KỸ THUẬT VIỄN THÔNG - Chương 15: Mã nhị phân đa mức (Multilevel Binary)
lượt xem 37
download
Tham khảo tài liệu 'kỹ thuật viễn thông - chương 15: mã nhị phân đa mức (multilevel binary)', kỹ thuật - công nghệ, kĩ thuật viễn thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KỸ THUẬT VIỄN THÔNG - Chương 15: Mã nhị phân đa mức (Multilevel Binary)
- Mã nhị phân đa mức Chương 15: (Multilevel Binary) Một nhóm các loại mã sử dụng các kỹ thuật mã hoá được xem là mã nhị phân đa mức. Các loại mã này sử dụng nhiều hơn 2 mức tín hiệu. Hai ví dụ về các mã thuộc nhóm này được minh hoạ trong Hình 4.2 là mã lưỡng cực AMI (bipolar-AMI (Alternate mark invension)) và mã bậc ba giả (pseudoternary) - 60 -
- Trong trường hợp của mã lưỡng cực AMI, một bit 0 được biểu diễn khi không có tín hiệu và một bit 1 được biểu diễn bằng một xung dương hoặc âm. Các xung biểu diễn bit 1 phải thay đổi cực liên tiếp. Các tiếp cận này có rất nhiều ưu điểm. Thứ nhất, với chuỗi bit 1 liên tiếp có độ dài, không còn hiện tượng mất sự đồng bộ giữa 2 bên gửi và nhận. Mỗi bit 1 sẽ tương ứng với một sự chuyển đổi cực của xung và thiết bị nhận có thể đồng bộ hoá lại dựa trên sự chuyển đổi cực này. Thứ hai, bởi vì các tín hiệu 1 thay đổi hiệu điện thế từ dương đến âm nên không có thành phần một chiều. Dải thông của tín hiệu trong trường hợp này được xem là nhỏ hơn dải thông của tín hiệu với mã NRZ (hình 4.3). Cuối cùng, tính chất chuyển đổi xung cung cấp một cơ chế phát hiện lỗi đơn giản. Bất kỳ một lỗi độc lập nào theo kiểu xoá một xung hoặc thêm vào một xung đều gây ra mâu thuẫn với tính chất chuyển đổi xung. Toàn bộ các tính chất đã mô tả ở đoạn trên cũng được áp dụng đối với loại mã bậc ba giả (pseudoternary). Trong trường hợp này, số 1 nhị phân được biểu diễn bằng hiện tượng xuất hiện tín hiệu và số 0 nhị phân được biểu diễn bằng sự đảo cực dương và âm của các xung. Mã lưỡng cực AMI và mã bậc ba giả không khác biệt về ưu điểm và mỗi một loại sẽ là cơ sở của các ứng dụng. Mặc dù tính đồng bộ giữa thiết bị truyền và thiết bị nhận khi sử dụng các loại mã đa cấp này đã được tăng lên so với các loại mã NRZ, nhưng trường hợp chuỗi các bit 0 liên tiếp trong trường hợp mã AMI và chuỗi các bit 1 liên tiếp trong trường hợp mã bậc ba giả vẫn gây ra hiện tượng mất đồng bộ. Có nhiều kỹ thuật đã được sử dụng để khắc phục vấn đề này. Một cách tiếp cận là chèn thêm vào các bit để tạo ra những sự chuyển đổi xung. Kỹ thuật này được sử dụng trong ISDN cho truyền thông tốc độ thấp. Tất nhiên là đối với tốc độ cao, dạng mã này sẽ là đắt hơn bởi vì kỹ thuật này sẽ làm tăng tốc độ truyền tín hiệu của tín hiệu vốn đã có tốc độ cao. Để giải quyết vấn đề này với bài toán truyền ở tốc độ cao, một kỹ thuật xáo trộn dữ liệu nào đó sẽ được sử dụng; ta sẽ thấy kỹ hơn về 2 kỹ thuật xáo trộn dữ liệu (scrambling data) trong các mục sau của chương này. - 61 -
- Với một số hiệu chỉnh phù hợp, các loại mã nhị phân đa cấp đã giải quyết được các vấn đề của mã các mã NRZ. Tất nhiên là với bất kỳ một quyết định thiết kế kỹ thuật nào, cần phải có sự cân đối hợp lý về mọi mặt. Với mã nhị phân đa cấp, đường tín hiệu có thể nhận một trong ba cấp. Vì vậy, theo lý thuyết, mỗi một thành phần tín hiệu có thể biểu diễn được log23 = 1,58 bit thông tin nhưng trên thực tế mỗi một thành phần tín hiệu chỉ biễu diễn một bit thông tin. Điều này làm cho tính hiệu quả của mã nhị phân đa cấp kém hơn so với mã NRZ. Một điều nữa là các thiết bị thu tín hiệu mã nhị phân đa cấp phải phân biệt được gữa 3 mức (+A, -A, 0) thay vì 2 mức như trong các dạng tín hiệu khác đã thảo luận trước đó. Vì vậy, tín hiệu nhị phân đa mức yêu cầu năng lượng tín hiệu lớn hơn xấp xỉ 3 dB so với tín hiệu 2 mức với cùng một giá trị xác suất lỗi bit. Điều này được minh họa trên hình 4.4. Nói cách khác, ở cùng một tỷ số tín hiệu trên nhiễu (Eb/N0), tỷ lệ lỗi bit của mã NRZ nhỏ hơn nhiều so với mã nhị phân đa cấp. - 62 -
- IV.1.3. Mã đảo pha (biphase) Có một nhóm các mã khác được gọi chung là mã đảo pha (biphase) cũng được sử dụng để khắc phục các vấn đề của các mã NRZ. Có 2 loại mã trong nhóm này là mã Manchester và mã Difference Manchester được sử dụng tương đối phổ biến. Với loại mã Manchester, ở thời điểm giữa của mỗi bit đều có sự thay đổi mức xung. Việc đổi mức ở giữa này phục vụ như là một cơ chế tạo xung đồng hồ. Với dữ liệu: sự chuyển đổi từ mức thấp lên mức cao sẽ biểu diễn bit 1 và sự chuyển đổi từ mức cao xuống mức thấp sẽ biểu diễn bit 0. - 63 -
- - 64 -
- Với loại mã Difference Manchester, sự chuyển đổi mức ở giữa bit cũng được sử dụng để cung cấp cơ chế tạo xung đồng hồ. Bit 0 được biểu diễn nếu không có sự chuyển đổi mức tại đầu chu kỳ bit đó và bit 1 được biểu diễn nếu có mặt sự chuyển đổi mức tại đầu chu kỳ bit đó. Mã Difference Manchester là một loại mã có được các lợi ích của mã theo kiểu so sánh sự khác biệt (differential code). Tất cả các loại mã đảo pha đều yêu cầu tối thiểu một lần chuyển đổi mức tín hiệu trong chu kỳ của một bit và thường là 2 lần chuyển đổi trong một chu kỳ. Do đó, tốc độ điều chế tín hiệu lớn nhất gấp 2 lần tốc độ của mã NRZ. Điều này cũng có nghĩa là băng thông yêu cầu cho loại mã đảo pha này sẽ lớn hơn. Mặt khác, mã đảo pha có những ưu điểm sau: + Đồng bộ hoá (synchronization): Bởi vì có một sự chuyển đổi được định trước vào thời điểm giữa chu kỳ mỗi bit cho nên thiết bị thu có thể được đồng bộ hoá trên cơ sở của sự chuyển đổi này. Vì lý do này, mã đảo pha đôi khi còn được gọi là mã tự tạo xung nhịp đồng hồ. + Không có thành phần tín hiệu một chiều (no dc component) + Phát hiện lỗi (error detection): Việc thiếu một sự chuyển đổi đã được xác định trước có thể được xem là một cơ chế báo lỗi. Nhiễu trên đường truyền phải tác động vào cả hai chu kỳ trước và sau một chuyển đổi mức đã xác định nào đó để gây ra một lỗi không phát hiện được. Như hình vẽ 4.3, năng lượng của mã đảo pha tập trung vào khoảng từ ½ đến 1 lần tốc độ truyền bit. Do đó, loại mã này yêu cầu dải thông hẹp và không chứa thành phần một chiều. Tuy nhiên, dải thông của mã này vẫn rộng hơn dải thông của các loại mã nhị phân đa mức. Mã đảo pha được sử dụng rất phổ biến cho kỹ thuật truyền dữ liệu. Mã Manchester được sử dụng trong chuN IEEE n 802.3 cho việc truyền dẫn trong cáp đồng trục baseband và cáp đôi xoắn trong các mạng LAN kiểu bus CSMA/CD. Mã Differential Manchester được chỉ định trong chuN IEEE 802.5 n - 65 -
- cho mạng LAN Token Ring sử dụng cáp đôi xoắn có vỏ bảo vệ. IV.1.4. Tốc độ điều chế Khi sử dụng các kỹ thuật mã hoá tín hiệu, ta cần phân biệt một cách rõ ràng giữa tốc độ truyền dữ liệu (được tính bằng số bit trên giây) và tốc độ điều chế (được tính bằng baud). Tốc độ truyền dữ liệu hay tốc độ truyền bit là 1/tB với tB là khoảng thời gian một bit. Tốc độ điều chế là tốc độ phát sinh tín hiệu. Ví dụ, xét kỹ thuật mã hoá Manchester. Bề rộng tối thiểu của một thành phần tín hiệu là một xung có độ rộng bằng ½ khoảng thời gian 1 bit. Với một chuỗi liên tiếp các bit 1 hoặc các bit 0. Phải sinh ra một dòng liên tiếp các xung như vậy. Do đó, tốc độ điều chế tối đa của mã Manchester là 2/tB. Tình huống này được minh hoạ trên hình vẽ 4.5 cho thấy việc truyền một chuỗi các bit 1 liên tiếp với tốc độ truyền dữ liệu là 1Mbps với 2 kiểu kỹ thuật mã hoá là NRZI và Manchester. Nói chung, D = R/b = R/(log2L). Trong đó: D là tốc độ điều chế tính bằng đơn vị baud, R là tốc độ truyền dữ liệu, tính bằng đơn vị bps. - 66 -
- L là số các phần tử tín hiệu b là số bit trên một phần tử tín hiệu - 67 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hệ thống viễn thông ISDN
7 p | 302 | 237
-
Cơ sở viễn thông
6 p | 434 | 156
-
TC mạng & DV viễn thông - CÁC KẾ HOẠCH KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG MẠNG VIỄN THÔNG - KẾ HOẠCH ĐỒNG BỘ
13 p | 221 | 58
-
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÃ HÓA CELP
6 p | 231 | 50
-
Kỹ Thuật Viễn Thông - Điều Hành Khai Thác và Bảo Dưỡng
7 p | 114 | 46
-
Đề thi trắc nghiệm kỹ thuật viễn thông - Đề số 6
8 p | 273 | 46
-
Giáo trình kỹ thuật viễn thông - giao tiếp cuối.
17 p | 177 | 43
-
Kỹ thuật viên chẩn đoán - Hệ thống khởi động
15 p | 309 | 42
-
TC mạng & DV viễn thông - CÁC KẾ HOẠCH KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG MẠNG VIỄN THÔNG - KẾ HOẠCH TÍNH CƯỚC
15 p | 137 | 39
-
Đề thi trắc nghiệm kỹ thuật viễn thông - Đề số 7
5 p | 184 | 39
-
Đề thi trắc nghiệm kỹ thuật viễn thông - Đề số 1
5 p | 237 | 38
-
Đề thi trắc nghiệm kỹ thuật viễn thông - Đề số 4
7 p | 118 | 23
-
Đề thi trắc nghiệm kỹ thuật viễn thông - Đề số 5
6 p | 122 | 22
-
Quá trình vận hành ứng dụng Kit dùng để chuyển đổi AC sang DC trong hệ thống chuyển mạch nguồn p4
10 p | 117 | 10
-
Đề cương chi tiết học phần Thực tập hệ thống viễn thông
19 p | 37 | 6
-
Đề cương chi tiết học phần Kỹ thuật chuyển mạch và tổng đài
11 p | 46 | 4
-
Ứng dụng phần mềm quản lý kỹ thuật hệ thống thông tin góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành hệ thống viễn thông, công nghệ thông tin trong EVN
11 p | 11 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Thực tập kỹ thuật tương tự số
18 p | 41 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn