intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế vĩ mô quý I năm 2018: Những điểm nổi bật

Chia sẻ: Đinh Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đưa ra những điểm nổi bật của kinh tế, giá cả, tài chính, tiền tệ quốc tế và lấy dẫn chứng về kinh tế của một số nước như: Kinh tế Mỹ, Kinh tế Nhật Bản, Kinh tế Trung Quốc; đồng thời cũng nêu ra được những điểm nổi bật của kinh tế trong nước. Để tìm hiểu sâu hơn về nội dung, mời các bạn cùng xem và tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế vĩ mô quý I năm 2018: Những điểm nổi bật

Kinh tế vĩ mô quý I năm 2018: Những điểm nổi bật Những điểm nổi bật của kinh tế, giá cả, tài chính tiền tệ quốc tế - Kinh tế thế giới tiếp tục đón nhận nhiều tín hiệu tốt, tuy nhiên một số khó khăn đã bắt đầu xuất hiện; - Chỉ số giá cả hàng hóa toàn cầu có nhiều biến động, kết thúc quý I đã giảm xấp xỉ 0,5% so với cuối năm ngoái - Thị trường ngoại hối diễn biến sát với dự báo, tiếp tục bị chi phối mạnh bởi các quyết định chính sách của Mỹ và khu vực EU; - Giá vàng đã có quý tăng thấp nhất trong 5 năm gần đây; - Đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm tốc với nhiều biến động; - Định hướng điều hành CSTT theo hướng thắt chặt rõ rệt hơn tại các nền kinh tế chủ chốt. Những điểm nổi bật của kinh tế trong nước - Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, ghi nhận mức tăng mạnh của nhiều nhóm hàng chủ lực; - Sản xuất công nghiệp khẳng định vai trò trụ cột, tiêu thụ và tồn kho hàng hóa diễn biến thuận lợi; - Tiêu dùng tiếp tục đóng vai trò quan trọng dẫn dắt tăng trưởng về phía cầu; - Vốn FDI thu hút mới và vốn FDI tăng thêm đã sụt giảm trong quý I; - Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao qua các tháng, cán cân thương mại đạt xuất siêu 1,3 tỷ USD với đóng góp chủ yếu vốn thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; - Chỉ số giá tiêu dùng bình quân trong quý I tăng 2,82% so với mức bình quân của cùng kỳ năm ngoái; - Diễn biến lãi suất khá ổn định, lãi suất liên ngân hàng giảm dần qua các tháng; - Tỷ giá đã có những thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái, giá vàng trong nước biến động thấp hơn giá vàng thế giới; - TTCK Việt Nam giữ vững đà tăng điểm tích cực. 1 KINH TẾ THẾ GIỚI 1. Kinh tế thế giới Kinh tế thế giới trong quý I tiếp tục đón nhận những tín hiệu tốt. Tuy nhiên, những khó khăn trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng đã bắt đầu xuất hiện tại nhiều nền kinh tế chủ chốt, từ đó có thể phần nào làm chậm lại đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, những biến động địa chính trị, những tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các đối tác kéo theo những giao động mạnh trên thị trường tài chính toàn cầu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến kinh tế thế giới. Các chỉ số vĩ mô tại các nền kinh tế đầu tàu đã có sự chuyển biến theo những hướng khác nhau Các số liệu vĩ mô cho thấy kinh tế Mỹ vẫn nhận được các tín hiệu hỗ trợ tích cực từ thị trường lao động và diễn biến lạm phát. Cụ thể, thị trường việc làm tiếp tục được củng cố với chỉ số việc làm được tạo mới có sự gia tăng liên tục trong 2 tháng đầu năm, trong đó tháng 2 đạt 313 nghìn việc làm – mức cao nhất kể từ giữa năm 2016 trở lại đây. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tiếp tục duy trì ở mức 4,1% - mức thấp nhất trong vòng 17 năm qua. Trong khi đó, lạm phát vẫn đang bám sát mục tiêu đề ra. Tỷ lệ lạm phát chung trong 3 tháng đầu năm giao động quanh ngưỡng 2,1% - 2,2%, trong khi đó tỷ lệ lạm phát cơ bản cũng duy trì ổn định ở ngưỡng 1,8% trong 3 tháng liên tiếp vừa qua Mặc dù vậy, diễn biến khu vực sản xuất và tiêu dùng đang cho thấy những khó khăn nhất định. Khu vực sản xuất là một minh chứng rõ nét nhất khi chỉ số PMI tổng hợp sau khi leo lên mức kỷ lục 55,8 điểm trong tháng 2 đã nhanh chóng tụt xuống còn 54,2 điểm trong tháng 3. Tiêu dùng cũng không còn duy trì được đà tăng trưởng tốt như những tháng cuối năm ngoái khi tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa trong những tháng đầu năm đã rơi xuống dưới mức 5%. Tỷ lệ thất nghiệp Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Mỹ (yoy) Diễn biến lạm phát (yoy) Chỉ số PMI sản xuất của Mỹ Nguồn: Trading economicsics Cũng giống như Mỹ, tại khu vực Châu Âu, hai chỉ số vĩ mô là tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát vẫn diễn biến khá khả quan. Tỷ lệ lạm phát sau khi liên tục giảm trong một số tháng qua hiện đã tăng lên hiện ở mức 1,4%, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng nhiều năm qua là 8,5%. Tuy nhiên, diễn biến của khu vực sản xuất và tiêu dùng cũng đang ghi nhận những tín hiệu không tốt. Khu vực sản xuất mặc dù vẫn mở rộng nhưng đà mở rộng này đang có chiều hướng thu hẹp trở lại trong những tháng gần đây. Cụ thể, chỉ số PMI tổng hợp sau khi đã leo lên mức đỉnh của 12 năm qua là 58,8 2 điểm trong tháng 1 đã nhanh chóng giảm tốc, trong đó tháng 3 đã giảm xuống còn 55,3 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm ngoái. Tiêu dùng cũng tăng trưởng chậm hơn cuối năm 2017 khi mức tăng doanh số bán lẻ hàng hóa so với cùng kỳ đã rơi liên tục xuống dưới 2% trong những tháng gần đây. Tỷ lệ thất nghiệp Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Châu Âu (yoy) Diễn biến lạm phát (yoy) Chỉ số PMI sản xuất của Châu Âu Nguồn: Trading economicsmics Tại Nhật Bản, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng đang có sự cải thiện rõ rệt, hướng đến mốc mục tiêu 2% với tốc độ tăng của tháng gần đây nhất đã đạt 1,4% so với cùng kỳ và cũng là mốc lạm phát cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 3/2015. Tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức thấp nhất trong 25 năm qua là 2,5%. Tuy nhiên, một số lĩnh vực khác những khó khăn đã bắt đầu bộc lộ. Tiêu dùng nội địa mức tăng cũng đã giảm tốc so với một số tháng trước. Trong khi đó, khu vực sản xuất mặc dù vẫn trên đà mở rộng với chỉ số PMI đã duy trì trên ngưỡng 53 điểm 5 tháng liên tiếp, tuy nhiên hoạt động sản xuất cũng đang có chiều hướng đi xuống. Xuất khẩu sau 14 tháng liên tiếp duy trì mức tăng trưởng dương 2 con số so với cùng kỳ, trong tháng 2 mức tăng đã đột ngột giảm tốc chỉ còn 1,8%, chủ yếu là do tác động của yếu tố mùa vụ khi các đơn hàng xuất khẩu sang một số đối tác thương mại lớn trong khu vực bị gián đoạn trong dịp nghỉ Tết nguyên đán. \\ Tỷ lệ thất nghiệp Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Nhật Bản Diễn biến lạm phát (yoy) Chỉ số PMI chế biến chế tạo Nguồn: Trading economics 3 Kinh tế Trung Quốc cũng đang có dấu hiệu chững lại trong một số khu vực của nền kinh tế. Đà mở rộng của khu vực sản xuất đang giảm tốc với chỉ số PMI tổng hợp đã giảm liên tục trong 3 tháng qua, hiện đang ở mức 51,8 điểm – mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Tiêu dùng nội địa hiện tăng trưởng ở mức dưới 10%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình khoảng 11 – 12% của năm 2017. Riêng khu vực xuất khẩu vẫn ghi nhận những mức tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng gần đây, trong đó tháng 2 đạt mức tăng 44,5% so với cùng kỳ - mức cao nhất trong vòng 3 năm gần đây nhờ sự khởi sắc của lĩnh vực thương mại vận tải. Một điểm đáng chú ý là lạm phát của Trung Quốc có khá nhiều biến động trong quý I. Lạm phát sau khi giảm nhẹ xuống mức 1,5% so với cùng kỳ trong tháng 1 đã đột ngột tăng mạnh đạt 2,9% trong tháng 2 và đây cũng là mức lạm phát cao nhất theo tháng được ghi nhận tại Trung Quốc từ tháng 11 năm 2013 đến nay. Sự gia tăng của lạm phát mặc dù chủ yếu xuất phát từ sự gia tăng giá cả hàng tiêu dùng và giá cước vận tải trong dịp cận tết Nguyên đán, tuy nhiên đây cũng là một yếu tố cần lưu ý đối với NHTW Trung Quốc, đặc biệt khi nước này vẫn đang cần tiếp tục siết chặt chính sách tài chính nhằm cắt giảm các khoản nợ tín dụng và các khoản nợ tiềm tàng trong tương lai. Lạm phát tại Trung Quốc (yoy) Doanh số bán lẻ hàng hóa của Trung Quốc Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc (yoy) Chỉ số PMI tổng hợp của Trung Quốc Nguồn: Trading Economics Thương mại toàn cầu vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), chỉ số triển vọng thương mại toàn cầu (WTOI) hiện đang ở mức 102,3 điểm, không có nhiều thay đổi so với mức 102,2 điểm được ghi nhận vào cuối năm 2017. Điều đó cho thấy các điều kiện thương mại vẫn đang diễn biến thuận lợi và giá trị giao dịch thương mại toàn cầu vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Trong các cấu phần hoạt động thương mại theo thống kê của chỉ số WTOI, thương mại vận tải qua đường hàng không và container đang trong giai đoạn mở rộng tích cực nhất với mức điểm đạt được là 103,2 và 104,3 4 Diễn biến chỉ số thống kê lượng giao dịch thương mại toàn cầu và chỉ số WTOI Nguồn: WTO Statistics (02/2018) điểm. Thống kê giao dịch thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp thô và phương tiện vận chuyển cũng vẫn giữ được đà tăng trưởng với mức điểm đạt được là 100,8 và 101 điểm. Ngoài ra, chỉ số các đơn hàng xuất khẩu mới đang tăng lên đạt 102,8 điểm – mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay cho thấy các luồng giao dịch thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục đạt được mức độ tăng mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2018. Tuy nhiên, thống kê thương mại đối với các sản phẩm điện tử có sự sụt giảm khá mạnh xuống còn 94,1 điểm. Diễn biến các chỉ số thành phần của chỉ số WTOI Nguồn: WTO Statistics (02/2018) Hoạt động sản xuất toàn cầu duy trì vùng mở rộng mạnh mẽ trong 2 tháng đầu năm và giảm mạnh trong tháng 3 Chỉ số PMI toàn cầu theo thống kê của JP Morgan cũng chịu tác động mạnh mẽ từ những diễn biến kinh tế toàn cầu. Cụ thể, chỉ số này đã duy trì nằm trong vùng mở rộng mạnh mẽ trong những tháng đầu năm 2018 khi các điều kiện kinh tế có nhiều hỗ trợ, nhưng quay đầu giảm mạnh trong tháng 3 khi các điều kiện kinh tế có diễn biến xấu đi. Trong 2 tháng đầu năm, chỉ số PMI duy trì liên tục trên mức 54 điểm, đều là những mức điểm tốt nhất đã đạt được kể từ đầu năm 2011 đến nay. Diễn biến tích cực của chỉ số PMI thể hiện đồng đều trên tất cả các lĩnh vực, từ hàng hóa đầu tư đến hàng hóa trung gian và hàng hóa tiêu dùng. Xu hướng mở rộng cũng được ghi nhận tại hầu hết các nền kinh tế nằm trong phạm vi khảo sát của JP Morgan. Bên cạnh đó, các đơn hàng xuất khẩu mới cũng ghi nhận tháng thứ 19 tăng trưởng dương liên tiếp, đồng thời chỉ số niềm tin kinh doanh cũng leo lên mức tích cực nhất kể từ tháng 2/2015 trở lại đây. Tuy nhiên, bước sang tháng 3, chỉ số này đã giảm xuống còn 53,3 điểm, mức thấp nhất trong vòng 16 tháng qua. Hầu hết các chỉ số thành phần đều chỉ tăng ở mức độ nhẹ. Đồng thời xu hướng sụt giảm của chỉ số PMI này cũng được ghi nhận đồng đều tại hầu hết các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Nhật, Anh, khu vực EU, Trung Quốc,… Chỉ số PMI sản xuất toàn cầu Phân tích các cấu phần của chỉ số PMI Nguồn: JP Morgan 5

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2