Kinh nghiệm; Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả viết văn kể chuyện cho học sinh tiểu học
lượt xem 119
download
Hiện nay, ở bậc tiểu học, văn kể chuyện được dạy từ lớp 2. So với văn miêu tả thì kể chuyện khá gần gũi với trẻ em vì các em đã được nghe kể chuyện từ mọi người thân sống quanh mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm; Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả viết văn kể chuyện cho học sinh tiểu học
- Đề tài: MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIẾT VĂN KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Chương I - Đặt vấn đề : Lí do chọn đề tài a/ Cơ sở lí luận Hiện nay, ở bậc tiểu học, văn kể chuyện được dạy từ lớp 2. So với văn miêu tả thì kể chuyện khá gần gũi với trẻ em vì các em đã được nghe kể chuyện từ mọi người thân sống quanh mình và nghe cô giáo dạy mẫu giáo kể thông qua các tiết học kể chuyện. Cùng với các thể loại văn khác, kể chuyện sẽ giúp các em rèn luyện ngôn ngữ nói và viết một cách toàn diện, góp phần nâng cao năng lực tư duy, phát huy cao nhất khả năng tưởng tượng sáng tạo của học sinh. Trong chương trình tập đọc được biên soạn từ lớp 2 đến lớp 5, các câu chuyện kể đưa vào sách rất giàu chất nhân văn, có tính giáo dục, tính tư tưởng cao, khả năng truyền cảm xúc mạnh mẽ như: Con Sẻ; Người mẹ; Người ăn xin; Người thợ săn và con khỉ....Qua các bài kể mẫu này, các em có điều kiện tốt để thưởng thức , phân tích tác phẩm văn học, từ đó nâng cao nhận thức của bản thân , hoàn thiện hơn về tư tưởng , tình cảm . Vì thế , văn kể chuyện đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh, là mục tiêu lớn mà mỗi giáo viên dạy tiểu học phải đạt được. b/ Cơ sở thực tiễn. Để hướng dẫn học sinh kể chuyện tốt, giáo viên phải luyện cho học sinh theo kiểu bài đã học. Rèn luyện tập làm văn, đặc biệt là kể chuyện, không phải chỉ ôn lại lí thuyết mà chủ yếu là luyện tập thực hành trên những đề bài cụ thể. Vì vậy, giáo viên không chỉ thuyết giảng mà phải gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh phát huy trí sáng tạo của mình, làm việc để tự mình học được cách nghĩ, cách cảm , cách nói, cách viết của nhiều số phận khác nhau trong câu chuyện. Vì thế việc đầu tư suy nghĩ để đưa ra những kiểu bài tập khác nhau để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng
- viết văn kể chuyện là điều cần thiết, buộc mỗi giáo viên chúng ta phải động não suy nghĩ. Vì thế, qua quá trình giảng dạy bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối 4 của trường trong nhiều năm liền, tôi chọn đề tài : Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả viết văn kể chuyện cho học sinh tiểu học để trình bày trong nội dung sáng kiến kinh nghiệm này. Chương II- Thực trạng việc dạy và học thể loại văn kể chuyện 2.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên Trong chương trình cũ, kiểu bài kể chuyện được xây dựng với những đề bài cụ theervaf những kĩ năng đặt ra cho từng đề bài cụ thể đó. Trong chương trình mới, kể chuyện lại bắt đầu bằng việc hình thành cho học sinh một số kiến thức chung về văn kể chuyện , sau đó mới đi vào phần thực hành. Điều này gây cho không ít giáo viên những khó khăn, lúng túng về những kiến thức lí luận của văn kể chuyện, lúng túng về phương pháp truyền đạt, về kinh nghiệm giảng dạy....Bên cạnh đó, trong chương trình còn có những bài khó như : Luyện tập phát triển câu chuyện ở lớp 4, Luyện tập xây dựng đoạn văn trong văn kể chuyện lớp 4, Chuyển thể văn bản kịch thành chuyện kể ở lớp 5... đã khiến không ít giáo viên lúng túng khi xử lí các mạch kiến thức cần truyền thụ. Tiết dạy thường mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao. Theo điều tra của bộ phận chuyên môn thì có 80 % GV, không yên tâm và lo sợ khi phải dạy một tiết tập làm văn cho người khác dự giờ hoặc thao giảng. 2.2. Thực trạng việc học tập của học sinh Việc học tập kiểu bài kể chuyện của học sinh nhìn chung có thuận lợi hơn các thể loại văn khác vì các em đã được làm quen với thể loại này một cách tự nhiên ngay khi còn bé, thông qua các hoạt động như phần trên đã trình bày. Tuy nhiên, các câu chuyện mà các em kể lại vẫn thiếu sự sáng tạo, sức hấp dẫn. Các đề bài đưa vào luyện tập trong chương trình chính khoá, do có nhiều sách tham khảo nên các em cứ thế đọc, ghi nhớ và kể lại, thiếu đi phần riêng của mình. Như lớp 4/2 tôi phụ trách, nếu phân loại thì một câu chuyện kể có đến hơn 50% HS kể giống nhau về nội dung, nhân vật thiếu tính cách, thiếu đặc điểm ngoại hình, thiếu ngôn ngữ..v..v. 2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
- Có thể liệt kê các nguyên nhân dẫn đến thực trạng dạy và học trên như sau: * Thời gian triển khai nội dung chương trình thay sách chỉ mới vài năm, đặc biệt là khối 4 và 5 nên giáo viên chưa nắm bắt hết các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần đạt, đặc biệt là ở phân môn tập làm văn kiểu bài kể chuyện . * Từ quan điểm biên soạn sách là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy chủ yếu là coi trọng phần thực hành, qua luyện tập thực hành, học sinh rút ra kiến thức chủ yếu của bài học. Phần bài học không có định nghĩa, không có quy tắc nên GV còn lúng túng khi nâng từ kiến thức cụ thể lên thành kiến thức tổng quát. * Nội dung chương trình tập làm văn ở tiểu học được biên soạn theo kiểu kết hợp giữa văn bản nghệ thuật và văn bản nhật dụng để học sinh học tập và thực hành. Cứ vài tiết học về miêu tả hay kể chuyện thì có 1 tiết điền vào đơn từ, viết đơn, tranh luận hay thuyết trình... Việc đan xen giữa hai đơn vị kiến thức có mặt ưu nhưng cũng có mặt hạn chế. Nhiều giáo viên chưa xâu chưỗi được kiến thức cho học sinh, học sinh nhớ cái này , quên cái kia là điều thường thấy trong các bài văn nói và viết. * Mỗi tuần , giáo viên chỉ dạy cho học sinh khoảng 2 tiết về các nội dung nâng cao ở môn Tiếng Việt. Thời gian đó, giáo viên tập trung luyện chính tả , luyện từ và câu, thời gian dành cho luyện tập làm văn rất ít. Do đó chất lượng học tập làm văn không được nâng cao. Chương III- Giải quyết vấn đề 3.1. Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả viết văn kể chuyện cho HS tiểu học 3.1. Kể chuyện đã nghe , đã học 3.1.1. Kể chuyện thay lời Trong dạng bài kể chuyện đã nghe, đã học, kể chuyện đã nghe, đã học có nội dung thể hiện một ý nghĩa nào đó là đề bài thường gặp. Ví dụ : Em hãy kể lại câu chuyện đã nghe, đã học nói về một người có tấm lòng nhân hậu.
- - Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An- đrây – ca . - Kể lại câu chuyện kể về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vông phi lí. Để phát huy tính sáng tạo của học sinh, vận dụng kiểu bài này, tôi sửa đổi yêu cầu của đề bài để luyện tập kể chuyện sáng tạo cho HS. Ví dụ : * Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca bằng lời của cậu bé An- đrây- ca. * Kể lại câu chuyện Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa. * Mượn lời chú Sẻ non trong câu chuyện “ Con sẻ ” của Tuộc –ghê – nhép hãy kể lại câu chuyện. 3.1.2. Kể chuyện dựa vào cốt chuyện cho sẵn Trong nội dung giảng dạy tập làm văn kể chuyện ở lớp 4 , có các đề bài đã cho cốt chuyện, yêu cầu học sinh dựa vào đó để kể câu chuyện như: - Cho tình huống sau : Một bạn nhỏ mải vui đùa , chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây: a/ Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác b/ Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác. Dựa vào kiểu đề trên , tôi cho thêm các đề bài luyện tập sau: * Trên đường đi học về, em thấy một phụ nữ tay bế con, tay xách giỏ đồ nặng . Em đã làm gì để giúp đỡ người phụ nữ ấy. Hãy kể lại câu chuyện trên.
- * Truyện cổ tích Qủa dưa hấu bao gồm những sự việc chính sau : a/ Mai An Tiêm là người ngay thẳng, không nịnh hót nên bị vua cha đày ra hoang đảo. b/ Gia đình Mai An Tiêm phải sống cuộc sống thiếu thốn khổ cực trên đảo hoang. c/ Mai An Tiêm phát hiện và trồng được giống dưa lạ và quý. d/ Vua cha hiểu chuyện, cho người đón gia đình An Tiêm về đất liền và truyền bá cách trồng dưa hấu cho dân chúng. Dựa vào cốt chuyện trên, em hãy kể lại câu chuyện. * Cốt chuyện “ Sự tích Con ong mật ” bao gồm các sự việc chính sau : a/ Một bà mẹ có 3 cô gái lấy chồng ở xa. Mẹ ốm, nhờ Sóc đến báo tin cho 3 cô con gái. b/ Sóc đến nhà chị Cả báo tin mẹ ốm nhưng chị từ chối về thăm mẹ vì bận dệt vải. Sóc tức giận biến chị thành con nhện suốt đời dệt tơ. c/ Sóc đến nhà chị Hai báo tin mẹ ốm nhưng chị từ chối về thăm mẹ vì bận giặt quần áo. Sóc tức giận biến chị thành con rùa chậm chạp. d/ Sóc đến nhà cô Út báo tin mẹ ốm ,chị chạy về ngay. Sóc biến chị thành con ong mật mang lại hương thơm cho cuộc đời. Ở kiểu bài này, GV có thể đảo vị trí cột chuyện , yêu cầu học sinh suy nghĩ để xếp đặt lại nội dung câu chuyện cho hợp lí rồi kể. Ví dụ : * Cốt chuyện “ Sự tích Con ong mật ” bao gồm các sự việc chính sau : Hãy sắp xếp các sự việc ấy thành câu chuyện hợp lí và kể lại. a/ Sóc đến nhà chị Cả báo tin mẹ ốm nhưng chị từ chối về thăm mẹ vì bận dệt vải. Sóc tức giận biến chị thành con nhện suốt đời dệt tơ.
- b/ Sóc đến nhà cô Út báo tin mẹ ốm ,chị chạy về ngay. Sóc biến chị thành con ong mật mang lại hương thơm cho cuộc đời. c/ Một bà mẹ có 3 cô gái lấy chồng ở xa. Mẹ ốm, nhờ Sóc đến báo tin cho 3 cô con gái. d/ Sóc đến nhà chị Hai báo tin mẹ ốm nhưng chị từ chối về thăm mẹ vì bận giặt quần áo. Sóc tức giận biến chị thành con rùa chậm chạp. 3.1.3. Viết tiếp đoạn kết theo trí tưởng tượng Cũng có dạng đề bài đã cho nội dung câu chuyện nhưng thiếu phần kết thúc, yêu cầu học sinh tưởng tượng để kể tiếp đoạn kết. Ví dụ : * Tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện sau: Một ngày xuân ấm áp, nắng vàng trải khắp không gian, muôn hoa đua nởkhoe sắc màu khắp mọi nơi.Hôm ấy đàn ong đang mải mê làm việc. Con thì đi tìm từng hạt phấn, con thì xây tổ, bỗng gặp một đàn bướm với nhiều màu sắc nhởn nhơ bên các khóm hoa. Thấy vậy, một bạn trong đàn ong lên tiếng: - Này, các bạn bướm, sao mọi người làm không hết việc mà các bạn cứ mải rong chơi vậy ? - Các bạn lầm rồi đấy... * Câu chuyện sau chưa có phần kết thúc, em hãy tưởng tượng để kể tiếp. Sa- li đòi ba mẹ mua cho mình một bộ váy có đính kim tuyến lấp lánh trong cửa hiệu. Mẹ bảo: - Áo quần của con còn nhiều, không nên phung phí thế. Sa- li giận dỗi , nghĩ là ba mẹ không yêu thương mình và bỏ nhà ra đi. Đi mãi, hết một ngày lang thang ngoài đường, đói lả, Sa- li vào một quán bán bánh mì . Ông chủ quán tốt bụng đã cho Sa- li ăn bánh. Cô bé xúc động trước lòng tốt của ông và tâm sự :
- - Ông còn tốt hơn cả ba mẹ con, ông đã cho con ăn khi con đói còn ba mẹ thì chẳng làm con vui lòng.... Đối với các đề bài này, giáo viên phải có sự gợi ý cụ thể để học sinh rút ra được bài học bổ ích cho mình và hiểu được ý nghĩa câu chuyện. 3.2 Kể chuyện được chứng kiến tham gia Mảng đề tài kể chuyện được chứng kiến tham gia, trong sách giáo khoa có những đề bài sau: * Em đã gặp một người có nghị lực , có ý chí vươn lên . Hãy kể lại câu chuyện của người ấy về tính cách đáng khâm phục của họ. * Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quảng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó. Dựa vào đso, tôi cho học sinh thực hành kể chuyện sáng tạo với các yêu cầu sau: 3.2.1. Dựa vào đoạn chuyện có sẵn dể viết tiếp phần diễn biến , mở đầu hoặc kết thúc câu chuyện * Viết tiếp đoạn còn thiếu của câu chuyện sau đây: a/ Ngày xưa , ở làng kia, có hai mẹ con sống trong một túp lều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. b/ Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc nhưng bệnh của mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. c/ Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như tay nải ai bỏ quên.
- .... Bà lão cười hiền hậu : - Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lònh con đấy. Con đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. * Viết tiếp phần mở đầu cho câu chuyện sau đây: ..... Cô bé suốt ngày bận rộn với công việc. Cô luôn tay lau giá vẽ, lau nhà , xếp tranh, chùi cọ. Ông hoạ sĩ chẳng bao giờ cho cô chạm tay vào bút vẽ mặc dầu cô bé vẫn thường xuyên chú ý đến công việc của ông. Một ngày nọ, ông hoạ sĩ bảo: - Bức tranh này còn dang dở, con hãy vẽ tiếp vào đấy những gì con thích. Cô vui vẻ bắt tay vào việc. Cô say sưa đến nỗi, không biết hoàng hôn đã buông xuống tự lúc nào. Bất ngờ cô nghe giọng nói ông hoạ sĩ đột ngột cất lên : - Ồ ! Thật tuyệt vời. Con sẽ là một hoạ sĩ tên tuổi trong tương lai. 3.2.2. Dựa vào ý nghĩa để hình thành một câu chuyện và kể lại. Đây là kiểu bài khá cao , dành riêng cho đối tượng học sinh năng khiếu. Để thực hiện được các dạng đề bài này, giáo viên phải chú ý đúng mức khâu gợi ý hướng dẫn cụ thể. Giaó viên phải biết giúp các em phát huy trí tưởng tượng, biết đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật trong truyện để có cách nghĩ, cách nói phù hợp đặc điểm nhân vật. Với các đề bài sáng tạo như thế, học sinh sẽ hình thành nhân cách, bộc lộ nhân cách khá rõ nét. Cá tính của từng em cũng được bộc lộ qua bài viết của mình. Ví dụ: * Dựa vào ý nghĩa sau để kể lại chuyện : Bàn chân ông nội
- Câu chuyện kể về một chú bé thấy bàn chân ông nội quá to đã tìm hiểu nguyên do. Câu chuyện giáo dục chúng ta yêu thương quan tâm chăm sóc những người thân yêu trong gia đình. * Chuyện kể về một cô bé chăm chỉ thu nhặt phế liệu đặt trên sọt rác để giúp đỡ người phụ nữ nghèo. Chỉ là một việc tốt dù nhỏ nhoi , dù chẳng nói ra nhưng cũng được người khác biết đến. Câu chuyện ca ngợi những con người có lòng nhân ái cao cả, biết hy sinh , san sẻ cho người khác. * Chuyện kể về gương một người anh hùng đã hy sinh bản thân để cưu nguy cho đồng đội. Câu chuyện ca ngợi anh bộ đội cụ Hồ dũng cảm , hy sinh vì công cuộc giải phóng đất nước. 3.2.3. Dựa vào nhân vật cho sẵn để xây dựng và kể câu chuyện. Đây cũng là dạng đề yêu cầu khả năng tưởng tượng của học sinh khá cao. Khi áp dụng để luyện tập, giáo viên cần gợi ý cho học sinh dưa vào các câu chuyện đã nghe , đã đọc để xây dựng câu chuyện. Tuy nhiên , với trí tưởng tượng của mình , các em có thể xây dựng các tình tiết mới lạ, hấp dẫn người nghe. Ví dụ : * Hãy tưởng tượng và kể lại một câu chuyện có ba nhân vật : bà mẹ ốm, người con của bà mẹ và bà tiên . * Trong giấc mơ, em được gặp một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước ấy. Hãy kể lại câu chuyện. * Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có các nhân vật sau: - Người anh tham lam , người em hiền lành, thật thà và ông bụt. * Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện có nhân vật chính là một cậu bé dũng cảm, dám bảo vệ người yếu.
- * Hãy kể câu chuyện có nội dung khuyên chúng ta không nên lười biếng, phải chăm chỉ làm lụng, sống có ích cho cuộc đời . Truyện có những nhân vật là Chàng Lười và con chuột nhắt. 3.3. Kết quả đạt được Sau khi đưa các dạng đề bài để giúp học sinh luyện tập thực hành kể chuyện, tôi nhận thấy các em hào hứng thích thú hơn rất nhiều khi tiếp xúc với các dạng đề bài khác nhau. Nguồn cảm hứng kể chuyện ở học sinh được khơi dậy, nhiều em đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú, đã biết cách diễn đạt trôi chảy và chọn lọc chi tiết để kể chuyện. Kĩ năng nói của học sinh cũng được nâng cao vì trước khi học sinh thực hành viết, tôi thường xuyên cho các em kể trước lớp để các bạn lắng nghe, góp ý và bổ sung thêm cho mình. Nhờ vậy, kết quả các bài kiểm tra tập làm văn kiểu bài kể chuyện, đối tượng học sinh được học bồi dưỡng đạt điểm số cao hơn hẳn. Đó là nguồn động viên khích lệ rất lớn, giúp tôi ngày càng cố gắng thực hịên các biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập phân môn Tiếng Việt do mình đảm nhận. Tôi xin lấy kết quả khảo sát học sinh giỏi qua từng giai đoạn đẻ minh hoạ cho thành công của mình: BÀI KIỂM TRA SỐ / THÁNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Giỏi : 10 / 25 tỉ lệ : 40 % Bài kiểm tra số 1 tháng 9 / 2007 Khá : 5 / 25 tỉ lệ : 20 % Trung bình : 8 / 25 tỉ lệ : 32 % Giỏi : 10 / 25 tỉ lệ: 40 % Bài kiểm tra số 2 tháng 11 / 2007 Khá : 10 / 25 tỉ lệ: 40 % Trung bình : 5/ 25 tỉ lệ : 20 %
- Giỏi : 12 / 25 tỉ lệ : 48 % Bài kiểm tra số 3 tháng 1 / 2008 Khá : 10 / 25 tỉ lệ : 40 % Trung bình : 3 / 25 tỉ lệ : 12 % 3.4. Bài học kinh nghiệm Trong quá trình thực nghiệm, tôi rút ra được những bài học sau đây : Phải chuẩn bị kĩ bài giảng đặc biệt là khâu ra đề, câu hỏi gợi ý cho học sinh. Phải tổ chức tốt hoạt động xác định yêu cầu đề bài để học sinh kể đúng yêu cầu trọng tâm. Phải kết hợp luyện kĩ năng nói và kĩ năng viết cho học sinh. Dùng hoạt động luyện nói để hoàn thiện hoạt động viết , cái đích cuối của mỗi bài luyện tập. Sử dụng hình thức sinh hoạt nhóm đôi, nhóm bốn để học sinh trao đổi các nội dung , suy nghĩ, cốt chuyện của mình với nhau, tăng hiệu quả của việc sáng tạo trí tưởng tưởng và phát huy tác dụng của việc học tập trong nhóm, tổ. Thường xuyên chấm bài, coi trọng phần chữa bài và đọc các bài viết hay cho học sinh tham khảo. Cần chú trọng mặt giáo dục nhân cách, tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua bài dạy vì dạy văn tức là dạy người , dạy đạo làm người cho học sinh. Nếu giáo viên chỉ chú trọng rèn kĩ năng mà không chú ý đến mặt giáo dục tư tưởng tình cảm thì cũng như đang xây một lâu đài trên cát, hoàn toàn vô ích.
- Phải thường xuyên nghiên cứu nội dung chương trình , nắm được đối tượng học sinh của mình để đưa ra những đề bài phù hợp đối tượng, nếu học sinh không quá giỏi thì không nên đưa các dạng bài quá khó , khiến các em lo ngại, thiếu tự tin khi kể chuyện. Chương IV- Kết luận 4.1 Kết luận Việc rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh là rất quan trọng. Hoạt động rèn luyện kĩ năng kể chuyện phát huy được óc sáng tạo của học sinh. Làm tốt công việc này, giáo viên đã góp phần nâng cao chất lượng giatrng dạy môn Tiếng Việt . Ngoài ra đây còn là hoạt động góp phần vào sự nghiệp : Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Xuất phát từ vai trò của việc rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh, chúng ta cần quan tâm và đầu tư thích đáng hơn nữa cho hoạt động này. Trên đay là một số các dạng đề bài tập để giúp học sinh nâng cao kĩ năng kể chuyện. Tôi mong được các nhà chuyên môn góp ý thêm để chúng tôi cùng rút ra nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác dạy học. 4.2. Kiến nghị * Đối với bộ phận chuyện môn nhà trường : Tạo điều kiện cho giáo viên dạy tốt mảng bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt. * Đối với tổ chuyên môn : Nên phổ biến rộng rãi các đề bài luyện tập này trong tổ để các thành viên trong tổ cho học sinh luyện tập, đặc biệt là trong tiết dạy tăng cường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong quá trình chủ nhiệm lớp
16 p | 598 | 95
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý thư viện, thiết bị dạy học ở trường tiểu học Quyết Thắng, huyện Đông Triều
19 p | 435 | 95
-
SKKN: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt đá cầu ở cấp tiểu học
14 p | 1125 | 87
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS
18 p | 638 | 58
-
SKKN: Một vài biện pháp dạy luyện từ và câu phần quan hệ từ lớp năm
9 p | 523 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
12 p | 269 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một
10 p | 322 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục học sinh chậm tiến
14 p | 457 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp hiệu quả
20 p | 189 | 22
-
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động kể chuyện.
11 p | 221 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
15 p | 108 | 19
-
SKKN: Một vài biện pháp bảo quản, cải tạo trường lớp
15 p | 166 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp và kĩ năng giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp
16 p | 25 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài giải pháp thu hút bạn đọc đến thư viện
13 p | 34 | 9
-
SKKN: Một vài biện pháp xây dựng đội ngũ
20 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài biện pháp quyết định sự thành công trong giờ dạy học Âm nhạc khối 3
19 p | 11 | 4
-
Báo cáo sáng kiến: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 1 chương trình GDPT mới 2018 tại Trường Tiểu học Kim Đồng
17 p | 19 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt của trường TH Hoàng Văn Thụ
13 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn