intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục phát triển môi trường bền vững tại Huyện Tương Dương vào dạy học phần Sinh thái học 12

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:64

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm ra giải pháp tốt nhất giảng dạy học các bài có yêu cầu tích hợp giáo dục phát triển môi trường bền vững trong phần Sinh thái học - Sinh học 12. Giúp học sinh có ý thức, kĩ năng thái độ đúng đắn trong việc góp phần cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ môi trường, phát triển môi trường bền vững tại huyện nhà, để đẩy lùi các ảnh hưởng xấu như bệnh tật, thiên tai do môi trường bị ô nhiễm và suy thoái gây nên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục phát triển môi trường bền vững tại Huyện Tương Dương vào dạy học phần Sinh thái học 12

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 ­­­­­­­­­­­­­                         SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG  VÀO DẠY HỌC  PHẦN SINH THÁI HỌC 12” (Thuộc lĩnh vực Sinh học) Tác giả: Phạm Thị Minh Thúy                                         Tổ: Tự nhiên.                                         Điện thoại: 0946.078.781                                                        Tương Dương ­ Năm 2020 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 ­­­­­­­­­­­­­ 1
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG  VÀO DẠY HỌC  PHẦN SINH THÁI HỌC 12” (Thuộc lĩnh vực Sinh học) 2
  3. MỤC LỤC Đề mục Trang 3
  4. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 4
  5. 1. Lí do chọn đề tài                                                                       2 5
  6. 2. Phạm vi nghiên cứu:                                4 6
  7. 3. Mục đích nghiên cứu 4 7
  8. 4. Phương pháp nghiên cứu 4 8
  9. 5. Sự cần thiết và khả năng thực hiện đề tài: 4 9
  10. PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10
  11. 1. Cơ sở lí luận 5 11
  12. 2. Thực trạng Giáo dục phát triển môi trường trong môn Sinh học  tại Trường THPT Tương  6 Dương 1. 12
  13. 3. Nội dung, biện pháp thực hiện 7 13
  14. 4. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu, thực hiện 26 14
  15. III. KẾT LUẬN 15
  16. 1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài SKKN. 27 16
  17. 2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, vận dụng.  27 17
  18. 3. Những kiến nghị, đề xuất 32 18
  19. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do thực hiện đề tài. Trong những năm qua, sự  phát triển nhanh chóng về  kinh tế  xã hội đã  làm đổi mới xã hội tại Huyện Tương Dương. Chỉ  số  tăng trưởng kinh tế  không ngừng được nâng cao, đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được  cải thiện. Tuy vậy sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo  vệ môi trường, bên cạnh đó Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao,  có diện tích đất tự  nhiên lớn nhất Nghệ An (280.636,41 ha). Trong đó chiếm  phần   lớn   là   đất   rừng   (195.632   ha),   đất   chưa   sử   dụng   và   sông   suối   (108.384,89). Đời sống của người dân chủ yếu là đời sống du canh du cư nên   nạn chặt phá rừng bừa bãi để  làm rãy, lấy gỗ  vẫn còn diễn ra thường xuyên   điển hình là vụ  đốn hạ  189 cây pơmu quý hiếm tại xã Tam Hợp năm 2017;  khai thác tài nguyên lòng sông không hợp lí (khai thác vàng, khai thác cát); Xây  dựng các nhà máy thủy điện tại lòng hồ khi mưa kéo dài rác phủ kín dày đặc   suốt bề  rộng vùng lòng hồ, đã làm ách tắc giao thông đường thủy và đường   cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn. Rác tập kết lâu ngày trong lòng hồ thủy điện, bị  phân hủy gây mùi hôi cho những bản làng ven lòng hồ  thủy điện; Đánh bắt  các loại động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như: Voọc xám (Rừng Pù  mát Tương Dương ­ Con Cuông), Dúi trắng (Xã Hữu Khuông), cá Ghé (Sông  Lam)...; Người dân xả rác vào lòng sông, suối; chưa có hệ thống xử lí rác thải   phù hợp và đặc biệt là rác thải nhựa....dẫn đến môi trường tại huyện Tương   Dương đã xuống cấp; nhiều nơi môi trường bị  ô nhiễm nghiêm trọng,  ảnh  hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân; những hiểm họa suy  thoái môi trường dẫn đến lũ lụt, lũ quét xảy ra ở các xã Yên Tĩnh, Nhôn Mai,  Tam Hợp, Tam Thái và các xã dọc dòng sông Lam đang ngày càng đe dọa cuộc   sống của người dân tại địa phương. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn  đề  sống còn của mỗi quốc gia nói chung và của người dân Huyện Tương  Dương nói riêng. 19
  20. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân  cơ  bản gây suy thoái môi trường là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con  người. Vì vậy giáo dục môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu   nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện  mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo  dục môi trường, từng người và cộng đồng được trang bị  kiến thức về  môi  trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi  trường. Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành nhân cách người lao   động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người chủ  có   thái độ  thân thiện với môi trường và bảo vệ  môi trường là tự  bảo vệ  mình.  Đây chính là bức thông điệp không chỉ  riêng cho một cá nhân mà là trách  nhiệm của toàn xã hội. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề  có tính chiến   lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Bảo vệ  môi trường vì sự  phát triển bền  vững của đất nước. Tại hội nghị  môi trường toàn quốc lần thứ  3 Bộ  trưởng Bộ  TN&MT   Phạm Khôi Nguyên đã kết luận: “Công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều  tồn tại, bất cập. Ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn đề  bức xúc trong đời  sống xã hội, đặc biệt tại các lưu vực sông, khu công nghiệp, đô thị  và làng   nghề; vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn đang ngày càng tinh vi và  phức tạp”.  Năm 2020 là một năm mà cả  thế  giới phải gồng mình chống chọi với   đại dịch Covid­19. Loại virus này được tìm thấy đầu tiên ở  chợ  bán hải sản  và động vật hoang dã. Có thể  thấy nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi  trường; săn bắt và tiêu thụ động vật hoang dã; Con người đã vô tình đưa virus  corona lây lan rồi bùng phát thành dịch như  hiện nay đã gây thiệt hại rất lớn  cả về người và của. Đây là một năm dành cho sự  cấp thiết, tham vọng, hành động để  giải  quyết cuộc khủng hoảng mà con người phải đối mặt với thiên nhiên và các  quốc gia cam kết bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học. Điều đó cho thấy  nhiệm vụ của mọi công dân Việt Nam trong công tác bảo vệ và phát triển môi  trường bền vững giai đoạn này là hết sức nặng nề. Đòi hỏi chúng ta phải tiếp  tục có sự  chung sức, chung lòng, cùng nhau nỗ  lực hơn nữa để  bảo vệ  môi  trường, phải thực sự coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn  quân và toàn dân. Trước những thực trạng nêu trên bản thân tôi phải xác định  rằng tích hợp giáo dục bảo vệ  môi trường trong các môn học nói chung và   môn học Sinh học nói riêng là vô cùng cần thiết nhằm chung tay cùng với   cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sống của nhân loại, trong đó có cá   nhân mình. Nhằm giải quyết các vấn đề  về  môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã  đề ra nhiều chủ trương biện pháp tích cực, đồng bộ.  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2