T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
<br />
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG<br />
CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP NĂM 2016<br />
Tống Lê Văn*; Hoàng Hải**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả thực trạng kiến thức, thái độ về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 của bệnh<br />
nhân (BN) tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp năm 2016. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt<br />
ngang; phỏng vấn trực tiếp BN bằng phiếu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả: 94% BN hiểu đúng về khái<br />
niệm bệnh; 82,3% biết ít nhất 1 biến chứng; 22,6% cho rằng bệnh không phòng được; 99,8%<br />
đồng ý ĐTĐ là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe và cuộc sống; 87,2% cảm thấy lo sợ nếu bị<br />
chẩn đoán mắc ĐTĐ; 89,7% thấy phòng chống bệnh ĐTĐ là trách nhiệm của toàn cộng đồng.<br />
Kết luận: đa số (> 80%) có kiến thức, thái độ đúng về bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, gần 23% cho rằng<br />
bệnh không phòng được.<br />
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Kiến thức; Thái độ.<br />
<br />
Knowledge, Attitude about Diabetes of Patients with Type 2<br />
Diabetes at Agriculture General Hospital in 2006<br />
Summary<br />
Objectives: To describe the current status of knowledge, attitude about type 2 diabetic<br />
patients at Agriculture General Hospital in 2016. Methods: Cross-sectional descriptive study,<br />
direct interviews with patients by pre-designed questionnaire. Results: 94% of patients<br />
understood the concept of disease; 82.3% knew at least one complication; 22.6% said that<br />
diabetes was unpreventable; 99.8% agreed that diabetes was a serious disease for the health<br />
and life; 87.2% felt scared if being diagnosed as diabetes; 89.7% thought that diabetic<br />
prevention was the responsibility of the entire community. Conclusion: The majority of patients<br />
(over 80%) have the knowledge, the right attitude about diabetes. However, nearly 23% say that<br />
the disease can not prevent.<br />
* Keywords: Type 2 diabetes; Knowledge; Attitudes.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đái tháo đường týp 2 là bệnh mạn tính<br />
không lây, liên quan đến dinh dưỡng và<br />
lối sống, có tốc độ phát triển rất nhanh ở<br />
nhiều nước trên thế giới. Theo ước tính<br />
<br />
của Liên đoàn ĐTĐ Thế giới (2015), tỷ lệ<br />
bệnh ĐTĐ tăng nhanh trong thế kỷ 21,<br />
nếu như những năm đầu thập kỷ, số<br />
người mắc là 387 triệu, đến năm 2035<br />
sẽ có 592 triệu người mắc bệnh [9].<br />
<br />
* Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp<br />
** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Tống Lê Văn (vanbvnn@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 06/06/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/08/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/09/2017<br />
<br />
33<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
Việc điều trị thường gặp khó khăn và<br />
phức tạp, vì ngoài việc dùng thuốc, người<br />
bệnh cần phải thay đổi lối sống bao gồm<br />
luyện tập thể lực đều đặn và ăn uống tiết<br />
chế đúng cách. Trong công tác khám<br />
chữa bệnh hàng ngày thầy thuốc thường<br />
ít chú trọng đến việc giáo dục BN mà<br />
thường chú trọng đến việc kê đơn và kết<br />
quả điều trị sau mỗi lần tái khám. Do đó,<br />
trong thực tế lâm sàng chúng tôi ghi nhận<br />
phần lớn BN có nhận thức, thái độ thực<br />
hành không đúng làm ảnh hưởng đến<br />
hiệu quả điều trị như uống thuốc không<br />
đều hoặc bỏ trị, ăn đường hấp thu nhanh<br />
hoặc không chịu vận động vì cho rằng chỉ<br />
cần dùng thuốc hạ đường huyết có thể<br />
kiểm soát được bệnh [1]. Một số thói<br />
quen xấu khác như ngâm chân vào nước<br />
nóng do tê buốt bàn chân hoặc khi bàn<br />
chân bị nhiễm trùng làm gia tăng nguy cơ<br />
đoạn chi. Tất cả thái độ thực hành và<br />
nhận thức không đúng trên đã góp phần<br />
làm gia tăng sự xuất hiện các biến chứng,<br />
chi phí điều trị, tỷ lệ tàn tật và tử vong [2].<br />
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
này với mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến<br />
thức, thái độ về bệnh ĐTĐ của BN ĐTĐ<br />
týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp<br />
năm 2016.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đã được chẩn<br />
đoán xác định và đang điều trị ngoại trú<br />
tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, tham<br />
gia Câu lạc bộ Giáo dục Người bệnh ĐTĐ<br />
của Bệnh viện và đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu. Loại đối tượng ra khỏi nghiên cứu<br />
nếu có một trong những tiêu chuẩn sau:<br />
không phải là người bệnh ĐTĐ týp 2 đang<br />
34<br />
<br />
điều trị ngoại trú, không tham gia Câu lạc<br />
bộ và không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Mô tả cắt ngang. Phỏng vấn trực tiếp<br />
BN bằng phiếu hỏi thiết kế sẵn.<br />
* Cỡ mẫu và chọn mẫu:<br />
Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận<br />
tiện; trong 2 tháng (tháng 10 đến 12 2016) đã chọn được 602 BN tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
* Nội dung và các chỉ số nghiên cứu:<br />
- Một số đặc điểm của đối tượng<br />
nghiên cứu: giới, tuổi, trình độ học vấn.<br />
- Kiến thức về bệnh ĐTĐ: khái niệm về<br />
bệnh; mức độ nguy hiểm của bệnh; biến<br />
chứng; khả năng điều trị khỏi; phương<br />
pháp điều trị, phương pháp dùng thuốc;<br />
phương pháp dự phòng, dinh dưỡng, chế<br />
độ luyện tập.<br />
- Thái độ về mức độ nguy hiểm, biến<br />
chứng của bệnh, chấp nhận thay đổi lối<br />
sống, chấp hành chế độ luyện tập, dự<br />
phòng biến chứng...<br />
* Xử lý và phân tích số liệu:<br />
Làm sạch và nhập số liệu vào máy tính<br />
bằng phần mềm Epidata 3.1. Phân tích số<br />
liệu bằng phần mềm Stata 12.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
* Phân bố BN theo giới:<br />
Kết quả nghiên cứu trên 602 BN ĐTĐ týp 2<br />
điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa<br />
Nông nghiệp cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở<br />
nam và nữ tương đương: 50,2% nam và<br />
49,8% nữ. Kết quả này khác với nhiều<br />
nghiên cứu trong nước trước đây, tỷ lệ<br />
BN nữ mắc bệnh thường nhiều hơn BN<br />
nam [3, 4, 5].<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
450<br />
<br />
418<br />
<br />
400<br />
350<br />
300<br />
250<br />
200<br />
<br />
152<br />
<br />
150<br />
100<br />
50<br />
<br />
32<br />
<br />
0<br />
< 50 tuổi<br />
<br />
50 - 59 tuổi<br />
<br />
≥ 70 tuổi<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố BN theo nhóm tuổi.<br />
Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu 64,5 ± 8,9. Nhóm đối tượng từ 50 - 69 tuổi<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (69,4%), nhóm đối tượng < 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,4%).<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân bố BN theo trình độ học vấn.<br />
Địa điểm nghiên cứu là tại 1 bệnh viện ngoại thành Hà Nội, trình độ văn hóa của đối<br />
tượng tương đối thấp: 14,5% đối tượng có trình độ tiểu học, 28,9% có trình độ trung<br />
học cơ sở, 25,4% tốt nghiệp trung học phổ thông và 31,2% đối tượng có trình độ trên<br />
trung học phổ thông. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự của Phan Hướng<br />
Dương (2016) [6].<br />
35<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
2. Kiến thức về bệnh, điều trị và phòng chống bệnh.<br />
Bảng 1: Kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu về bệnh ĐTĐ (n = 602).<br />
Kiến thức chung về bệnh ĐTĐ<br />
Khái niệm bệnh<br />
<br />
Mức độ nguy hiểm của<br />
bệnh<br />
<br />
Biến chứng của bệnh<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Hiểu đúng<br />
<br />
566<br />
<br />
94,0<br />
<br />
Hiểu sai<br />
<br />
36<br />
<br />
6,0<br />
<br />
Có thể gây chết người<br />
<br />
68<br />
<br />
1,1<br />
<br />
Gây nhiều biến chứng, tàn phế<br />
<br />
587<br />
<br />
97,5<br />
<br />
Không nguy hiểm<br />
<br />
10<br />
<br />
1,7<br />
<br />
Không biết<br />
<br />
1<br />
<br />
0,2<br />
<br />
Thần kinh<br />
<br />
198<br />
<br />
32,9<br />
<br />
Mắt<br />
<br />
314<br />
<br />
52,2<br />
<br />
Tim mạch<br />
<br />
357<br />
<br />
59,3<br />
<br />
Thận<br />
<br />
205<br />
<br />
34,1<br />
<br />
Hoại tử chi<br />
<br />
178<br />
<br />
29,6<br />
<br />
Không gây biến chứng nào<br />
<br />
2<br />
<br />
0,3<br />
<br />
Không biết<br />
<br />
105<br />
<br />
17,4<br />
<br />
Qua nghiên cứu, kiến thức về bệnh, điều trị và phòng chống bệnh khá cao.<br />
Hầu hết đối tượng nghiên cứu đã hiểu đúng khái niệm bệnh (94%), biết mức độ<br />
nguy hiểm của bệnh gây nhiều biến chứng (97,5%), 82,3% biết ít nhất 1 biến chứng.<br />
Bảng 2: Kiến thức về điều trị và phòng chống ĐTĐ (n = 602).<br />
Kiến thức điều trị và phòng chống ĐTĐ<br />
Khả năng điều trị khỏi của bệnh<br />
<br />
Phương pháp điều trị<br />
<br />
Phương pháp dự phòng<br />
<br />
36<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Có<br />
<br />
11<br />
<br />
1,8<br />
<br />
Không<br />
<br />
589<br />
<br />
97,8<br />
<br />
Không biết<br />
<br />
2<br />
<br />
0,3<br />
<br />
Bằng thuốc<br />
<br />
594<br />
<br />
98,7<br />
<br />
Dinh dưỡng hợp lý<br />
<br />
491<br />
<br />
81,6<br />
<br />
Luyện tập thể lực<br />
<br />
346<br />
<br />
57,5<br />
<br />
Không biết<br />
<br />
5<br />
<br />
0,8<br />
<br />
Dinh dưỡng hợp lý<br />
<br />
390<br />
<br />
64,8<br />
<br />
Luyện tập thể lực hợp lý<br />
<br />
252<br />
<br />
41,9<br />
<br />
Khám sức khỏe định kỳ<br />
<br />
431<br />
<br />
71,6<br />
<br />
Không phòng được<br />
<br />
136<br />
<br />
22,6<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
Phần lớn BN biết cách phòng bệnh,<br />
tuy nhiên 22,6% cho rằng bệnh không<br />
phòng được. Trong một số nghiên cứu<br />
về bệnh ĐTĐ ở nước ta trước đây, tỷ lệ<br />
người bệnh biết về những kiến thức này<br />
còn thấp. Hoàng Kim Ước (2007)<br />
nghiên cứu một số vùng của Việt Nam<br />
và Kiên Giang, 85,8% người dân không<br />
biết các triệu chứng sớm của bệnh<br />
ĐTĐ; 78,8% đối tượng không hiểu biết<br />
về yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ [7].<br />
Theo Lê Phong, Trần Văn Dũng, Hoàng<br />
<br />
Tiến Đoàn, Linh Quang Hòa (2012) điều<br />
tra kiến thức, thái độ và thực hành về<br />
phòng chống bệnh ở Cao Bằng (2011)<br />
thấy tỷ lệ có kiến thức chung rất kém<br />
(94%); tỷ lệ người có kiến thức loại kém<br />
về yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao<br />
(98,7%); kiến thức loại kém về phòng và<br />
điều trị bệnh ĐTĐ 86,2% [8]. Có thể<br />
thấy, càng ngày kiến thức của người<br />
dân càng tốt, tuy nhiên vẫn còn những<br />
người bệnh thiếu hoặc chưa có kiến<br />
thức về bệnh.<br />
<br />
Bảng 3: Kiến thức về điều trị ĐTĐ bằng thuốc, dinh dưỡng và luyện tập thể lực của<br />
đối tượng nghiên cứu.<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Tiêm insulin<br />
<br />
209<br />
<br />
34,7<br />
<br />
Thuốc viên<br />
<br />
585<br />
<br />
97,2<br />
<br />
Thuốc đông y<br />
<br />
168<br />
<br />
27,9<br />
<br />
Hạn chế thức ăn nhiều đường<br />
<br />
481<br />
<br />
79,9<br />
<br />
Hạn chế thức ăn giàu chất béo<br />
<br />
281<br />
<br />
46,7<br />
<br />
Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ<br />
<br />
224<br />
<br />
37,2<br />
<br />
Ăn nhiều bữa, chia nhỏ bữa ăn<br />
<br />
181<br />
<br />
30,1<br />
<br />
Hạn chế uống rượu bia<br />
<br />
280<br />
<br />
46,5<br />
<br />
Tích cực hoạt động thể lực<br />
<br />
298<br />
<br />
49,5<br />
<br />
Thường xuyên tập thể dục<br />
<br />
179<br />
<br />
29,7<br />
<br />
Thể dục theo chỉ dẫn của bác sỹ<br />
<br />
54<br />
<br />
9,0<br />
<br />
Tránh lối sống tĩnh tại<br />
<br />
52<br />
<br />
8,6<br />
<br />
Cách điều trị<br />
Bằng thuốc<br />
<br />
Dinh dưỡng hợp lý<br />
<br />
Luyện tập thể lực<br />
<br />
97,2% BN biết cách điều trị bằng thuốc<br />
viên, 34,7% biết cách tiêm insulin. Điều trị<br />
bằng dinh dưỡng hợp lý, 79,9% cho rằng<br />
nên hạn chế thức ăn nhiều đường. BN<br />
biết điều trị bằng luyện tập thể lực như<br />
tích cực hoạt động thể lực (49,5%),<br />
thường xuyên luyện tập thể dục thể thao<br />
(29,7%).<br />
<br />
3. Thái độ của đối tượng nghiên cứu<br />
với bệnh ĐTĐ týp 2 và biến chứng của<br />
bệnh.<br />
* Tỷ lệ BN ĐTĐ týp 2 có thái độ đúng<br />
về bệnh ĐTĐ và biến chứng của bệnh<br />
(n = 602):<br />
ĐTĐ là bệnh nguy hiểm đối với sức<br />
khỏe và cuộc sống: 601 BN (99,8%); cảm<br />
37<br />
<br />