intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:768

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 1) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Tác động của từng nhóm rủi ro lên rủi ro tổng thể trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại Việt Nam; đầu tư trực tiếp nước ngoài: chính sách thu hút FDI bền vững của Singapore; ảnh hưởng của tham nhũng và FDI tới sự phát triển của các ngành dịch vụ công tại các nước ASEAN; quan hệ nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: cách tiếp cận ngưỡng nợ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 1)

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH NĂM 2021 PROCEEDINGS INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS AND BUSINESS ICYREB 2021 Volume 1 NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG LABOUR PUBLISHING HOUSE
  2. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BANKING ACADEMY OF VIETNAM Address: 12 Chua Boc, Dong Da, Hanoi, Vietnam Telephone: (+84) 24 3852 1305 Fax: (+84) 24 3852 5024 Website: hvnh.edu.vn
  3. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH NĂM 2021 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS AND BUSINESS ICYREB 2021 Volume 1 NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG LABOUR PUBLISHING HOUSE
  4. BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO TT Họ và tên Chức vụ - Đơn vị công tác Vai trò Phó Giám đốc Phụ trách 1. PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo Trưởng Ban Học viện Ngân hàng Phó Giám đốc 2. PGS.TS. Lê Văn Luyện Phó trưởng ban Học viện Ngân hàng Phó Giám đốc 3. PGS.TS. Mai Thanh Quế Phó trưởng ban Học viện Ngân hàng Phó Hiệu trưởng 4. PGS.TS. Bùi Huy Nhượng Uỷ viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Giám đốc 5. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ Uỷ viên Học viện Tài chính Phó Hiệu trưởng 6. PGS.TS. Đào Ngọc Tiến Ủy viên Trường Đại học Ngoại thương PGS.TS. Phan Thị Bích Chủ tịch Hội đồng tư vấn 7. Ủy viên Nguyệt Trường Đại học Kinh tế TP.HCM PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Phó Hiệu trưởng 8. Ủy viên Loan Trường Đại học Thương mại Phó Hiệu trưởng 9. PGS.TS. Nguyễn Anh Thu Uỷ viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Phó Hiệu trưởng 10. PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh Uỷ viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Phó Hiệu trưởng 11. PGS.TS. Trương Tấn Quân Uỷ viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế PGS.TS. Hoàng Công Gia Phó Hiệu trưởng 12. Uỷ viên Khánh Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Viện trưởng Viện NCKH Ngân hàng 13. Uỷ viên Anh Học viện Ngân hàng Trưởng phòng QLKH 14. PGS.TS. Tô Trung Thành Ủy viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phụ trách Ban QLKH 15. PGS.TS. Ngô Thanh Hoàng Ủy viên Học viện Tài chính Trưởng phòng QLKH 16. PGS.TS. Vũ Hoàng Nam Ủy viên Trường Đại học Ngoại thương TS. Phạm Dương Phương Phó Trưởng phòng QLKH & HTQT 17. Ủy viên Thảo Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Phó trưởng phòng QLKH 18. TS. Trần Việt Thảo Ủy viên Trường Đại học Thương mại Phó Trưởng phòng NCKH & HTTP 19. ThS. Nguyễn Đức Lâm Uỷ viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Trưởng phòng QLKH & HTQT 20. PGS.TS. Đặng Hữu Mẫn Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trưởng Phòng KHCN & HTQT 21. TS. Phạm Xuân Hùng Uỷ viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Trưởng phòng QLKH 22. PGS.TS. Trịnh Quốc Trung Uỷ viên Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM
  5. BAN NỘI DUNG HỘI THẢO TT Họ và tên Chức vụ - Đơn vị công tác Vai trò Phó Giám đốc Phụ trách 1. PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo Trưởng Ban Học viện Ngân hàng PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Viện trưởng Viện NCKH Ngân hàng 2. Phó trưởng ban Anh Học viện Ngân hàng Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế & Phát triển 3. GS.TS. Lê Quốc Hội Ủy viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế & Phát triển 4. PGS.TS. Trần Mạnh Dũng Ủy viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phó Giám đốc 5. PGS.TS. Trương Thị Thủy Ủy viên Học viện Tài chính Phụ trách Ban QLKH 6. PGS.TS. Ngô Thanh Hoàng Ủy viên Học viện Tài chính Tổng Biên tập Tạp chí Quản lý & Kinh tế quốc tế 7. PGS.TS. Từ Thúy Anh Ủy viên Trường Đại học Ngoại thương Giảng viên Viện KT & KDQT 8. TS. Vũ Thị Hạnh Ủy viên Trường Đại học Ngoại thương Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế & 9. GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài Kinh doanh châu Á Ủy viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM PGS.TS. Nguyễn Phong Phó trưởng phòng QLKH & HTQT 10. Ủy viên Nguyên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Phó trưởng phòng QLKH 11. TS. Trần Việt Thảo Ủy viên Trường Đại học Thương mại Chuyên viên phòng QLKH 12. ThS. Đinh Thị Việt Hà Ủy viên Trường Đại học Thương mại Phó Chủ nhiệm khoa Kinh tế Phát triển 13. TS. Lưu Quốc Đạt Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Phó Chủ nhiệm khoa Kinh tế - KDQT 14. TS. Vũ Thanh Hương Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN GS.TS. Nguyễn Trường Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh 15. Ủy viên Sơn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trưởng khoa Du lịch 16. TS. Võ Thị Quỳnh Nga Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trưởng Khoa Kinh tế & Phát triển 17. PGS.TS. Bùi Đức Tính Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Phó Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh 18. TS. Hoàng Trọng Hùng Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế PGS.TS. Nguyễn Anh Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng 19. Ủy viên Phong Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM Phó Trưởng khoa Quản trị kinh doanh 20. TS. Trần Thị Hồng Liên Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM Khoa Kinh tế 21. TS. Trịnh Hoàng Hồng Huệ Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM
  6. BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO TT Họ và tên Chức vụ - Đơn vị công tác Vai trò Phó Giám đốc Phụ trách 1. PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo Trưởng Ban Học viện Ngân hàng PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Viện trưởng Viện NCKH Ngân hàng 2. Phó trưởng ban Anh Học viện Ngân hàng Trưởng phòng QLKH 3. PGS.TS. Tô Trung Thành Ủy viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trưởng phòng QLKH 4. PGS.TS. Vũ Hoàng Nam Ủy viên Trường Đại học Ngoại thương Phụ trách Ban QLKH 5. PGS.TS. Ngô Thanh Hoàng Ủy viên Học viện Tài chính Trưởng phòng QLKH 6. PGS.TS. Trịnh Quốc Trung Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM Trưởng phòng QLKH & HTQT 7. PGS.TS. Đặng Hữu Mẫn Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trưởng phòng QLKH 8. TS. Phan Anh Ủy viên Học viện Ngân hàng Trưởng Phòng KHCN & HTQT 9. TS. Phạm Xuân Hùng Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế TS. Phạm Dương Phương Phó Trưởng phòng QLKH & HTQT 10. Ủy viên Thảo Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Phó trưởng phòng QLKH 11. TS. Trần Việt Thảo Ủy viên Trường Đại học Thương mại Phó Trưởng phòng NCKH & HTTP 12. ThS. Nguyễn Đức Lâm Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Phó Trưởng phòng QLKH 13. ThS. Phạm Mỹ Linh Ủy viên Học viện Ngân hàng Viện NCKH Ngân hàng 14. ThS. Bùi Doãn Mai Phương Ủy viên Học viện Ngân hàng Viện NCKH Ngân hàng 15. Phan Thị Kim Oanh Ủy viên Học viện Ngân hàng Viện NCKH Ngân hàng 16. Nguyễn Lê Thảo Hương Ủy viên Học viện Ngân hàng
  7. BAN BIÊN TẬP HỘI THẢO TT Họ và tên Chức vụ - Đơn vị công tác Vai trò Phó Giám đốc 1. PGS.TS. Lê Văn Luyện Trưởng Ban Học viện Ngân hàng PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Viện trưởng Viện NCKH Ngân hàng 2. Phó trưởng ban Anh Học viện Ngân hàng Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế & Phát triển 3. GS.TS. Lê Quốc Hội Ủy viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế & 4. GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài Kinh doanh Châu Á Ủy viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh 5. GS.TS. Nguyễn Trường Sơn Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tổng Biên tập Tạp chí Quản lý & Kinh tế quốc tế 6. PGS.TS. Từ Thúy Anh Ủy viên Trường Đại học Ngoại thương Phụ trách Ban QLKH 7. PGS.TS. Ngô Thanh Hoàng Ủy viên Học viện Tài chính PGS.TS. Nguyễn Anh Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng 8. Ủy viên Phong Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM Trưởng Khoa Kinh tế & Phát triển 9. PGS.TS. Bùi Đức Tính Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Phó Viện trưởng Viện NCKH Ngân hàng 10. TS. Chu Khánh Lân Ủy viên Học viện Ngân hàng Phó Chủ nhiệm khoa Kinh tế Phát triển 11. TS. Lưu Quốc Đạt Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Trưởng phòng NCKH & Tư vấn 12. TS. Phạm Mạnh Hùng Ủy viên Học viện Ngân hàng Phó trưởng phòng QLKH 13. TS. Trần Việt Thảo Ủy viên Trường Đại học Thương mại Viện NCKH Ngân hàng 14. TS. Phạm Đức Anh Ủy viên Học viện Ngân hàng ThS. Trương Hoàng Diệp Viện NCKH Ngân hàng 15. Ủy viên Hương Học viện Ngân hàng Viện NCKH Ngân hàng 16. ThS. Đào Bích Ngọc Ủy viên Học viện Ngân hàng Viện NCKH Ngân hàng 17. Nguyễn Nhật Minh Ủy viên Học viện Ngân hàng Viện NCKH Ngân hàng 18. Lê Thị Hương Trà Ủy viên Học viện Ngân hàng
  8. MỤC LỤC - TẬP 1 TT Bài viết - Tác giả Trang LỜI GIỚI THIỆU HỘI THẢO CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA 1 1 TÁC ĐỘNG CỦA TỪNG NHÓM RỦI RO LÊN RỦI RO TỔNG THỂ 3 TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ TẠI VIỆT NAM Khúc Thế Anh - Nguyễn Duy Thanh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Bùi Minh Huy Hoàng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 2 CÚ SỐC NGOẠI SINH TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19: VIỆT NAM 15 VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Tô Công Nguyên Bảo - Nguyễn Thị Hồng Nhâm Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 3 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI BỀN 33 VỮNG CỦA SINGAPORE Nguyễn Ngọc Diệp - Chu Tiến Minh Trường Đại học Thương mại 4 ẢNH HƯỞNG CỦA THAM NHŨNG VÀ FDI TỚI SỰ PHÁT TRIỂN 53 CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ CÔNG TẠI CÁC NƯỚC ASEAN Nguyễn Thị Ngọc Diệp - Nguyễn Thị Phong Lan Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 5 QUAN HỆ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 67 TẠI VIỆT NAM: CÁCH TIẾP CẬN NGƯỠNG NỢ Lê Hoàng Đức Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên 6 THỰC HIỆN MỤC TIÊU XÃ HỘI DỰA TRÊN CÁC NGUYÊN TẮC 89 CỦA MUA SẮM CHÍNH PHỦ – BÀI HỌC TỪ LIÊN MINH CHÂU ÂU Mai Nguyễn Dũng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Trần Thị Diện Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 7 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN 103 ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI UBND THỊ TRẤN A LƯỚI, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Ánh Dương - A Kơ Pir Pi Nghe Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
  9. TT Bài viết - Tác giả Trang 8 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN 119 THỊ TRƯỜNG CỦA NÔNG SẢN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA CHÈ XANH BẢN VEN Nguyễn Thu Hà – Nguyễn Văn Đại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 9 THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 133 PHI NÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI Hoàng Thu Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 10 TRIỂN KHAI CÁC CÔNG CỤ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG THU HÚT 147 DU KHÁCH NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH Dương Hồng Hạnh Trường Đại học Thương mại 11 MÔ HÌNH MÔ MEN TỔNG QUÁT DẠNG SAI PHÂN VÀ ỨNG DỤNG 171 TRONG PHÂN TÍCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Lê Thanh Hoa - Võ Thị Lệ Uyển - Phạm Hoàng Uyên Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh 12 TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 191 TỚI TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Trần Thị Thu Huyền Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 13 CÁC THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 207 SỐ TẠI VIỆT NAM Trần Trung Kiên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 14 MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ SỰ THAY ĐỔI 219 CỦA GIÁ ĐẤT ĐÔ THỊ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI HÀ NỘI Nguyễn Thanh Lân - Nguyễn Thị Hòa - Nguyễn Thị Hoa - Lê Phương Anh - Hoàng Thanh Thảo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 15 NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC 237 NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM Nguyễn Phương Linh - Đinh Trần Thanh Mỹ Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  10. TT Bài viết - Tác giả Trang 16 ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CỰC TĂNG TRƯỞNG ĐỂ PHÁT TRIỂN 253 NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Lê Nhân Mỹ - Nguyễn Quốc Đại Trường An Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh 17 PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU COVID - 271 HÀM Ý CHÍNH SÁCH Lương Thị Hồng Ngân Trường Đại học Thương mại 18 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH 287 DỊCH VỤ LƯU TRÚ BÌNH THUẬN Huỳnh Hữu Nguyên - Nguyễn Xuân Viễn Trường Đại học Phan Thiết Nhiêu Vũ Phương Ban quản lý khu bảo tồn biển Hòn Cau 19 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP 303 NƯỚC NGOÀI (FDI) TRONG LĨNH VỰC CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM Nguyễn Sỹ Nhất - Lê Hà Trang Học viện Ngân hàng 20 THỰC TRẠNG LOGISTICS XANH: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP TỪ 319 CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN Văn Hữu Quang Nhật Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn Lê Thị Kiều Anh Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh 21 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN SINH THÁI CỦA MỘT SỐ 331 QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM Trần Anh Quang Trường Đại học Lao động – Xã hội 22 TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ ĐỐI VỚI TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI 341 VIỆT NAM Phan Thị Hồng Thảo - Trần Thị Thắng Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh
  11. TT Bài viết - Tác giả Trang 23 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN 357 CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM Trương Văn Thủy Trường Đại học Tây Nguyên Phạm Hoài Phương Trường Đại học Buôn Ma Thuật 24 MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG: 371 MÔ HÌNH NÀO CHO VIỆT NAM? Hồ Đức Tiến Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên 25 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỮ LIỆU TẦN SUẤT HỖN HỢP DỰ BÁO TĂNG 397 TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM Hoàng Anh Tuấn – Nguyễn Thị Hiên – Đinh Thị Hà – Trần Kim Anh Trường Đại học Thương mại 26 ẢNH HƯỞNG TỪ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG VIỆC 413 CẠNH TRANH GIỮA CÁC NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI CỘNG HÒA SÉC Trần Tuấn Vinh University of East Anglia (UK) Lê Phong Châu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Đinh Thị Quỳnh Anh Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội CHỦ ĐỀ 2: QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI 429 SÁNG TẠO 27 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ 431 GIAO ĐỒ ĂN TRỰC TUYẾN CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ DỊCH COVID-19 Phạm Đức Anh - Trần Thu Hà - Nguyễn Thùy Linh - Trần Hương Thảo Học viện Ngân hàng 28 VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ẢNH HƯỞNG TRONG VIỆC TẠO LẬP 459 XU HƯỚNG TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA GIỚI TRẺ Phạm Đức Anh - Phạm Hồng Hạnh - Hoàng Ngọc Mai Học viện Ngân hàng
  12. TT Bài viết - Tác giả Trang 29 TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ MUA SẮM TRỰC TUYẾN 493 VÀ SỰ HÀI LÒNG TỚI Ý ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI Phạm Đức Anh - Phạm Mai Hoa - Trịnh Đỗ Anh Châu Học viện Ngân hàng 30 VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU TRONG VIỆC NÂNG CAO 519 LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ngô Đức Chiến Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 31 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA 537 DOANH NGHIỆP NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI Ở VIỆT NAM Nguyễn Đức Dương - Bùi Bá Hiếu - Bùi Tùng Lâm Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 32 ẢNH HƯỞNG CỦA TRẢI NGHIỆM TRONG CÔNG VIỆC TỚI CAM KẾT 551 GẮN BÓ TÌNH CẢM VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SAU M&A Hoàng Thị Thùy Dương Trường Đại học Ngoại thương 33 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN VIỆC SỬ DỤNG DIGITAL 565 MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Hoàng Hà Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Võ Thị Minh Nho Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng 34 NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA SẮM TẠI CÁC CỬA HÀNG THỰC HÀNH 583 BAO BÌ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG: TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM Đinh Trần Thanh Mỹ - Dương Hạnh Tiên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 35 MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THÔNG MARKETING NHẤT QUÁN, 601 NHẬN THỨC THƯƠNG HIỆU VÀ LÒNG TRUNG THÀNH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC KHÁCH SẠN CAO CẤP TẠI HÀ NỘI Nguyễn Thị Huyền Ngân Trường Đại học Thương mại
  13. TT Bài viết - Tác giả Trang 36 NGHIÊN СỨU Ý ĐỊNH MUА HÀNG ĐỐI VỚI SẢN РHẨM ХАNH СỦА 621 NGƯỜI TIÊU DÙNG СÁ NHÂN TẠI HÀ NỘI Dương Thị Hoài Nhung - Nguyễn Thị Thu Uyên Trường Đại học Ngoại thương Dương Huy Thanh Học viện Nông Nghiệp Việt Nam 37 ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC RỦI RO VÀ NHẬN THỨC LỢI ÍCH 639 ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG THỜI TRANG TRỰC TUYẾN TẠI THỊ TRƯỜNG ĐÀ NẴNG Phan Thị Nhung - Nguyễn Văn Thành Nhân Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 38 HỢP TÁC GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG 661 HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Đinh Thị Ngọc Quỳnh Trường Đại học Ngoại thương 39 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH 675 CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ DI ĐỘNG VIETTEL TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Lê Thị Thơm - Vũ Thị Hương Giang - Nguyễn Thị Thu Trang Trường Đại học Ngoại thương 40 MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG, SỰ GẮN KẾT 695 VÀ SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG TRONG NGÀNH DỊCH VỤ F&B Ngô Thị Khuê Thư - Trần Thúy Vy Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 41 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TỚI HIỆU QUẢ 715 HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm - Trần Thị Thùy Linh - Nguyễn Thị Thùy Dương Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 42 TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NGÀNH 733 KHÁCH SẠN: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM THỰC TIỄN Nguyễn Hồng Uyên - Lê Cát Vi Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
  14. LỜI GIỚI THIỆU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH NĂM 2021 (INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS AND BUSINESS - ICYREB 2021) Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị khách quý, Kính thưa các nhà khoa học, Tiếp nối thành công của các kỳ hội thảo đã qua, với mong muốn tạo ra một diễn đàn dành cho các nhà khoa học trẻ trong và ngoài nước có thiên hướng nghiên cứu về kinh tế và quản trị kinh doanh, Hội thảo quốc tế thường niên dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh (ICYREB) tiếp tục được tổ chức trong năm 2021 với đơn vị chủ trì là Học viện Ngân hàng. Hội thảo cũng là một phần trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Học viện Ngân hàng (1961-2021). Trong năm thứ 7 tổ chức, Hội thảo nhận được sự tham gia của 10 trường đại học và học viện với tư cách là đơn vị thành viên đồng tổ chức, bao gồm: Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Thương mại, Học viện Tài chính, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Mục tiêu trọng tâm xuyên suốt các kỳ Hội thảo ICYREB là thúc đẩy năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh hướng tới việc công bố sản phẩm khoa học trên các tạp chí quốc tế có uy tín. Hội thảo cũng mở ra cơ hội để các nhà khoa học trẻ giao lưu, kết nối và chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong nghiên cứu. Thông qua Hội thảo, các nhà khoa học trẻ cũng sẽ nhận được những lời góp ý, bình luận của các nhà phản biện thuộc lĩnh vực chuyên môn bài viết, qua đó rút kinh nghiệm và tiếp tục phát triển công trình nghiên cứu của mình để có thể được chấp nhận đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nước.
  15. Hội thảo ICYREB 2021 đã thu hút sự quan tâm và tham gia viết bài của 560 nhà khoa học trẻ đến từ 31 trường/học viện và các tổ chức đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh với tổng số 270 bài viết đã được gửi cho Ban Tổ chức Hội thảo. Trải qua hai vòng phản biện kín, 173 bài viết (bao gồm: 96 bài tiếng Việt và 77 bài tiếng Anh) đã được duyệt đăng toàn văn trong Kỷ yếu Hội thảo. Ngoài các nhà khoa học trẻ trong nước, Hội thảo cũng đã thu hút sự quan tâm viết bài của các tác giả đến từ Anh, Đài Loan... Nhiều bài viết đã cho thấy được năng lực nghiên cứu tốt của các nhà khoa học trẻ với việc áp dụng chặt chẽ phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, bố cục logic, lập luận chặt chẽ và có luận cứ vững vàng. Lĩnh vực nghiên cứu của các bài viết cũng tương đối đa dạng, được bao quát thông qua 04 chủ đề chính sau: (1) Tăng trưởng kinh tế và toàn cầu hóa; (2) Quản trị kinh doanh và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; (3) Tài chính - Ngân hàng - Kế toán; (4) Công nghệ tài chính và các chủ đề khác có liên quan. Ban Tổ chức Hội thảo xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các trường thành viên đồng tổ chức Hội thảo, những góp ý khách quan, thẳng thắn của các nhà khoa học trong quá trình tham gia phản biện bài viết và sự tham gia nhiệt thành của các nhà khoa học trẻ trong và ngoài nước. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện của lãnh đạo các trường đại học/học viện trong mạng lưới các trường đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh và sự tham gia đông đảo hơn nữa của các nhà khoa học trẻ trong những lần tổ chức Hội thảo tiếp theo. Kính chúc các vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021 T.M BAN TỔ CHỨC TRƯỞNG BAN PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
  16. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 1 CHỦ ĐỀ 1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA ---o0o--- THEME 1 ECONOMIC GROWTH AND GLOBALIZATION
  17. 2 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và toàn cầu hóa
  18. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 3 TÁC ĐỘNG CỦA TỪNG NHÓM RỦI RO LÊN RỦI RO TỔNG THỂ TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ TẠI VIỆT NAM Khúc Thế Anh - Nguyễn Duy Thanh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Bùi Minh Huy Hoàng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu này tập trung đánh giá 6 rủi ro của chuỗi cung ứng ngành gỗ là rủi ro cung ứng, rủi ro vận hành, rủi ro nhu cầu, rủi ro hậu cần, rủi ro thông tin và rủi ro môi trường đến rủi ro tổng thể. Bằng việc sử dụng phỏng vấn sâu 12 chuyên gia trong ngành, các tác giả đã có được bảng hỏi hiệu chỉnh cho phù hợp với Việt Nam. Với cỡ mẫu 656 quan sát, xử lý dữ liệu bằng SPSS 22 và AMOS 20, kết quả cho thấy: rủi ro thông tin và hậu cần được nhóm thành 1 nhóm biến, và toàn bộ đều ảnh hưởng đến tổng thể rủi ro nói chung. Từ kết quả của mô hình, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm đánh giá rủi ro trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại Việt Nam. Từ khóa: chuỗi cung ứng, ngành đồ gỗ, rủi ro. IMPACT OF EACH TYPE OF RISK ON TOTAL RISK IN TIMBER INDUSTRY SUPPLY CHAIN IN VIETNAM Abstract This study assesses 6 risks of the timber industry supply chain, namely supply risk, operational risk, demand risk, logistics risk, information risk and environmental risk to total risk. Using in-depth interviews with 12 experts, the authors adjusted a questionnaire for Vietnam. With a sample size of 656 observations, data processing using SPSS 22 and AMOS 20, the results show that: information and logistics risks are grouped into a group of variables, and all affect the total risk. From the results of the model, the authors provide some policy implications for risk assessment in the furniture supply chain in Vietnam. Keywords: supply chain, timber industry, risk.
  19. 4 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và toàn cầu hóa 1. Đặt vấn đề Khái niệm về chuỗi cung ứng đã không còn xa lạ trên thế giới, song còn mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Kenton (2019), chuỗi cung ứng là một mạng lưới giữa một công ty và các nhà cung cấp của nó để sản xuất và phân phối một sản phẩm cụ thể cho người mua cuối cùng. Mạng này bao gồm hoạt động, con người, thực thể, thông tin và tài nguyên khác nhau. Chuỗi cung ứng cũng thể hiện các bước cần thiết để đưa sản phẩm/dịch vụ từ trạng thái ban đầu đến khách hàng. Chuỗi cung ứng được phát triển bởi các công ty để họ có thể giảm chi phí và duy trì tính cạnh tranh trong bối cảnh kinh doanh. Mạng lưới này có vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp vì chúng đảm bảo tính hệ thống trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản trị chuỗi cung ứng có vai trò lớn không chỉ riêng đối với các nhà quản trị mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ doanh nghiệp nói chung. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập, không nằm ngoài chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu và là một thành phần quan trọng trong quy trình sản xuất, phân phối nhiều sản phẩm trên thế giới. Song song với cơ hội mở rộng thị trường hàng hóa và tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức như hàng hóa đòi hỏi phải nâng cao tính cạnh tranh, phải linh hoạt và sắc bén hơn nữa để vươn ra thị trường thế giới. Làm thế nào giảm thiểu rủi ro trong quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm là bài toán đặt ra không chỉ đối với Việt Nam mà còn là vấn đề chung của rất nhiều nền kinh tế đang phát triển. Trong gần hai thập kỷ trở lại đây, với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam đã có những con số ấn tượng trong quy mô phát triển, chất lượng sản phẩm. Giá trị xuất khẩu lâm nghiệp tăng từ 28.200 năm 2016 lên 31.345 tỷ đồng năm 2018. Tính đến 20/11/2018, cả nước thu được trên 2.800 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, tăng 21% so với kế hoạch và tăng 70% so với cùng kỳ năm 2018. Thương mại gỗ, đồ gỗ trong nước và trên thế giới tăng trưởng mạnh, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 thế giới, số 2 châu Á và số 1 Đông Nam Á trong giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản khi trong năm 2018 xuất khẩu lâm sản bao gồm gỗ ước đạt 9,38 tỷ USD. Bên cạnh đó, những con số chỉ tiêu mà chính phủ đặt ra cho ngành gỗ Việt Nam trong những năm tới thể hiện niềm hy vọng rất lớn vào ngành công nghiệp này. Cụ thể, chỉ tiêu đặt ra năm 2019 xuất khẩu gỗ của Việt Nam phải đạt 11 tỷ USD, năm 2020 đạt 12 – 13 tỷ USD, năm 2025 đạt 18 – 20 tỷ USD (Nguyễn Xuân Phúc, 2019). Tuy nhiên, quy mô sản xuất lâm nghiệp còn nhỏ, manh mún, các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng chưa nhiều, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ và người trồng rừng chưa chặt chẽ. Do đó, giá trị gia tăng của ngành vẫn chưa cân xứng được với tiềm năng. Mục tiêu nghiên cứu về rủi ro trong chuỗi cung ứng lâm nghiệp, đặc biệt là đồ gỗ tại Việt Nam là điều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của chuỗi trong ngành cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.Do đó, việc nghiên cứu tác động của từng nhóm rủi ro lên rủi ro tổng thể trong chuỗi cung ứng trong chuỗi cung ứng giúp các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra những phương án hợp lý để kiểm soát và hạn chế rủi ro trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, giúp cải thiện tình hình kinh doanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2