 16 3.1.3. Tổng hợp 1,1-bis(thiophen-2-yl)-2,2-diphenylethene SN2 ............. 17 3.2. Phản ứng ghép cặp với dẫn xuất aryl bromide .........................................19 3.2.1. Phản ứng ghép cặp với dẫn xuất 4’-bromoacetophenone ................ 19 3.2.2. Phản ứng ghép cặp với dẫn xuất 4-bromobenzotriflouride ............. 24 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................... 26 4.1. Kết luận ....................................................................................................26 4.2. Kiến nghị ..................................................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 28 PHỤ LỤC ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
  5. LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Tín Thanh. Em xin gửi đến cô lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc vì những bài học quý báu và những kiến thức thực nghiệm đầu tiên trong lĩnh vực tổng hợp hữu cơ. Cảm ơn cô vì đã luôn tận tình chỉ dạy, góp ý để em ngày càng tiến bộ hơn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô là giảng viên tại Khoa Hóa học– Đại học Sư phạm TP. HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện nơi đây. Cảm ơn chị Nhi, chị Phụng và các bạn sinh viên trong phòng thí nghiệm Tổng hợp Hữu cơ M305 đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thiện đề tài này. Xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và toàn thể anh chị em bạn bè đã luôn tin tưởng, ủng hộ và động viên em trong suốt chặng đường vừa qua. Vì sự hạn chế về mặt thời gian và điều kiện vật chất cũng như chủ quan cá nhân nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài này. Em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý từ thầy cô để khắc phục các hạn chế cũng như sai sót trong khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! TP. HCM, ngày 26 tháng 6 năm 2020 i
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả thu được trong đề tài này là do bản thân thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Tín Thanh và không sao chép từ bất kỳ một công trình nào khác. Những nhận xét, đánh giá và số liệu của một số tác giả được sử dụng trong khóa luận này đều được trích dẫn và chú thích đúng với quy định. Nếu có bất kỳ gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! TP. HCM, ngày 26 tháng 6 năm 2020 ii
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ar Aryl 13 C-NMR Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance d Doublet dd Doublet of doublet DMAc N,N-dimethylacetamide DMF N,N-dimethylformamide EA Ethyl acetate eq Equivalent h Giờ 1 H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance J Hằng số ghép KOAc Potassium acetate m- Meta m Multiplet MS Mass Spectrometry NBS N-Bromosuccinimide o- Ortho p- Para ppm Part per million q Quartet s Singlet t Triplet THF Tetrahydrofuran TTE Tetrakis(thiophen-2-yl)ethene TLC Thin Layer Chromatographically δ Chemical shift Δ Đun hồi lưu iii
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1.1. Hai hợp chất nhuộm huỳnh quang 1 và 2 ứng dụng chụp ảnh lysosome trong mẫu vật sống ......................................................................................................2 Hình 1.1.2. Cấu trúc các dẫn xuất hệ đa vòng của Basoglu và cộng sự ....................3 Hình 1.1.3. Hợp chất TTE-4TPA, TTE-4DPT và TTE-4DTPA...................................3 Hình 3.1.1.1. Phổ 1H-NMR (CDCl3) của hợp chất SN0 ...........................................15 Hình 3.1.1.2. Phổ 13CNMR (CDCl3) của hợp chất SN0 .........................................16 Hình 3.1.2.1. Phổ 1H-NMR (CDCl3) của hợp chất SN1 ...........................................17 Hình 3.1.3.1. Phổ 1H-NMR (CDCl3) của hợp chất SN2 ...........................................18 Hình 3.1.3.2. Phổ 13C-NMR (CDCl3) của hợp chất SN2 ..........................................19 Hình 3.2.1.1. Phổ 1H-NMR (CDCl3) của hợp chất SN3A1 ......................................21 Hình 3.2.1.2. Phổ 13C‒NMR (CDCl3) của hợp chất SN3A1.....................................22 Hình 3.2.1.3. Phổ 1H-NMR (CDCl3) của hợp chất SN3A2 ......................................23 Hình 3.2.1.4. Phổ 13C-NMR (CDCl3) của hợp chất SN3A2 .....................................23 Hình 3.2.2.1. Phổ 1H-NMR (CDCl3) của hợp chất SN3B ........................................25 iv
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.2.1.1. Phản ứng Suzuki...................................................................................4 Sơ đồ 1.2.1.2. Chu trình vòng xúc tác của phản ứng Suzuki ......................................4 Sơ đồ 1.2.1.3. Tổng hợp TTE từ di(2-thienyl)- acetylene............................................5 Sơ đồ 1.2.1.4. Tổng hợp TTE từ dẫn xuất dibrom và boronic acid ............................6 Sơ đồ 1.2.1.5. Tổng hợp dẫn xuất thiophene-3-carbaldehyde 6 .................................6 Sơ đồ 1.2.1.6. Các dẫn xuất formylpphenyl của TTE .................................................6 Sơ đồ 1.2.2.1. Tổng hợp các dẫn xuất arylthiophene .................................................7 Sơ đồ 1.2.2.2. Tổng hợp polymer PEDOTF ...............................................................8 Sơ đồ 1.2.2.3. Phản ứng ghép cặp giữa thieno[3,2-b]thiophene và aryl bromide .....8 Sơ đồ 1.2.3.1. Tổng hợp 1,2-bis(thiophen-2-yl)-1,2-dithienylethene ..........................9 Sơ đồ 1.2.3.2. Tổng hợp tetrakis(thiophen-2-yl)ethane .............................................9 Sơ đồ 1.2.3.3. Tổng hợp 1,1-bis(thiophen-2-yl)-1,1-dithienylethene 10 .....................9 Sơ đồ 2.3.1. Sơ đồ tổng hợp các hệ đa vòng chứa dị vòng thiophene ......................11 Sơ đồ 3.1.1. Tổng hợp di-2-thienylketone từ thiophene ............................................14 Sơ đồ 3.2.1.1. Tổng hợp SN3A1 và SN3A2 ..............................................................19 Sơ đồ 3.2.2.1. Tổng hợp SN3B .................................................................................24 v
  10. LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển bền vững của khoa học kỹ thuật, công nghệ vật liệu đóng vai trò quan trọng nhờ vào những nghiên cứu, phát hiện về các loại vật liệu mới có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các vật liệu hữu cơ đã trở thành một hướng nghiên cứu tiềm năng bởi những ứng dụng của chúng trong thực tế, đặc biệt là những hợp chất đa vòng chứa dị tố vốn đã được quan tâm nghiên cứu trong hóa học các hợp chất dị vòng. Với cấu trúc phân cực, hệ liên hợp  giàu điện tử, khả năng phát quang cao, chúng có nhiều ứng dụng như làm vật liệu diode phát quang hữu cơ (OLED), pin quang điện hữu cơ (OPV), bóng bán dẫn hiệu ứng trường hữu cơ (LEOFETs), thiết bị nhận dạng sinh học, kính hiển vi siêu phân giải,… Hiện nay, các oligomer, polymer và các hợp chất đa vòng có chứa dị tố lưu huỳnh đang là đối tượng nghiên cứu sâu rộng của các nhà khoa học cả trong lĩnh vực y học và điện tử nhờ những tính chất nổi trội của chúng. Bằng nhiều phản ứng thông dụng và phổ biến như phản ứng ngưng tụ, Diels- Alder, thế nhân thơm, … các hợp chất đa vòng chứa dị tố được tổng hợp ngày càng nhiều và mang lại nhiều lợi ích trong thực tế. Trong tổng hợp hữu cơ hiện đại, các hợp chất này được tổng hợp thông qua các phản ứng ghép cặp như phản ứng Heck, Negishi, Suzuki, … Tuy nhiên, những hợp chất đa vòng chứa dị tố được tổng hợp bằng các phản ứng aryl hóa trực tiếp liên kết C-H trên dị vòng vẫn chưa được báo cáo nhiều, đặc biệt là hợp chất đa vòng chứa dị vòng thiophene. Với mong muốn góp phần nghiên cứu thêm về các hợp chất đa vòng có chứa dị tố lưu huỳnh, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Tổng hợp một số hệ đa vòng chứa dị tố lưu huỳnh”, làm tiền đề cho việc tổng hợp hệ đa vòng ngưng tụ chứa dị tố lưu huỳnh có nhóm thế. 1
  11. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Ứng dụng của các hợp chất đa vòng chứa dị vòng thiophene Hiện nay, oligomer, polymer và các hợp chất đa vòng có chứa dị vòng thiophene hiện đang là đối tượng nghiên cứu sâu rộng của các nhà khoa học vì chúng có hệ liên hợp  dài kết hợp với mật độ điện tử trên dị vòng thiophene cao hơn vòng benzene cũng như các dị vòng khác khiến chúng có khả năng phát quang cao [1], [2]. Đặc biệt, với nhiều đặc tính sinh học cũng như vật lý hấp dẫn các hợp chất này được ứng dụng phổ biến trong quang điện tử, quang điện [1] hay làm đầu dò huỳnh quang trong y học [2], [3], [4]. Kính hiển vi huỳnh quang cho phép chụp ảnh không xâm lấn các bào quan trong tế bào sống là một trong những công nghệ hình ảnh được sử dụng phổ biến nhất trong sinh học tế bào [2]. Tuy nhiên, loại kính hiển vi này cần có đầu dò là các chất nhuộm huỳnh quang tương thích và không gây độc tế bào [2], [3]. Vì vậy, A.L.Capodilupo cùng cộng sự đã tổng hợp hợp chất 1 và 2 (Hình 1.1.1) có chứa dị vòng thiophene và nghiên cứu khả năng ứng dụng của chúng trong việc chụp ảnh lysosome trong mẫu vật sống [1]. Các thuốc nhuộm 1 và 2 thể hiện khả năng quang hóa tốt, năng suất lượng tử phù hợp, độ tương thích sinh học cao, thời gian lưu giữ lâu và phù hợp cho các ứng dụng sinh học. Hình 1.1.1. Hai hợp chất nhuộm huỳnh quang 1 và 2 ứng dụng chụp ảnh lysosome trong mẫu vật sống Nhóm hợp chất 3 (Hình 1.1.2) là những hệ đa vòng ngưng tụ chứa dị tố lưu huỳnh được Basoglu và cộng sự tổng hợp vào năm 2017 [5]. Nhóm hợp chất này được dùng làm trung gian trong tổng hợp các hợp chất có tác dụng chống tăng huyết áp, ức chế mạnh sự tăng trưởng của tế bào keratinocyte ở người. 2
  12. Hình 1.1.2. Cấu trúc các dẫn xuất hệ đa vòng của Basoglu và cộng sự Năm 2018, Liu và cộng sự đã tổng hợp thành công các hợp chất phát huỳnh quang (TTE-4TPA 4a, TTE-4DPT 4b và TTE-4DTPA 4c) dựa trên khung TTE với tác chất là triphenylamine, N,N-diphenylthiophen-2-amine và N,N-diphenyl-4- vinylaniline (Hình 1.1.3) [6]. Trong đó, hợp chất 4a được tổng hợp với hiệu suất cao nhất (61 %). Các hợp chất 4a và 4b có tiềm năng làm cảm biến đáp ứng kích thích cho một số loại tế bào. Kết quả hình ảnh màng tế bào cho thấy hợp chất 4c có khả năng đánh dấu tế bào Hela (dòng tế bào được phân lập từ tế bào ung thư cổ tử cung). Các hợp chất này có năng suất lượng tử cao, khả năng quang hóa tốt, không gây độc tế bào và thời gian lưu trữ tương đối dài, phù hợp để ứng dụng trong sinh học tế bào. Hình 1.1.3. Hợp chất TTE-4TPA, TTE-4DPT và TTE-4DTPA 1.2. Tổng hợp các hợp chất đa vòng chứa dị vòng thiophene 1.2.1. Phản ứng Suzuki Phản ứng ghép cặp Suzuki (Sơ đồ 1.2.1.1) là một trong những hướng nghiên cứu nổi bật trong tổng hợp hữu cơ hiện đại. Phản ứng được công bố lần đầu tiên vào 3
  13. năm 1979 bởi Akira Suzuki cùng cộng sự, ông là một trong những người có đóng góp to lớn trong việc sử dụng các xúc tác kim loại chuyển tiếp trong phản ứng ghép cặp [7]. Năm 2010, ông được vinh danh giải Nobel trong lĩnh vực Hóa học cùng với Heck và Negishi cho những đóng góp to lớn về việc phát triển các phản ứng ghép mạch [8]. Tuy nhiên phản ứng này vẫn có những hạn chế do cần phải tổng hợp các hợp chất cơ kim cũng như các dẫn xuất halide [11]. Sơ đồ 1.2.1.1. Phản ứng Suzuki Phản ứng Suzuki dùng để hình thành liên kết C-C thu được sản phẩm với hiệu suất ổn định và có sự chọn lọc vị trí cao [9]. Tiền chất cho phản ứng bao gồm các hợp chất halide cùng các dẫn xuất boronic acid là những tác nhân tương đối bền, dễ bảo quản, điều kiện phản ứng cũng không quá khó khăn. Vì vậy, đây là phản ứng được ứng dụng nhiều trong tổng hợp hữu cơ hiện đại để tạo liên kết C-C giữa hai nhân thơm đem lại hiệu quả kinh tế. Phản ứng này dựa trên cơ chế vòng xúc tác oxi-hóa khử của phức chất kim loại chuyển tiếp palladium, cơ chế được mô tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2.1.2. Chu trình vòng xúc tác của phản ứng Suzuki 4
  14. Phản ứng ghép cặp Suzuki gồm 4 giai đoạn [7], [10], [11]:  Giai đoạn (I): (Hoạt hóa xúc tác) Pd(II) được đưa về trạng thái Pd(0)L2 bằng cách phản ứng với các hợp chất giàu điện tử như amin hoặc phosphine.  Giai đoạn (II): (Cộng hợp oxi hóa (oxidative addition)) tác nhân aryl halide ghép vào phức Pd(0)L2 chuyển phức một nhân hai phối tử thành phức một nhân bốn phối tử, đồng thời xảy ra sự oxi hóa Pd(0) thành Pd(II).  Giai đoạn (III): (Trao đổi kim loại (transmetalation)) trước đó, phức chất Ar- Pd(II)L2-X trao đổi với base để tạo điều kiện cho phản ứng trao đổi kim loại diễn ra dễ dàng hơn.  Giai đoạn (IV): (Khử tách (reductive elimination)) giai đoạn này vừa tạo ra sản phẩm biaryl đồng thời tái tạo lại xúc tác để tiếp tục thực hiện chu trình phản ứng. Xúc tác thường được sử dụng trong phản ứng này là Pd(PPh3)4, hoặc Pd(OAc)2. Base thường được dùng là K3PO4, Na2CO3 hoặc các base mạnh như NaOH, Ba(OH)2. Một số loại dung môi dùng cho phản ứng này là toluene, DMF, 1,4-dioxane hoặc THF. Năm 2013, Bolzoni tổng hợp thành công TTE từ di(2-thienyl)-acetylene dựa vào phản ứng Suzuki (Sơ đồ 1.2.1.3) [1]. Phản ứng sử dụng xúc tác Pd(PPh3)4, base K2CO3 đạt hiệu suất 50 % và không có sản phẩm phụ. Sơ đồ 1.2.1.3. Tổng hợp TTE từ di(2-thienyl)- acetylene Khác với quy trình của Fischer và Bolzoni , Liu và cộng sự đã sử dụng một quy trình “xanh” hơn đi từ 2,2'-(2,2-dibromoethene-1,1-diyl)dithiophene và thiophen-2- ylboronic acid để tổng hợp TTE. Phản ứng rút ngắn được giai đoạn và sử dụng ít hoá chất độc hại. (Sơ đồ 1.2.1.4) [6]. 5
  15. Sơ đồ 1.2.1.4. Tổng hợp TTE từ dẫn xuất dibrom và boronic acid Năm 2017, Kowalska đã tổng hợp hợp chất 6 từ (3-formylthiophen-2-yl)boronic acid 5 với dẫn xuất benzylbromide sử dụng xúc tác Pd(PPh3)4, base K2CO3 và đun ở 80 oC trong dung môi THF, thời gian phản ứng 24h thu được sản phẩm với hiệu suất tương đối (64 %) (Sơ đồ 1.2.1.5) [12]. Sơ đồ 1.2.1.5. Tổng hợp dẫn xuất thiophene-3-carbaldehyde 6 Năm 2019, Song cùng cộng sự đã tổng hợp thành công 3 đồng phân TTE- PhCHO thông qua phản ứng Suzuki đi từ dẫn xuất của TTE với các tác chất formylphenyl boronic acid. Phản ứng cho hiệu suất khá cao (66-80 %), trong đó TTE- p-PhCHO cho hiệu suất cao nhất (80 %) (Sơ đồ 1.2.1.6). Những dẫn xuất này được dùng để chỉ thị màu đối với hydrazine trong nước [13]. Sơ đồ 1.2.1.6. Tổng hợp các dẫn xuất formylpphenyl của TTE 6
  16. 1.2.2. Phản ứng aryl hóa trực tiếp liên kết C-H trên nhân thơm Những đặc tính sinh học và vật lý hấp dẫn của các dẫn xuất thế aryl trên dị vòng thiophene tạo nên sức hút lớn đối với các nhà khoa học [14]. Thông thường, các dẫn xuất này được tổng hợp bằng phản ứng Stille, Negishi, hay Suzuki-Miyaura sử dụng xúc tác kim loại chuyển tiếp [15], [16], [17]. Tuy nhiên, những phản ứng này đòi hỏi lượng xúc tác lớn, giá thành cao và phải tạo được các hợp chất cơ kim phù hợp cho từng phản ứng. Để khắc phục những nhược điểm trên, A.H. de Vries cùng cộng sự đã thử nghiệm xúc tác Pd(OAc)2 thay thế cho xúc tác Pd(PPh3)4 truyền thống nhằm giảm lượng xúc tác trong các phản ứng Heck và Suzuki mà vẫn cho hiệu suất cao, mở ra hướng nghiên cứu mới cho việc ghép cặp sử dụng xúc tác palladium [18]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp này trong các phản ứng aryl hóa trực tiếp liên kết C-H trên dị vòng, đặc biệt là dị vòng thiophene vẫn chưa được công bố nhiều. Năm 2009, J. Roger và cộng sự đã tổng hợp thành công những dẫn xuất 5- arylthiophene dựa trên những nghiên cứu trước đó của A. H. de Vries, hiệu suất phản ứng cao nhất là 94% (nhóm thế CF3) (Sơ đồ 1.2.2.1) [19]. Sơ đồ 1.2.2.1. Tổng hợp các dẫn xuất 5-arylthiophene So với phản ứng Suzuki truyền thống, phản ứng này mang lại hiệu quả kinh tế cao, sử dụng lượng xúc tác ít hơn và không cần hoạt hóa xúc tác. Năm 2013, J. Kuwabara cùng các cộng sự đã tổng hợp thành công polymer PEDOTF ứng dụng làm vật liệu quang điện tử (Sơ đồ 1.2.2.2) [25]. Phản ứng được cải tiến bằng cách sử dụng thêm vi sóng để tăng hiệu suất. 7
  17. Sơ đồ 1.2.2.2. Tổng hợp polymer PEDOTF Nhóm các nhà nghiên cứu của Vuong cũng tổng hợp thành công các dẫn xuất aryl của thieno[3,2-b]thiophene sử dụng xúc tác Pd(OAc)2 cho hiệu suất từ 55 % đến 75 % (Sơ đồ 1.2.2.3) [20]. Sơ đồ 1.2.2.3. Phản ứng ghép cặp giữa thieno[3,2-b]thiophene và arylbromide Ưu điểm của phương pháp là chỉ dùng lượng nhỏ xúc tác, vị trí và số lần thế trên nhân thơm có thể kiểm soát, phản ứng cho hiệu suất cao khi có nhóm rút điện tử mạnh trên dẫn xuất arylbromide. 1.2.3. Một số phương pháp khác Năm 1996, bằng phương pháp ghép cặp dẫn xuất diaryl ketone của McMurry, Fischer cùng cộng sự đã tổng hợp thành công 1,2-bis(thiophen-2-yl)-1,2- dithienylethene từ thiophen-2-ylphenyl ketone 8 nhưng hiệu suất không cao (40 %) và sinh ra nhiều sản phẩm phụ do sự kết hợp giữa các carbonyl sẽ tạo ra sản phẩm khác nhau (Sơ đồ 1.2.3.1) [21]. 8
  18. Sơ đồ 1.2.3.1. Tổng hợp 1,2-bis(thiophen-2-yl)-1,2-diphenylethene Fischer cũng tổng hợp được tetrakis(thiophen-2-yl)ethane 9 từ bis(thiophen-2- yl) ketone trong cùng điều kiện trên với hiệu suất (40 %) (Sơ đồ 1.2.3.2) [21, 22]. Sơ đồ 1.2.3.2. Tổng hợp 1,1-bis(thiophen-2-yl)-2,2-diphenylethene Nhằm tăng hiệu suất của phản ứng tổng hợp alkene phi đối xứng, Fischer và cộng sự đã thực hiện phản ứng ngưng tụ sử dụng xúc tác acid [21]. Vẫn sử dụng trung gian bis(thiophen-2-yl) ketone kết hợp với ylide của diphenylmethane, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp thành công alkene 1,1-bis(thiophen-2-yl)-1,1-dithienylethene 10 với hiệu suất cao (75 %) và không sinh ra sản phẩm phụ (Sơ đồ 1.2.3.3). Sơ đồ 1.2.3.3. Tổng hợp 1,1-bis(thiophen-2-yl)-2,2-diphenylethene 10 Từ những nghiên cứu được giới thiệu trên, chúng tôi đã đưa quy trình để tổng hợp các hợp chất đa vòng có chứa dị vòng thiophene với mong muốn tìm hiểu một quy trình mới để tổng hợp các hợp chất này cũng như tìm hiểu thêm về các dẫn xuất aryl hóa của 1,1-bis(thiophen-2-yl)-1,1-dithienylethene. 9
  19. CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 2.1. Hóa chất Các hoá chất được mua từ hãng Acrōs, Aladin, Chemsol, Energy Chemical, Fischer Chemical, Merck, Meryer và Sigma-Aldrich đều được sử dụng trực tiếp mà không qua tinh chế. Dung môi chiết, sắc ký được mua từ hãng Chemsol. Toluene khan được tinh chế bằng phương pháp chưng cất sử dụng kim loại Na và chỉ thị benzophenone. 2.2. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc các hợp chất tổng hợp được 2.2.1. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C-NMR Cấu trúc phân tử các dẫn xuất được xác nhận qua thông tin từ các phổ cộng hưởng từ một chiều được ghi trên máy NMR BRUCKER 500 MHz (1H) và 125 MHz (13C) tại phòng NMR, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội và Khoa Hóa học – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. 2.2.2. Phổ khối lượng MS Phổ khối lượng được ghi trên máy LC-MS Thermo, model: UltiMate 3000/ISO EC, thực hiện tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ Phẩm, Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3. Quy trình thực nghiệm Quy trình tổng hợp hệ đa vòng được thực hiện như trong Sơ đồ 2.3.1: 10
  20. Sơ đồ 2.3.1. Sơ đồ tổng hợp các hệ đa vòng chứa dị vòng thiophene 2.3.1. Tổng hợp di(thiophen-2-yl)methanone SN0 2-Thienoic acid (1.2 g, 0.01 mol, 1 eq) hoà tan trong toluene (10 mL) được đun hồi lưu trong 2 giờ với thiophene (0.84 g, 0.01 mol, 1 eq), phosphorus pentoxide (1.6 g, 0.12 mol, 1.2 eq). Sau đó thêm tiếp một lượng phosphorus pentoxide (1.6 g, 0.12 mol, 1.2 eq) vào hỗn hợp trên và tiếp tục đun hồi lưu trong 2 giờ. Sau phản ứng, hỗn hợp được lọc rồi rửa phần dịch lọc với nước (3 x 50 mL), dung dịch NaOH 1M (3 x 50 mL), làm khan bằng Na2SO4 rồi cô quay dưới áp suất thấp thu được sản phẩm thô. Tinh chế sản phẩm bằng sắc ký cột n-hexane: EA (5:1) thu được SN0 (970 mg, 50 %) dạng rắn màu trắng. Phổ 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz): δ 7.91 (2H, dd, J = 4.0 Hz, J = 1.0 Hz, HHetAr), δ 7.70 (2H, dd, J = 5.0 Hz, J = 1.0 Hz, HHetAr), δ 7.19 (2H, dd, J 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2