Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang
lượt xem 105
download
Nền kinh tế càng phát triển,hoạt động đầu tư ở các doanh nghiệp ngày càng tăng thì việc xây dựng va triển khai kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp là rất cần thiết. Nó không chỉ thu hút được sự quanta6m của nhiều nhà đầu tư mà nó còn là công cụ hỗ trợ giúp bạn ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN ANH THƯ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY PHÀ AN GIANG Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 5/2006
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY PHÀ AN GIANG CHO Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ANH THƯ Lớp: DH3KN2 Mã số SV: DKN021234 Người hướng dẫn: Ths. NGUYỄN VŨ DUY Long Xuyên, tháng
- LỜI CẢM ƠN Chân thành cảm ơn anh Lê Văn Trinh chuyên viên phòng Kế Hoạch Tổng Hợp của công ty Phà An Giang, người đã nhiệt tình cung cấp những tài liệu cần thiết cho tôi. Cảm ơn thầy Nguyễn Vũ Duy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này! Sinh viên
- MỤC LỤC Trang Chương 1 : Mở Đầu 1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 1 1.3 Nội dung chính của đề tài............................................................................................ 1 1.4 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 1 1.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2 1.5.1 Thu thập dữ liệu.....................................................................................................2 1.5.2 Phân tích, xử lí dữ liệu...........................................................................................2 Chương 2 : Cơ Sở Lý Thuyết 2.1 Kế hoạch kinh doanh công ty CDS 2000-2001........................................................... 3 2.1.1 Tóm tắt tổng quát...................................................................................................3 2.1.2 Giới thiệu công ty CDS......................................................................................... 3 2.1.3 Mô tả dịch vụ......................................................................................................... 4 2.1.4. Nhân sự chủ chốt ................................................................................................ 4 2.1.5. Kế hoạch tiếp thị................................................................................................... 5 2.1.5.1 Chiến lược tiếp thị .......................................................................................... 5 2.1.5.2 Chiến lược giá.................................................................................................. 6 2.1.6 Kế hoạch hoạt động............................................................................................... 6 2.1.6.1 Nhân sự............................................................................................................6 2.1.6.2 Vấn đề học phí................................................................................................. 6 2.1.6.3 Chi phí............................................................................................................. 7 2.1.7 Các dự báo tài chính.............................................................................................. 7 2.2 Những điểm tương đồng............................................................................................ 10 2.3 Những điểm khác biệt................................................................................................ 10 Chương 3 : Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Phà An Giang 3.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty............................................ 11 3.2. Giới thiệu khái quát về các xí nghiệp Phà, xí nghiệp Cơ Khí, xí nghiệp Vận Tải Sông Biển trực thuộc công ty Phà An Giang................................................................... 12 3.2.1.Các xí nghiệp Phà................................................................................................ 12 3.2.2 Xí nghiệp Cơ Khí Giao Thông............................................................................ 12 3.2.3 Xí nghiệp Vận Tải Sông Biển............................................................................. 13 3.2.4 Trạm Thu Phí tỉnh lộ 941.................................................................................... 13
- 3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.............................................................. 13 3.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005.................................................. 15 3.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển công ty....................................... 17 3.5.1. Thuận lợi và khó khăn........................................................................................ 17 3.5.1.1. Thuận lợi...................................................................................................... 17 3.5.1.2 Khó khăn....................................................................................................... 17 3.5.2. Hướng phát triển của công ty............................................................................. 17 Chương 4 : Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty 4.1. Môi trường bên trong................................................................................................18 4.1.1.Các yếu tố liên quan đến quản trị ....................................................................... 18 4.1.1.1. Hoạch định................................................................................................... 18 4.1.1.2. Tổ chức......................................................................................................... 18 4.1.1.3. Lãnh đạo....................................................................................................... 18 4.1.1.4. Kiểm tra........................................................................................................ 18 4.1.2. Các yếu tố liên quan đến nhân sự....................................................................... 18 4.1.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực........................................................... 19 4.1.2.2. Chế độ lương thưởng cho nhân viên............................................................ 19 4.1.2.3. Trình độ của đội ngũ nhân sự....................................................................... 19 4.1.3. Yếu tố liên quan đến sản xuất-tác nghiệp........................................................... 19 4.1.4. Yếu tố Marketing................................................................................................ 20 4.1.5. Yếu tố nghiên cứu phát triển.............................................................................. 20 4.1.6. Yếu tố tài chính.................................................................................................. 20 4.1.7. Hệ thống thông tin.............................................................................................. 21 4.2. Môi trường bên ngoài............................................................................................... 21 4.2.1. Yếu tố kinh tế..................................................................................................... 21 4.2.2. Yếu tố chính trị, pháp luật.................................................................................. 21 4.2.3. Yếu tố tự nhiên................................................................................................... 22 4.2.4. Yếu tố công nghệ................................................................................................ 22 4.2.5. Yếu tố cạnh tranh................................................................................................22 4.2.6. Nhà cung cấp...................................................................................................... 23 4.3 Liên kết các điều kiện bên trong và bên ngoài (phân tích SWOT)........................... 25 4.3.1 Phối hợp điểm mạnh-cơ hội................................................................................ 26 4.3.2 Phối hợp điểm mạnh-đe dọa................................................................................ 26 4.3.3 Phối hợp điểm yếu-cơ hội....................................................................................26
- 4.3.4 Phối hợp điểm yếu-đe dọa................................................................................... 26 4.4 Mục tiêu của công ty................................................................................................. 26 4.4.1 Mục tiêu dài hạn.................................................................................................. 26 4.4.2 Mục tiêu ngắn hạn............................................................................................... 27 Chương 5 : Lập Kế Hoạch Sản Xuất Kinh Doanh Cho Công Ty Phà An Giang 5.1. Kế hoạch sản xuất..................................................................................................... 28 5.1.1. Dự đoán sản lượng-doanh thu vận chuyển phà.................................................. 28 5.1.2 Kế hoạch sản lượng-doanh thu của XN Cơ Khí, XN VTSB............................... 31 5.1.3 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp......................................................................... 32 5.1.4 Dự kiến tài sản cố định tăng thêm....................................................................... 33 5.2 Kế hoạch quản lý nhân sự.......................................................................................... 34 5.2.2 Kế hoạch nhân sự trong công ty.......................................................................... 34 52.3 Về phí quản lý...................................................................................................... 36 5.3 Các dự báo tài chính.................................................................................................. 36 5.4 Một số giải pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh............................................... 40 5.4.1 Giải pháp về quản trị........................................................................................... 40 5.4.2 Giải pháp về Marketing....................................................................................... 40 5.4.3 Giải pháp về sản xuất-tácnghiệp..........................................................................40 Chương 6 : Kết Luận Và Kiến Nghị
- DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU BẢNG SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức công ty Phà An Giang............................................................... 14 BIỂU BẢNG Tran g Bảng 2-1 : Bảng cân đối kế toán dự kiến năm 2001 của CDS.......................................... 8 Bảng 2-2 : Bảng dự báo lãi-lỗ của công ty CDS năm 2001.............................................. 9 Bảng 3-1 : So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch năm 2005........................................ 16 Bảng 4-1 : Tình hình tài chính của công ty qua hai năm 2004,2005............................... 20 Bảng 4-2 : Ma trận SWOT của công ty Phà An Giang................................................... 25 Bảng 4-3 : Bảng doanh thu và tỷ suất LN/DT................................................................. 27 Bảng 5-1 : Sản lượng vận chuyển phà từ năm 2000-2005.............................................. 28 Bảng 5-2 : Tình hình sản lượng-doanh thu vận chuyển phà năm 2005........................... 29 Bảng 5-3 : Kế hoạch sản lượng-doanh thu vận chuyển phà năm 2006........................... 30 Bảng 5-4 : Kế hoạch sản lượng-doanh thu của xí nghiệp Cơ Khí năm 2006.................. 31 Bảng 5-5 : Kế hoạch sản lượng-doanh thu của xí nghiệp VTSB năm 2006....................31 Bảng 5-6 : Kế hoạch chi phí NVLTT dùng cho vận chuyển phà.................................... 32 Bảng 5-7 : Kế hoạch chi phí NVLTT của xí nghiệp Cơ Khí........................................... 33 Bảng 5-8 : Dự kiến nhu cầu TSCĐ tăng thêm................................................................. 33 Bảng 5-9 : Cơ cấu lao động phân theo trình độ............................................................... 34 Bảng 5-10 : Bảng kế hoạch tiền lương của công ty năm 2006........................................ 35 Bảng 5-11 : Bảng phân bổ chi phí quản lý cho các xí nghiệp phà.................................. 36 Bảng 5-12 : Bảng tính chi phí quản lý tại XNCK, XNVTSB......................................... 36 Bảng 5-13 : Bảng dự kiến kết quả hoạt động vận chuyển phà năm 2006....................... 37 Bảng 5-14 : Bảng dự kiến kết quả SXKD của XNCK và XNVTSB............................... 38 Bảng 5-15 : Bảng dự kiến kết quả SXKD của công ty Phà An Giang năm 2006........... 39
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AH : An Hòa BHHK : Bảo hiểm hành khách CG : Châu Giang CP NVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP HĐSXKD : Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh CP QLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp CKGT : Cơ khí giao thông NG : Năng Gù HK : Hành khách KH : Kế hoạch TPLX : Thành phô Long Xuyên TG : Thuận Giang TH : Thực hiện TTP 941 : Trạm thu phí 941 XN : Xí nghiệp VTSB : Vận tải sông biển
- Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy Chương 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động đầu tư ở các doanh nghiệp ngày càng tăng thì việc xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp là rất cần thiết. Nó không chỉ thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư mà nó còn là công cụ hổ trợ giúp ban quản trị doanh nghiệp định hướng và quản lí hoạt động của doanh nghiệp đi theo đúng mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, quá trình lập kế hoạch kinh doanh còn là biện pháp để phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau. Quá trình này đòi hỏi các thành viên chủ chốt phải hợp tác, gắn kết, cùng nhau xem xét, đánh giá và đề ra phương án hoạt động cho doanh nghiệp một cách khách quan, nghiêm túc. Ngoài ra, trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp sẽ nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội cũng như là nguy cơ đang đe doạ doanh nghiệp mình, để từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời. Tóm lại, dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, nếu như doanh nghiệp xây dựng được cho mình một kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy và dùng nó làm công cụ quản lí hoạt động thì chắc chắn sẽ đem về nhiều thành công nhất định cho doanh nghiệp. Nhận thấy được sự cần thiết, những lợi ích cũng như là tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh nên em chọn đề tài “LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY PHÀ AN GIANG GIAI ĐOẠN 2006-2007” để viết luận văn tốt nghiệp cho mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Việc chọn đề tài “Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty Phà An Giang” nhằm những mục tiêu sau : - Tìm hiểu những thuận lợi và những khó khăn hiện tại của công ty - Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ mà công ty đang đối mặt Để từ đó giúp công ty có những chiến lược đối phó, xây dựng những kế hoạch cần thực hiện trong năm 2006. Ngoài ra, thông qua khóa luận này sẽ giúp tác giả nắm bắt tốt hơn cách thức lập kế hoạch kinh doanh và rút ra những kinh nghiệm cho cho bản thân để phục vụ tốt cho ngành học của mình 1.3. Nội dung chính của đề tài Giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành-phát triển của công ty Phà An Giang, bộ máy tổ chức và tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua. Sau đó, đi sâu vào phân tích các yếu tố nội lực, ngoại lực có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó đề ra những chiến lược, kế hoạch cụ thể theo định hướng của công ty giúp công ty hoạt động ngày càng phát triển mạnh hơn. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này chỉ đi vào nghiên cứu 3 lĩnh vực hoạt động chính của công ty Phà An Giang là : vận chuyển phà, cơ khí và hoạt động vận tải sông. Tập trung vào nghiên cứu Trang : 1 SVTH : Nguyễn Anh Thư
- Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy những yếu tố tác động ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh của công ty trong những lĩnh vực này. Do hoạt động của công ty rất đa dạng và thời gian nghiên cứu ngắn, nên khi đề ra kế hoạch kinh doanh và những giải pháp để thực hiện kế hoạch đó, tác giả xin đi sâu vào những kế hoạch quan trọng, thực tế, cần thiết cho công ty hoạt động có hiệu quả. Còn những kế hoạch khác thì không đi sâu vào chi tiết. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng 2 phương pháp : thu thập dữ liệu và phân tích, xử lí dữ liệu 1.5.1 Thu thập dữ liệu : Việc thu thập số liệu được thực hiện thông qua : -Tài liệu của cơ quan thực tập -Tham khảo các tài liệu, sách báo có liên quan 1.5.2 Phân tích, xử lí dữ liệu So sánh, tổng hợp, phân tích những số liệu đã thu thập được; thông kê đơn giản, dự báo tình hình tài chính. -So sánh, tổng hợp : dùng chủ yếu trong phân tích các tỷ số tài chính. Từ những số liệu thu thập, tiến hành so sánh giữa các năm để qua đó thấy được thay đổi tình hình hoạt động của công ty như thế nào? -Phương pháp phân tích SWOT : là phương pháp rất quan trọng, thông qua nó chúng ta thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội hay nguy cơ đang đe doạ công ty. Để từ đó có những chiến lược phù hợp giúp công ty ngày càng phát triển trong ngành. Trang : 2 SVTH : Nguyễn Anh Thư
- Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy Chương 2 CƠ SỞ LÍ THUYẾT Tác giả không dựa trên những định nghĩa, những khái niệm có liên quan đến đề tài của mình để làm cơ sở lí thuyết mà phần cơ sở lí thuyết được tác giả xây dựng bằng cách so sánh bài nghiên cứu của tác giả với một bài nghiên cứu đã có sẵn mà tác giả tìm thấy được trong sách Kế Hoạch Kinh Doanh do Pham Ngọc Thuý làm chủ biên (NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM). Cụ thể đó là việc so sánh giữa “ Kế hoạch kinh doanh cho công ty CDS giai đoạn 2000-2001” với “Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Phà An Giang giai đoạn 2006-2007”. Để từ đó có thể đưa ra những nhận xét về sự đồng nhất và sự khác biệt giữa nghiên cứu của tác giả với bài “Kế hoạch kinh doanh cho công ty CDS”. 2.1 Kế hoạch kinh doanh công ty CDS 2000 – 2001 2.1.1 Tóm tắt tổng quát CDS là một công ty mới thành lập nhằm tham gia hoạt động đào tạo kỹ năng máy tính. Công ty do ông G.I.Netwell, một chuyên gia hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực này thành lập, công ty cung cấp dịch vụ đào tạo kỹ năng máy tính chất lượng cao ở khu vực thành phố Chicago. Lúc đầu CDS chỉ mở các khóa học về Windows, Excel và Word. Đến năm 2000, trên cơ sở phát triển hiện tại, CDS sẽ bắt đầu mở lớp tạo và duy trì các trang web. Sự phát triển về công nghệ và phần mềm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ làm việc nhanh hơn, tuy nhiên cơ hội gia tăng cũng đồng thời với sự phức tạp gia tăng. Kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy các khóa đào tạo kỹ năng máy tính là một trong những dịch vụ phát triển nhanh của đất nước. Do vậy, CDS đang chuẩn bị nắm bắt phần lớn thị trường địa phương trong lĩnh vực này, công ty dự kiến có lời ngay trong năm họat động đầu tiên do qui mô tăng của thị trường và do mức đầu tư ban đầu thấp. Doanh thu nắm đầu tiên dự kiến khoản 350.000 USD. Công ty sẽ tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh (đa số là các công ty lớn) nhờ vào học phí thấp và các tài liệu giảng dạy độc đáo của công ty. CDS chỉ tập trung vào các phần mềm ứng dụng phổ biến để tiếp cận vào phân khúc lớn nhất của một thị trường đang tăng trưởng. Chiến lược tập trung này nhằm tạo dựng cho CDS một vị trí dẫn đầu trong ngành. 2.1.2 Giới thiệu công ty Ông Netwell thành lập công ty năm 1998 và là chủ công ty, cơ sở hoạt động tại thành phố Naperville, bang Illinois. CDS dự định tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng máy tính đối với các phần mềm phổ biến cho các khách hàng bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cá nhân. Ngoài ra, CDS còn dự kiến tổ chức các khóa tạo và duy trì trang web trên internet vào năm 2000. Thêm vào đó, ông Netwell đã phát triển một chiến lược tiếp thị phù hợp cho việc tạo ra một thị phần lớn trong thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ. CDS có khả năng tạo danh tiếng trong việc tổ chức các khóa học đào tạo kỹ năng máy tính có chất lượng. Phụ tá cho ông Netwell là cô Sue Home, đã từng tham gia khóa huấn luyện cho các nhân viên của bộ phận bán hàng và dịch vụ khách hàng của công ty CBM. Cô Home đã có kinh nghiệm về huấn luyện và có thể đáp ứng các tiêu chuẩn cao mà CDS đã thiết lập cho các dịch vụ huấn luyện của công ty. Trang : 3 SVTH : Nguyễn Anh Thư
- Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy 2.1.3 Mô tả dịch vụ Mục đích của CDS là cung cấp các dịch vụ đào tạo kỹ năng sử dụng phần mềm máy tính ở khu vực Chicago. Các khóa học về Microsoft Windows, Excel, Word (hoặc Corel’s Word Perfect) được thiết kế nhằm cung cấp cho các nhân viên và chủ nhân các doanh nghiệp nhỏ các kỹ năng cần thiết để làm việc có hiệu quả trong môi trường kinh doanh đã được máy tính hóa. Khóa huấn luyện về đào tạo và duy trì Web site tổ chức vào năm 2000 nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ tạo ra một địa chỉ giao dịch trên mạng để có thể thực hiện các mục đích tiếp thị và chiêu thị. Điểm mấu chốt để bán được hàng là giá dịch vụ của CDS, do CDS có thể thương lượng thuê địa điểm vừa thuận lợi vừa có mức giá tương đối rẻ nên công ty có thể giảm giá cho khách hàng so với mức giá của các công ty lớn hơn cùng ngành Tài liệu học có sự khác biệt giữa các khóa đào tạo của CDS với các công ty khác là việc sử dụng các bài tập điện tử được ông Netwell biên soạn. Đối với học viên, các tài liệu này vừa hỗ trợ cho quá trình học vừa là tài liệu tham khảo có giá trị sau quá trình học. Học viên của CDS sẽ nhận tài liệu học bằng một đĩa mềm hoặc bằng đĩa CD-ROM. Đối với mỗi bài tập, phần mềm sẽ hoạt động ở góc độ người sử dụng, do vậy sẽ làm họ hiểu nhanh hơn. Các bài tập này minh họa một cách rõ ràng các đặc trưng sử dụng chung cho mỗi áp dụng, cung cấp nhiều thí dụ và thủ thuật nhanh áp dụng cho các tình huống khác nhau của cá nhân và doanh nghiệp. 2.1.4 Nhân sự chủ chốt Ông Netwell vừa là chủ vừa là giám đốc CDS, ông có kinh nghiệm sử dụng các phần mềm máy tính và kỹ năng quản lí khi lãnh đạo nhóm đào tạo và hỗ trợ công nghệ cho công ty CBM. Với 8 năm kinh nghiệm làm kỹ thuật viên hỗ trợ về công nghệ và thực hiện huấn luyện tại chỗ, 3 năm sau đó là trưởng nhóm đào tạo và hỗ trợ công nghệ, ông am hiểu cả hai lĩnh vực giáo dục và kỹ thuật điện tử. Thêm vào đó là kinh nghiệm cài đặt phần mềm và trợ giúp thiết bị mạng, ông Netwell đã thấy trước sự phát triển của một chuỗi các chương trình đào tạo kỹ năng máy tính toàn diện cho những người sử dụng phần mềm máy tính sơ cấp, trung cấp và nâng cao. Các chương trình đào tạo kỹ năng máy tính của CDS sẽ tuân theo qui trình đổi mới trong đó kết hợp giữ hướng dẫn cho từng cá nhân và thực hành tại lớp. Là trưởng nhóm đào tạo và hỗ trợ công nghệ, ông Netwell đã điều hành một nhóm gồm 5 giảng viên tổ chức các khóa huấn luyện về các phần mềm của Microsoft cho nhân viên công ty CBM. Ông Netwell cũng đã trực tiếp giảng dạy một số môn trong đó. Với kinh nghiệm này, ông Netwell sẽ điều phối công việc của một giảng viên bán thời gian và một trợ lí giảng dạy nhằm tạo điều kiện cho học viên của CDS có thể tiếp cận các giảng viên một cách dễ dàng và thuận lợi nhất. Ông cũng đã quản lí một nhóm 6 kỹ thuật viên máy tính là những người từng thực hiện toàn bộ các sửa chữa cho máy tính và máy in. Với nguồn gốc là kỹ thuật viên nên ông Netwell cũng có thể tư vấn cho các kỹ thuật viên khi cần thực hiện các công việc sửa chữa phức tạp. 2.1.5 Kế hoạch tiếp thị Ông Netwell đã thực hiện một số nghiên cứu quan trọng trước khi thành lập CDS, nghiên cứu này tập trung vào sự phát triển đào tạo kỹ năng máy tính nói chung và vào thị trường địa lí mà ông dự kiến thâm nhập. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn lạc quan. Trang : 4 SVTH : Nguyễn Anh Thư
- Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy Theo nhiều tờ báo thương mại có uy tín trong ngành, việc đào tạo kỹ năng máy tính đang ở giai đoạn đầu của thời kì phát triển mạnh. Viện hệ thống thông tin quản lí và ra quyết định mới đây đã thực hiện một nghiên cứu qui mô quốc gia về các nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp nhỏ. Nghiên cứu cho thấy có 85% trong số 1500 chủ doanh nghiệp được thăm dò đã dự báo nhu cầu ngay tức khắc là cần ít nhất 1 nhân viên biết sử dụng các phần mềm thông thường về soạn thảo văn bản và bảng tính của Microsoft. Các chỉ số của ngành công nghiệp máy tính cho thấy lượng máy tính sử dụng ở vùng Trung tây không lệch nhiều so với mức trung bình của quốc gia. Do vậy, các phát hiện của nghiên cứu trên rất có ích trong việc xác định số lượng học viên tương lai của CDS. Ở vùng Chicago, thông tin từ phòng thương mại phía Bắc Illinois cho biết có 20.000 doanh nghiệp được xếp loại từ nhỏ đến vừa (từ 1 đến 50 nhân viên), số nhân viên trung bình là 15 người. Điều đó có nghĩa là thị trường mục tiêu mà CDS nhắm vào có khoảng 300.000 học viên tiềm năng. CDS thực hiện chiến lược tiếp thị tập trung vào chất lượng với chi phí hợp lí, tức là thực hiện đào tạo với chất lượng giống hoặc cao hơn với giá rẻ hơn 25% so với công ty lớn hơn cùng ngành, CDS tin rằng sẽ được khách hàng chấp nhận vì đáp ứng được nhu cầu về thông tin, thời gian và ngân sách của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như cho từng cá nhân. 2.1.5.1 Chiến lược tiếp thị Về cơ bản, CDS sẽ tham gia thị trường với chương trình đào tạo kỹ năng máy tính có chất lượng bằng hoặc cao hơn các đối thủ cạnh tranh lớn hơn, nhưng với giá cả hợp lí hơn. CDS sẽ thực hiện việc tặng quà (bìa, kẹp giấy có in trang trí, các miếng để chuột máy tính…), sẽ thâm nhập thị trường bằng cách nhấn mạnh giá trị và bằng sự nhận dạng các nhu cầu về thông tin, thời gian và ngân sách. CDS xẽ quảng cáo trong nhiều tạp chí doanh nghiệp nhỏ địa phương, hiện tại ông Netwell đã được tờ nguyệt san doanh nghiệp nhỏ Chicago nhận đăng quảng cáo với chi phí là 250 USD/tháng cho nửa trang quảng cáo. Sau 6 tháng, CDS sẽ thực hiện quảng cáo với chi phí 350 USD/tháng cho một trang quảng cáo của tờ Dupage Home Computing Journal. Cách quảng cáo được ưa thích là truyền khẩu, CDS hy vọng sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề về máy tính ở các buổi tiệc trưa tại Phòng thương mại cách doanh nghiệp khoảng 30 dặm. Thêm vào đó, ông Netwell cũng đã viết nhiều bài báo cho các ấn phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả nghiên cứu trong báo cáo của Viện Hệ Thống Thông Tin Quản Lý và Ra Quyết Định cho biết loại tiếp thị này ban đầu có thể thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp thông qua những người tham khảo. CDS cũng dự kiến sử dụng mối quan hệ với các đại lí máy tính mà ông Netwell đã phát triển khi là cán bộ hỗ trợ kỹ thuật tại CBM để thâm nhập vào các doanh nghiệp nhỏ đang muốn mua các hệ thống máy tính. Ông Netwell cũng đã tiếp cận cá nhân các chủ doanh nghiệp để nhận dạng nhu cầu máy tính của họ và tìm cách đáp ứng nhu cầu này. Ông sẽ sử dụng kinh nghiệm, cách huấn luyện riêng, sự hiểu biết về các nhu cầu khách hàng để tìm khách hàng mới và giữ khách hàng cũ mà không dựa vào lực lượng bán hàng. 2.1.5.2 Chiến lược giá CDS sẽ tính phí đào tạo thấp hơn các công ty khác vì CDS có chi phí chung thấp hơn và số lượng nhân viên ít hơn. Dựa vào một khảo sát các công ty đào tạo kỹ năng Trang : 5 SVTH : Nguyễn Anh Thư
- Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy máy tính ở Chicago và các vùng lân cận, chi phí trung bình là 220 USD/người cho phần đào tạo sử dụng Microsoft Word hoặc Excel trong 6 giờ. Với khoảng 450 USD, học viên có thể theo học 3 phần, mỗi phần 6 giờ bao gồm các nội dung như máy tính căn bản, word, Excel CDS hy vọng thu hút được các chủ doanh nghiệp có quan ngại về chi phí đào tạo, do đó công ty dự kiến sẽ tổ chức các khóa đào tạo 6 giờ/khóa về Windows, Excel và Word (hoặc WordPerfect) với giá 155 USD/người cho những người bắt đầu. Các lớp nâng cao sẽ tính mức phí là 165 USD/người. nếu tham gia trọn gói, bao gồm cả đào tạo từ đầu hoặc nâng cao về Word, WordPerfect, Excel và Windows sẽ được tính với giá 380 USD/người. Sovới các đối thủ cạnh tranh, CDS luôn đảm bảo một khoản giảm giá lớn dù là khách hàng chọn hình thức đào tạo nào. 2.1.6 kế hoạch hoạt động 2.1.6.1 Nhân sự CDS hoạch định chi phí lương tối thiểu ở giai đoạn khởi đầu, do vậy CDS sẽ chỉ có 2 nhân viên là ông G.I.Netwell và cô June Kelvin. Cô Kelvin sẽ làm việc bán thời gian và có nhiệm vụ vừa là nhà đào tạo vừa là trợ lý văn phòng. Trong thời kỳ đông sinh viên, CDS sẽ kí hợp đồng thuê một giảng viên bán thời gian, đó là cô Sue Howe. Cô Howe sẽ phụ trách các lớp buổi tối và cuối tuần, trừ khoảng thời gian hè và các kỳ nghỉ đông. Cô Howe cũng sẽ được đào tạo thêm để có thể xem xét và đánh giá các sản phẩm mạng và phần mềm mới. Khi còn làm việc cho CBM, cô cũng đã được đào tạo và nhận chứng chỉ Microsoft Certified Systems Engineer. Cô rất thành thạo trong việc hoạch định, triển khai, duy trì và hỗ trợ các hệ thống thông tin bao gồm Microsoft Windows NT, Backoffice và nhiều phần mềm khác. Thêm vào đó, cô cũng nhận một số chứng chỉ từ Viện đào tạo công nghệ phần mềm về Microsoft Word, Excel, PowerPoint và Windows. CDS và cô Howe cùng thỏa thuận như sau : cô Howe được trả 180 USD cho mỗi lớp 3 giờ đối với các học viên mới bắt đầu. Đối với lớp nâng cao, sẽ được trả 200 USD cho mỗi lớp 3 giờ. Trong những tháng đông học viên, nếu một tuần cô Howe dạy 2 lớp 3 giờ và 2 lớp nâng cao, cô sẽ được trả 760 USD/tuần. Trợ lí văn phòng và đào tạo, June Kelvin đã có 5 năm kinh nghiệm là cán bộ quản lí văn phòng cho một công ty đào tạo lớn, cô cũng đã được học hầu hết các phần mềm phổ biến. Do vậy, cô có thể trợ giúp cho các giảng viên khi có các lớp đông. CDS trả cho Kelvin 8 USD/giờ đối với công việc chung ở văn phòng và 12 USD/giờ khi nào cô phải trợ giúp cho giảng viên ở lớp học. Ông Netwell ước tính trung bình một tuần cô Kelvin sẽ làm việc ở văn phòng khoảng 10 giờ và 6 giờ ở lớp học. Như vậy mức lương chi trả cho cô khoảng 200 USD/tuần. 2.1.6.2 Vấn đề học phí CDS sẽ yêu cầu một khoản phí đăng ký không hoàn lại, sau đó học viên phải nộp toàn bộ học phí khi dự lớp. Có thể nộp học phí bằng séc, tiền mặt hoặc thẻ tín dụng. CDS sẽ cho các công ty có số lượng học viên từ 20 người trở lên được trả chậm hàng tháng. Vì thu nhập từ phân khúc khách hàng này được ước tính là nhỏ nên rủi ro của việc khách hàng mất khả năng chi trả không lớn, khoản phải thu và chi phí nợ khó đòi sẽ không quá 3% doanh thu ròng hàng tháng. 2.1.6.3 Chi phí Trang : 6 SVTH : Nguyễn Anh Thư
- Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy Sau chi phí lương, chi phí máy tính và các phương tiện đào tạo là chi phí lớn nhất của CDS. Thiết bị máy tính : theo một phân tích tài chính và các quan hệ khác khi mua, thuê ngắn hạn và thuê dài hạn các thiết bị. CDS đã quyết định thuê dài hạn máy tính và máy in. Một yếu tố quan trọng cần xem xét khi ra quyết định mua thiết bị là các thiết bị sẽ có thời kỳ không dùng đến nhưng công ty phải có sẵn các máy tính ở mức theo yêu cầu tối thiểu cho khách hàng sử dụng. Chi phí đầu tư ban đầu cho việc mua 15 máy tính cũng là yếu tố cần xem xét khi quyết định thuê dài hạn hay thuê ngắn hạn các thiết bị. Trường hợp mua : CDS đã thu thập các bảng giá từ một số nhà phân phối máy tính đối với máy Pentum III, 500 MHz, 64 MB Ram, ổ đĩa cứng 10 gigabyte và tất cả các phần mềm cần thiết. Giá mua mà CDS thương lượng được là 2.699 USD/máy tính và 3.000 USD cho máy in. Như vậy, tổng giá mua là 46.855 UDS bao gồm cả thuế. Trường hợp thuê ngắn hạn : dựa vào các bảng giá thu thập được từ nhiều công ty cho thuê máy tính hàng đầu ở Chicago, CDS có thể thuê số lượng máy tính trên với mức chi trả cho một máy là 140 USD/tuần. Theo như dự kiến sẽ có hai lớp với không quá 15 học viên mỗi tuần, do vậy chi phí thuê hàng tháng đối với các máy tính này và một máy in laser sẽ là 8.450 USD. Trường hợp thuê dài hạn : công ty cũng có thể thuê dài hạn 15 máy tính và một máy in như trên với giá là 33.500 USD bao gồm cả chi phí bảo trì. Thời gian thuê kéo dài 36 tháng với lãi suất 11%/năm. Tổng chi phí cho 36 tháng là 37.855 USD. Như vậy chi phí thuê dài hạn là 3.154 USD/tháng, con số này rẻ hơn phương án thuê ngắn hạn khoảng 5.000 USD/tháng. Phương tiện huấn luyện : căn cứ vào các loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng. CDS có thể chọn phương án thuê phương tiện đào tạo và sử dụng phương tiện này cùng thực hiện đào tạo tại nhà của học viên. Phương án thuê có thể giảm chi phí nhưng CDS không nên thực hiện vì công ty hy vọng thu lợi phần lớn từ các lớp học có đông học viên. Lý do là người huấn luyện thực hiện các công việc hầu như giống nhau để dạy một lớp đông cũng như để dạy cho một cá nhân nhưng mức thu nhập của một lớp đông bao giờ cũng cao hơn lớp có ít học viên. 2.1.7 Các dự báo tài chính Trang : 7 SVTH : Nguyễn Anh Thư
- Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy Bảng 2-1 : Bảng cân đối kế toán dự kiến năm 2001 của CDS ĐVT : USD Tài sản Tài sản lưu động Tiền mặt 259.723 Khoản phải thu 2.144 Trừ : dự phòng nợ khó đòi 107 2.037 Tồn kho hàng hóa 1.000 Phí bảo hiểm trả trước 600 Phiếu nợ phải thu 0 Tổng tài sản lưu động 263.360 Tài sản cố định Xe cộ 5.000 Trừ : khấu hao tích luỹ 600 4.400 Đồ trang trí nội thất 6.000 Trừ : khấu hao tích luỹ 1.200 4.800 Thiết bị văn phòng-Máy tính 3.000 Trừ khấu hao tích lũy 600 2.400 Nhà cửa 0 Đất đai 0 Tổng tài sản cố định 11.600 Tổng tài sản 274.960 Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn Khoản phải trả 0 Nợ thuế lương-tháng 12 807 Nợ lương 0 Tiền khách hàng ứng trước-tháng 1 0 Tổng nợ ngắn hạn 807 Nợ dài hạn Phiếu nợ dài hạn 0 Vay thế chấp 0 Tổng nợ dài hạn 0 Vốn chủ sở hữu Vốn 10.000 Lãi ròng (lỗ) 284.153 Trừ : rút vốn – chia lãi cổ đông 20.000 Tổng vốn 274.153 Tổng nợ phải trả và vốn 274.960 Trang : 8 SVTH : Nguyễn Anh Thư
- Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy Bảng 2-2 : Bảng dự báo lãi-lỗ của công ty CDS năm 2001 ĐVT : USD Chỉ Tiêu Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Doanh Thu 33.352 37.828 42.032 42.032 40.357 34.480 36.074 23.818 31.096 37.555 47.636 42.887 GVHB 3.090 2.470 2.790 2.910 3.320 2.760 2.060 1.900 2.500 3.060 4.000 3.111 Lãi gộp 30.262 35.358 39.242 39.122 37.037 31.720 34.014 21.918 28.596 34.495 43.636 39.776 CP HĐSXKD Lương 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 Thuê máy tính 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 Lao động hợp đồng 1.672 1.672 1.672 1.672 0 0 0 0 1.672 1.672 1.672 0 CP khấu hao 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 CP giao hàng 30 30 0 0 36 31 24 22 29 35 44 40 Bảo hiểm 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 Văn phòng phẩm 400 460 506 506 400 409 307 276 359 431 539 485 Thuế lương 1.056 1.056 1.056 1.056 807 807 807 807 1.056 1.056 1.056 807 CP thuê 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 CP chuyên gia 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 Quãng cáo 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 CP khác 1.353 1.373 1.349 1.366 1.342 1.318 1.284 1.275 1.304 1.369 1.408 1.389 Tổng CP 19.736 19.816 19.808 19.825 17.810 17.790 17.647 17.605 19.645 19.788 19.944 17.946 LN trước thuế 10.526 15.542 19.434 19.297 19.227 13.930 16.367 4.313 8.951 14.707 23.692 21.830 Trang : 9 SVTH : Nguyễn Anh Thư
- Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy 2.2 Những điểm tương đồng giữa “lập kế hoạch kinh doanh cho công ty CDS” với “lập kế hoạch kinh doanh cho công ty Phà An Giang” Kế hoạch kinh doanh có thể được thiết lập cho nhiều mục đích khác nhau, nhiều tình huống doanh nghiệp khác nhau và nhiều đối tượng đọc khác nhau. Tuy vậy, hầu hết kế hoạch kinh doanh đều đề cập đến các nội dung chủ yếu tương tự nhau. Cụ thể điểm tương đồng giữa hai kế hoạch kinh doanh trên là : - Thứ nhất, trình tự bố cục đều được thực hiện theo ba bước : mô tả, phân tích-hoạch định, lượng hóa-đánh giá. Trong nội dung đầu tiên, phần mô tả bao gồm : mô tả công ty, mô tả dịch vụ của công ty và mô tả về thị trường, môi trường kinh doanh. Để qua đó, người đọc có thể hiểu rõ hơn về công ty, về những dịch vụ của họ, đồng thời còn nhận biết được những xu thế thay đổi đang diễn ra trong môi trường kinh doanh. Nội dung tiếp theo là phần trọng tâm của kế hoạch kinh doanh, nó bao gồm mục tiêu của công ty, các chiến lược chung và những cách thức dự định sẽ triển khai để thực hiện mục tiêu đó. Cụ thể các chiến lược chung ở đây là kế hoạch tiếp thị, kế hoạch hoạt động và kế hoạch nhân sự. Cuối cùng là phần chi tiết hóa các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch kinh doanh và dự báo các kết quả tài chính mà công ty sẽ đạt được vào cuối kỳ kế hoạch. - Thứ hai, mục đích của hai kế hoạch kinh doanh này là dùng để định hướng hoạt động cho công ty. 2.3 Những điểm khác biệt Có một vài điểm khác biệt giữa hai nghiên cứu này như sau : - Cả 2 công ty đều hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau. Một bên là hoạt động dịch vụ đào tạo và phát triển kỹ năng máy tính, một bên là hoạt động dịch vụ vận tải. Vì vậy mà việc tập trung đầu tư vào tài sản ở hai công ty này cũng khác nhau. Đối với công ty CDS thì nguồn tài sản quan trọng là đội ngũ giáo viên giàu năng lực và có trình độ cao. Đối với công ty phà An Giang thì đầu tư vào việc mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để phụ vụ cho công ty của mình. - Yếu tố thành công cốt lõi : + Đối với công ty CDS thì yếu tố giúp công ty thành công trong ngành phát triển đào tạo kỹ năng máy tính là do người chủ công ty đã biết nắm bắt những cơ hội, nhận thấy nhiều tiềm năng từ lĩnh vực hoạt động này nên quyết định thành lập công ty CDS vào những giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển ngành. Bên cạnh đó, cùng với chiến lược giá thấp nhưng chất lượng đào tạo cao nên CDS đã dễ dàng nắm bắt phần lớn thị trường địa phương trong lĩnh vực này. + Đối với công ty Phà An Giang thì yếu tố giúp công ty thành công đó là nhờ những xí nghiệp phà được đặt tại những vị trí giao thông huyết mạch trong địa bàn Tỉnh, giúp nối liền các tuyến đường giao thông từ nơi này sang nơi khác. Vì vậy mà sự giao thương qua lại của người dân được thông suốt. - Trong bài “lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang” có nêu lên những giải pháp để thực hiện tốt hơn các kế hoạch đã đề ra. Trang : 10 SVTH : Nguyễn Anh Thư
- Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy Chương 3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHÀ AN GIANG 3.1 Lịch Sử Hình Thành Và Quá Trình Phát Triển Công Ty Công ty Phà An Giang được thành lập theo quyết định số 83/QĐ.UB ngày 07/12/1996 trên cơ sở sáp nhập các bến phà An Hòa, Năng Gù, Châu Giang, Cồn Tiên và Thuận Giang. Là một doanh nghiệp nhà nước được tổ chức theo loại hình hoạt động công ích có kinh doanh. * Mục đích hoạt động và ngành nghề kinh doanh : - Lĩnh vực hoạt động công ích : + Đưa đón hành khách, hàng hóa và các phương tiện giao thông đường bộ + Tổ chức cứu hộ các phương tiện giao thông thủy - Lĩnh vực hoạt động kinh doanh : + Thiết kế, đóng mới và trung đại tu các phương tiện vận tải thủy + Lắp đặt hệ động lực các phương tiện tàu sông + Gia công lắp ráp và sửa chữa hệ thống ponton, cầu sắt + Nạo vét luồng lạch, lòng sông và khai thông bến bãi + Thiết kế công trình giao thông + Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi. * Trụ sở chính : Số 360 – Lý Thái Tổ - Phường Mỹ Long – TPLX – An Giang - Điện thoại : (076)846379 – Fax : (076)842723. Năm 1997, công ty chỉ gồm có 5 đơn vị trực thuộc. Đến nay, lên đến 7 đơn vị trực thuộc gồm : Xí nghiệp phà An Hòa, Năng Gù, Châu Giang, xí nghiệp Cầu-Phà Thuận Giang, trạm thu phí TL 941, xí nghiệp Cơ khí Giao Thông, xí nghiệp Vận Tải Sông Biển. Hoạt động kinh doanh ổn định, có hiệu quả ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Phát triển về qui mô : từ 4 bến phà cũ kỹ sử dụng bãi chuồi, nay đã được phát triển thành 7 bến phà với trang bị cầu dẫn, ponton, số lượng phà trên 37chiếc. Công ty chú trọng trang bị máy móc thiết bị hiện đại và đồng bộ, không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất và quản lí. Tổng nguồn vốn đầu tư cho tất cả các xí nghiệp hiện nay trên 230 tỷ đồng. Sản lượng – doanh thu liên tục tăng với tốc độ bình quân hàng năm từ 10-15%, đảm bảo đời sống cho hơn 485 cán bộ công nhân viên toàn công ty. Từ năm 1997 đến nay, công ty đã nhận nhiều bằng khen và cờ thi đua của bộ GTVT và UBND Tỉnh, năm 2000 đơn vị vinh dự được nhận Huận chương lao động hạng II. Bên cạnh đó công ty còn tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Năm 1997, tổng số lao động toàn công ty là 198 người với thu nhập bình quân là 1.000.000 đ/người/tháng. Đến nay nhân sự công ty lên đến 485 người, thu nhập bình quân là 1.650.000 đ/người/tháng. Hàng năm công ty đều có kế hoạch cho nhân viên thi nâng Trang : 11 SVTH : Nguyễn Anh Thư
- Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy cao tay nghề, bậc thợ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt cho công việc của mình. Đạt được những thành quả như vậy là nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Tỉnh, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, những định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo công ty, cùng với sự nổ lực hết mình, đoàn kết, không ngại gian khó, dám nghĩ dám làm của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty đã giúp cho công ty nhanh chóng khắc phục những khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát huy tốt phẩm chất của người lính cụ Hồ trong mặt trận mới “Mặt trận kinh tế”. 3.2 Giới Thiệu Khái Quát Về Các Xí Nghiệp Phà, Xí Nghiệp Cơ Khí, Xí Nghiệp Vận Tải Sông Biển Và Hai Trạm Thu Phí Trực Thuộc Công Ty Phà An Giang. 3.1.1 Các Xí Nghiệp Phà : Các xí nghiệp phà An Hòa, Năng Gù, Châu Giang, Thuận Giang đều là những đơn vị trực thuộc Công Ty Phà An Giang, hoạt động theo sự quản lý toàn diện và trực tiếp của công ty. Mỗi xí nghiệp hoạt động ở những địa bàn khác nhau nhưng đều có nhiệm vụ chung là : tổ chức đưa đón hành khách, hàng hóa và các phương tiện vận tải bộ. Đảm bảo an toàn, nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và lưu thông hàng hóa được thông suốt. Cơ cấu tổ chức của các xí nghiệp trên gồm : - Ban giám đốc xí nghiệp - Bộ phận nghiệp vụ : phòng kế hoạch-kỹ thuật-vật tư, phòng tổ chức hành chánh quản trị. - Bộ phận sản xuất : đội bảo vệ và bán soát vé, đội vượt sông và sửa chữa Khi bắt đầu hoạt động công ty chỉ được trang bị 21 chiếc phà, trong đó chỉ có bến An Hòa là sử dụng Ponton, cầu dẫn. Đến nay,năng lực vận chuyển lên đến 37 chiếc phà được phân bổ cho 7 bến, có 4 bến phà được đầu tư trang bị ponton, cầu dẫn. Ngoài các phương tiện vận tải đã nêu, ở các xí nghiệp phà còn có hệ thống thiết bị phụ trợ như : nhà chờ khách, nhà vệ sinh, nhà tập thể cho nhân viên, nhà trực ca, phòng bán vé…đã được đầu tư đồng bộ phù hợp với quy mô hoạt động của từng bến. 3.2.2 Xí Nghiệp Cơ Khí Giao Thông Kinh doanh các ngành nghề chính : - Đóng mới và đại tu các phương tiện vận tải thủy - Lắp đặt hệ thống động lực cho các phương tiện vận tải thủy - Gia công lắp ráp và sửa chữa các hệ thống ponton sắt - Gia công cầu sắt và các sản phẩm cơ khí khác - Nạo vét luồng lạch, lòng sông và khai thông bến bãi Trụ sở chính đặt tại : đường Nguyễn Thanh Sơn, phường Bình Khánh, TP.Long Xuyên, An Giang. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành xí nghiệp gồm : - Ban giám đốc xí nghiệp - Bộ phận nghiệp vụ : phòng kế toán, phòng kế hoạch-kỹ thuật-vật tư, phòng tổ chức hành chính-lao động tiền lương. Trang : 12 SVTH : Nguyễn Anh Thư
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty phà An Giang
51 p | 1696 | 550
-
Thuyết trình Kế hoạch doanh nghiệp 2: Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm cafe Trung Nguyên
36 p | 1641 | 520
-
Tiểu luận: Lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
27 p | 2378 | 440
-
Bài luận Lập kế hoạch kinh doanh dự án khu phức hợp Sài Gòn Savico
57 p | 1633 | 319
-
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh Nhà hàng đồ ăn côn trùng Đồng Ngoại
64 p | 956 | 224
-
ĐỀ TÀI " LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH HUY NAM "
86 p | 820 | 208
-
Luận văn: Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam
86 p | 809 | 202
-
Đề tài " Lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp "
39 p | 526 | 173
-
Lập kế hoạch kinh doanh-doanh nghiệp Thái Hòa
8 p | 359 | 119
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Lập kế hoạch truyền thông cho sản phẩm phô mai Wel Cheese
88 p | 824 | 91
-
Luận văn: Lập kế hoạch kinh doanh cho cơ sở Hưng Quang giai đoạn 2008-2010
63 p | 242 | 72
-
Khóa luận tốt nghiệp: Lập kế hoạch kinh doanh xe đạp điện cho công ty ECO Duy Trí phân phối tại Thành phố Huế
85 p | 261 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty cổ phần đầu tư C.E.O
120 p | 404 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Lập kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp cho Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Thời trang NTP
166 p | 189 | 67
-
Luận văn đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cho cơ sở Hưng Quang giai đoạn 2008 - 2010
63 p | 293 | 57
-
Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh lữ hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2020 cho Saigontourist
73 p | 292 | 50
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty cổ phần đầu tư CEO
7 p | 128 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn