intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nuôi Cừu

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

273
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cừu Phan Rang là loại gia sức hiền lành dễ nuôi, mau lớn, có giá trị kinh tế cao, đang được phát triển nhanh tại Ninh Thuận và một số tỉnh lân cận có có kiện tương tự. Để góp phần giúp người chăn ngơi nắm bắt một số điểm cơ bản về con cừu, sau đây chứng tôi xin giới thiệu một số điểm chủ yếu về chăn nuôi cừu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi Cừu

  1. Kỹ thuật nuôi Cừu Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Kỹ thuật chăn nuôi cừu Cừu Phan Rang là loại gia sức hiền lành dễ nuôi, mau lớn, có giá trị kinh tế cao, đang được phát triển nhanh tại Ninh Thuận và một số tỉnh lân cận có có kiện tương tự. Để góp phần giúp người chăn ngơi nắm bắt một số điểm cơ bản về con cừu, sau đây chứng tôi xin giới thiệu một số điểm chủ yếu về chăn nuôi cừu. Giống và chọn giống cừu Đặc điểm giống cừu Phan Rang: Cừu Phan Rang có tầm vóc lớn, lông màu trắng tuyền (chiếm 90%), lông màu trắng pha nâu hoặc đen (8%), lông -đen (2%): Đầu nhỏ, trán gồ tai cụp, đuôi ngắn. Cừu đực: tuổi thành thục về tính 5-7 tháng, tuổi phối giống lần đầu: 8-9 tháng, khối lượng cơ thể ở tuổi trưởng thành: 39- 45 kg. Cừu cái: Tuổi động dục lần đầu: 5,5-6 tháng, tuổi phối giống lần đầu: 6-8 tháng, chu kỳ động dục 18 - 21 ngày, thời gian mang thai: 148-151 ngày. Khối lượng cơ thể ở tuổi trưởng thành: 34-38 kg. Chọn giống: Đối với cừu cái: Khỏe mạnh, không khuyết tật, các bộ phận của cơ quan sinh dục cái phát triển tốt, đầu thanh, cổ nhỏ, bụng gọn, mình dài; bầu vú cân đối, núm vú phát triển đầy đặn và không chẻ đôi; chân và móng chân đều, không khuyết tật; Màu lông tương đối thuần nhất (lông trắng). Đối với cừu đực: Ngoại hình đẹp, cân đối khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bệnh tật Đầu và cổ nhỏ; ngực nở, bụng thon.Hai hòn cà to, cân đối không xệ; Bốn
  2. chân thẳng, chắc khỏe; Màu lông tương đối thuần nhất (lông trắng).Cừu đực và cừu cái gây giống cần được chọn lọc thông qua kiểm tra cá thể Chăm sóc nuôi dưỡng Đối với cừu cái: Triệu chứng động dục và phối giống; Cừu cái khi động dục: Biếng ăn, tìm đực ngơ ngác hay ngửi bộ phận sinh dục cừu khác, nhảy lên lưng cừu khác trong đàn; âm hộ hơi xung huyết có tiết ra niêm dịch nhờn; niêm mạc âm đạo đỏ hồng. Phối giống thích hợp vào chiều ngày động dục thứ nhất hoặc sáng ngày động dục thứ hai. Cừu đẻ: Vệ sinh chuồng và tẩy uế (khử trùng) chuồng trại 3-5 ngày trước khi cừu đẻ, trước khi cừu đẻ khoảng 2-3 ngày nên giữ cừu tài chuồng (nêu chăn thả) nên cho cừu đẻ vào ngăn riêng, để tránh đè chết cừu con. Chăm sóc cừu con: Khi sinh ra, cừu con cần được lau sạch nhầy nhớt ở miệng, mũi. Buộc rốn và cắt chừa lại khoảng 4 cm, sát trùng bằng cồn iod ở điểm cắt rốn. Phải cho cừu con bú sữa đầu hoặc vắt vào bình cho uống tự do, vì sữa đầu chứa nhiều kháng thể giúp cừu con tăng sức đề kháng, chống chịu bệnh tật. Khi cừu được 1 tháng rưỡi, ngoài việc bú sữa mẹ nên tập cừu con ăn dần cỏ lá và thức ăn tinh: Khoảng 3 tháng tuổi cai sữa và cho cừu con theo đàn chăn thả hoặc nhốt tại chuồng, cho ăn thức ăn xanh và tinh. Quản lý cừu dực giống: - Nhốt riêng tranh quậy phá đàn cừu cái, Tăng cường thức ăn bổ sung có chất lượng tốt và thường xuyên cho vận động (nếu nuôi nhốt); 1 con đực/25-30 con cái: Phối giống tự do; 1 con đực/50-60 con cái: Phối giống có kiểm soát. Cừu đực giống đã sử dụng khoảng 1 -1 ,5 năm nên thay để tránh đồng huyết, và cần trao đổi cừu đực giống giữa các gia đình chăn nuôi cừu với nhau. Thức ăn:
  3. Cừu có thể ăn nhiều loại thức ăn như các loại cỏ tươi và khô, lá tươi và khô rơm, xương rồng, các loại củ quả, các loại hạt, xơ mít, vỏ chuối, bắp cải v.v . Mỗi ngày bảo đảm cho cừu ăn cỏ, lá xanh như sau: Cừu đực giống: 5-6 kg/con/ngày. Cừu cái sinh sản: 4-5 kg/con/ngày. Cừu đực hậu bị: 3 4 kg/con/ngày. Cừu cái từ 4- 12 tháng: 2 4 kg/con/ngày. Ngoài ra nên bổ sung thêm rỉ mật (cho uống 2-3%); thức ăn hỗn hợp 0,1 - 0,2 kg/ngày, có thể treo tảng đá liếm hoặc ống muối trong chuồng cho cừu liếm và cung cấp nước sạch cho cừu uống tự do. Chuồng trại: Chuồng cừu nên xây dựng ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng. Có thể làm chuồng sàn hoặc chuồng nền đất hoặc nền gạch. Hiện nay người ta có xu hướng làm chuồng sàn. Chuồng sàn: Làm bằng tre, gỗ, cây cau, có chia ô cho cừu cái đẻ, cừu đực giống và phân lô nhốt từng loại cừu (Nếu nuôi nhốt thì chuồng phải có sân chơi để cừu vận động). Diện tích chuồng cho cừu tơ 0,5- 0,6 m2/con; cừu cái: 1,8 -2,0 m2/con; cừu đực giống 1,4-2,0 m2/con. Nên bố trí máng cỏ máng nước uống tại chuồng. Chuồng nền: Làm bằng gạch hoặc đá hoặc đất thịt, mặt nền phải cứng, phẳng và có độ nghiêng để thoát nước tiểu dễ dàng. Chú ý phòng trị một số bệnh cửa cừu là chứng hơi dạ. cỏ, đau ly ỉa chảy, viêm loét miệng truyền nhiễm, viêm tử cung và âm đạo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2