KINH NGHIỆM NGHỀ GIÁO
lượt xem 340
download
Trong quá trình công tác dần dần mỗi người thầy đều rút ra được những kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Với nghề dạy học chúng ta không có hi vọng rút ra được các kinh nghiệm độc đáo tạo ra sự vượt trội rất xa so với các bạn đồng nghiệp. Những điều giản dị được tích lũy chắt chiu có tác dụng hữu ích cho việc học tập của học sinh đều rất quý. Bản thân tôi cũng đã rất để tâm đến việc rút ra các kinh nghiệm trong quá trình công tác, những điều...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KINH NGHIỆM NGHỀ GIÁO
- KINH NGHIỆM NGHỀ GIÁO ------- ------- Nguyễn Lương Phùng THPT Chuyên Phan Bội Châu-NA Trong quá trình công tác dần dần mỗi người thầy đều rút ra được những kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Với nghề dạy học chúng ta không có hi vọng rút ra được các kinh nghiệm độc đáo tạo ra sự vượt trội rất xa so với các bạn đồng nghiệp. Những điều giản dị được tích lũy chắt chiu có tác dụng hữu ích cho việc học tập của học sinh đều rất quý. Bản thân tôi cũng đã rất để tâm đến việc rút ra các kinh nghiệm trong quá trình công tác, những điều liên quan đến hoạt động thường nhật của nghề giáo. Đó là những vướng mắc, những nhược điểm, những khó khăn và cả những thành công mà mỗi người thầy chúng ta đều nếm trãi . Sau đây xin nêu ra một số nội dung để cùng trao đổi. 1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng giờ lên lớp 2. Kinh nghiệm sử dụng câu hỏi trong giảng dạy 3. Kinh nghiệm chưa bao giờ cũ 4. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia 5. Cách viết sáng kiến kinh nghiệm A. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ LÊN LỚP Công tác giảng dạy của giáo viên được thực hiện qua từng tiết lên lớp,bao gồm các nội dung: soạn giáo án, tiến trình giảng dạy và rút kinh nghiệm giờ dạy.Đây là việc làm thường nhật của mỗi giáo viên, ở mọi cấp học.Đã có bao nhiêu nghiên cứu bàn đến cùng sự thực hiện của hàng triệu thầy cô giáo .Mặc dù đã được học lý luận dạy học, dự giờ của các bạn đồng nghiệp, tham gia nhiều cuộc hội thảo song việc thực hiện tốt các tiết học vẫn là điều không dễ dàng đối với những người hàng ngày làm công tác giảng dạy. Sau đây là những điều mà bản thân tôi nêu lên trao đổi cùng các bạn I. SOẠN GIÁO ÁN Việc soạn giáo án là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của giờ dạy và có tính chất bắt buộc đối với mọi giáo viên trước lúc thực hiện giờ lên lớp. Đó là điều hiển nhiên mà ai cũng biết thế nhưng vấn đề này vẫn đang còn phải trao đổi thêm.Hiện nay trên trang giáo án điện tử của mạng Internet của tất cả các môn học đều có các giáo án sẵn và thế là một bộ phận giáo viên đã tải về sử dụng, không dành nhiều thời gian nghiên cứu, không trăn trở nhiều cho việc chuẩn bị phương án giảng dạy vì thế hiệu quả của giờ dạy còn nhiều hạn chế. Mặc dù giáo viên THPT có trình độ Đại học nhưng điều đó không có nghĩa là việc hiểu và giảng dạy chương trình phổ thông là một việc quá đơn giản. Chúng ta đã từng chứng kiến có những giáo viên gần về hưu nhưng một số điều trình bày trong sách giáo khoa hiểu vẫn không thấu đáo. Dù sự giao lưu trao đổi giáo án giữa những người làm công tác giảng dạy hiện nay rất thuận lợi thì việc mỗi người tự mình trăn trở xây dựng phương án giảng dạy cho riêng mình là điều cực kì quan trọng không ai thay thế được.Tuy nhiên để có một giáo án có chất lượng cũng không phải là điều dễ dàng. Sau đây tôi xin được trao đổi thêm về vấn đề này. Tiến trình của việc soạn giáo án được thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: đọc kĩ sách giáo khoa, tóm tắt cuối bài, câu hỏi và bài tập mà sách giáo khoa đưa ra: Tóm tắt chính là những kiến thức cốt lõi , câu hỏi và bài tập là những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của bài cần đạt được - Bước 2: xác định mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi của bài: 1
- Có người cho rằng, các kiến thức có trong bài cứ khai thác cho hết, thế là đạt mục tiêu bài học. Đó chỉ là quan niệm có tính chất đơn giản. Thực tế đây là điều rất quan trọng quyết định hướng đi của tiết dạy.Nếu xác định đúng bài giảng sẽ trở nên ngắn gọn, tinh giản ,vững chắc, đạt được mục tiêu, nếu xác định không đúng bài giảng sẽ trở nên ôm đồm, dàn trãi, các kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi khắc hoạ không rõ nét,phân bố thời gian không hợp lý , mất nhiều thời gian vào các kiến thức không trọng tâm, không hoàn thành được khối lượng kiến thức và kỹ năng, không đạt được mục tiêu bài học .Vậy làm thế nào để xác định đúng mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi của bài. Điều này đòi hỏi phải đọc kĩ nội dung sách giáo khoa và xác định vị trí của bài trong hệ thống kiến thức của chương,của giáo trình. Trong đó tóm tắt sách giáo khoa , câu hỏi và bài tập cuối bài là gợi ý tốt về kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi mà học sinh phải nắm được sau khi học. - Bước 3: đọc tài liệu tham khảo về các nội dung liên quan đến bài giảng: Sách giáo khoa viết rất cô đọng và súc tích. Nếu không dành thời gian thích đáng cho việc đọc tài liệu tham khảo thì những điều chúng ta trình bày sẽ rất đơn sơ, ít có sức thuyết phục và dễ mắc phải lỗi về mặt kiến thức, điều này thể hiện rõ trong các trường hợp thầy giáo giảng giãi các kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế. Việc đọc các tài liệu tham khảo về nội dung liên quan đến bài giảng giúp chúng ta hiểu sâu , hiểu thấu đáo các kiến thức, điều đó làm cho việc trình bày bài giảng được thực hiện một cách tự tin, chính xác, sâu sắc.Tuy nhiên, trong giờ giảng chỉ trình bày ở một mức độ nhất định phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của bài , của cấp học. Có giáo viên để thể hiện bài giảng sâu bằng cách đưa vào bài giảng quá nhiều ví dụ, nhiều kiến thức phức tạp, thậm chí dùng cả kiến thức đại học .Điều đó chỉ làm cho bài giảng trở nên ôm đồm gây rối trí mất thời gian vô ích của học sinh và đương nhiên không đạt được mục tiêu của bài học. Bài giảng sâu được thể hiện ở chỗ là người thầy làm cho học sinh hiểu rõ , hiểu đúng, nắm được bản chất của kiến thức và vận dụng được các kiến thức của bài học để trả lời các tình huống lý thuyết, bài tập và thực tiễn đặt ra Khi soạn bài phải lưu ý đến tính thực tiễn, xác định xem những kiến thức nào của bài cần có những ví dụ minh hoạ hoặc vận dụng để giải quyết các tình huống lý thuyết, tình huống thực tiễn và bài tập đặt ra. Điều này vừa là yêu cầu của bài giảng vừa làm tăng tính sinh động của giờ dạy. Tuy nhiên các dẫn chứng đưa ra chỉ cần vừa đủ, thật sự điển hình, tránh đưa quá nhiều làm cho bài giảng ôm đồm, mất thời gian không cần thiết - Bước 4: lựa chọn phương pháp giảng dạy Phương pháp giảng dạy cần được vận dụng linh hoạt tuỳ từng nội dung cụ thể của bài. Dù dùng phương pháp nào đều phải thể hiện được phương châm: lấy học sinh làm trung tâm, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Rèn luyện qua việc đọc thông tin , nghiên cứu hình vẽ, đồ thị , biểu đồ, thí nghiệm trong sách giáo khoa từ đó rút ra các kết luận cần thiết phục vụ nội dung bài dạy. Quan sát các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội để rút ra các kết luận về mặt kiến thức hoặc để giải thích nó. Những điều này chính là điểm mới trong phương pháp dạy học hiện nay Trong quá trình soạn giáo án nên cố gắng tìm cách chuyển đổi nội dung bài dạy thành các tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh khám phá kiến thức. Điều này vừa là yêu cầu của phương pháp dạy học vừa làm tăng tính sinh động của giờ dạy. Trong thực tiễn chúng ta thấy rằng, có những bài, những nội dung kiến thức khó chuyển thành các tình huống có vấn đề, quả đúng như vậy. Tuy nhiên trong trường hợp đó đòi hỏi người thầy phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, cân nhắc sẽ giúp chúng ta thu được nhiều cơ hội thành công . Sự tâm huyết, làm việc có trách nhiệm , kiên trì quán triệt tinh thần nêu trên chúng ta sẽ dần dần có khả năng chuyển đổi các nội dung phức tạp thành các tình huống có vấn đề ngày càng dễ dàng. Tuy nhiên các câu hỏi đặt ra phải hợp lý, có tính định hướng, có tác dụng phát huy trí lực học sinh, tránh sử dụng các câu hỏi vụn vặt, quá đơn giản ít có ý nghĩa làm tốn thời gian và vô ích - Khi soạn giáo án không quá lệ thuộc vào cách trình bày trong sách giáo khoa: 2
- Nói chung các bài giảng được trình bày theo cấu trúc của sách giáo khoa, tuy nhiên ở một số bài có thể trình bày theo cấu trúc khác tuỳ vào phương án giảng dạy của giáo viên, thể hiện ở các điểm như: sắp xếp lại trình tự các phần, thêm hoặc bớt một số mục, một số kiến thức cần thiết. Nghiên cứu kĩ lưỡng để có thể đưa ra cách trình bày các kiến thức phức tạp trong sách giáo khoa một cách tương đối đơn giản làm giảm bớt sự căng thẳng, nặng nề, khó khăn cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức II. TIẾN TRÌNH GIẢNG BÀI Giờ giảng phải thể hiện được các yêu cầu đã nêu trong giáo án, sinh động, phân bố thời gian hợp lý, đảm bảo tinh giản vững chắc, phát huy được tính tích cực của học sinh - Lời nói, trình bày của người thầy phải sinh động: việc tạo cho giờ dạy có tính sinh động có ý nghĩa cực kì quan trọng, chúng ta đã từng chứng kiến cùng một bài dạy được trình bày với cung cách và ngôn ngữ giống nhau song do sự khác nhau trong trạng thái tâm lí mà có lớp giờ giảng rất sinh động, học sinh tiếp thu hào hứng, đưa lại hiệu quả cao, người ta thường gọi đó là bài giảng có hồn. Có lớp giờ giảng diễn ra một cách nhạt nhẽo, buồn tẻ, nặng nề, mặc dù hoàn thành nhưng hiệu quả rất thấp, những dấu ấn của bài giảng để lại trong trí não học sinh rất mờ nhạt, đó là những bài giảng không có hồn Sự sinh động trong tiết học liên quan đến rất nhiều yếu tố: chuẩn bị bài kĩ lưỡng, nắm chắc, hiểu sâu, biết rộng những điều trình bày, lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm đối với học sinh. Thầy giáo phải luôn có tâm thế hào hứng đón chờ giờ dạy, thả hồn vào giờ dạy, có lòng bao dung, xử lí một cách mềm dẻo, có chừng mực đối với các tình huống không bình thường mà học sinh có thể bộc lộ trong giờ dạy. Sự hào hứng trong lời giảng của thầy sẽ khơi dậy, lôi cuốn sự hào hứng tiếp thu và xây dựng bài của học sinh - Phân bố thời gian hợp lý với yêu cầu từng phần, từng đơn vị kiến thức làm cho bài giảng hài hòa cân đối - Tinh giản thể hiện ở chỗ: các nội dung kiến thức được trình bày ngắn gọn, vừa đủ, không đưa vào các vấn đề phức tạp không cần thiết, không phù hợp với yêu cầu bài dạy và trình độ học sinh. Các ví dụ và hình ảnh minh họa cho bài giảng phải thật điển hình số lượng vừa đủ, nếu đưa vào quá nhiều giờ giảng sẽ trở nên ôm đồm nặng nề, tốn phí thời gian không cần thiết, đồng thời hạn chế thời gian diễn giải kiến thức. Có giáo viên tưởng rằng đưa được nhiều tranh ảnh, ví dụ sẽ làm cho sự thành công của bài giảng tăng lên. Thật là nhầm lẫn Giờ dạy tinh giản còn thể hiện ở chỗ là dành nhiều thời gian cho kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi còn kiến thức không phải trọng tâm không cần dành nhiều thời gian để giảng giãi , khai thác, thậm chí có thể cho học sinh tự học , tự đọc. Lưu ý rằng có nhiều kiến thức bài dạy không phải trọng tâm lại dễ trình bày, dễ nêu vấn đề, có nhiều ví dụ và hình ảnh minh họa đã làm cho một số giáo viên tập trung nhiều thời gian vào đó làm cho nội dung kiến thức trọng tâm phân bổ ít thời gian vì thế khắc họa một cách mờ nhạt hoặc không hoàn thành bài giảng. Kết thúc giờ dạy thầy giáo và học sinh phải có cảm giác thoải mái, nhẹ nhõm mới thực sự thành công. Nếu thầy giáo và học sinh phải làm việc cật lực, vội vã thì dù những điều thầy trình bày được chuẩn bị rất công phu thì hiệu quả giờ dạy vẫn thấp - Vững chắc thể hiện: dạy đủ, đúng, sâu các kiến thức trọng tâm, học sinh hiểu và vận dụng được các kiến thức giải quyết được các tình huống lý thuyết, bài tập và thực tiễn đặt ra - Trình bày bảng hợp lý: đảm bảo hài hoà giữa trả lời của học sinh với lời giảng và việc ghi bảng của thầy. Điều này tưởng như đơn giản nhưng thực tế không ít giáo viên thực hiện không thành công. Lỗi thường mắc phải trong trường hợp này là : thầy giáo nêu câu hỏi, học sinh trả lời, thầy giảng giãi, phân tích xong và cuối cùng là ghi bảng. Cung cách này tạo ra sự khập khểnh, không hài hoà, không ăn khớp giữa hoạt động của thầy và trò, tốn thời gian và làm cho giờ giảng giảm bớt tính sinh động 3
- III. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY Sau khi tiến hành giờ dạy cần rút kinh nghiệm bổ sung bên cạnh giáo án để các giờ dạy sau kế thừa được ưu điểm và tránh được các nhược điểm của giờ dạy mình đã trãi qua. Nói chung nếu để tâm, sau một giờ dạy chúng ta đều nhận ra được những điểm thành công và chưa thành công. Tuy nhiên do nhiều lý do mà chúng ta không ghi lại, qua thời gian dần dần quên đi, năm sau khi trở lại các tiết đó lại phải làm từ đầu, những nhược điểm của năm trước chúng ta tiếp tục mắc phải, chất lượng giờ dạy của năm sau so với năm trước không khác nhau bao nhiêu. Qua thời gian trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ không thay đổi là mấy . Việc rút kinh nghiệm cần lưu ý các điểm sau: - Phân bố thời gian ở các phần - Tính hợp lý của hệ thống câu hỏi dẫn dắt - Tính rõ ràng , dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác trong những lời diễn giảng của thầy - Sự tinh giản và vững chắc của giờ dạy - Sự hợp lý, hài hòa giữa câu hỏi của thầy, trả lời của học sinh, lời giảng và ghi bảng của thầy - Khả năng hiểu bài của học sinh và tính sinh động của giờ dạy Từng nội dung đó phải chỉ ra được ưu, nhược điểm. Đặc biệt là nhược điểm phải đưa ra phương án khắc phục Là những người trực tiếp làm công tác giảng dạy, chúng ta biết rằng, để có một giờ dạy tốt quả không dễ chút nào. Dù là người có năng lực giỏi, tận tuỵ và tâm huyết với nghề nghiệp vẫn không dám nói rằng, tất cả các giờ dạy đều thành công.Tuy nhiên với lòng yêu nghề , tinh thần trách nhiệm , làm việc có phương pháp, luôn có chí tiến thủ chúng ta sẽ có nhiều giờ dạy hiệu quả ngày càng cao. B. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG GIẢNG DẠY Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập là một nguyên lí dạy học được đặt ra từ rất lâu vì tính ưu việt của nó. Việc chuyển đổi nội dung kiến thức bài học thành một hệ thống các tình huống có vấn đề đã khơi dậy sự tò mò tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội, từ đó học sinh chủ động khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, giờ dạy trở nên hào hứng, sinh động, học sinh thực sự trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, chất lượng , hiệu quả giờ dạy tăng lên rất nhiều. Việc dạy học theo phương pháp nêu vấn đề mặc dù là yêu cầu bức thiết được đặt ra từ rất lâu song đến nay vẫn có tính chất thời sự và là một câu chuyện dài. Bởi vì để thực hiện nó hiệu quả không phải đơn giản mà liên quan đến nhiều yếu tố: tâm huyết người thầy, ý thức học tập của học trò, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đời sống người thầy… Hệ thống câu hỏi trong dạy học có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc làm cho bài giảng thực sự tạo được tình huống có vấn đề từ đó phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Để xây dựng được một hệ thống câu hỏi đạt yêu cầu đòi hỏi người thầy phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, tìm tòi, cân chỉnh, rút kinh nghiệm qua soạn bài, qua sự thể hiện ở các giờ lên lớp, qua nhiều năm công tác Mỗi tiết dạy đưa ra nhiều hay ít câu hỏi, còn tùy thuộc vào từng bài và đối tượng học sinh. Điều quan trọng nhất là đưa ra được các câu hỏi cần thiết vừa đủ, có chất lượng, có tác dụng thiết thực tạo được các tình huống có vấn đề, kích thích tư duy của học sinh khám phá kiến thức. Có bài hầu như chỉ phù hợp với phương pháp thuyết trình, tuy nhiên nếu chịu khó tìm tòi, cân nhắc chúng ta vẫn có cơ hội đưa ra được một số câu hỏi tạo tình huống có vấn đề làm tăng hiệu quả giờ dạy Sau đây tôi xin đưa ra một số ý kiến về những câu hỏi nên và không nên sử dụng 4
- I. YÊU CẦU CỦA CÂU HỎI - Câu hỏi có tác dụng phát huy trí lực học sinh, phải có sự động não mới làm sáng tỏ được những điều mà giáo viên đặt ra - Câu hỏi dựa trên nền kiến thức cũ tạo cho học sinh kết nối, kế thừa giữa vốn kiến thức cũ với việc tìm hiểu kiến thức mới - Câu hỏi có tính định hướng làm học sinh hiểu rõ, hiểu đúng yêu cầu thầy giáo đặt ra - Cần thiết có hệ thống gợi ý, dẫn dắt để học sinh trả lời các ý , từ đó hoàn chỉnh vấn đề cần trả lời II. NHỮNG CÂU HỎI KHÔNG NÊN DÙNG Câu hỏi là phương tiện cần thiết cho việc dạy theo phương pháp nêu vấn đề. Tuy nhiên thực tế cho thấy để đưa ra được các câu hỏi đạt yêu cầu quả không phải dễ dàng. Có không ít câu hỏi sử dụng đã tạo ra tác dụng ngược lại làm cho giờ dạy nhạt nhẽo, lũng cũng, tốn phí thời gian, tạo dấu ấn rất mờ nhạt, không có giá trị phát huy tính tích cực của học sinh. Xin nêu ra đây một số ví dụ: 1. Câu hỏi không dựa trên nền kiến thức cũ: làm học sinh lúng túng và thường phản ứng bằng cách đoán mò hoặc đọc sách giáo khoa tìm câu trả lời 2. Câu hỏi không định hướng: khó xác định hoặc xác định sai yêu cầu, điều này làm học sinh rối trí, mất nhiều thời gian đồng thời không hoàn thành được yêu cầu thầy giáo đặt ra. Dạng câu hỏi này thực tế dẫn tới người giải quyết vấn đề lại chính là thầy giáo 3. Đưa ra quá nhiều câu hỏi trong một bài học: làm cho bài giảng nát vụn ra, mất tính hệ thống, giờ giảng bị căng, học sinh mệt mỏi, tốn nhiều thời gian, các kiến thức cốt lõi ít được giảng giải phân tích 4. Các câu hỏi quá đơn giản không có giá trị phát huy trí lực học sinh, các câu hỏi vụn vặt với những trả lời như: có, không, đúng ạ… loại câu hỏi này đưa ra vừa làm mất thời gian vừa làm cho giờ dạy đơn điệu nhạt nhẽo III.VẤN ĐỀ SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA TRONG TIẾT HỌC Một trong những đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay đó là rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Sách giáo khoa trở thành một phương tiện dùng cho mục đích này và sử dụng trong các trường hợp sau: - Nghiên cứu SGK để rút ra các kết luận về mặt lí thuyết hoặc so sánh các kiến thức các nội dung liên quan… - Từ vốn kiến thức SGK để giải thích các tình huống lí thuyết hoặc thực tiễn đặt ra (ví dụ trả lời các lệnh trong SGK) - Từ các hình ảnh, biểu đồ học sinh phân tích so sánh và rút ra các kết luận cần thiết theo yêu cầu của bài học - Hình ảnh, biểu đồ được sử dụng minh họa giúp học sinh hiểu thêm những điều mà thầy giáo trình bày - Một số nội dung được nêu trong sách giáo khoa không phải là kiến thức cốt lõi và đơn giản học sinh có thể tự đọc để hiểu Hiện trạng đáng lưu ý hiện nay đó là một bộ phận giáo viên lạm dụng SGK trong quá trình giảng dạy thể hiện: - Câu hỏi mà nội dung trả lời có sẵn trong SGK, học sinh không cần phải động não, chỉ đọc đúng là trả lời được vấn đề mà thầy giáo nêu lên - Giáo viên phát phiếu học tập, câu hỏi nêu lên trong phiếu học sinh chỉ cần dựa vào sách giáo khoa chép lại nguyên xi là đạt yêu cầu… Việc sử dụng SGK theo cung cách nêu trên sẽ dần dần hình thành tật xấu cho học sinh đó là cứ mỗi khi giáo viên đưa ra câu hỏi học sinh không động não, không tư duy mà nhanh chóng nhìn vào SGK để tìm câu trả lời. Với cách làm này giờ dạy diễn ra có vẻ trôi chảy nhẹ nhàng và hình như một bộ phận đáng kể giáo viên và nhiều em học sinh cũng thích cung cách này vì việc học tập diễn ra thật dễ dàng khỏe khoắn, thầy giáo thậm chí không cần đọc sách giáo khoa và soạn bài trước mà đến lớp cùng học trò đọc luôn thể. Tuy nhiên hiệu quả giờ dạy rất thấp, dấu ấn các kiến 5
- thức được khắc họa trong trí não học sinh rất mờ nhạt, không đạt được các yêu cầu và mục tiêu của việc dạy học. Các câu hỏi mà giáo viên đưa ra không những không phát huy tính tích cực mà trái lại làm cho học sinh có thói quen trông chờ ỷ lại, ít cố gắng, lười biếng. Người thầy cũng thấy việc dạy học thật nhẹ nhàng, không mất nhiều công sức cho việc soạn bài, không cần phải nghiên cứu học hỏi gì nhiều và cảm thấy rồi mọi việc cũng ổn.Thật là tai hại, thời gian cứ trôi đi còn người thầy “sống lâu mà không lên được lão làng” IV. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÂU HỎI - Một bộ phận giáo viên chưa thật sự nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Có người nhầm tưởng rằng trong giờ dạy đưa ra nhiều câu hỏi như thế là đã dạy học nêu vấn đề, là phát huy tính tích cực của học sinh - Tâm huyết nghề nghiệp và trách nhiệm của một bộ phận giáo viên đối với tiết học chưa nhiều. Ngại sử dụng phương pháp nêu vấn đề, vì để dạy theo phương pháp này một cách đúng nghĩa đòi hỏi phải soạn bài và nghiên cứu tài liệu công phu, mất rất nhiều thời gian và công sức, trong giờ dạy giáo viên phải tập trung tâm lực mới có thể thực hiện được - Một bộ phận đáng kể học sinh lười học hoặc học lệch không có vốn kiến thức cần thiết để cùng tham gia xây dựng bài với thầy giáo - Một bộ phận học sinh ngại trả lời câu hỏi, học tập thụ động không hăng hái trong học tập… Cũng lưu ý thêm rằng, có một số giáo viên ý thức rất rõ sự cần thiết của việc dạy học nêu vấn đề nhưng chỉ quan tâm thực hiện trong các tiết thực tập thao giảng còn lại chủ yếu dạy theo phương pháp thuyết trình. Làm như vậy sẽ không tạo được động hình, kĩ năng, thói quen hình thành các tình huống có vấn đề và thế là vẫn xa lạ với việc đổi mới phương pháp giảng dạy. V.KẾT LUẬN Dạy học theo phương pháp nêu vấn đề ngày càng được nhiều nhà giáo quan tâm thực hiện với chất lượng ngày càng cao, trở thành suy nghĩ thường nhật trong quá trình soạn bài và giảng dạy đã có tác dụng thiết thực nâng cao hiệu quả của quá trình công tác qua từng tiết lên lớp. Quan tâm đến nó sẽ làm cho chúng ta hình thành được hệ thống câu hỏi ngày càng dễ dàng, chất lượng , thực hiện giờ dạy hào hứng, hiệu quả, qua đó người thầy cảm thấy tự tin, yêu nghề hơn . Qua thực tiễn bản thân chúng ta và mọi người đều biết rằng, dạy học không phải là nghề khỏe khoắn dễ dàng mà phải trãi qua bao nhọc nhằn, trăn trở mới có được giờ dạy thành công. C. KINH NGHIỆM CHƯA BAO GIỜ CŨ I. THỰC TẾ QUANH TA Chúng ta đã từng chứng kiến, có nhiều học sinh chăm chỉ học hành song kết quả học tập lại rất yếu, nhiều câu hỏi, bài tập đơn giản mà các em không giải quyết được, thật là lạ. Tìm hiểu cụ thể mới biết rằng, không phải do trí tuệ quá thấp, thực tế cho thấy nhiều điều giản dị trình bày trong sách giáo khoa như các khái niệm, công thức, định lí, tính chất…các em không biết, không nhớ Không chỉ học sinh phổ thông mà ngay cả sinh viên đại học vẫn bắt gặp những điều tương tự. Ở một lớp sinh viên năm thứ nhất sau một buổi thầy giáo lên lớp về chuyên đề toán giải tích thuộc chương trình toán cao cấp, buổi chiều học sinh làm bài tập ở nhà. Hầu hết các bạn trong lớp nhanh chóng đọc đề và bắt tay vào giải, chỉ một vài người bắt đầu bằng việc nghiên cứu lại bài giảng trong sách giáo khoa, đọc lí thuyết, tìm hiểu các bài giải mẫu sau đó mới tìm lời giải cho các bài tập. Kết quả những người này giải quyết được các nội dung tương đối nhẹ nhàng còn những người khác đều gặp nhiều vướng mắc, khó khăn Có trường hợp một học sinh giỏi cấp quốc gia môn toán lại đạt điểm 4 môn toán trong kì thi tốt nghiệp. Cũng đã có đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia được đánh giá cao, được nhiều người kì vọng lại có kết quả thi làm cho các thầy và học sinh không thật hài lòng. Điều giải thích là đề thi đã hạ độ khó và gần với cơ bản hơn trước làm các em lúng túng trong xử lí. Một thầy giáo dạy bồi dưỡng cho biết rằng, nếu đề thi ở mức cao hơn thì các em sẽ làm tốt vì các em đã được chuẩn bị rất kĩ để xử lí các tình huống như vậy 6
- Trong một dịp dạy bồi dưỡng đội tuyển của tỉnh chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi quốc gia. Buổi đầu gặp gỡ tôi giới thiệu với các em học sinh nội dung buổi học hôm nay là trả lời và giải một số câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Nghe thông báo trên nét mặt học sinh lộ rõ sự không hài lòng, vì đến nay các em đã được được chuẩn bị rất kĩ càng, nghiên cứu nhiều tài liệu kể cả chương trình của hệ đại học, cái mà các em mong đợi ở thầy dạy bồi dưỡng là những điều mới lạ bổ sung cho vốn kiến thức đã rất phong phú. Mặc dù vậy các em cũng phải theo sự hướng dẫn của thầy. Thật ngạc nhiên đội tuyển học sinh giỏi quốc gia lại phải nhọc nhằn, lúng túng với những điều mà bất kì một học sinh bình thường nào cũng phải giải quyết đó là trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa. Về sau tôi có dịp nêu điều này với thầy giáo ở các bộ môn khác, họ cũng cho hay, trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, một số em trong đội tuyển, thậm chí kể cả em giỏi nhất cũng đành hạ bút bó tay trước một số bài tập trong sách giáo khoa. Đã có lần một thầy giáo đại học được mời dạy đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia. Sau kì thi chúng tôi tìm hiểu qua học sinh về các nội dung giảng dạy của thầy. Học sinh cho biết, trong quá trình học tập các em được biết thêm rất nhiều điều mới lạ , sâu sắc nhưng tiếc thay những điều đó lại không giúp ích gì cho kì thi. Thế mới biết, vấn đề không phải của riêng ai II. KINH NGHIỆM CHƯA BAO GIỜ CŨ Có thầy giáo đã kể lại việc học của con trai trong dịp hè lớp 8. Người con học ở lớp năng khiếu toán cấp 2. Tìm hiểu việc học qua bạn bè mới vỡ lẽ con mình đăng kí học bồi dưỡng xin chuyển từ lớp khá sang lớp trung bình. Thật ngạc nhiên, cháu học lớp năng khiếu với các thầy cô giáo giỏi, mỗi tuần bồi dưỡng ở trường 2 buổi, ngoài ra còn 3 buổi nữa ở thầy giáo được đánh giá là dạy giỏi nhất huyện thế mà phải thừa nhận học yếu, thật là lạ. Vốn không phải là thầy giáo dạy toán song người bố đã quyết định, hè này con không tham gia các lớp bồi dưỡng mà sẽ học với bố. Việc ôn tập được bắt đầu từ lớp 5. Thực tế người bố không giảng dạy mà hai bố con cùng học. Cứ xong mỗi bài, người con phải trình bày cặn kẽ các điều trong sách giáo khoa, thuộc lòng các kiến thức cốt lõi như các khái niệm, tính chất, định lí, công thức, cách chứng minh …bước tiếp theo trả lời câu hỏi và trình bày cách giải tất cả các bài tập trong sách giáo khoa, kể cả những bài dễ nhất, người bố bình tĩnh lắng nghe cho ý kiến nhận xét, sữa lỗi, gỡ rối khi cần thiết. Sau khi đã giải quyết được các vấn đề trong sách giáo khoa tiếp đến là các câu hỏi và bài tập trong cuốn bài tập đi kèm của nhà xuất bản giáo dục. Làm xong điều này người con được tự học và giải các bài tập trong tài liệu nâng cao. Dần dần người bố đã nhận ra rằng, con mình không phải năng lực yếu. Ba tháng hè lớp 8 hai bố con trao đổi từng khái niệm, câu hỏi, bài tập đã ôn xong chương trình các lớp cũ và hoàn thành chương trình năm học tới – chương trình lớp 9 của 4 môn học : toán, lí, hóa, sinh. Vào năm học mới cô giáo và bạn bè vô cùng ngạc nhiên về một học sinh, kết thúc năm lớp 8 học trung bình sau 3 tháng hè trở thành học sinh giỏi cả 4 môn khoa học tự nhiên và sau đó là học sinh giỏi lớp 9 của tỉnh Nghệ An. Thế mới biết cách dạy, cách học quan trọng biết nhường nào Bản thân tôi đã được dự rất nhiều các cuộc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy của các nhà giáo, kinh nghiệm học tập của học sinh đối với việc học bình thường hàng ngày, của học sinh đạt thủ khoa đại học, đạt học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Có nhiều giải pháp hay nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập được nêu ra. Để ý theo dõi tôi nhận thấy các báo cáo mặc dù có nét riêng song đều có điểm chung và cũng là điều được xem là kinh nghiệm quý nhất cho mọi đối tượng học sinh kể cả học sinh giỏi quốc gia, quốc tế đó là hãy dạy và học kĩ kiến thức cơ bản trước khi đi tới chân trời bao la của kiến thức nhân loại Quả là, việc dạy và học kĩ kiến thức cơ bản - một kinh nghiệm rất giản dị nhưng chưa bao giờ cũ D. KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA I. ĐẶT VẤN ĐỀ 7
- Thời kỳ ở trường THPT Nghĩa Đàn một trường không chuyên và cũng không chuyên ban trong 5 năm, từ năm 1999 - 2003 tôi đã có 3 em học sinh đạt giải 3 kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc môn Sinh học trong đó có 1 em lớp 11 là đại biểu cho học sinh giỏi của tỉnh Nghệ An ra Hà Nội tham dự kỳ thi chọn đội tuyển thi Olympic quốc tế môn Sinh học. Kết quả này so với trường THPT chuyên thì đó là một điều rất bình th ư ờng, vì đây là nơi tập trung học sinh giỏi của cả tỉnh, đ ư ợc Sở giáo dục quan tâm chỉ đạo. Với một giáo viên trung học ở một trường miền núi xa trung tâm đạt được kết quả như trên thật không dễ chút nào. Qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm , xin nêu ra để bạn bè đồng nghiệp tham khảo. Báo cáo được trình bày theo 4 nội dung sau: đặt vấn đề, việc làm cụ thể, kinh nghiệm rút ra và lời kết. II. NHỮNG VIỆC LÀM CỤ THỂ. 1. Khó khăn: + Đối tượng: THPT Nghĩa Đàn chỉ là một trường miền núi rất khó tìm ra một học sinh có năng lực cao, say mê và có ý chí theo đuổi mục tiêu thi học sinh giỏi quốc gia, và khi đã phát hiện được thì làm thế nào để học sinh tin tưởng, nghe theo sự hướng dẫn của thầy + Chương trình và thời gian học tập: Ở trường THPT không chuyên và cũng không chuyên ban phân bố tiết dạy trên lớp chính thức chỉ bằng một nửa so với chuyên ban và khoảng một nửa phân môn của những trường chuyên các em không được học đó là chưa nói tới những phân môn các em được học cũng chỉ ở mức độ phổ thông bình thường. Việc tổ chức học bồi dưỡng thêm môn Sinh học ở các trường phổ thông đều đặn cũng không dễ lắm. Điều đó gây nhiều trở ngại, khó khăn cho việc dạy của thầy và học của trò. Để vượt qua trở ngại đó quả thật đòi hỏi cả thầy và trò phải dồn hết tâm lực hướng tới mục tiêu thì may ra mới đạt được + Môi trường: có học sinh đạt học sinh giỏi cấp quốc gia không phải là nhiệm vụ của trường THPT bình thường nên sẽ không được giao nhiệm vụ, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí làm cho người thầy gặp khó khăn rất nhiều 2. Những việc làm cụ thể: a. Phát hiện học sinh giỏi: Để có học sinh đủ sức thi học sinh giỏi quốc gia trước hết phải phát hiện được em có năng lực giỏi toàn diện, sức học lớn, say mê, có nhiều hoài bão, ước mơ. Trước hết đó phải là các em học giỏi ở phần lớn các môn khoa học tự nhiên, có năng lực tốt và ham mê môn học của mình. Điều này có được là nhờ tìm hiểu qua các thầy cô bộ môn, bạn bè cùng lớp. Riêng môn của mình sẽ được xác định qua các bài giảng, qua kiểm tra, qua các tình huống phức tạp mà giáo viên đặt ra, lưu ý đến việc đưa thêm các bài tập và câu hỏi phức tạp đòi hỏi thông minh, khả năng tư duy cao để xem khả năng xử lý. Khi giáo viên đã cảm nhận học sinh đạt được tầm cần thiết, có triển vọng rõ ràng thì mới lập chương trình để bồi dưỡng riêng. Việc làm này ở trường phổ thông bình th- ường phải kiên trì, không sốt ruột, đặc biệt là môn Sinh học nhiều năm may ra mới phát hiện được một em. b. Động viên học trò: Sau khi đã phát hiện được học trò mà mình thật sự tin tưởng, bước tiếp theo là gặp riêng trao đổi, nêu lên tương lai đẹp đẽ nếu em cố gắng học tập và đạt được danh hiệu học sinh giỏi quốc gia. Thầy giáo phải gieo vào lòng học sinh niềm tin bằng những kế hoạch cụ thể, bằng các ví dụ sinh động, lời nói, việc làm, tâm huyết của người thầy c. Lập chương trình bồi dưỡng thực hiện. - Về môn học của mình: sau khi học sinh đã hoàn toàn tin tưởng, quyết tâm thì thầy giáo bắt đầu lập chương trình từng tuần , từng tháng, bao gồm chương trình dạy bồi dưỡng của thầy và tự học của trò, cung cấp tài liệu sách vở, chỉ dẫn để học sinh tự học ở nhà. 8
- - Việc học của các môn khác: Mặc dù hướng dẫn học sinh đi sâu vào môn học của mình song phải lấy quyền lợi thiết thực của học sinh làm đầu. Quan tâm nhắc nhở học sinh học tập các môn khác. Để tạo điều kiện, ngoài việc cung cấp tài liệu học tập bộ môn của mình, tôi còn cung cấp đầy đủ tài liệu cơ bản cũng như sách bồi dưỡng các môn toán học, hoá học, đồng thời lập chương trình học tập 2 môn này cùng với học sinh. Mỗi khi gặp học sinh, kiểm tra tình hình học tập, lời đầu tiên tôi hỏi các em là môn Toán, Hoá, Ngoại ngữ, Văn đã học như thế nào, trao đổi kế hoạch tới việc học các môn này, cuối cùng mới hỏi đến môn của mình, làm thế mới yên tâm, chẳng may học sinh không đạt học sinh giỏi toàn quốc thì các em vẫn vững vàng thi vào đại học. - Giai đoạn nước rút: đó là thời gian đã lọt vào đội tuyển chính thức của tỉnh . Trước khi bắt đầu vào học ở đội tuyển, thầy trò đánh giá, kiểm tra lại một cách toàn diện vốn kiến thức mà học sinh đã có, từ đó lập chương trình cho việc học và ôn tổng lực ở giai đoạn cuối. Trong thời gian bồi d- ưỡng học sinh buổi chiều, học theo sự hướng dẫn của các thầy giáo trên lớp, buổi sáng và tối học theo sự lập trình mà tôi và học sinh đã thống nhất. Ngoài việc lập kế hoạch cho môn thi quốc gia mặc dù học tập rất khẩn trương tôi và học sinh vẫn cùng lập kế hoạch học các môn Toán, Hoá, Văn, Ngoại ngữ trong thời gian học đội tuyển. Khi hỏi học sinh về tình hình học tập, giai đoạn này cũng vậy bao giờ tôi cũng hỏi về tình hình học tập các môn này trước. - Thời gian sau khi thi: Trước hết tôi kiểm tra lại và chấm thử bài thi để lượng định kết quả. Sau đó thầy trò đánh giá lại tình hình học tập của các môn khác nếu cần phải củng cố nhờ thầy giáo học bồi dưỡng riêng để thu gọn thời gian học tập. Thực tế số buổi học thêm này không nhiều bởi vì trong toàn bộ quá trình học tập tôi cũng đã chỉ đạo sát sao việc học các môn này Ở một trường THPT bình thường, xa trung tâm thành phố, trong 5 năm từ 1999 - 2003 với 3 học sinh đạt giải 3 toàn quốc môn sinh học, trong đó có 1 em lớp 11 được Bộ giáo dục chọn làm đại biểu học sinh giỏi tỉnh Nghệ An ra Hà Nội dự thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cuả Việt Nam dự kỳ thi Olympic quốc tế.Trong bối cảnh không được giao nhiệm vụ, làm việc với mô hình một thầy một trò, dạy dỗ không có kinh phí. Bản thân tôi với năng lực có hạn đã không bận tâm đến đồng tiền và công sức mình bỏ ra mới làm được điều đó. III. NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA. 1. Bản thân giáo viên thường xuyên trau dồi kiến thức, tìm mọi cách để tiếp cận với những kiến thức sâu rộng và các đề thi quốc gia, quốc tế. 2. Sớm phát hiện học sinh giỏi, động viên khuyến khích, gây niềm tin, truyền cảm lòng say mê tìm hiểu khoa học và ước mơ cho các em, từ đó các em sẽ yên tâm một lòng dốc hết tâm lực để học tập. Ở trường không chuyên việc dạy kiến thức cơ bản và bồi dưỡng chương trình chuyên đều phải làm ngoài giờ chính khoá vì thế làm cho thầy và trò phải mất nhiều thời gian và vất vả nhiều lắm, nếu đưa học sinh lớp 11 đi thi lại càng khó khăn. Để khắc phục điều này việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nên làm từ lớp 9. Thời gian lớp 9 hướng dẫn các em học song hành chương trình lớp 9 và 10 chuyên. Điều đó sẽ làm nhẹ gánh cho thầy và trò khi lên THPT. 3. Trong quá trình giảng dạy luôn lấy quyền lợi thiết thực của học sinh làm đầu, . ngoài việc học tập môn của mình phải quan tâm chỉ đạo học tập các môn khác để các em yên tâm với việc thi tốt nghiệp và thi đại học. 4. Lập chương trình bồi dưỡng học tập bao gồm chương trình dạy của thầy và chương trình tự học cuả trò, kiểm tra, giải quyết các vướng mắc mà học sinh gặp phải, kiên trì thực hiện kế hoạch, cung cấp đủ sách vở, tài liệu bồi dưỡng cho học trò môn của mình và các môn thi đại học khác liên quan. 9
- 5. Không bận tâm đến thời gian, công sức và đồng tiền bởi lẽ các trường xa trung tâm học sinh giỏi thường là các em gia đình nghèo IV. LỜI KẾT Hiện nay chương trình sách giáo khoa phân ban mới đã gần tương đồng với các nội dung thi HSG quốc gia, tài liệu cũng dễ được cập nhật hơn. Thực tế đội tuyển của các tỉnh cũng đã có một số gương mặt học sinh của các trường không chuyên. Nếu thực sự quyết tâm, kiên trì làm việc có kế hoạch, cơ hội thành công là một điều hiện thực. Chúc các bạn may mắn và có nhiều thành công E. CÁCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Việc đúc rút và viết sáng kiến kinh nghiệm dạy học đã trở thành một phong trào có ý nghĩa thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường phổ thông.Đã có nhiều kinh nghiệm quí được phổ biến. Nhiều trường đến kì kết thúc một năm học , viết SKKN đã trở thành yêu cầu đối với mọi giáo viên. Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm đã có không ít giáo viên băn khoăn về cách viết. Bản thân tôi đã có dịp tìm hiểu các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và cũng đã có một số SKKN đạt yêu cầu xin được nêu ra đây để trao đổi cùng các bạn I. MỘT SỐ YÊU CẦU CỦA SKKN 1 Tính sáng tạo: - Tính sáng tạo là thể hiện cách làm mới của riêng mình mang lại hiệu quả tốt hơn những cách làm thông thường trước đây của bản thân và các tài liệu sách vở đã viết. Tuy nhiên chúng ta đừng nghĩ: sáng tạo là một cách làm rất độc đáo, rất đặc biệt. Trong giảng dạy không có chuyện đó. Nếu nghĩ và yêu cầu như vậy chúng ta không bao giờ viết được SKKN. Những điều mà chúng ta trăn trở, tìm tòi tâm đắc rút ra một phương án giảng dạy có hiệu quả làm giải tỏa được các khó khăn, các vướng mắc trong quá trình giảng dạy, có khi chỉ là cách hình thành một khái niệm thì đó chính là kinh nghiệm, là điều các đồng chí nên viết, nên ghi lại đồng thời trao đổi với bạn bè đồng nghiệp. - Khi viết phải hiểu đúng hơn khái niệm sáng tạo: Có những đồng chí dựa vào những điều tài liệu, sách vở đã viết tổng hợp lại cho đó là SKKN của mình. Quan điểm như vậy thật là không đúng. Đó chỉ là tài liệu sưu tầm. Có đồng chí viết theo cách thức đó thành cả quyển sách hàng trăm trang. Khi xét người ta chỉ có thể ghi nhận đồng chí là người dành nhiều thời gian và công sức cho công tác chuyên môn chứ không thể xếp được vào danh mục SKKN. Lưu ý rằng, có thể dựa vào những điều tài liệu đã viết nhưng phải đưa ra được cách vận dụng của bản thân có những điểm mới mang lại hiệu quả hơn so với cách làm đã trình bày trong tài liệu thì đó chính là sáng tạo, là SKKN. 2. Tính khoa học: Những điều trình bày phải đảm bảo tính chính xác về mặt khoa học, phải có những cứ liệu tin cậy được kiểm nghiệm qua các tài liệu và những thực nghiệm kỹ lưỡng của bản thân. Những điều rút ra phải phù hợp vơi nhận thức của loài người hiện nay, phải làm cho những người tìm hiểu tin tưởng, thừa nhận. 3. Tính sư phạm: Bài viết cần có ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích. Cách trình bày phải phù hợp với yêu cầu của việc viết SKKN, phù hợp với nhận thức của người nghe và học sinh. Kinh nghiệm viết ra không chỉ cho mình mà chủ yếu để đồng nghiệp tham khảo, vì thế việc trình bày phải phù hợp với quá trình dạy học và dễ áp dụng. 4.Tính thực tiễn: SKKN là những điều đã được kiểm nghiệm có hiệu quả qua nhiều năm giảng dạy trên những đối tượng học sinh cụ thể như: khá, giỏi, trung bình. 10
- Những điều mới rút ra từ thực tiễn giảng dạy ở một vài lớp, một vài năm hãy chưa nên viết vội, cần phải có thêm thời gian kiểm nghiệm nữa thì độ tin cậy sẽ lớn hơn, chúng ta sẽ cân chỉnh được nhiều, chất lượng SKKN chắc chắn sẽ tốt, dễ công nhận hơn. Các đồng chí cũng biết rằng có những điều mới tìm ra ta cảm thấy rất hài lòng, tâm đắc nhưng nếu áp dụng thêm một thời gian nữa có thể có nhận thức khác. Chúng ta làm việc khẩn trương nhưng cũng cần bình tĩnh, không nóng vội, sốt ruột. Điều quan trọng là chúng ta đã rất để tâm đến nhiệm vụ của mình. Việc luôn trăn trở tìm tòi, có phương pháp làm việc khoa học, chắc chắn chúng ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý cho bản thân và đồng nghiệp. 5.Về cách trình bày một sáng kiến kinh nghiệm: Theo qui định về đại thể SKKN được trình bày theo các mục: a) Nhận thức cũ, giải pháp cũ. Những quan niệm, những hiểu biết, những giãi pháp mà bản thân đã làm trước đây về vấn đề đang trình bày đã cho kết quả không cao . Phần này chỉ trình bày có tính khái quát b) Nhận thức mới, giải pháp mới. Những nhận thức mới và giải pháp mới được áp dụng đã mang lại hiệu quả cao hơn rõ rệt so với giải pháp cũ. Các giải pháp mới cần được trình bày cụ thể c) Kết quả và phạm vi áp dụng. Kết quả của giải mới đối với công tác giảng dạy, nêu các khảo sát cụ thể ở các khối lớp về tỉ lệ học sinh hiểu và vận dụng tốt nội dung mà mình đang trình bày có đối chứng giữa giải pháp cũ và giải pháp mới Nêu lên phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm đối với đối tượng là khá , giỏi hay trung bình II.VỀ QUI MÔ MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Thực tế của việc viết SKKN hiện nay: Phần lớn SKKN viết bao quát cho nhiều nội dung kiến thức. Ví dụ: kinh nghiệm giảng dạy một chương, một giáo trình… - Về thuận lợi: việc viết kinh nghiệm lớn như vậy có nhiều dẫn liệu dễ viết. - Về nhược điểm: thực ra tính hiệu quả, tính hữu ích của những kinh nghiệm loại đó không cao, chủ yếu có tính chất trình diễn, còn để đồng nghiệp áp dụng quả có ít ý nghĩa. Chúng ta biết rằng việc giảng dạy được thực hiện qua từng tiết lên lớp. Mỗi tiết dạy có những nội dung riêng, cách thức làm việc và phương án giải quyết riêng. Việc lấy kinh nghiệm mang tính chất bao quát để soi vào từng bài cụ thể chúng ta sẽ thấy loại đó mang nhiều màu sắc lí thuyết rất khó áp dụng, nói cách khác giá trị thực tiễn không cao. 2.Kinh nghiệm về dạy một bài một khái niệm cụ thể: Loại kinh nghiệm này thường ít được đề cập tới. - Mặt ưu điểm: như đã nói trên hiệu quả của công việc giảng dạy được thực hiện qua từng tiết lên lớp. Kinh nghiệm dạy một bài, một khái niệm cụ thể phù hợp với thực tế giảng dạy làm đồng nghiệp dễ áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực. - Mặt khó khăn: việc viết kinh nghiệm giảng dạy một bài là rất khó vì dung lượng kiến thức và các vấn đề được trình bày trong một tiết học không nhiều làm người ta khó viết và băn khoăn vì những điều trình bày ra quá ít. Việc tìm ra một phương án giảng dạy mang lại hiệu quả vượt trội so với bạn bè đồng nghiệp thật không dễ chút nào. Theo tôi để viết kinh nghiệm loại này nên chọn các loại bài sau: - Loại bài dài có nhiều nội dung kiến thức. Tìm ra phương án để giải quyết thấu đáo nội dung của bài trong một tiết dạy. - Loại bài khó áp dụng phương pháp nêu vấn đề. Đưa ra phương án chuyển đổi nội dung bài dạy thành các tình huống có vấn đề phát huy tốt tính tích cực của học sinh mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy. 11
- - Loại bài có nội dung kiến thức khó, phức tạp. Đưa ra phương án trình bày những nội dung kiến thức khó và phức tạp đó một cách tương đối đơn giản giúp học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng. - Kinh nghiệm giải các dạng bài tập - Kinh nghiệm gây hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài giảng ... Sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ để minh hoạ: HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP CƠ SỞ PHÂN TỬ DI TRUYỀN BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC TÌNH HUỐNG RA ĐỀ I. NHẬN THỨC CŨ, GIẢI PHÁP CŨ Bài tập về cơ sở của tính di truyền rất đa dạng, kiểm tra và thi cử đều gặp nó.Các sách vở hướng dẫn giải bài tập di truyền và bản thân tôi trước đây trong quá trình giảng dạy đều làm theo trình tự: hướng dẫn học lí thuyết cơ bản, xây dựng các công thức giải bài tập, phân loại các dạng và phư- ơng pháp giải đối với mỗi dạng.Mỗi dạng đưa ra một số bài vận dụng để làm quen và cuối cùng là giới thiệu các bài để học sinh tự giải Cách làm này có tính bài bản và cũng có tác dụng tốt. Tuy nhiên khi đi vào các bài giải cụ thể, tiếp xúc với nhiều tình huống ra đề khác nhau khiến học sinh lúng túng, phải giải rất nhiều bài và với thời gian dài mới có thể làm quen được với các tình huống ra đề rất đa dạng II. NHẬN THỨC MỚI, GIẢI PHÁP MỚI Bộ môn sinh học có một hệ thống bài tập di truyền rất đa dạng và khá phức tạp. Phân phối chư- ơng trình hướng dẫn giải bài tập rất ít đã làm cho giáo viên khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập. Mặc dù hướng dẫn giải bài tập một cách bài bản như nêu trên học sinh vẫn phải giải rất nhiều bài và qua nhiều thời gian mới có được vốn hiểu biết cần thiết cho việc giải bài tập đáp ứng yêu cầu học tập và thi cử Dựa vào vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân thấy rằng, thực chất của bài tập là một hệ thống các tình huống ra đề, vậy thì phải dạy thế nào để trong một thời gia ngắn nhất học sinh có thể nắm một cách nhiều nhất các tình huống ra đề và phương pháp giải quyết, đó là con đường đi có hiệu quả cao của thầy và trò. từ đó tôi đã rút ra phương pháp giải quyết như sau: Việc giảng dạy được thực hiện theo trình tự : cung cấp lí thuyết cơ bản liên quan đến việc giải bài tập, xây dựng các công thức, phân loại các dạng bài tập và các tình huống ra đề thường gặp đối với mỗi dạng. Điểm mới ở đây là mỗi dạng bài tập tôi đã cố gắng tổng hợp hầu hết các tình huống ra đề và phương pháp giải tương ứng đã được giới thiệu trong các tài liệu và đề thi. Sau này đi vào bất kì bài và đề thi cụ thể nào hầu như học sinh đều gặp lại các tình huống ra đề và ph- ương pháp giải tương ứng đã được cung cấp làm cho việc giải bài tập trở nên ít tốn công sức, thời gian và lại dễ dàng hơn Sau đây tôi đưa ra một thể loại để chứng minh: hướng dẫn học sinh giải bài tập tính tổng nuclêôtit của phân tử ADN bằng phương pháp dạy các tình huống ra đề: Tổng hợp ở nhiều tài liệu và đề thi tôi nhận thấy có 16 tình huống tính tổng số nuclêôtit thường gặp: 1. Một gen dài 5100A 0 . Tính tổng số nuclêôtit của gen ( N ) l 5100 N= .2 = .2 = 3000 3,4 3,4 2. Một gen có 150 vòng xoắn. Tính tổng số nuclêôtit của gen N = số vòng xoắn . 20 = 150 . 20 = 3000 3. Một gen có A = 600, G = 900. Tính tổng số nuclêôtit của gen N = 2 .( A + G ) = 2 .( 600 + 900 ) = 3000 4. Gen có khối lượng 720000 đvc. Tính tổng số nuclêôtit của gen 12
- N = 720000 : 300 = 2400 5. Gen có 3598 liên kết hoá trị D-P. Tính tổng số nuclêôtit của gen N = ( liên kết D-P + 2) : 2 = ( 3598 + 2) : 2 = 1800 6. Một gen nhân đôi hai đợt đã hình thành 8994 liên kết hóa trị D-P. Tính tổng số nuclêôtit của gen Gọi m là số đợt nhân đôi của gen . Số liên kết hóa trị D-P được hình thành ( N – 2 ) ( 2 m - 1) = ( N – 2 ) ( 4 – 1 ) = 8994 N = 3000 7. Một gen có A = 20% và có 3900 liên kết hidro. Tính tổng số nuclêôtit của gen - Tỉ lệ % các loại nuclêôtit của gen %A = % T = 20% %G = %X = 30% - Gọi N là tổng số nuclêôtit, số lượng từng loại nuclêôtit của gen là A = T = N.20/100, G = X = N. 30/100 (1) 2 A + 3G = 3900 (2) thế (1) vào (2) đợc 2N.20/100 + 3N.30/100 = 3900 N = 3000 8. Một cặp gen alen A,a có A = 1650 G = 1350. Tính tổng số nuclêôtit của gen Ta có A A +A a = 1650 GA+ G = 1350 a N/2+N/2 = 3000 9. Hai gen có chiều dài bằng nhau, khi tái sinh đã lấy từ môi trường24000 nuclêôtit. Biết gen có số nuclêôtit trong khoảng1800 – 3000. Tính tổng số nuclêôtit của mỗi gen Gọi số lần nhân đôi của gen thứ nhất lá x, số lần nhân đôi của gen thứ hai là y ( x,y nguyên d- ương).Ta có phương trình N( 2 x + 2 y - 2) = 24000 Giải phương trình có hai trường hợp - Trường hợp 1: x = 1 y = 3 N = 3000 - Trường hợp 2: x = 2 y = 3 N = 2400 10. Một gen có tổng hai loại nuclêôtit bằng 40% và 3900 liên kết hidro. Tính tổng số nuclêôtit của gen - Tỉ lệ các loại nuclêôtit của gen + Giả sử hai loại có tổng 40% là G và X %G = % X = 20% %A = % T = 30% + Gọi N là tổng số nuclêôtit của gen A = T = N.30/100 G = X = N.20/100 (1) 2A + 3G = 3900 (2) thế (1) vào (2)có 2N.30% + 3N.20% = 3900 N = 3250 Kết quả này không thỏa mãn vì 3250 không phải là bội số của 3. Như vậy hai loại nuclêôtit có tổng 40% phải là A và T. Với cách giải tương tự tìm được N = 3000 11. Một gen điều khiẻn giải mã môi trường cung cấp1660 axit amin. Phân tử mARN sinh từ gen có A : U : G : X = 5:3:3:1. Biết một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có số axit amin nằm trong khoảng 198 – 498. Tính tổng số nuclêôtit của gen Gọi số phân tử prôtêin là x( x nguyên dương). Số axit amin của một phân tử prôtêin do môi tr- ường cung cấp là 1660/x x = 4 hoặc x = 5 Kết hợp với tỉ lệ các loại các ribônuclêôtit của phân tử mARN chỉ có x = 4 là thỏa mãn và N = 2496 12. Một gen nhân đôi 3 đợt tạo các gen con có 24000 nuclêôtit. Tính số nuclêôtit của gen N = 24000 : 2 3= 3000 13. Một gen nhân đôi 3 đợt môi trườngcung cấp 21000 nuclêôtit . Tính tổng số nuclêôtit của gen 13
- N = 21000 : ( 2 3 - 1) = 3000 14. Hai gen có chiều dài bằng nhau cùng nhân đôi 4 đợt tạo các gen con có76800 nuclêôtit trong đó môi trường cung cấp 72000 nuclêôtit. Tính tổng số nuclêôtit của mỗi gen 76800 − 72000 N= = 2400 2 III. KẾT LUẬN VỀ GIẢI PHÁP MỚI Hướng dẫn học sinh giải bài tập theo phương pháp nêu trên, khi đi vào mỗi dạng giới thiệu các tình huống ra đề thường gặp và phương pháp giải tương ứng có tác dụng giúp học sinh chỉ cần một thời gian ngắn và giải một số ít bài vẫn có vốn hiểu biết phong phú cho việc giải các bài tập, làm cho học sinh khi đi vào giải các bài cụ thể hầu như đã gặp lại các tình huống ra đề và phương pháp giải đã giới thiệu. Điều này có tác dụng làm cho việc học và giải bài tập của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn Kinh nghiệm này áp dụng được cho mọi đối tượng học sinh 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ: Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam
12 p | 392 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tính hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Lịch sử
0 p | 126 | 8
-
Kinh nghiệm của các nước về đào tạo nghề hướng tới việc làm
9 p | 117 | 7
-
Kinh nghiệm quốc tế về liên thông giữa giáo dục đào tạo nghề và giáo dục đại học: Việc công nhận chuyển đổi tín chỉ và kết quả học tập của sinh viên
6 p | 26 | 4
-
Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp Việt Nam
6 p | 42 | 4
-
Một số kinh nghiệm phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên qua quy trình tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của viện giáo dục quốc gia Singapore (NIE)
7 p | 51 | 4
-
E-Learning – phương thức đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 một số trải nghiệm cá nhân khi tham gia giảng dạy E-Learning với tổ hợp công nghệ - giáo dục Topica
8 p | 30 | 4
-
Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số trong giáo dục đại học
5 p | 13 | 4
-
Giáo dục nghệ thuật trong trường tiểu học ở Singapore: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
12 p | 12 | 3
-
Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phối hợp đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và vận dụng tại Việt Nam hiện nay
6 p | 12 | 3
-
Triển khai giáo dục thích ứng: Kinh nghiệm ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
17 p | 5 | 3
-
Kinh nghiệm quốc tế trong đánh giá sự phù hợp nghề dạy học và định hướng vận dụng cho Việt Nam
10 p | 13 | 3
-
Sự phối hợp giữa nhà trường và ngành công nghiệp trong giáo dục dạy nghề - một số kinh nghiệm từ Indonesia, Hàn Quốc và Nhật Bản
5 p | 9 | 3
-
Phát triển nghề nghiệp giáo viên - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
11 p | 15 | 3
-
Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở một số nước Mỹ Latinh – Kinh nghiệm đối với Việt Nam
11 p | 35 | 2
-
Thực hành nghề sư phạm trong đào tạo giáo viên: Kinh nghiệm từ Cộng hoà Liên bang Đức và định hướng vận dụng cho các trường đại học sư phạm ở Việt Nam
8 p | 17 | 2
-
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề hiện nay và kinh nghiệm các nước trên thế giới vận dụng vào Việt Nam
5 p | 56 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn