intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh lữ hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2020 cho Saigontourist

Chia sẻ: Truong Vu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:73

279
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận bao gồm 3 chương với các nội dung: giới thiệu Saigontourist; phân tích thị trường kinh doanh lữ hành; lập kế hoạch kinh doanh 6 tháng cuối 2020. Mời các bạn cùng tham khảo tiểu luận để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh lữ hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2020 cho Saigontourist

  1. ĐẠI HỌC KHOA HỌC XàHỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA DU LỊCH LỚP QUẢN TRỊ LỮ HÀNH K8 Báo cáo cuối kỳ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH  TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2020 CHO  SAIGONTOURIST Môn học: Quản trị kinh doanh lữ hành Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Kim Thoại Nhóm Companion Travel
  2. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2020 PHẦN MỞ ĐẦU Trong lĩnh vực du lịch nước ta, Saigontourist là một doanh nghiệp lữ hành lâu  năm, có kinh nghiệm tổ chức những chương trình du lịch chuyên nghiệp và là  một trong những doanh nghiệp lớn, kiểu mẫu trong vấn đề  tổ  chức và hoạt   động kinh doanh. Do đó, nhóm Companion quyết định lựa chọn Saigontourist  làm chủ  thể  để  tìm hiểu và phân tích trong môn học “Quản trị  kinh doanh lữ  hành”. Đặc biệt, ngành du lịch nước ta nói riêng và trên thế  giới nói chung đang trải   qua giai đoạn vô cùng khó khăn do  ảnh hưởng của dịch bệnh Covid­19. Nửa   đầu năm 2020 đã là giai đoạn gần như đóng băng hoàn toàn. Do đó, quý III­IV  của năm 2020 sẽ  là giai đoạn vô cùng then chốt trong quá trình phục hồi sau  dịch.   Trong   bối   cảnh   đặc   thù   như   vậy,   việc   nghiên   cứu   các   vấn   đề   của  Saigontourist cũng như  tìm hiểu cách thức mà doanh nghiệp này khôi phục   kinh doanh là chủ đề nhóm thực hiện trong bài báo cáo của môn học này.  Trong quá trình thực hiện bài báo cáo này, nhóm Companion xin gửi lời cảm  ơn đến các tác giả  của các nguồn tham khảo, các hình ảnh đã được sử  dụng  trong nội dung. Đồng thời, bài báo cáo cũng sẽ  không được hoàn thành nếu  không có sự  hướng dẫn, góp ý của giảng viên Th.S Nguyễn Thị  Kim Thoại.   Nhóm xin gửi đến Cô lời cảm ơn chân thành. 2
  3. MỤC LỤC Danh mục bảng, biểu, hình ảnh......................................................................v CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SAIGONTOURIST.........................................1 1.1.Tổng quan về doanh nghiệp.......................................................................1 1.2.Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu....................................................................2 1.3.Sản phẩm – dịch vụ...................................................................................3 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG KINH DOANH LỮ HÀNH. .6 2.1. Phân tích môi trường vĩ mô.......................................................................6 2.2. Phân tích môi trường vi mô.....................................................................14 2.3. Phân tích môi trường ngành, các áp lực cạnh tranh................................23 2.4. Nghiên cứu thị trường kinh doanh lữ hành ............................................34 CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 6 THÁNG CUỐI 2020 41 3.1. Lựa chọn chiến lược kinh doanh dựa trên ma trận S.W.O.T..................41 3.2. Kế hoạch kinh doanh lữ hành cho Saigontourist 6 tháng cuối 2020.......49 Danh mục tài liệu tham khảo..........................................................................vi Phụ lục.............................................................................................................x 3
  4. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH BẢNG Bảng  2.1.  Quy trình thiết kế  tour của Saigontourist Hà Nội (Hải Bình,2019)  trang 19. HÌNH ẢNH Hình 1.1: Logo và slogan Saigontourist (Saigontourist), trang 1. Hình 1.2: Đồng phục và nhân viên Saigontourist (Saigontourist), trang 2. Hình 1.3: Một  ấn phẩm có sử dụng bộ  nhận diện thương hiệu Saigontourist   (Saigontourist), trang 2. Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Saigontourist (Bùi Công Vương, 2014), trang 21. Hình 2.2: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter, trang 32. Hình 2.3: Danh sách Top 10 Công ty Du lịch ­ Lữ hành Việt Nam uy tín năm  2019 (Vietnam Report), trang 34. Hình 2.4:  Thống kê về  cơ  cấu giới tính, độ  tuổi và thu nhập bình quân của  người trả lời khảo sát. 4
  5. Hình 2.5: Thống kê thể  hiện tần suất khách hàng đi du lịch với Saigontourist   và điểm đến của họ. Hình 2.6: Thống kê về  sự  hài lòng của khách hàng với chất lượng và giá cả  của tour IKO Saigontourist Hình 2.7: Vẫn còn số lượng đáng kể khách chưa thật hài lòng với giá cả  tour   IKO Hình 2.8: Khách hàng hài lòng cao với hướng dẫn viên  Hình 2.9:  Độ  hài lòng cao của khách hàng dành cho các tiêu chí hướng dẫn   viên nhưng chưa thật sự thỏa mãn về độ đa dạng của hệ thống sản phẩm tour  IKO Hình 2.10: Độ hài lòng chưa cao đối với tiêu chí về tài xế cũng như địa điểm  ăn uống 5
  6. Chương 1 GIỚI THIỆU SAIGONTOURIST 1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP: Saigontourist là một trong những thương hiệu lữ hành lớn nhất Việt Nam, tên  đầy đủ  là Công ty Du lịch Thành phố  Hồ  Chí Minh, thành lập từ  năm 1975.   Đến năm 1999, “Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn được thành lập, bao gồm nhiều   đơn vị  thành viên, trong đó lấy Công ty Du lịch thành phố  Hồ  Chí Minh làm  nòng cốt”  1. Ngoài ra, Saigontourist hiện đang quản lý 8 công ty dịch vụ  lữ  hành, 54 khách sạn, 13 khu du lịch và 28 nhà hàng. Đồng thời công ty có nhiều  1 Website Saigontourist.net. 6
  7. mối liên hệ đối tác với quốc tế và lấy thị  trường quốc tế làm trọng tâm phát  triển. Logo & Slogan Saigontourist chọn cho mình màu vàng của một bông hoa mai cách điệu, chữ  trắng nằm trên nền màu xanh rất sang trọng và lịch thiệp.  Hình 1.1: Logo và slogan Saigontourist (nguồn: website Saigontourist) Saigontourist   với   slogan   “Tận   hưởng   bản   sắc   Việt”,   lại   có   thiên   hướng  nghiêng nhiều hơn về  trải nghiệm và những giá trị  đích thực mà nhà kinh  doanh lữ hành mang lại cho khách hàng của mình.  Hình 1.2 (trái): Đồng phục và nhân viên Saigontourist Hình 1.3 (phải): Một ấn phẩm có sử dụng bộ nhận diện thương hiệu  Saigontourist 1.2. TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, MỤC TIÊU: 7
  8. 1.2.1. Tầm nhìn  Trở thành một trong những thương hiệu du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam   Á, nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam. Phát triển theo xu hướng hội nhập, bền vững, hiệu quả doanh nghiệp gắn với   các giá trị văn hóa bản địa, lợi ích cộng đồng.  1.2.2. Sứ mệnh Tối đa hóa hiệu quả  kinh doanh. Mang lại cho khách hàng sự  trải nghiệm   thông qua các dòng sản phẩm, chuỗi dịch vụ độc đáo, khác biệt, chứa đựng giá  trị  văn hóa tinh thần với chất lượng quốc tế. Quảng bá hình  ảnh, tinh hoa  truyền thống và bản sắc Việt. Khai thác tối đa sức mạnh tổng hợp từ các lĩnh vực hoạt động chính, góp phần   phát triển du lịch Việt Nam lên tầm cao mới.  1.2.3. Giá trị cốt lõi Uy tín của thương hiệu du lịch, khách sạn hàng đầu Việt Nam và khu vực.   Nền tảng văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc. Hệ  thống sản phẩm, dịch vụ  đa dạng, đạt chuẩn, đẳng cấp. Truyền thống  hiếu khách và tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, tận tâm, đáp ứng các nhu cầu  đa dạng, cao cấp của khách hàng.   1.2.4. Lĩnh vực hoạt động Có tầm ảnh hưởng và phạm vi hoạt động rộng khắp, là thành viên của các tổ  chức du lịch uy tín trong nước và trên thế giới. Hoạt động kinh doanh trong 4 lĩnh vực cốt lõi: Khách sạn – khu du lịch, Nhà  hàng, Dịch vụ Lữ hành, Vui chơi giải trí. Đồng thời, Saigontourist sử dụng các  8
  9. ưu thế trong các dịch vụ liên quan để đầu tư và kiểm soát các dịch vụ hỗ trợ;  sử  dụng lợi thế  chuyên môn hoá nhằm hoạt động đa chức năng, qua đó nâng  cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tối đa hoá khả năng cạnh tranh. 1.3. SẢN PHẨM – DỊCH VỤ: 1.3.1. Sản phẩm lữ hành: Về  lữ  hành, Saigontourist quản lý các công ty con cung cấp dịch vụ  lữ  hành  như Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, Công ty du lịch Tân Định, Công ty  du lịch Phú Thọ, Công ty du lịch Chợ Lớn... Các tour du lịch nội địa: Cung cấp các tour ngắn ngày và dài ngày, khai thác  hầu như tất cả các tuyến du lịch nội địa hiện nay. Các tour du lịch nước ngoài: Thị trường châu Á là thị trường lớn nhất với trên  10 quốc gia được khai thác các chương trình tour ngoài ra  ở  thị  trường châu   Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu phi vẫn đang được khai thác mạnh mẽ.        Dịch vụ  vé máy bay:  Là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng  không Quốc tế  ­ IATA, Công ty Dịch vụ  Lữ  hành Saigontourist đặt chỗ  và   xuất vé máy bay trực tiếp cho nhiều hãng hàng không lớn trên thế  giới. Sử  dụng dịch vụ vé máy bay của Lữ hành Saigontourist, khách hàng luôn có cơ hội  tiếp cận hành trình bay một cách nhanh nhất với chi phí cạnh tranh nhất. Lữ  hành Saigontourist là đại lý vé chính thức của các hãng hàng không quốc tế. Dịch vụ thuê xe: Dịch vụ thuê xe du lịch, đội xe hiện đại, nhiều chủng loại xe  đời mới, tiện nghi nhất từ 4 đến 45 chỗ. 1.3.2. Dịch vụ du học: Saigontourist có 15 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn các dịch vụ du học cho   học sinh đến các nước phát triển như  Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Canada,  9
  10. Thụy Sĩ,… và các nước trong khu vực Châu Á như Singapore, Philippines, Hàn  Quốc, Nhật Bản,… 1.3.3. Dịch vụ bảo hiểm du lịch:  cung cấp đầy đủ các loại bảo hiểm du lịch. 1.3.4. Khách sạn:  Trong lĩnh vực khách sạn, Saigontourist hiện có 45 khách sạn, gồm 8 khách   sạn 5 sao: Rex, Majestic, Grand, Caravelle, New World, Sheraton, Pullman SG   Centre và Majestic Móng Cái. Còn lại là 24 khách sạn, khu nghỉ dưỡng 4 sao và  13 khách sạn 3 sao. Sở hữu hệ thống khách sạn lớn nhất cả  nước, doanh thu   và lợi nhuận Saigontourist đều ở mức nghìn tỷ mỗi năm. Năm 2016, doanh thu   tổng công ty đạt hơn 5.800 tỷ  đồng, lợi nhuận 1.348 tỷ  đồng. So với 5 năm  trước, doanh thu Saigontourist tăng trưởng 23% nhưng lợi nhuận giảm nhẹ. 1.3.5. Nhà hàng:  Saigontourist có Làng du lịch Bình Quới, Nhà hàng Cung đình ­ khách sạn Rex,   nhà hàng Đệ  Nhất, nhà hàng Bia tươi Lion, nhà hàng Vietnam House và nhà  hàng Ái Huê. Bên cạnh đó, Saigontourist còn sở hữu các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực   giải trí thể thao, đào tạo như Công viên văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch sinh thái  Vàm Sát, Công ty LD Hoa Việt (Golf Thủ Đức), Trung tâm Hội chợ  & Triển   lãm Sài Gòn (SECC), Công ty TNHH Truyền hình Cáp Saigontourist, Trường   Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist và các câu lạc bộ  trò chơi có   thưởng (bingo club). 10
  11. Chương 2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG KINH DOANH LỮ  HÀNH CHO SAIGONTOURIST 2.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VĨ MÔ: 2.1.1. Văn hoá 11
  12. Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời, đa dạng bản sắc và sản phẩm văn hoá   nghệ thuật. Nguồn tài nguyên văn hóa Việt Nam đa dạng về  loại hình và có giá trị  trên   nhiều khía cạnh, được công nhận bởi nhiều tổ  chức  quốc tế có uy tín. Đó là  điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch nói riêng và đất nước nói chung..  Bên cạnh những kết quả  đã đạt được thì văn hóa nước ta thời gian qua còn   tồn tại một số hạn chế. Một là, đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng với tiềm năng và sứ mệnh trong   việc phát triển. Về tổng thể, mức đầu tư cho văn hóa trong tổng chi ngân sách   tương đối thấp so với các lĩnh vực khác, chưa tương xứng với thực tiễn, chưa   đồng đều.  Hai là, chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch văn hóa chưa cao; còn thiếu các   sản phẩm văn hoá đặc thù  ở cấp độ  vùng và quốc gia, khu vực và quốc tế…  Các sản phẩm văn hóa Việt Nam vẫn chưa thực sự sáng tạo, phong phú, chưa  đáp ứng được nhu cầu của công chúng, năng lực cạnh tranh trên thị trường nội  địa và thị trường quốc tế còn thấp. Ba là, bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị phai nhạt. Nhiều dân tộc thiểu số  đã và đang mất dần những nét văn hóa đặc sắc trong tiến trình phát triển, hội  nhập, đời sống văn hóa nghệ thuật nghèo nàn.  Bốn là, môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai,   trái với thuần phong mỹ tục. Văn hóa ứng xử nơi công cộng, ở công sở, trong  gia đình, nhà trường có nhiều bất cập.  Tiểu kết Cơ hội  12
  13. Văn hoá là tài nguyên thu hút khách du lịch Văn hoá tạo nên bản sắc riêng cho quốc gia Thách thức  Văn hoá tiêu cực làm khách du lịch sợ hãi Một số giá trị văn hoá đang dần bị mai một 2.1.2. Xã hội Hiện nay, lợi thế lớn nhất của Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào và  cơ cấu lao động trẻ. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, Việt Nam có khoảng  94  triệu   lao   động,   trong   đó,   lực   lượng  lao  động   từ   15   tuổi  trở   lên  chiếm   khoảng 55,16 triệu người.  Đồng thời, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện   đáng kể  và là quốc gia có tốc độ  tăng năng suất lao động cao trong khu vực  ASEAN. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế  theo   giá hiện hành năm 2018  ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương  4.512 USD.  Song song với đó, chất lượng lao động Việt Nam trong những năm qua cũng đã   từng bước được nâng lên. Lao động qua đào tạo đã phần nào đáp  ứng được  yêu cầu của doanh nghiệp và thị  trường lao động. Lực lượng lao động kỹ  thuật của Việt Nam đã làm chủ được khoa học ­ công nghệ, đảm nhận được  hầu hết các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trước đây  phải thuê chuyên gia nước ngoài… Tuy nhiên, nguồn nhân lực của Việt Nam trẻ, dồi dào nhưng so với các nước   khác trong khu vực cũng như trên thế giới thì còn hạn chế về trình độ  chuyên  môn. Chưa tiếp cận được với những nền văn hoá, kỹ thuật tiên tiến. 13
  14. Tiểu kết Cơ hội  Nguồn nhân lực trẻ; Chất lượng lao động; Tình hình chính trị ổn định. Thách thức  Nhân lực chưa cạnh tranh được với khu vực và thế giới; Xã hội còn tồn tại tư duy “phong kiến”. 2.1.3. Kinh tế:  Sau chiến tranh thế  giới lần thứ II, đặc biệt từ   năm 1950, tại các nước công   nghiệp đã phục hồi kinh tế từ đó dẫn đến thu nhập và quỹ thời gian rảnh rỗi  của những người dân các nước này tăng lên. Đây là hai yếu tố cơ bản dẫn tới   cầu du lịch tăng cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ  tạo ra tăng trưởng từ 2% ­ 2,5% trong chi tiêu cho du lịch. Tiểu kết: Cơ hội:  Kinh tế phát triển, đời sống con người được nâng cao, tăng nhu cầu về  thư giãn, sử dụng dịch vụ và muốn đi du lịch nhiều hơn; Cơ sở hạ tầng được đầu tư và nâng cấp hơn; Các ngành kinh tế thành góp phần nâng đỡ và hỗ  trợ ngành du lịch phát   triển; 14
  15. Nền kinh tế mở  cửa như hiện nay giúp các quốc gia dễ dàng hội nhập  quốc tế; Áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình vận hành. Thách thức:  Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và các thị trường khách khu vực tăng   cao, thị trường khách bị phân chia; Nếu nền kinh tế gặp biến động thì doanh nghiệp sẽ bị tác động mạnh; Thị  trường khách du lịch ngày càng khó tính và bị  thu hẹp do quá trình  cạnh tranh. 2.1.4. Chính trị ­ pháp luật:   Đây là yếu tố  quyết định đến việc kìm hãm hay thúc đẩy sự  phát triển của  doanh nghiệp Cơ hội:  Hệ thống pháp luật được cụ thể  hóa chính xác và được vận hành chặt   chẽ góp phần giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru trong quá trình hoạt  động; Có nhiều chính sách đề ra giúp doanh nghiệp lữ hành phát triển; Các hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp điều được pháp luật bảo hộ; Nền chính trị ổn định giúp du khách cảm thấy an toàn và tin tưởng hơn. Thách thức:  Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp là khá cao 22%; 15
  16. Chính trị Việt Nam là một Đảng cầm quyền nên có nguy cơ về tụt hậu  kinh tế, sai lầm trong đường lối; 2.1.5. Môi trường ­ Tự nhiên:  Có nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, đa dạng, nhiều cảnh đẹp. Việt Nam có vị  trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Nước ta sở  hữu đường bờ  biển  dài khoảng 3260 km. Ngoài ra, nước ta còn có các dạng địa hình khác như  đồng bằng và miền núi.  Nước ta có tiềm năng lớn về  du lịch biển. Không khó để  kể  tên những bãi  biển du lịch nổi tiếng trải dài từ  Bắc vào Nam.  Ngoài ra, việc có đường bờ  biển kéo dài cũng tạo lợi thế cho Việt Nam khi chúng ta có những cảng biển  du lịch để tiếp đón khách quốc tế đến bằng đường biển. Năm 2019, số  khách   quốc tế  đến bằng đường biển đạt 264 nghìn lượt  2, tăng 22,7% so với năm  2018 3.  Đường bờ  biển cũng giúp nước ta có được nguồn lợi khổng lồ  về  thủy hải   sản, sở  hữu bốn ngư trường lớn. Những ngư trường lớn này hằng năm cung   cấp sản lượng khai thác thủy sản lên tới hơn 3 triệu tấn mỗi năm 4. Chính do  những lợi thế về biển như trên, Việt Nam ta đã khẳng định hướng ưu tiên phát  triển dòng sản phẩm du lịch biển, đảo (Chiến lược phát triển du lịch Việt   Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030). 2 “Du lịch Việt Nam đạt hơn 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2019”, https://hanoimoi.com.vn/tin­ tuc/Du­lich/954071/du­lich­viet­nam­dat­hon­18­trieu­luot­khach­quoc­te­nam­2019 3 Số liệu từ Tổng cục Du lịch, dẫn theo báo Chính Phủ, http://baochinhphu.vn/Du­lich/Du­lich­Viet­ Nam­tang­truong­than­ky­don­18­trieu­luot­khach­quoc­te/383674.vgp 4 Số liệu của Tổng cục Thống kê, liên tục trong các năm từ 2015 trở về sau. 16
  17. Ở vùng đồng bằng, nước ta sở hữu hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng sông   Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng là khu vực định cư  lâu đời của cư  dân Việt và là cội nguồn của văn minh lúa nước nước ta. Do   đó, đây là khu vực phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa với lượng đền,  chùa, di tích cổ đồ sộ. Trong khi đó, đồng bằng sông Cửu Long là khu vực nổi   tiếng với sự  trù phú, và là vựa lúa lớn nhất cả  nước. Hiện nay,  ở  đây đang   phát triển loại hình du lịch miệt vườn, đưa du khách trải nghiệm những lối   sống đồng quê dân dã chân chất và là tuyến tour khá phổ  biến đối với khách  du lịch inbound khởi hành từ TP.HCM.  Ở  vùng núi, cao nguyên, có thể  kể  tới hai trung tâm du lịch nổi bật là Sa Pa   (Lào Cai)  ở miền Bắc và Đà Lạt (Lâm Đồng)  ở  miền Nam. Trong bảy tháng   đầu năm 2019, Sa Pa thu hút đến 2,15 triệu lượt khách5. Trong khi đó, trong  mười tháng đầu năm 2019, Đà Lạt đã thu hút đến 5,76 triệu lượt khách, trong   đó có 410.000 lượt khách quốc tế 6. Tắc đường, ô nhiễm, vệ  sinh môi trường chưa được bảo vệ  tốt  ở  các thành   phố lớn. Hai thành phố  lớn loại đặc biệt của nước ta là thủ  đô Hà Nội và TP.HCM  đồng thời là hai trung tâm du lịch lớn  ở  miền Bắc và miền Nam. Thế  nhưng,  cả  hai đô thị  này đều đang đối mặt với sự  ô nhiễm, tắc đường, đặc biệt là   trong những giờ  cao điểm và vấn nạn ô nhiễm không khí. Tại Hà Nội, thậm   chí chỉ số AQI (Air Quality Index – chỉ số chất lượng không khí) đo lường bởi  Air Visual ngày 21.2 đã đạt tới mức cực kỳ nguy hại cho sức khỏe là 314 và đã   thuộc một trong những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới  7. Trong khi  5 Số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai. 6 Số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng. 7 Thông tin dẫn theo báo Thanh Niên Online, https://thanhnien.vn/thoi­su/khong­khi­ha­noi­lai­vuon­ len­muc­o­nhiem­nhat­the­gioi­1185769.html 17
  18. đó, AQI tại TP.HCM cũng tiệm cận mức 150 (không tốt cho sức khỏe) trong  những khung giờ cao điểm.  Trong khi đó, ngoài ô nhiễm không khí, rác thải cũng là vấn nạn lớn. Ý thức  người dân chưa cao, rác thải thường bị  vứt thẳng xuống lòng đường, xuống   các   kênh   rạch,   sông   hồ…   khiến   không   chỉ   nguồn   nước   mà   mỹ   quan   môi  trường cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.  Tiểu kết Cơ hội   Công ty có nhiều lựa chọn về tài nguyên để tạo ra sản phẩm du lịch đa  dạng; Công ty dễ  thu hút được thị  phần khách quốc tế  do khí hậu nước ta   không quá khắc nghiệt. Thách thức  Một số sản phẩm du lịch có thể  không thực hiện được do một số  mùa   thời tiết cực đoan;  Tài nguyên du lịch bị  ô nhiễm môi trường hủy hoại, làm  ảnh hưởng  chất lượng sản phẩm du lịch. 2.1.6. Kỹ thuật công nghệ:  Công nghệ mới ở mức bước đầu phát triển, bắt đầu xuất hiện ứng dụng công   nghệ trong kinh doanh.  18
  19. Việc ứng dụng Internet vào trong kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp chỉ  mới thực sự bùng nổ trong những năm gần đây. Các công ty dần chú trọng đến   việc chăm chút cho kênh bán hàng trực tuyến của mình như thiết kế trang web   chuyên nghiệp và đẹp mắt hơn, hình thành mạng lưới bán sản phẩm và chăm   sóc khách hàng trực tuyến tốt hơn, nhanh hơn.  Người tiêu dùng du lịch cũng bắt đầu sử dụng nền tảng công nghệ nhiều hơn.   Đến tháng 1 năm 2020,  ước tính lượng người có sử  dụng Internet tại Việt  Nam đã đạt khoảng 68,17 triệu người, tức chiếm khoảng 70% dân số nước ta8.  Số lượng người dùng Internet đông đảo được xem là nền tảng tiềm năng, tạo  ra cơ hội và nhiều thách thức để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam  9,  trong đó có ngành du lịch. Ngoài ra, người Việt đã dần tiếp cận với các nền tảng OTA (Online Travel  Agent) hết sức tiện lợi, hỗ  trợ  khách du lịch trong việc đặt các dịch vụ  như  khách sạn, nhà hàng, tour du lịch.  Hạ tầng viễn thông chưa đồng bộ Một đặc điểm đáng lưu ý về công nghệ tại Việt Nam là hệ thống viễn thông  chưa đồng bộ. Những hoạt động trên nền tảng Internet cần việc kết nối mạng  ổn định và tốc độ. Thế  nhưng, điều này chưa thực sự  được đáp  ứng.  Mạng  lưới sóng của các nhà mạng đều chưa thực sự rộng khắp. Nếu việc truy cập   Internet tốc độ cao qua 4G tại trung tâm các thành phố lớn không phải là điều  quá khó khăn, thì tại những khu vực nông thôn, hay dân cư thưa thớt hơn, tốc   độ  mạng lại không còn tốt. Đây có thể  là một cản trở  không nhỏ  trong việc  hiện đại hóa kinh doanh du lịch bằng nển tảng số. 8 Số liệu dẫn theo Vnetwork, https://vnetwork.vn/news/thong­ke­internet­viet­nam­2020 9 Báo điện tử Dân Trí. “Thương mại điện tử ở Việt Nam: đã gần hay còn xa?” (2018) 19
  20. Tiểu kết Cơ hội  Công ty tiết kiệm được chi phí văn phòng, nhân sự…; Công ty tạo được ấn tượng nhiều hơn với khách hàng. Thách thức  Công ty có thể  mất một lượng khách hàng do họ  có thể  tự  tổ  chức  chuyến đi cho mình;  Đối mặt với hacker, nguy cơ tổn thất thông tin và chi phí khắc phục; Một số  khâu trong quy trình làm việc của công ty có thể  bị  cản trở  do  hạ tầng viễn thông. 2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VI MÔ: 2.2.1. Marketing Nhìn chung, chiến lược Marketing của Saigontourist tập trung xây dựng hình  ảnh của một thương hiệu du lịch hàng đầu Việt Nam , mở  rộng quy mô trên  khắp cả nước và cung cấp các dịch vụ đa dạng, chất lượng , đưa thương hiệu  lại gần với cộng đồng thông qua các chương trình từ  thiện, xã hội và hướng  đến bảo vệ môi trường, xây dựng mô hình khách sạn xanh, song song với việc   bảo vệ  và củng cố  thương hiệu, luôn sẵn sàng cho thời kỳ  hội nhập. ( Đoàn  Vy, 2017)10 Phân tích hoạt động Marketing của Saigontourist theo mô hình Marketing Mix   cơ bản (4P) 10 Đoàn Vy (2017), Hoạch định chiến lược cho công ty lữ hành Saigontourist giai đoạn 2017­2023 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2