intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ THUẬT NUÔI TÔM SINH THÁI (RỪNG - TÔM KẾT HỢP)

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

121
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do trong quá trình nuôi tôm thải ra các chất hữu cơ với thời gian khá dài (gần 10 tháng) vì vậy chúng ta cần phải sên vét lớp bùn dưới đáy ao để tránh hiện tượng dơ đáy và phát sinh các khí độc như: NH3, H2S… đồng thời tạo nên lớp đất mới cho tảo và các sinh vật phát triển nhằm làm giàu dinh dưỡng trong ao và tạo thức ăn cho tôm Cách thức sên vuông: + Vét lớp bùn dưới đáy ao với bề sâu khoảng 20cm – 30cm tránh vét quá sâu vì vùng đất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ THUẬT NUÔI TÔM SINH THÁI (RỪNG - TÔM KẾT HỢP)

  1. KỸ THUẬT NUÔI TÔM SINH THÁI (RỪNG - TÔM KẾT HỢP) Do trong quá trình nuôi tôm thải ra các chất hữu cơ với thời gian khá dài (gần 10 tháng) vì vậy chúng ta cần phải sên vét lớp bùn dưới đáy ao để tránh hiện tượng dơ đáy và phát sinh các khí độc như: NH3, H2S… đồng thời tạo nên lớp đất mới cho tảo và các sinh vật phát triển nhằm làm giàu dinh dưỡng trong ao và tạo thức ăn cho tôm Cách thức sên vuông: + Vét lớp bùn dưới đáy ao với bề sâu khoảng 20cm – 30cm tránh vét quá sâu vì vùng đất ngập mặn có tầng phèn tiềm tàng hoạt động nằm cách mặt đất chỉ khoảng 50Cm. + Trong quá trình sên khi vét đến 1/3 chiều dài vuông ta sẽ vét sâu khoảng 40 – 60 Cm so với đáy ao với chiều dài khoảng 30-60m tùy theo chiều dài vuông tôm dài hay ngắn (Nếu trường hợp vuông tôm quá dài thì ta vét sâu 40cm - 60cm ở khoảng 1/3 vuông tôm và ở 2/3 vuông tôm), đồng thời vét sâu 40cm ở các góc ao. (Nhằm tạo nơi cư trú cho tôm khi ta xổ vuông đến cạn nước). + Trường hợp vuông quá cạn thì ta phải đưa cơ giới (xáng) vào cải tạo
  2. ao nuôi. Sau khi sên vét đáy ao xong thì phèn, chất cặn bã… tích tụ ở đáy ao khá nhiều mà những chất này rất có hại đối với tôm trong quá trình nuôi. Vì vậy chúng ta cần phải xử lý nước cho đúng phương pháp nhằm làm sạch đáy ao như sau: + Đối với trường hợp sên vuông cạn dưới 30Cm bằng tay thì ta chỉ cần
  3. tháo nước ra vô nhiều lần cho đến khi đáy ao sạch nhằm tạo lớp phù sa bồi lắng để hạn chế và ngăn ngừa việc xì phèn từ đáy ao đồng thời tạo môi trường nước trong ao tốt và phù hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển. + Trong trường hợp vuông được cải tạo sâu > 40Cm bằng tay hoặc cơ giới (xáng) thì ngoài việc tháo nước ra vô nhiều lần ta còn phải kết hợp sử dụng vôi CaCO3 với liều lượng 15-20 kg/1000m3 nước và trong những cơn mưa đầu mùa thì ta bón 15-20Kg/1000m2 bờ bao nhằm tránh hiện tượng trôi phèn xuống ao làm giảm pH trong ao nuôi tôm. Phương pháp lấy nước: Để rửa sạch phèn và các chất cặn bã dưới đáy ao sau khi sên hay trong khi nuôi tôm ta cần phải tạo dòng chảy trong ao cho thật mạnh trong vuông tôm bằng cách để cho mực nước bên ngoài vuông tôm cao hơn mực nước bên trong vuông tôm từ (7 tấc) 70cm - 1m thì ta mới tháo hết cống (giật hết bửng 1 lần) không hạ (xuống) Lú cho nước tống thật mạnh vào ao cho đến khi nước chảy giảm mạnh thì ta mới hạ(xuống) Lú. Khi xả nước ra ta chỉ việc xả bình thường đồng thời hạ (xuống) Lú để thu hoạch tôm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1