Thương hiệu là câu chuyện không mới. Mỗi doanh nghiệp, dù to dù nhỏ, dù mới khởi nghiệp hay đã có chỗ đứng vững vàng trên thương trường đều coi thương hiệu là một phần không thể thiếu trong quá trình cạnh tranh, phát triển.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Làm thế nào để có thương hiệu mạnh
- Làm thế nào để có thương hiệu mạnh
Thương hiệu là câu chuyện không mới. Mỗi doanh nghiệp, dù to dù
nhỏ, dù mới khởi nghiệp hay đã có chỗ đứng vững vàng trên thương
trường đều coi thương hiệu là một phần không thể thiếu trong quá
trình cạnh tranh, phát triển.
Có thể nói thương hiệu chính là bản sắc, là linh hồn của doanh nghiệp, hay
nói như Tạp chí Fortune: “Trong thế kỷ 21, thương hiệu sẽ là cách duy
nhất để phân biệt các công ty. Gía trị thương hiệu sẽ trở thành tài sản
quan trọng nhất”. Chính vì vậy, xây dựng, vun đắp, giữ gìn, khuyếch
trương, quảng bá thương hiệu đã trở thành một phần quan trọng trong
chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực ICT, do tính tiên phong và phổ cập của nó, thương hiệu lại
càng trở nên một giá trị nổi bật. Theo đánh giá của Interbrand &
BusinessWeek năm 2009, trong số 100 thương hiệu có giá trị lớn nhất trên
- thế giới, có 22 thương hiệu của ngành ICT và trong 10 thương hiệu có giá
trị lớn nhất, có 5 thương hiệu ICT, đó là: IBM, Microsoft, Nokia, Google và
Intel.
Đây thực sự là những thương hiệu mà trên khắp thế giới, khi nghe nhắc
đến người ta đều có thể ngay lập tức định danh được nó là cái gì mà
không cần tìm hiểu nhiều. Là tài sản vô hình của doanh nghiệp, nhưng mỗi
thương hiệu đều vẫn có thể được định giá một cách cụ thể, chẳng hạn, giá
trị của thương hiệu IBM được xác định là 60,211 tỷ USD, còn giá trị
thương hiệu Microsoft là 56,647 tỷ USD.
Trong lĩnh vực ICT của Việt Nam, chúng ta cũng đã có được những
thương hiệu khá nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, gắn
với các lĩnh vực dịch vụ, sản phẩm ICT: di động, Internet, máy tính, phần
mềm như: VNPT, Mobifone, Viettel, VDC, FPT… Những năm qua, bản
thân các doanh nghiệp này đã có những bước đi khá nghiêm túc, bài bản
trong việc thực hiện chiến lược thương hiệu.
- Từ sự thành công ở thị trường trong nước, một số doanh nghiệp cũng đã
mạnh dạn và táo bạo trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu hoá kinh
doanh, đầu tư ra thị trường nước ngoài, từng bước nâng tầm thương hiệu
của mình thành thương hiệu quốc tế.
Đó là bước đi tất yếu trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ hôm
nay, khi mà các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực ICT muốn tồn tại
và phát triển không ngừng, không thể không đối mặt với cạnh tranh quốc
tế, dù là trên “sân nhà” hay “sân khách”. Và việc xây dựng các thương hiệu
quốc tế cho doanh nghiệp ICT Việt Nam là yếu tố không thể thiếu trong
cuộc cạnh tranh khốc liệt đó.
Trên bình diện chiến lược và cơ chế chính sách quốc gia, làm thế nào để
xây dựng được các tập đoàn, các doanh nghiệp ICT Việt Nam mạnh, có
thương hiệu ngang tầm quốc tế, đủ năng lực chiếm lĩnh và làm chủ thị
trường quốc gia, đồng thời vươn ra thị trường quốc tế, đó vẫn còn là câu
chuyện mới mẻ.
Có lẽ vì vậy mà cuộc Toạ đàm với chủ đề: “Xây dựng thương hiệu mạnh
ICT Việt Nam” do Báo Bưu điện Việt Nam tổ chức ngày 20/5 với sự tham
gia của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước của Bộ TT&TT, các doanh
nghiệp ICT tiêu biểu, các chuyên gia về thương hiệu và giới truyền thông,
báo chí đã thực sự đem lại cho những người tham dự những thông tin và
cảm nhận phong phú, mới mẻ, sâu sắc.
Thừa nhận tầm quan trọng sống còn của thương hiệu đối với các doanh
nghiệp nhưng qua sự chia sẻ của các doanh nghiệp, có thể thấy có rất
nhiều con đường để làm nên thương hiệu, kể cả thương hiệu quốc tế. Điều
- quan trọng nhất là ý chí quyết tâm, sự tự tin, năng lực sáng tạo của mỗi
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng là vai trò “bà đỡ”
của Chính phủ và sự đoàn kết, hợp lực của các doanh nghiệp, đặc biệt là
trong công cuộc tấn công ra thị trường nước ngoài.