intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG: CHƯƠNG 1

Chia sẻ: Nguyen Le Thanh Hung | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:36

397
lượt xem
133
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thị trường là một cơ chế mà thông qua đó người mua và người bán tác động lẫn nhau để xác lập giá cả và khối lượng hàng hoá hay dịch vụ. Kinh tế thị trường - là một hệ thống tổ chức kinh tế quốc dân, dựa trên cơ sở quan hệ hàng hoá-tiền tệ, đa dạng hình thức sở hữu, tự do cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và các công dân. Các dạng thị trường: hàng hoá và dịch vụ; lao động; tài chính; thị trường đất đai và bất động sản. Các mô hình kinh tế thị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG: CHƯƠNG 1

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG Tskh. Phạm Đức Chính E-mail: phamduc c hinh01@yaho o .c o m
  2. Nội dung chương trình Chương 1: Khái quát về khu vực công Chương 2: Sụp đổ của thị trường và sự can thiệp của Nhà nước Chương 3: Hàng hoá công Chương 4: Phân phối lại và hiệu quả Chương 5: Lựa chọn công Chương 6: Phần thu của Nhà nước Chương 7: Dịch chuyển gánh nặng thuế Chương 8: Phần chi của Nhà nước Chương 9: Tài chính công và sản xuất trong khu vực công TSKH.PHẠM ĐỨC 2 ương 10: Đánh giá các chương trình chi tiêu công Ch CHÍNH
  3. Tài liệu nghiên cứu, học tập 1. Joseph Stiglitz. Kinh tế học công cộng. Bản dịch sang tiếng Việt của ĐHKTQD. Nxb Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội, 1995. 2. Phạm Văn Vận và Vũ Cương. Giáo trình kinh tế công cộng. Nxb Thống kê, 2004. 3. Đặng Văn Du, Hoàng Thị Thuý Nguyệt. Giáo trình kinh tế công cộng. Nxb Tài chính, 2005. 4. Nguyễn Thuấn. Kinh tế công cộng. Nxb Thống kê, 2005. 5. Vũ Huy Từ, Lê Chi Mai, Vũ Kim Sơn. Quản lý khu vực công. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1998. 6. Dương Thị Bình Minh. Tài chính công. Nxb Thống kê, 2005. 7. Bộ tài chính. Tài chính công. Nxb Chính trị quốc gia, 2005. 8. Nguyễn Thị Cành. Tài chính công. Nxb Đại học quốc gia TP. HCM, 2004. 9. Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan. Giáo trình quản lý tài chính công. Nxb Tài chính, 2005. 10. Trần ĐìnhĐTy. Quản lý tài chính công. Nxb Lao động, 2003. TSKH.PHẠM ỨC 3 CHÍNH
  4. PHÂN BỔ THỜI LƯỢNG MÔN HỌC • 60% Thời lượng giảng viên giới thiệu lý thuyết • 40% Thời lượng Seminar (phần của sinh viên) -------------------- a. Cả lớp chia làm khoảng … nhóm thuyết trình; b. Mỗi nhóm gồm đủ 5 người, một đề tài cho thuyết trình của nhóm trong 45 phút; c. Mỗi cá nhân viết 01 tiểu luận không quá 15 trang khổ giấy A4; d. Điểm trung bình kết thúc môn học: 20% thuyết trình, 30% tiểu luận và 50% thi vi ết. TSKH.PHẠM ĐỨC 4 CHÍNH
  5. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT KHU VỰC CÔNG 1.1. Thị trường và Nhà nước 1.2.Khu vực kinh tế công 1.3.Khu vực công và những vấn đề kinh tế cơ bản 1.4.Tỷ trọng khu vực công trong nền kinh tế 1.5.Khuynh hướng phát triển khu vực công 1.6. Khu vực công trong nền kinh tế chuyển đổi 1.7. Quá trình phát triển kinh tế học công cộng. TSKH.PHẠM ĐỨC 5 CHÍNH
  6. 1.1 Thị trường và Nhà nước 1.1.1. Khái quát về thị trường • Thị trường là một cơ chế mà thông qua đó người mua  và người bán tác động lẫn nhau để xác lập giá cả và  khối lượng hàng hoá hay dịch vụ. • Kinh tế thị trường ­ là một hệ thống tổ chức kinh tế quốc  dân, dựa trên cơ sở quan hệ hàng hoá­tiền tệ, đa dạng  hình thức sở hữu, tự do cạnh tranh giữa các nhà sản xuất  và các công dân. •  Các dạng thị trường: hàng hoá và dịch vụ; lao động; tài  chính; thị trường đất đai và bất động sản. • Các mô hình kinh tế thị trường: tự do; có điều tiết và  hỗn hợp  TSKH.PHẠM ĐỨC  6 CHÍNH
  7. • 1.1.2 Khái quát về Nhà nước  • Nhà nước, một mặt là thiết chế quyền lực chính trị của một  (hoặc một nhóm) giai cấp này đối với giai cấp khác trong xã  hội, đồng thời còn là quyền lực công đại diện cho lợi ích chung  của cộng đồng xã hội nhằm duy trì và phát triển xã hội trước  các Nhà nước khác.  • Nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị, là bộ máy  đặc biệt để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đối  với xã hội.  • Nhà nước khác các tổ chức xã hội:  1. là một bộ máy có chức năng quản lý và cưỡng chế;  2. phân chia dân cư theo lãnh thổ hành chính;  3. qui định và thực hiện việc thu các loại thuế để tạo ra nguồn cơ  sở vật chất chi phí cho bộ máy nhà nước;  4. có chủ quyền tối cao trong việc quyết định các vấn đề đối nội  và đối ngoại của quốc gia;  5. ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật bằng sức  TSKH.PHẠM ĐỨC  7 mạnh cưỡng chế.  CHÍNH
  8. LIÊN BANG 1. Các Bang không có chủ quyền thực sự. 2. Các Bang có hiến pháp và pháp luật riêng. 3. Hiến pháp và pháp luật của LB có tính tối 1.1.3. CÁC HÌNH  cao. THỨC TỔ  4. Nghị viện của LB có đại diện của các Bang. CHỨC NHÀ  NƯỚC   ĐƠN NHẤT 1. Cả quốc gia có một Hiến pháp. 2. Các cơ quan quản lý, các đơn vị hành chính - lãnh thổ hoạt động theo những qui phạm pháp luật chung cho cả nước. TSKH.PHẠM ĐỨC  8 CHÍNH
  9. Người lãnh đạo 1. Người lãnh đạo cao nhất được bầu cử toàn dân 2. Người lãnh đạo các tổ chức tư nhân được 1.1.4 SỰ KHÁC  bầu cử trong phạm vi của tổ chức đó. BIỆT GIỮA CƠ  QUAN NN VÀ  TƯ NHÂN  Quyền hạn 1. Tổ chức nhà nước có những quyền hạn mang tính áp chế mà các tổ chức tư nhân không có. TSKH.PHẠM ĐỨC  9 CHÍNH
  10. 1.2.Khu vực kinh tế công  • Nhà nước hoạt động kinh tế chỉ “thay  mặt và theo sự uỷ nhiệm” của các  công dân của mình.  • Vì vậy, khu vực kinh tế nhà nước thông  thường được gọi là khu vực kinh tế  công. • Tức là, tập hợp những nguồn lực nằm  trực tiếp trong tay Nhà nước cấu  thành khu vực kinh tế công.  TSKH.PHẠM ĐỨC  10 CHÍNH
  11. QUẢN LÝ CÔNG KHU VỰC  KINH TẾ  sở hữu s ë h÷u CÔNG công c «ng Tài chính TµI c hÝnh công c «ng TSKH.PHẠM ĐỨC  11 CHÍNH
  12. Quản lý công • Đó là bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, và mang tính độc lập tương đối. • Bộ máy đó bao gồm các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế từ trung ương đến địa phương. TSKH.PHẠM ĐỨC  12 CHÍNH
  13. Sở hữu công • Chủ thể là Nhà nước và đối tượng là toàn bộ của cải vật chất thuộc chủ quyền một quốc gia như các tài nguyên đất đai, vùng trời, vùng biển, tài nguyên trên mặt đất và trong lòng đ ất, các tài sản, nguồn vốn nhà nước đầu tư để sản xuất và kinh doanh ở trong và ngoài nước. • Việc sử dụng các tài sản đó có thể được giao cho các chủ thể khác như: đất giao cho các hộ nông dân, vốn, tài nguyên và khoáng sản giao cho các doanh nghiệp khai thác, sử dụng. • Các chủ thể cũng có những quyền hạn nhất định đối với các tài sản được giao, ví dụ quyền sử dụng, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, v.v. nhưng không phải là quyền sở hữu đầy đủ - quyền sở hữu đầy đủ đó vẫn thuộc Nhà nước. • Chỉ Nhà nước mới có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp v.v. và bán các tài sản đó. • Nhà nước vẫn có quyền thu hồi các quyền hạn đã được giao cho các chủ thể đang sử dụng tài sản của mình. TSKH.PHẠM ĐỨC  13 CHÍNH
  14. Tài chính công • Khu vực kinh tế công - đó không chỉ là những xí nghiệp và các công sở thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, mà một dạng nguồn lực quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường là nguồn tài chính. • Cho nên tài chính nhà nước (tài chính công) đóng vai trò cốt yếu trong số những yếu tố cấu thành khu vực kinh tế công, trước hết đó là ngân sách nhà nước, các nguồn thu và chi của nhà nước. • Tài chính công phải giải quyết những nhiệm vụ TSKH.PHẠM ĐỨC  14 phân phối lại và sản xuất hàng hoá công. CHÍNH
  15. 1.3.Khu vực công và những vấn  đề kinh tế cơ bản • Kinh tế học công cộng là một nhánh của  kinh tế học, nghiên cứu các hoạt động của  Nhà nước khi can thiệp vào hoạt động của  nền kinh tế thị trường, nhằm giải quyết các  câu hỏi cơ bản của kinh tế học từ góc độ lợi  ích toàn xã hội.  TSKH.PHẠM ĐỨC  15 CHÍNH
  16. SX SX NHƯ THẾ CÁI GÌ? NÀO? NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN QĐ ĐƯA RA Sx NHƯ THẾ c ho ai? NÀO?  TSKH.PHẠM ĐỨC  16 CHÍNH
  17. Sản xuất cái gì? • Hầu hết các hàng hoá và dịch vụ trên thị trường đều do khu vực tư nhân cung cấp, dựa trên tín hiệu giá cả, phản ánh quan hệ cung cầu. • Qui luật cung, cầu sẽ dẫn đến phân bổ nguồn lực khan hiếm của xã hội một cách tiết kiệm nhất để thoả mãn tối đa lợi ích của người tiêu dùng. • Nhà nước sẽ phải quyết định có nên cung cấp những hàng hoá, dịch vụ mà khu vực tư nhân thường bỏ ngỏ hay không (ví dụ hàng hoá công cộng như: đường cao tốc, ngọn hải đăng..). • Quyết định đó của Nhà nước phải dựa trên sự cân nhắc về lợi ích và chi phí xã hội biên (chứ không phải lợi ích và chi phí tư nhân biên) của việc có thêm hàng hoá, dịch vụ đó. • Tất nhiên, việc đưa ra quyết định này không dễ dàng, vì đó là sự đánh đổi trong việc sử dụng nguồn lực khan hiếm để sản xuất hàng hoá công cộng hay hàng hoá tư nhân. TSKH.PHẠM ĐỨC  17 CHÍNH
  18. Sản xuất như thế nào? • Ngay cả khi xã hội thấy rằng, một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó cần phải được Nhà nước sản xuất vì lợi ích chung của xã hội, thì điều đó cũng không nhất thiết phải thành lập ra các doanh nghiệp nhà nước để trực tiếp sản xuất những hàng hoá hoặc dịch vụ đó. • Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, đây chỉ là phương sách cuối cùng, khi đã sử dụng những biện pháp khuyến khích tư nhân sản xuất mà vẫn không mang lại tác động như mong muốn. • Nhà nước với quyền lực chính trị của mình có thể điều tiết, kiểm soát nhằm hướng mọi cá nhân hoặc các tổ chức tham gia hay tự kiềm chế trong những hoạt động nhất định. • Ví dụ: dùng hệ thống luật pháp để điều chỉnh như, Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ môi trường ..v.v.. TSKH.PHẠM ĐỨC  18 CHÍNH
  19. • Nhà nước cũng có thể tạo lập những cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút tư nhân tham gia sản xuất và khai thác, thu lợi nhuận. Những chính sách khuyến khích tư nhân như chính sách đất đai, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, cung cấp thông tin thị trường, trợ cấp một phần theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm .v.v.. • Nhà nước cũng có thể ký hợp đồng với khu vực tư nhân để sản xuất theo đơn đặt hàng của mình như: thuê tư nhân sản xuất quân trang, quân dụng cho quân đội. TSKH.PHẠM ĐỨC  19 CHÍNH
  20. Sản xuất cho ai? • Khi Nhà nước đánh thuế hay chi tiêu đều ảnh hưởng đến thu nhập của các cá nhân. • Vì vậy, ai là người được hưởng lợi, ai là người bị thiệt sau mỗi quyết định của Nhà nước, là những vấn đề cần phải được phân tích kỹ lưỡng từ nhiều góc độ để tránh những tác động bất lợi về phân phối thu nhập trong xã hội, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp. TSKH.PHẠM ĐỨC  20 CHÍNH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1