intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản

Chia sẻ: Nguyễn Quang Trung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

320
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính "Lập kế hoạch hăm sóc bệnh nhân viêm phế quản" là nhận định chăm sóc, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện chăm sóc và đánh giá chăm sóc. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản

  1. Lập kế hoạch hăm sóc bệnh nhân viêm phế quản 1. Nhận định chăm sóc: * Hỏi bệnh người bệnh hoặc người nhà người bệnh: ­ Tình trạng ho và khạc đờm từng đợt diễn biến như thế nào? ­ Thời gian ho và khạc đờm của mỗi đợt? ­ Tính chất và màu sắc đờm? ­ Khó thở, mức độ và tính chất của cơn khó thở? ­ Tìm nguyên nhân và yếu tố thuận lợi: Hút thuốc lá? Nghề nghiệp? Môi trường sống?  Tình trạng viêm đường hô hấp trên tái diễn…? * Khám bệnh: ­ Khám và nêu được: Toàn trạng? Biểu hiện nhiễm khuẩn? Tím? Phù? ­ Tình trạng về cơ quan hô hấp: Hình dạng lồng ngực khi thở? Tần số thở? Tính chất  khó thở? Ho và khạc đờm, số lượng và màu sắc đờm…? ­ Tuần hoàn: Huyết áp? Mạch? Tần số tim? ­ Nêu các cơ quan khác nếu có triệu chứng bệnh lý thể hiện. ­ Tham khảo các kết quả xét nghiệm: Xquang, khí máu…? 2. Lập kế hoạch chăm sóc: ­ Làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản. ­ Thực hiện các y lệnh về thuốc cho bệnh nhân. ­ Chăm sóc về dinh dưỡng và tinh thần. ­ Phòng và phát hiện sớm các biến chứng. ­ Thực hiện giáo dục sức khỏe. 3. Thực hiện chăm sóc: * Làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản:
  2. ­ Cho bệnh nhân nằm ở tư thế dẫn lưu (đầu thấp nghiêng về một bên) ­ Cho bệnh nhân uống nhiều nước (khi chưa có suy tim và phù) để đờm dễ khạc. ­ Thực hiện các động tác vỗ và rung lồng ngực để gây long đờm. ­ Hướng dẫn bệnh nhân tập thở sâu và ho có hiệu quả (thực hiện 4 lần/ngày, mỗi lần  5 – 10 phút). * Thực hiện các mệnh lệnh về thuốc: ­ Thực hiện y lệnh thuốc loãng đờm, long đờm (không dùng thuốc kìm ho) ­ Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh (chú ý choáng phản vệ). ­ Thực hiện y lệnh thuốc giãn phế quản (chú ý tác dụng phụ của thuốc như khó chịu,  buồn nôn, mạch nhanh với Theophylin uống, trụy tim mạch hoặc ngừng thở nếu tiêm  tĩnh mạch Diaphylin quá nhanh) ­ Thực hiện y lệnh thuốc corticoit (chú ý nhiều tai biến như giảm sức đề kháng, loãng  xương, tăng huyết áp, chảy máu tiêu hóa…) * Chăm sóc về dinh dưỡng và tinh thần: ­ Cho bệnh nhân ăn chế độ ăn giàu calo, giàu đạm và vitamin. ­ Động viên và khích lệ để bệnh nhân an tâm điều trị. * Đề phòng và phát hiện sớm các biến chứng: Theo dõi sát bệnh nhân: ­ Phát hiện khó thở, mức độ, đếm tần số thở. ­ Mức độ tím tái. ­ Mạch, HA, thân nhiệt. ­ Đờm, số lượng và màu sắc. ­ Tình trạng phù chi. * Giáo dục sức khỏe: ­ Khuyên bệnh nhân tránh tất cả những yếu tố gây kích thích niêm mạc phế quản:
  3. + Không hút thuốc (cả thuốc lá và thuốc lào). + Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. + Cải thiện môi trường : Sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè ấm mùa đông. + Nếu có điều kiện nên tiêm phòng cúm vào mùa thu đông. ­ Luyện tập phục hồi chức năng hô hấp: + Hướng dẫn bệnh nhân tập thở  sâu để  tống được nhiều khí cặn (hít vào sâu bằng   mũi, thở ra hết bằng miệng chúm môi). Tập 4 lần/ngày, mỗi lần 5­10 phút. + Hướng dẫn bệnh nhân cách tự  làm sạch dịch  ứ  đọng ở  phế  quản bằng cách: Hàng   ngày uống đủ nước, tập ho có hiệu quả (ho 2 tiếng một ở thì thở ra, tiếng thứ 2 mạnh  kết hợp với lực ép của cơ hoành). + Khuyên bệnh nhân có chế  độ  ăn đủ  calo, đạm và giàu vitamin, luyện tập thể  dục  hợp lý để tăng cường sức đề kháng. + Dặn bệnh nhân khi thấy có một trong các dấu hiệu bất thư ờng sau phải đến khám  lại: Khó thở; sốt; khạc đờm mủ; phù… 4. Đánh giá chăm sóc: Các kết quả mong muốn là: Bệnh nhân ngày một dễ thở hơn. Giảm và sạch dịch xuất tiết ở đường hô hấp. Không bị các biến chứng. Thể trạng tốt hơn, thực hiện đầy đủ những lời khuyên về giáo dục sức khỏe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2