intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết trình bày các bước chi tiết của kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/325659094<br /> <br /> Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế<br /> Presentation · June 2018<br /> DOI: 10.13140/RG.2.2.13547.85283<br /> <br /> CITATIONS<br /> <br /> READS<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1,981<br /> <br /> 1 author:<br /> Quan-Hoang Vuong<br /> Phenikaa University<br /> 194 PUBLICATIONS   614 CITATIONS   <br /> SEE PROFILE<br /> <br /> Some of the authors of this publication are also working on these related projects:<br /> <br /> Socio-cultural studies View project<br /> <br /> Vietnamese entrepreneurship survey View project<br /> <br /> All content following this page was uploaded by Quan-Hoang Vuong on 09 June 2018.<br /> <br /> The user has requested enhancement of the downloaded file.<br /> <br /> Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công<br /> bố quốc tế<br /> Vương Quân Hoàng<br /> https://sc.sshpa.com<br /> Trường ĐH Thành Tây, Trung tâm ISR; hoang.vuong@wu.edu.vn, và<br /> Université Libre de Bruxelles, Centre Emile Bernheim; qvuong@ulb.ac.be<br /> Bài giảng trong khuôn khổ<br /> Chương trình hỗ trợ nghiên cứu của VBFA tại Đại học<br /> Ngoại thương Hà Nội<br /> Hà Nội, ngày 7 tháng 6 năm 2018<br /> (Bản cuối v.7; ngày 9 tháng 6 năm 2018)<br /> “Well begun is half done”<br /> –– Aristotle<br /> <br /> Chúng ta bắt đầu câu chuyện dài của hành trình từ ý tưởng tới xuất bản quốc tế thành<br /> công với một cái kết có hậu.<br /> Trong hình trình bày dưới đây các bạn đang nhìn thấy điều mà một nhà nghiên cứu sau<br /> khi nộp bản thảo – thường là nhiều tháng, và đôi khi còn tính bằng năm – mong muốn nhìn thấy:<br /> quyết định biên tập “ACCEPT”.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tốt hơn nữa, nếu quyết định đó đến từ một tạp chí của một nhà xuất bản mạnh, ví dụ<br /> trong hình là Routledge / Taylor & Francis. Lại còn tốt hơn nữa, nếu tạp chí đó đã được chỉ mục<br /> hóa trong Scopus (Scopus), ISI Web of Science (Clarivate Analytics) trong danh mục tốt cỡ như<br /> SSCI (Social Science Citation Index). Niềm vui sẽ nhân lên nữa, nếu tạp chí đó lại có trị số của<br /> hệ số tác động (HSTĐ) của ISI cao (hệ số này có tên gọi chính thức là Journal Impact Factor),<br /> cũng như của Scopus (có tên gọi chính thức là CiteScore). Thường hệ số cao hạng nhất, thì tạp<br /> chí ta xuất bản trên đó nằm trong nhóm 25% ảnh hưởng lớn nhất, xét từ quan điểm bibliometrics,<br /> hay gọi là Q1. Còn hơn thế nữa, thì một số nhỏ nào đó trong Q1 này được giới chuyên gia trong<br /> ngành xếp riêng, tấm tắc với nhau, “nhóm của các thầy chiếu trên”.<br /> Hình ảnh dưới đây là của một bài báo khi vừa được chấp thuận, và thuộc nhóm thỏa mãn<br /> tất cả các chuẩn mơ ước, tức là “giấc mơ hạng A*”. Câu hỏi đặt ra là: Vậy chúng ta có cơ hội<br /> bao nhiêu % để hoàn thành giấc mơ đó? Làm thế nào để có thể đi từ những ý tưởng thô nhám<br /> nhất, tới công đoạn hoàn thành giấc mơ đó?<br /> *Câu trả lời khá đơn giản: Không sớm thì muộn, chúng ta cũng sẽ có cơ hội 100%! Tuy<br /> vậy, chúng ta bắt buộc phải viết ra “cái gì đó”, cho dù ban đầu ở trạng thái thô sơ nhất. Và từ từ<br /> biến nó thành cái mà ta gọi là “tác phẩm”.<br /> Mọi rắc rối sinh ra từ câu trả lời đơn giản này. Vì thực hiện là một kỷ luật lao động thực<br /> sự, đôi khi rất khắc nghiệt. Và tương lai số phận sản phẩm không do ta quyết định, mà do đồng<br /> nghiệp đánh giá.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Gs. John Kirwan của University of Bristol, UK (Kirwan, 2017) chia sẻ trên Nature về sự<br /> nghiệp của bản thân rằng đối với các công việc đã được tiến hành thì con số thành công chỉ là<br /> 38% (xem thêm: https://sc.sshpa.com/post/4153). Điều đó có nghĩa ngay cả đối với các nhà khoa<br /> học hạng nhất, nhận được quyết định “ACCEPT” có ý nghĩa rất đáng kể. Vì vậy, để bước vào<br /> giai đoạn cọ xát, cải thiện, sửa đổi, tranh đấu lý lẽ, cho tới khi được chấp thuận xuất bản, có một<br /> bản thảo tốt là một bước đệm gọn gàng và tất cả những gì cần.<br /> Vậy thì, thực sự viết nghiên cứu khoa học là gì?<br /> Câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản này, hóa ra lại không hề đơn giản. Sau khi thảo luận<br /> với rất nhiều người trong nghề này, và ở các ngành khác nhau, tôi nhận thấy mình nên chốt lại<br /> với cách định nghĩa riêng cho mình. Nó như sau:<br /> o Một quan điểm có ích về nghiên cứu: Nghiên cứu là quan sát những gì người khác<br /> cũng quan sát, nhưng nghĩ điều mà mình (hy vọng rằng) chỉ có mình nghĩ đến.<br /> o Một quan điểm về nghề viết có thể ứng dụng được: Viết là nghĩ trên giấy.<br /> Từ đó dẫn đến một định nghĩa rất riêng cho bản thân về công việc viết nghiên cứu rất đơn<br /> giản và dễ hiểu như sau:<br /> <br /> 3<br /> <br /> Viết nghiên cứu là quá trình đặt những suy nghĩ riêng nhất của mình về đối tượng quan<br /> sát lên trên giấy. Quá trình này được thực hiện tuân thủ các chuẩn mực phân tích và<br /> trình bày khoa học.<br /> Các bạn có thể sẽ có cách định nghĩa riêng cho mình. Nhưng chỉ nguyên việc suy nghĩ về<br /> nghề nghiên cứu, và công việc viết nghiên cứu thôi, cũng đã là một bước tiến lý thú.<br /> 1. Bối cảnh và sự cần thiết của việc viết bài báo quốc tế1<br /> Bối cảnh ngành nghề nghiên cứu quốc tế và câu chuyện “publish or perish”—dù được<br /> nhắc đến với ý nghĩa tiêu cực, tích cực hay trung tính—trong giới học thuật hiện nay góp phần<br /> khiến công bố khoa học trở nên sôi động. Sự hình thành, phát triển của khoa học quốc tế và xuất<br /> bản quốc tế từ những tạp chí đầu tiên năm 1665 tại Anh và Pháp (Banks, 2018) đã tạo nên những<br /> quy chuẩn trong khoa học mà trong dòng chảy toàn cầu hóa hiện nay, không một nước nào có<br /> thể đứng ngoài cuộc. Việt Nam cũng hòa chung vào dòng chảy đó, với sự ra đời của Quỹ phát<br /> triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) vào năm 2008 với những chuẩn mực quốc<br /> tế tường minh và cụ thể, đã góp phần tạo nên sinh hoạt khoa học sôi nổi và đa dạng hơn rất nhiều<br /> (tham khảo: https://sc.sshpa.com/post/1098).<br /> Bối cảnh quốc tế<br /> Công bố khoa học đã không còn là chuyện quá xa lạ. Sự ảnh hưởng và uy tín học thuật<br /> của các nhà nghiên cứu lớn luôn được đánh giá qua năng suất cũng như chất lượng nghiên cứu.<br /> Ngay từ trong những năm trong học, học sinh quốc tế đã được tiếp xúc với các tiêu chuẩn và<br /> kiến thức học thuật đỉnh cao. Ví dụ tại Mỹ, cuộc thi Science Talent Search cho học sinh trung<br /> học bắt đầu từ năm 1942 và nhiều người thắng cuộc đã tiếp tục đạt các giải thưởng lớn khác như<br /> Nobel hay Fields sau này. Hay đối với bậc học tiến sĩ trên thế giới, yêu cầu phổ biến ngày nay<br /> bên cạnh luận văn tốt nghiệp luôn là có 2-3 nghiên cứu được xuất bản trước khi tốt nghiệp.<br /> Vì vậy, cạnh tranh trong nghề nghiên cứu đang gia tăng với số lượng Ph.D đào tạo tăng<br /> vọt ở hầu hết tất cả các ngành: dưới 10% tốt nghiệp có thể “land a dream job” trong môi trường<br /> học thuật khắc nghiệt hiện nay.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Trong bài này, tôi cố gắng sử dụng tối đa các tài liệu đã xuất bản của chính bản thân mình, để gia tăng độ tin cậy<br /> phần trao đổi về trải nghiệm cá nhân qua rất nhiều chu trình thực tế đi đến công bố quốc tế.<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2