Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô
lượt xem 4
download
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm kinh tế học vĩ mô; Lạm phát & giảm phát; Đường giới hạn khả năng sản xuất; Ưu nhược điểm của kinh tế thị trường & vai trò của chính phủ; Công cụ điều tiết vĩ mô. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 1
- •Tài liệu học tập: [1] Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, 2017, Kinh tế vĩ mô, NXB Kinh tế HCM, Thư viện Trường Đại học Tây Đô [2] Nguyễn Văn Dung, 2012, Kinh tế vĩ mô: Bài tập và đáp án dành cho sinh viên đại học, cao học, NXB Phương Đông, Thư viện Trường Đại học Tây Đô [3] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2011, Giáo trình Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Thư viện Trường Đại học Tây Đô
- TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 1. Khái niệm kinh tế học vĩ mô 2. Lạm phát & giảm phát 3. Đường giới hạn khả năng sản xuất 4. Ưu nhược điểm của kinh tế thị trường & vai trò của chính phủ 5. Công cụ điều tiết vĩ mô 3
- 1. Khái niệm kinh tế học vĩ mô 1.1 Kinh tế học Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức con người sử dụng nguồn tài nguyên có hạn để thỏa mãn nhu cầu vô hạn của mình. • Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học: (1) Sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ gì và sản xuất bao nhiêu? (2) Sản xuất như thế nào ? (3) Sản xuất cho ai hay phân phối như thế nào ? 4
- • 1.2 Kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận của kinh tế học. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu cách thức sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu vô hạn của con người ở phạm vi tổng thể.
- VD: - Tìm việc làm dễ dàng không, giá cả của nền kinh tế tăng nhanh, chậm hay không thay đổi, thu nhập quốc gia được hình thành và phân phối như thế nào, ngân sách chính phủ có bị thâm hụt không,… - Thu nhập tăng chậm, lạm phát cao, giá chứng khoán giảm, đồng nội tệ mất giá,…
- 1. Khái niệm kinh tế học vĩ mô 1.2 Kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể của số lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra, tổng thu nhập, mức độ sử dụng các nguồn tài nguyên và giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Kinh tế học vĩ mô có thể được sử dụng để nghiên cứu phương thức tối ưu để đạt được các mục tiêu chính sách như tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, tạo công ăn việc làm đầy đủ và duy trì một cán cân thanh toán hợp lý. 7
- 1. Khái niệm kinh tế học vĩ mô 1.3 Tầm quan trọng của kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô có liên quan đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống. 1.4 Mô hình kinh tế Các nhà kinh tế sử dụng các mô hình để nghiên cứu nền kinh tế. Mô hình là một dạng lý thuyết tóm tắt, thường là dưới dạng hình thức toán học, mối quan hệ giữa các biến số kinh tế Mô hình kinh tế rất hữu ích vì nó giúp loại bỏ các chi tiết không quan trọng và chỉ giữ lại các mối quan hệ kinh tế quan trọng cần phải được nghiên cứu. 8
- 2. Lạm phát & giảm phát Lạm phát Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. Giảm phát Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một thời gian nhất định. 9
- 2. Lạm phát & giảm phát Phân loại lạm phát - Lạm phát vừa phải: là lạm phát dưới 10%/năm (hay lạm phát một con số) - Lạm phát phi mã: là loại lạm phát thấp hơn 1000% (lạm phát từ 2 – 3 con số) - Lạm phát siêu lạm phát: là loại lạm phát cao hơn 1000%. 10
- 2. Lạm phát & giảm phát Để đo lường mức tăng hay giảm của mức giá chung của một nền kinh tế, các nhà kinh tế dùng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát. CPIt – CPIt-1 Tỷ lệ lạm phát (%) = CPIt-1 Trong đó: CPIt & CPIt-1 lần lượt là chỉ số giá vào năm t & năm t – 1. 11
- 2. Lạm phát & giảm phát Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng. ∑ pit qit CPIt = 100% ∑ pi0 qi0 Trong đó: t: Năm đang xét 0: Năm gốc 12
- 3. Đường giới hạn khả năng sản xuất Sự khan hiếm tài nguyên làm cho việc sản xuất bị hạn chế về mặt số lượng Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết các kết hợp khác nhau của hai hay nhiều loại hàng hóa có thể được sản xuất từ một số lượng nhất định của nguồn tài nguyên. 13
- Sự khan hiếm tài nguyên làm cho việc sản xuất bị hạn chế về mặt sản lượng. Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết các kết hợp khác nhau của hai (hay nhiều loại hàng hóa) có thể được sản xuất từ một số lượng nhất định của nguồn tài nguyên (khan hiếm). Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho sự khan hiếm của nguồn tài nguyên.
- Giả sử một nền kinh tế có bốn đơn vị lao động tham gia vào sản xuất thực phẩm và vải. Phương Thực phẩm Vải án Số đơn vị Sản lượng Số đơn vị Sản lượng lao động lao động A 4 25 0 0 B 3 22 1 9 C 2 17 2 17 D 1 10 3 24 E 0 0 4 30
- N M
- 4. Chi phí cơ hội - Nguồn lực là có hạn, nên nếu chúng được phân bố cho một mục đích này thì không thể phân bố cho mục đích khác. - Khi một chọn lựa kinh tế được thực hiện, các nhà kinh tế học đo lường chi phí của chọn lựa đó dưới dạng chi phí cơ hội, chính là giá trị của chọn lựa thay thế tốt nhất bị bỏ qua. - Cần lưu ý chi phí cơ hội không phải là tổng giá trị các lựa chọn bị bỏ lỡ mà chỉ là giá trị của lựa chọn tốt nhất có thể bởi vì người ta không thể nào cùng một lúc sử dụng nhiều lựa chọn thay thế được.
- Chi phí cơ hội: Là số đơn vị sản phẩm Y phải sản xuất bớt đi để sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm X dY Chi phí cơ hội = - dX = - Độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất 18
- 5. Công cụ điều tiết vĩ mô Chính sách tài chính: Chính sách tài chính được chính phủ thực hiện bằng cách thay đổi các khoản thu chi ngân sách của mình. Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương thực hiện bằng cách thay đổi lượng tiền cung ứng ra thị trường nhằm kiểm soát lãi suất, duy trì tỷ giá theo yêu cầu của nền kinh tế, hạn chế tỷ lệ thất nghiệp hay kích thích tăng trưởng kinh tế. 19
- 5. Công cụ điều tiết vĩ mô Chính sách ngoại thương: Chính sách ngoại thương bao gồm việc can thiệp trực tiếp vào ngoại thương hay sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái. Chính sách thu nhập: Chính sách nhằm hạn chế sự tăng lên của tiền lương và các khoản thu nhập khác thông qua việc thuyết phục hay bằng các quy định khác của chính phủ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Chương 1: Kinh tế học vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
22 p | 259 | 27
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô II - ThS. Hoàng Xuân Bình
177 p | 173 | 17
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1
31 p | 144 | 10
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I (P2): Chương 6 - TS. Giang Thanh Long
29 p | 158 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học Vĩ mô - Giới thiệu lý thuyết trò chơi và một số ứng dụng trong kinh tế học vi mô: Phần 2
7 p | 134 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - Th.S. Hoàng Văn Kình
33 p | 118 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô: Chương 2 - TS. Nguyễn Hoàng Hiển
47 p | 158 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 1 - TS. Giang Thanh Long
4 p | 122 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Giới thiệu lý thuyết trò chơi và một số ứng dụng trong kinh tế học vi mô
10 p | 161 | 6
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - Nguyễn Thị Son
29 p | 93 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 10 - TS. Giang Thanh Long
13 p | 116 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 1: Tổng quan về kinh tế học
40 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 2: Cung – cầu
76 p | 61 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 3: Độ co giãn
27 p | 17 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 6: Cấu trúc thị trường
50 p | 61 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 7: Thị trường các yếu tố sản xuất
24 p | 3 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 8: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường
19 p | 148 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 5: Lý thuyết hành vi nhà sản xuất
34 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn