Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh: Đề án kinh doanh của Be Fresh– Chuỗi cửa hàng Eat clean theo hình thức ăn nhanh
lượt xem 121
download
Được truyền cảm hứng từ thống kê tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới của người Nhật, cũng như nỗi lo ngại về nhịp sống vội vàng của đô thị, những người tham gia thảo luận cho rằng ăn uống lành mạnh là một thói quen mới khó rèn luyện nhưng đem lại kết quả tốt đẹp về lâu dài đối với mọi mặt cho con người, cả thể chất và tinh thần. Tổ chức này cũng đưa ra “Top các xu hướng ăn uống lành mạnh nổi bật nhất cuối năm 2017 “ , trong đó Eat Clean cũng đã và đang là 1 xu hướng ăn uống đang dần phổ biến trong giới trẻ ngày nay. Tiểu luận sẽ cung cấp cho quý độc giả các thông tin, cấu trúc người sở hữu doanh nghiệp, chiến lược marketing, nguồn nhân lực của dự án nêu trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh: Đề án kinh doanh của Be Fresh– Chuỗi cửa hàng Eat clean theo hình thức ăn nhanh
- Đại học Kinh Tế Đà Nẵng Khoa: Quản Trị Kinh Doanh ********** ĐỀ ÁN KINH DOANH CỦA 7/2019 14 Đường Mai Dị, quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng, Việt Nam 0236 3 758 540 Befresh.vn@gmail.com Presented to BF Công ty TNHH BE FRESH VIỆT NAM
- Đại học Kinh Tế Đà Nẵng Khoa: Quản Trị Kinh Doanh ********** ĐỀ ÁN KINH DOANH CỦA 7/2019 14 Đường Mai Dị, quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng, Việt Nam 0236 3 758 540 Befresh.vn@gmail.com Presented to BF Công ty TNHH BE FRESH VIỆT NAM
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề án kinh doanh Lớp 42K02.4-CLC LỜI CAM ĐOAN Nhóm xin cam đoan toàn bộ nội dung trong bài báo cáo đều dựa trên sự tự nghiên cứu riêng của nhóm. Những nội dung có trong bài báo cáo đều do chính nhóm soạn và viết ra, dưới sự tham khảo có chọn lọc tại các nguồn tài liệu có trích dẫn nguồn gốc cụ thể tại Phần Phụ Lục của bài báo cáo. Nếu có bất kì hành vi sao chép, không trung thực nào, Nhóm xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và nhận sự kỷ luật. Trang | I
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề án kinh doanh Lớp 42K02.4-CLC LỜI CẢM ƠN Trong kỳ học vừa qua, Nhóm đã nhận được sự hướng dẫn cụ thể và tận tình các giảng viên và các cố vấn để có thể tích lũy được kiến thức, biết và hiểu được những phương pháp để hoàn thành đề tài. Nhóm xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Sơn Tùng đã hỗ trợ, tư vấn, định hướng và hướng dẫn nhóm trong suốt thời gian qua. Những đóng góp và đánh giá của thầy chính là cơ sở để Nhóm có thể từng bước hoàn thiện sản phẩm đề án của Nhóm. Bên cạnh đó Nhóm xin chân thành cảm ơn Ban Cố vấn (Mentors) đã giúp đỡ để Nhóm chúng em có thêm nhiều những kiến thức thực tiễn để đề tài được hoàn chỉnh nhất. Xin chân thành cảm ơn! Trang | II
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề án kinh doanh Lớp 42K02.4-CLC MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................................... II MỤC LỤC................................................................................................................................................ i DANH SÁCH HÌNH ẢNH ....................................................................................................................... iv DANH SÁCH BẢNG BIỂU ..................................................................................................................... iv PHẦN I. TÓM TẮT ............................................................................................................................. 1 I. Tình hình hiện tại ......................................................................................................................... 1 II. Lợi thế cạnh tranh........................................................................................................................ 1 III. Kế hoạch tăng trưởng............................................................................................................... 1 PHẦN II. Ý TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU .................................................................................................... 2 I. Giới thiệu ngắn về ý tưởng ........................................................................................................... 2 II. Định nghĩa sản phẩm ................................................................................................................... 4 III. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi. ............................................................................................ 4 1. Tầm nhìn .................................................................................................................................. 4 2. Sứ mệnh ................................................................................................................................... 4 3. Giá trị cốt lõi. .......................................................................................................................... 4 IV. Độ tin cậy của sản phẩm .......................................................................................................... 5 V. Giảm rủi ro kinh doanh ................................................................................................................ 6 1. Rủi ro từ cháy nổ...................................................................................................................... 6 2. Rủi ro hư hỏng sản phẩm ......................................................................................................... 6 3. Khách hàng bị nhiễm độc thực phẩm ........................................................................................ 6 4. Đối thủ cạnh tranh hạ giá, sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi .......................................... 7 5. Đội ngũ nhân viên hoạt động không hiệu quả hoặc không giữ chân được họ với nhà hàng và công ty. ............................................................................................................................................ 7 6. Ý kiến của công chúng với sản phẩm và dịch vụ của nhà hàng – thương hiệu bị thay đổi .......... 7 PHẦN III. CẤU TRÚC NGƯỜI SỞ HỮU DOANH NGHIỆP ................................................................. 9 I. Cấu trúc sở hữu ........................................................................................................................... 9 II. Kế hoạch điều hành ..................................................................................................................... 9 1. Giám đốc. ................................................................................................................................ 9 2. Nhân viên Marketing .............................................................................................................. 10 3. Nhân viên Nghiên cứu và phát triển (R&D) ............................................................................ 10 4. Nhân viên Kế Toán – Tài Chính ............................................................................................. 10 Trang i
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề án kinh doanh Lớp 42K02.4-CLC PHẦN IV. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG............................................................................................ 11 PHẦN V. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ............................................................................................... 14 I. Cơ hội thị trường ....................................................................................................................... 14 II. Quy mô thị trường. ..................................................................................................................... 15 III. Đối thủ cạnh tranh ................................................................................................................. 16 PHẦN VI. KẾT QUẢ SWOT ................................................................................................................ 19 I. Phân tích SWOT tóm gọn ........................................................................................................... 19 1. Điểm mạnh ( Strength) ........................................................................................................... 19 2. Điểm yếu (Weakness) ............................................................................................................. 21 3. Cơ hội (Opportunities) ........................................................................................................... 21 4. Thách thức (Threats) .............................................................................................................. 22 II. Yếu tố thành công chủ chốt. ....................................................................................................... 22 PHẦN VII. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH .................................................................................................... 23 I. Kế hoạch chuỗi cung ứng ........................................................................................................... 23 1. Nguồn nguyên liệu ................................................................................................................. 23 2. Logistics kho bãi và sản xuất: outsourcing ............................................................................. 24 II. Kế hoạch hệ thống các quy trình ................................................................................................ 24 1. Quy trình cốt lõi ..................................................................................................................... 24 III. Kế hoạch giảm rủi ro ............................................................................................................. 25 PHẦN VIII. CHIẾN LƯỢC MARKETING.......................................................................................... 26 I. Mục tiêu Marketing.................................................................................................................... 26 II. Khách hàng mục tiêu ................................................................................................................. 26 III. Cách thức mua hàng .............................................................................................................. 26 IV. Chiến lược marketing mix ...................................................................................................... 26 1. Sản phẩm ............................................................................................................................... 26 2. Giá......................................................................................................................................... 28 3. Phân phối .............................................................................................................................. 29 4. Truyền thông xúc tiến ............................................................................................................. 29 V. Kế hoạch triển khai .................................................................................................................... 30 1. Thực hiện triển khai ............................................................................................................... 30 2. Giai đoạn thực hiện................................................................................................................ 30 VI. Ngân sách khởi động. ............................................................................................................. 32 PHẦN IX. HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC ................................................................................. 33 I. Đội ngũ hiện tại. ........................................................................................................................ 33 1. Khối nhân sự văn phòng ......................................................................................................... 33 T r a n g ii
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề án kinh doanh Lớp 42K02.4-CLC 2. Khối nhân sự tác nghiệp tại các cửa hàng. ............................................................................. 33 II. Chính sách duy trì và tuyển dụng ............................................................................................... 33 1. Chính sách tuyển dụng ........................................................................................................... 33 2. Chính sách duy trì nguồn nhân lực ......................................................................................... 34 III. Người tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp. .................................................................................... 34 PHẦN X. SỰ TUÂN THỦ PHÁP LÝ .................................................................................................. 35 I. Đăng ký kinh doanh ................................................................................................................... 35 II. Các thủ tục về thuế..................................................................................................................... 35 III. Các quy định về treo bảng hiệu .............................................................................................. 35 1. Các nội dung cần có trên biển hiệu của công ty ...................................................................... 35 2. Quy định về ngôn ngữ và kích thước biển hiệu của công ty ..................................................... 36 3. Địa chỉ trụ sở công ty ............................................................................................................. 36 IV. Bảo hiểm ................................................................................................................................ 37 V. Quy định pháp lý về Bảo hộ sở hữu trí tuệ .................................................................................. 37 PHẦN XI. HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH ............................................................................................... 38 I. Chi phí khởi nghiệp.................................................................................................................... 38 II. Kinh phí hoạt động .................................................................................................................... 40 III. Dự báo Báo cáo Lãi Lỗ - Kết quả hoạt động kinh doanh........................................................ 48 IV. Dự kiến Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ ....................................................................................... 49 V. Dự báo Bảng cân đối tài chính ................................................................................................... 50 TƯ LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................................A DANH SÁCH NHÓM ..............................................................................................................................B T r a n g iii
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề án kinh doanh Lớp 42K02.4-CLC DANH SÁCH HÌNH ẢNH Hình 1 - Logo thương hiệu ..........................................................................................................2 Hình 2 - Hình ảnh nhà hàng ........................................................................................................3 Hình 3- Bảng tính hàm lượng calo các loại gạo và tinh bột .........................................................5 Hình 4 - Sơ đồ Tổ chức ...............................................................................................................9 Hình 5 - Kết quả nghiên cứu ..................................................................................................... 11 Hình 6 - Kết quả nghiên cứu ..................................................................................................... 12 Hình 7 - Kết quả nghiên cứu ..................................................................................................... 12 Hình 8 - Kết quả nghiên cứu ..................................................................................................... 12 Hình 9 - Đối thủ cạnh tranh ...................................................................................................... 16 Hình 10 - Đối thủ cạnh tranh .................................................................................................... 17 Hình 11 - Đối thủ cạnh tranh .................................................................................................... 17 Hình 12 - Đối thủ cạnh tranh .................................................................................................... 18 Hình 13 - Hình ảnh nhà hàng .................................................................................................... 19 Hình 14 - Những người có ảnh hưởng trong giới trẻ tham gia eat clean .................................... 20 Hình 15- Xu hướng clean eating trên mạng xã hội..................................................................... 21 Hình 16 - Quản lý Chuỗi cung ứng ............................................................................................ 23 Hình 17 - Quy trình cốt lõi ........................................................................................................ 24 Hình 18 - Sản phẩm .................................................................................................................. 27 Hình 19 - Bao bì sản phẩm ........................................................................................................ 28 Hình 20 - Thực đơn món ăn....................................................................................................... 29 Hình 22 – Khoản trích bảo hiểm ............................................................................................... 37 DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1- Danh sách vốn góp ........................................................................................................9 Bảng 2 - Phân tích đối thủ cạnh tranh ....................................................................................... 18 Bảng 3- Ngân sách khởi động marketing ................................................................................... 32 Bảng 4 - Chính sách thuế .......................................................................................................... 35 Bảng 5- Chi phí thành lập ......................................................................................................... 39 Bảng 6 - Ngân sách hoạt động .................................................................................................. 47 Bảng 7 - Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................................... 48 Bảng 8 - Dự báo Lưu chuyển tiền tệ .......................................................................................... 50 Bảng 9 - Tỷ lệ các tài khoản trên doanh thu .............................................................................. 51 Bảng 10 - Dự báo Bảng cân đối tài chính .................................................................................. 51 T r a n g iv
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề Án Kinh Doanh Lớp 42k02.4-CLC PHẦN I. TÓM TẮT I. Tình hình hiện tại Ngày nay, với sự phát triển của internet, mạng xã hội và ảnh hưởng của food influencers, fitness influencers đã du nhập những phong cách sống và tiêu thụ thực phẩm lành mạnh từ các nước Mỹ, Nhật vào Việt Nam. Chính vì thế, nửa cuối năm 2017 bùng nổ các thảo luận về “ăn uống healthy”, các phương pháp ăn kiêng hạn chế carbohydrate (low carb, eat clean) và xu hướng thực phẩm mới (thực dưỡng, sữa hạt) cũng như “kiêng và thay thế phụ gia thực phẩm” (less is more)… Đã có rất nhiều thay đổi từ bên ngoài như môi trường, xã hội, xu hướng, vì vậy thị hiếu khách hàng đã thay đổi rất nhiều. Nhiều xu hướng mới trong ngành F & B vì sự thay đổi hành vi của khách hàng. Riêng trong lĩnh vực thực phẩm, thức ăn lành mạnh đã được phủ sóng trên toàn thị trường, tạo ra một xu hướng mới gọi là lối sống ăn uống lành mạnh như sử dụng thực phẩm hữu cơ trong mỗi bữa ăn của khách hàng, thực phẩm chay, thực phẩm ít carb. Trước những rủi ro về sức khỏe từ thực phẩm bẩn và không xác định, thực phẩm "lành mạnh" đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường F & B. Thực phẩm hữu cơ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng, mặc dù có sự chênh lệch giá cao so với thực phẩm thông thường nhưng đây vẫn là một thị trường tiềm năng và đáng để khai thác cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam vẫn hướng đến lối sống xanh và lành mạnh bằng cách sử dụng hương vị thực phẩm tự nhiên và nguyên liệu sạch. Năm 2019, dự kiến sẽ là một năm đột phá của thực phẩm hữu cơ với công nghệ hiện đại giúp bảo vệ môi trường xanh và sạch. Do đó, các doanh nghiệp hiện đang thay thế bao bì nhựa và túi nhựa thành túi giấy và bao bì tái sử dụng thân thiện với môi trường. II. Lợi thế cạnh tranh Người tiên phong: Là chuỗi cửa hàng eat clean đầu tiên tại Việt Nam, giúp cải thiện thói quen ăn uống và tạo ra một lối sống lành mạnh cho người Việt Nam. Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng: Với việc tự chuẩn bị một bữa ăn eat clean tại nhà, khách hàng sẽ gặp những cái bất tiện trong việc chế biến, cũng như tốn kém nhiều hơn trong khâu mua nguyên liệu. Chuỗi cửa hàng của chúng tôi sẽ giúp giải quyết tối đa về là vấn đề chế biến cũng như vấn đề tài chính cho khách hàng. Là người bạn thấu hiểu khách hàng nhất: Các món ăn được chúng tôi chế biến sẽ được chế biến dựa trên những nghiên cứu về khẩu vị và hành vi tiêu dùng của người Việt Nam. III. Kế hoạch tăng trưởng Năm 2022, hoàn thiện được độ nhận diện thương hiệu của khách hàng đối với thương hiệu của chúng tôi, có được 4 cửa hàng và chiếm được 20% thị phần của thị trường F&B tại Đà Nẵng. Năm 2025, tăng được độ phổ biến của sản phẩm đến các tỉnh, thành phố lớn ở Việt Nam. Năm 2027, đạt được số lượng cửa hàng trên toàn quốc là 30 cửa hàng. Trang 1
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề Án Kinh Doanh Lớp 42k02.4-CLC PHẦN II. Ý TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU I. Giới thiệu ngắn về ý tưởng Trong xã hội hiện đại, con người bắt đầu theo đuổi những giá trị cao hơn. Những giá trị đó đều bắt nguồn từ những nhu cầu cơ bản của con người. Trong vấn đề ăn uống, ngày nay người ta không chỉ là ăn đủ, ăn ngon, mà người ta bắt đầu quan tâm để ăn lành manh, ăn vì sức khỏe. Cải thiện cuộc sống về mọi mặt chính là động lực để người Việt theo đuổi thói quen ăn uống lành mạnh. Theo số liệu từ YouNetMedia – Social listening and market intelligence, trong số 3,081 thảo luận về động lực thúc đẩy thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh hơn, có tới 31% người thảo luận cho rằng điều đó sẽ giúp nâng cao chất lượng sống của họ một cách toàn diện. Được truyền cảm hứng từ thống kê tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới của người Nhật, cũng như nỗi lo ngại về nhịp sống vội vàng của đô thị, những người tham gia thảo luận cho rằng ăn uống lành mạnh là một thói quen mới khó rèn luyện nhưng đem lại kết quả tốt đẹp về lâu dài đối với mọi mặt cho con người, cả thể chất và tinh thần. Tổ chức này cũng đưa ra “Top các xu hướng ăn uống lành mạnh nổi bật nhất cuối năm 2017 “ , trong đó Eat Clean cũng đã và đang là 1 xu hướng ăn uống đang dần phổ biển trong giới trẻ ngày nay. Dựa trên những thông tin này, Nhóm đã thảo luận và đưa ra đề xuất cho dự án: “Be Fresh” – chuỗi cửa hàng Eat clean theo hình thức ăn nhanh. Trụ sở văn phòng: 14 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng Mô hình kinh doanh: Chuỗi nhà hàng Tên nhà hàng: BE FRESH – BF Logan: Be fresh! Be your best friend! Hình 1 - Logo thương hiệu Vì bản chất của các món ăn theo xu hướng này là những thức ăn hạn chế tối đa công cuộc chế biến, các món ăn theo xu hướng “eat clean” sẽ được nhóm chế biến một cách nhanh gọn và được thiết kế theo khẩu vị chung của khách hàng. Thực phẩm cho các món ăn đều được đảm bảo tươi, ngon phù hợp với sức khỏe và chế độ dinh dưỡng. Những khẩu phần ăn đều được thiết kế chuẩn theo hàm lượng dinh dưỡng và được bán trong cửa hàng một cách nhanh chóng, để cho khách có thể đến mua mang đi một cách nhanh chóng. Trang 2
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề Án Kinh Doanh Lớp 42k02.4-CLC Hình 2 - Hình ảnh nhà hàng Trang 3
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề Án Kinh Doanh Lớp 42k02.4-CLC II. Định nghĩa sản phẩm Sản phẩm mà chúng tôi muốn bán chính là sự kết hợp của 2 yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm nhất: Sức khỏe và sự tiện lợi, và 2 yếu tố này sẽ được gói gọn trong những bữa ăn Eat Clean. Mỗi bữa ăn chúng tôi làm và bán được nấu dựa trên xu hướng “eat clean”, có nghĩa là thực phẩm được nấu bằng cách duy trì phiên bản gốc, giữ độ tươi, màu sắc, không chiên và nấu bằng dầu động vật. Phong cách ăn uống này được coi là một cách hiện đại và tốt cho mọi người để giữ dáng, khỏe mạnh và ăn kiêng. Sản phẩm của chúng tôi khác với món ăn chay. Ăn chay không thể ăn thịt động vật trong khi bữa ăn của chúng tôi vẫn cung cấp thịt động vật (heo, bò, gà, cá,…) vào mỗi bữa ăn để cung cấp đầy đủ protein và duy trì dinh dưỡng. Sản phẩm của chúng tôi khác với các bữa ăn hữu cơ - organic. Chúng tôi không tập trung vào việc sử dụng thực phẩm organic để nấu các bữa ăn, mặc dù chúng tôi vẫn đảm bảo tất cả các thực phẩm đều được làm tươi và tốt cho sức khỏe của khách hàng. Chúng tôi tập trung vào cách chúng tôi nấu một bữa ăn và tất cả các bữa ăn được đo lượng calo thích hợp nhất, cần thiết cho cơ thể của khách hàng. Hơn nữa, mỗi bữa eat clean của chúng tôi tiết kiệm nhiều tiền hơn so với bữa ăn hữu cơ. Sản phẩm của chúng tôi khác với các bữa low-carb. Chúng tôi không cắt giảm tinh bột trong mỗi bữa ăn và lượng carb trong bữa ăn được đo lường hợp lý và cẩn thận để phù hợp với nhu cầu của khách hàng như tăng cân, chế độ ăn uống, vóc dáng, v.v. III. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi. 1. Tầm nhìn Trờ thành nhà hàng hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, làm khách hàng hài lòng, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần. 2. Sứ mệnh Góp phần nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng Hoạt động vì sức khỏe cộng đồng Luôn không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng để phù hợp với sức khỏe 4.0 3. Giá trị cốt lõi. Chất lượng: Sản phẩm mang đến cho khách hàng luôn được đảm bảo về khâu chất lượng và Be Fresh luôn nỗ lực để nâng cao chất lượng vượt ngoài sự mong đợi của khách hàng. Chú trọng vào khách hàng: cam kết luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm. Tinh thần phục vụ: chất lượng của sản phẩm không chỉ hiện hữu trong sản phẩm hữu hình mà còn đến từ thái độ và tinh thần phục vụ khách hàng của đội ngũ nhân viên. Phục vụ tận tâm, tinh tế và thân thiện. Tinh thần trách nhiệm: trách nhiệm là một trong những chìa khóa để thành công. Làm việc với sự cam kết, chịu trách nhiệm đến cùng. Trang 4
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề Án Kinh Doanh Lớp 42k02.4-CLC Tốc độ: phục vụ nhanh chóng, kịp thời; bán hàng nhanh chóng; thay đổi và thích nghi nhanh chóng. IV. Độ tin cậy của sản phẩm Những bữa ăn của chúng tôi được chế biển dựa trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng về hàm lượng calories, được tính toán một cách cụ thể và khoa học dựa trên những nghiên cứu và báo cáo về các vấn đề sức khỏe Để tính calo cho mỗi ngày mà bạn nạp vào cơ thể ta sử dụng công thức BMR. BMR là viết tắt của từ Basal Metabolic Rate, nói cho dễ hiểu thì BMR là năng lượng(Calories) tối thiểu cần thiết hằng ngày để duy trì các chức năng sống của cơ thể lúc nghỉ ngơi, bao gồm những hoạt động của tim, phổi, não, gan, thận...và cả việc phục hồi của tế bào..., ngoài ra còn phụ thuộc vào giới tính, cân nặng, chiều cao, độ tuổi như sau: Đối với nam: BMR = 88,362 + (13,397 x N) + (4,799 x C) – (5,677 x T) Đối với nữ: BMR = 447,593 + (9,247 x N) + (3,098 x C) – (4,330 x T) Trong đó N là cân nặng (kg); C là chiều cao (cm) và T là tuổi. BMR của mỗi người là khác nhau, tùy theo chế độ vận động, tập luyện mà lượng calo cần thiết được tính cụ thể như sau: • Ít vận động: BMR x 1,2 • Vận động nhẹ: BMR x 1,375 • Vận động vừa: BMR x 1,55 • Vận động nặng: BMR x 1,725 • Vận động rất nặng: BMR x 1,9 Tùy vào mục đích của mình cho bữa eat clean ta sẽ tính hàm lượng calo khác nhau. trung bình mỗi ngày nam giới cần khoảng 2.200 - 2.500 calories và con số này ở nữ giới là 1.800 - 2.000 calories. Hình 3- Bảng tính hàm lượng calo các loại gạo và tinh bột Trang 5
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề Án Kinh Doanh Lớp 42k02.4-CLC Ngoài ra, các sản phẩm đều đã được thử nghiệm từ người tiêu dùng thực tế trên thị trường. Nhóm đã thực hiện nấu thử nghiệm và cho nhiều đối tượng khách hàng của mình. V. Giảm rủi ro kinh doanh 1. Rủi ro từ cháy nổ Do nhà hàng sử dụng bếp gas nên dễ có nguy cơ xảy ra cháy nổ rất cao. Nguyên nhân có thể từ việc bất cẩn từ nhân viên nhà hàng hoặc có thể từ khách hàng. Những vụ hỏa hoạn xảy ra ở các nhà hàng số lượng ngày càng cao. Là một nhà hàng kinh doanh đồ ăn côn trùng, phải trực tiếp chế biến các món ăn nên nguy cơ cháy nổ là cao hơn rất nhiều so với các loại nhà hàng khác như quán cà phê. Vì vậy, đây là một vấn đề rất cần thiết phải quan tâm. Việc cháy nổ gây thiệt hại không hề nhỏ cho nhà hàng về tài sản, vật chất và thậm chí là tính mạng con người. Những vụ hỏa hoạn làm cho chi phí kinh doanh của cửa hàng tăng lên rất nhiều và nghiêm trọng nhất là có thể đóng cửa nhà hàng nếu không có nguồn lực tài chính dồi dào để khôi phục lại nhà hàng và danh tiếng. Nên nhà hàng cần chú ý một số biện pháp phòng tránh sau để ngăn ngừa và giảm thiệt hại: Đảm bảo an toàn cho khu vực bếp nấu bằng cách thường xuyên kiểm tra, xem xét các thiết bị bếp, ổ điện... Chuẩn bị chu đáo hệ thống báo cháy, và bình cứu hỏa. Tập huấn cho nhân viên phục vụ những kỹ năng cần thiết về hỏa hoạn trong nhà hàng. Luôn luôn lưu ý với nhân viên về phòng cháy nổ. Mua bảo hiểm phòng cháy cho nhà hàng. Quy định rõ rang về vấn đề bồi thường và chịu trách nhiệm của những thành viên nhà hàng có liên quan. 2. Rủi ro hư hỏng sản phẩm Rủi ro đặc thù trong kinh doanh nhà hàng dó là hư hỏng thực phẩm. Việc bảo quản nguyên liệu trong các thiết bị làm lạnh là vô cùng cần thiết. Bởi nhà hàng cần tích trữ một số loại côn trùng đông lạnh đã sơ chế s n để phục vụ nhu cầu khách hàng mọi lúc, hay một số đồ ăn chế biến. Vì vậy, nhà hàng nhất thiết phải sử dụng hệ thống làm lạnh. Nhà hàng đã trang bị đầy đủ các thiết bị làm lạnh cần thiết, nhưng cũng phải luôn đề phòng trường hợp các thiết bị bất ngờ hỏng, hoặc mất điện khiến thực phẩm nhanh hỏng. Do đó chuẩn bị các thùng xốp, đựng đá lạnh để bảo quản tạm thời những thực phẩm đó khi gặp trường hợp trên. Ngoài thực phẩm đã qua sơ chế, nhà hàng còn phải dự trữ một số lượng vừa phải các loại thực phẩm (rau cũ, thịt,..) do chưa chế biến hết trong ngày, chưa có thời gian sơ chế qua để bảo quản trong hệ thống làm lạnh. Vì vậy, cần chuẩn bị vài thùng chuyên dụng đảm bảo an toàn để đựng các loại đó riêng biệt, tránh sự thiệt hại cho nhà hàng. 3. Khách hàng bị nhiễm độc thực phẩm Khi khách hàng bị ngộ độc thực phẩm từ bữa ăn trong thực đơn nhà hàng của bạn thì điều dó vô cùng ảnh hưởng xấu đến uy tín của nhà hàng. Có những khách hàng rất tâm đắc với món ăn này, nhưng người cùng đi với họ khi ăn có thể bị ngộ độc. Điều đó rất hay xảy ra. Nhưng dù như thế nào đi nữa thì phần chịu trách nhiệm vẫn là của nhà hàng. Khi một khách hàng hoặc tệ hơn là nhiều khách hàng kiện nhà hàng khi họ bị ngộ độc thực phẩm, thì nhà hàng sẽ phải trả phí y tế, chi phí pháp lý, bồi thường tổn hại tinh thần, sức khỏe mà họ bị tổn hại. Và càng nhiều khách hàng chống Trang 6
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề Án Kinh Doanh Lớp 42k02.4-CLC lại nhà hàng khiến cho chi phí này độn cao hơn rất nhiều. Những thiệt hại đó, không những tăng thêm chi phí của nhà hàng mà còn có thể làm nhà hàng ngừng hoạt động với những vụ ngộ độc nghiêm trọng. Để hạn chế được rủi ro này thì nhà hàng cần chú ý một số điểu sau: Tuyệt đối thận trọng trong việc xử lý thực phẩm và chế biến hợp vệ sinh. Đảm bảo nhà hàng thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, thiết bị như tủ lạnh bảo dưỡng liên tục, dụng cụ phục vụ như bát, đũa, dĩa...vệ sinh an toàn tuyệt đối. Nói không với thực phẩm bị hỏng, không còn tươi ngon. Với những món ăn tìm tòi và phát triển mới cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra menu. Thăm dò khéo léo đặc điểm khách hàng, xem họ có phải là những người bị dị ứng với loại món ăn trên menu không. Cần đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm. Tập huấn nhân viên về những dấu hiệu, biện pháp sơ cứu khi khách hàng bị ngộ độc do côn trùng như: Buồn nôn, nổi ban dạng mảng, mẩn ngứa... 4. Đối thủ cạnh tranh hạ giá, sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi Luôn cung cấp cho khách hàng những món ăn phong phú từ côn trùng ngon, bổ, giá cả phù hợp với khách hàng có thu nhập khá trở lên. Chúng ta sẽ không theo đuổi chiến lược hạ giá thành mà sẽ tìm cách thu hút khách hàng qua chính những sản phẩm chất lượng. Khuyến khích đội ngũ nhân viên của bộ phận R&D tìm tòi ra những món ăn mới mẻ, chế biến dễ dàng , đem lại hương vị mới và dễ sử dụng. Nhưng cũng luôn chú ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên tung ra những món ăn mới khiến giữ chân được khách hàng, luôn đem cảm giác mới của khách hàng khi đến đây. Và chính các khách hàng trung thành đó là đội ngũ truyền thông vô cùng hiệu quả cho nhà hàng của chúng ta. Với kế hoạch đó đòi hỏi sự nỗ lực hết sức của đội ngũ đầu bếp và người quản lý tâm huyết. 5. Đội ngũ nhân viên hoạt động không hiệu quả hoặc không giữ chân được họ với nhà hàng và công ty. Quan trọng nhất khi níu chân khách hàng đối với một nhà hàng là được phục vụ bữa ăn ngon nhất thỏa mãn với nhu cầu của họ. Về phần đội ngũ nhân viên phục vụ: là thành phần của nhà hàng tương tác với khách hàng nhiều nhất.Vì thế mà nếu đội ngũ này gây mất thiện cảm với khách hàng thì gây cho khách hàng tâm lý không thoải mái khi đến với cửa hàng chúng ta. Với một cửa hàng ăn uống, tâm lý tốt thì chắc chắn một điều khách hàng đó sẽ không bao giờ đến với chúng ta lần thứ 2. Một số điểm chú ý khi sử dụng nhân viên phục vụ: Khi mới mở nhà hàng cần một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm nhưng nhất thiết luôn luôn đặt vấn đề về đạo đức lên hàng đầu. Tuy nhiên, khi nhà hàng đã hoạt động một thời gian thì cần xây dựng một hệ thống đào tạo để giúp cả những người mới, thiếu kinh nghiệm, lẫn người dày dặn kinh nghiệm hiểu được triết lý kinh doanh và hình ảnh mà nhà hàng muốn hướng đến. 6. Ý kiến của công chúng với sản phẩm và dịch vụ của nhà hàng – thương hiệu bị thay đổi Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ý kiến về đồ ăn tại nhà hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, giá cả đắt, nhân viên phục vụ không chu đáo...Vì vậy, nhà hàng cần làm gì trước tình trạng đó. Trước hết phải xem xét nguyên nhân nào dẫn đến từng trường hợp. Ví dụ với trường hợp khách hàng quay lưng lại với đồ ăn từ côn trùng không những ở cửa hàng của mình Trang 7
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề Án Kinh Doanh Lớp 42k02.4-CLC mà các cửa hàng khác cũng vậy. Với nhà hàng chúng ta có 100% món chính được chế biến kiểu mới thì việc khách hàng quay lưng với nhà hàng rất nghiêm trọng khiến nhà hàng có thể đóng cửa. Thực tế, có nhiều vụ khách hàng bị ngộ độc hay bị ứng với những nguyên liệu, cách ăn mới có thể do chế biến không đúng cách, người ăn có thể trạng không phù hợp. Vì vậy nhà hàng chúng ta cần có những biện pháp như sau: Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của các loại côn trùng được chế biến trong nhà hàng. Xây dựng được nhóm khách hàng trung thành của nhà hàng là điều quan trọng nhất bởi họ mới là những người hiểu rõ món ăn ở đây và họ chính là người truyền thông tốt nhất, chân thực nhất với bên ngoài về chất lượng nhà hàng. Nếu thấy doanh thu giảm đi trong thời gian này, cần giảm bớt cung cấp nguyên liệu chế biến tránh lãng phí. Trang 8
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề Án Kinh Doanh Lớp 42k02.4-CLC PHẦN III. CẤU TRÚC NGƯỜI SỞ HỮU DOANH NGHIỆP I. Cấu trúc sở hữu Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn BE FRESH. Danh sách người góp vốn TÊN NGƯỜI GÓP VỐN SỐ TIỀN Hồ Phan My My 200.000.000 vnd Lê Thị Ngọc Mỹ 100.000.000 vnd Nguyễn Thị Mỹ Linh 100.000.000 vnd Nguyễn Đào Thúy Hạnh 100.000.000 vnd Phạm Nguyễn Hoàng Chiêu 100.000.000 vnd Tổng cộng 600.000.000 vnd Bảng 1- Danh sách vốn góp II. Kế hoạch điều hành Cơ cấu quản lý tổ chức của công ty bao gồm: • Chủ tịch công ty (người sở hữu công ty) • Giám đốc • Nhân viên Marketing • Nhân viên R & D • Nhân viên tài chính TỔNG GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN TÀI QUẢN LÝ MARKETING R&D CHÍNH CỬA HÀNG Hình 4 - Sơ đồ Tổ chức 1. Giám đốc. Một người được chủ sở hữu thuê và trả lương với mức lương được hai bên đồng ý. Hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty Tổng Giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty; Ban hành quy định quản lý nội bộ của công ty; Trang 9
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề Án Kinh Doanh Lớp 42k02.4-CLC Bổ nhiệm, miễn nhiệm và miễn nhiệm các nhà quản lý trong công ty, trừ những người thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty; Ký hợp đồng thay mặt công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty; Đề xuất kế hoạch cơ cấu tổ chức cho công ty; Trình báo cáo tài chính hàng năm cho Chủ tịch công ty; Đề xuất kế hoạch sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý thua lỗ trong kinh doanh; Tuyển dụng việc làm; Các quyền và nghĩa vụ khác được quy định trong Điều lệ công ty, hợp đồng lao động được ký bởi Giám đốc với Chủ tịch công ty. 2. Nhân viên Marketing Người chịu trách nhiệm cho các hoạt động liên quan đến tiếp thị của công ty. Được thuê ngoài với mức lương thỏa thuận. Trách nhiệm và vai trò của nhân viên tiếp thị: Làm nghiên cứu thị trường Xác định xu hướng và hiểu biết của khách hàng Lên ý tưởng về logo, slogan, bao bì, thiết kế, phong cách, bố cục và các yếu tố khác để thu hút khách hàng Thiết kế danh mục / danh mục đầu tư / brochure, viết nội dung cho trang web, tạo clip thương mại và các công cụ khác Kế hoạch quảng cáo và quảng bá sản phẩm Thực hiện các chiến dịch tiếp thị 3. Nhân viên Nghiên cứu và phát triển (R&D) Chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến nghiên cứu và phát triển các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Được thuê ngoài với mức lương thỏa thuận. Mục đích của nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp là tạo ra các sản phẩm mới: thiết kế, tiện ích, vật liệu, tính năng ... hoặc cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có. Nhiệm vụ của bộ phận R & D trong các công ty thực phẩm là nghiên cứu các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ... 4. Nhân viên Kế Toán – Tài Chính Người chịu trách nhiệm cho các hoạt động liên quan đến tài chính của công ty. Được thuê ngoài với mức lương thỏa thuận. Nhiệm vụ của nhân viên tài chính: Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty Theo dõi và kiểm soát hoạt động tài chính của công ty T r a n g 10
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề Án Kinh Doanh Lớp 42k02.4-CLC PHẦN IV. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Bên cạnh những nghiên cứu thông qua tài liệu, nhóm cũng đang thực hiện 1 cuộc khảo sát để chứng thực. Hình 5 - Kết quả nghiên cứu Độ tuổi có sự hiểu biết về xu hướng ăn uống Eat Clean là tầm 18-22t. Đây là độ tuổi khách hàng trẻ của thị trường. Những khách hàng ở độ tuổi này thường thuộc trong khoảng năm sinh 9x – thế hệ vàng của dân số Việt Nam hay còn gọi là thế hệ Z. Thế hệ này là thế hệ được sinh ra và trưởng thành trong kỷ nguyên thời đại mới và dễ hòa nhập với cuộc cách mạng Công nghệ 4.0. Thiết bị thông minh, mạng xã hội, công nghệ cao, sống nhanh sống ảo, chịu nhiều áp lực cạnh tranh về vật chất và danh vọng chính là những điều có thế nói lên cuộc sống và thời đại của thế hệ Z. Thế hệ Z đang dần bước vào và trở thành nguồn lực lao động chính của thế giới. Chính thế khách hàng trong phân khúc này có xu hướng hiện đại hóa các quan điểm và lối sống. các khách hàng trong độ tuổi này thường dễ bị tác động và ảnh hưởng của các xu hướng đến từ nước ngoài, ảnh hưởng từ các influencer. Theo thống kê của Hootsuite và We Are Socialhiện, Việt Nam là quốc gia có lượng người sử dụng mạng xã hội nhiều thứ 7 trên thế giới. Các xu hướng ăn uống lành mạnh ví dụ như “Eat clean” là một xu hướng được nổi rộ lên từ các mạng xã hội, đặc biệt là từ các influencer trên mạng xã hội. Điều này đã dẫn đến có sự nhận thức nhanh chóng của các khách hàng có sử dụng mạng xã hội. Theo một bài báo từ trang themoderatevoice.com – Bài báo viết về “Lý do tại sao clean eating lại trở nên phổ biến?” đã chỉ ra, Instagram là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phổ biến của xu hướng ăn uống mới này. Rất nhiều người dùng Instagram đã bị thu hút bởi những hình ảnh đẹp mắt về các món ăn eat clean được những người nổi tiếng chia sẻ trên các tài khoản cá nhân. Những bài chia sẻ đó nói về những lợi ích đến từ việc tuân thủ chế clean eating và sự thay đổi tích cực về hình dáng cũng như sức khỏe của chủ nhân bài viết đã kích thích sự tò mò và thích thú của những người sử dụng Instagram. T r a n g 11
- Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề Án Kinh Doanh Lớp 42k02.4-CLC Hình 6 - Kết quả nghiên cứu Hình 7 - Kết quả nghiên cứu Hình 8 - Kết quả nghiên cứu Theo Báo cáo Tương lai nhu cầu người tiêu dùng của HSBC, thay đổi về đặc điểm nhân khẩu học và hành vi người tiêu dùng sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong vài thập kỷ tới đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho một số chiến lược tiếp thị kiểu cũ trước đây. Bài báo cáo cũng đã chỉ ra rằng, thế hệ 9x, 2000 sẽ thay đổi xu hướng tiêu dùng toàn cầu nhanh chóng. Nếu như trước đây ở thế hệ Y hay thế X, nhu cầu về dinh dưỡng trong các bữa ăn của họ thường là ăn nhiều bổ nhiều, một món ăn đầy đủ món, đầy đủ chất dinh dưỡng và cụ thế chúng ta có thế thấy qua được nhưng mâm cơm, hay là cách những khách hàng đó đến các nhà hàng và cách họ gọi T r a n g 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
20 p | 1218 | 386
-
Chuyên đề môn Quản trị chiến lược: Chiến lược phát triển công ty gạch Đồng Tâm Long An giai đoạn 2010 - 2020
46 p | 382 | 129
-
Tiểu luận môn Quản trị cung ứng: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk
44 p | 1305 | 113
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Công ty TNHH MTV Đầu tư – Dịch vụ bất động sản ACB – Chiến lược phát triển kinh doanh 2010 - 2020
86 p | 478 | 107
-
Tiểu luận môn Quản trị sản xuất tác nghiệp: Một số biện pháp trong quản trị sản xuất tác nghiệp nâng cao
31 p | 463 | 106
-
Tiểu luận môn Quản trị chiến lược: Công ty Starbucks coffee
105 p | 1324 | 83
-
Tiểu luận môn Quản trị tác nghiệp: Một số biện pháp trong quản trị sản xuất tác nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
20 p | 440 | 81
-
Bài thảo luận môn Quản trị chiến lược về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
33 p | 343 | 80
-
Tiểu luận môn Quản trị thương hiệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của thương hiệu
37 p | 467 | 69
-
Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh lữ hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2020 cho Saigontourist
73 p | 292 | 50
-
Tiểu luận môn Quản trị doanh nghiệp hiện đại: Quyết định về vốn đầu tư dài hạn
32 p | 274 | 44
-
Tiểu luận môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp
39 p | 243 | 44
-
Tiểu luận môn Quản trị học: Phân tích quản trị tại KFC
69 p | 269 | 39
-
Bài tập tình huống 3 môn quản trị chiến lược
36 p | 256 | 35
-
Tiểu luận môn Quản trị dự án: Lập dự án đầu tư cơ sở sản xuất giấy viết, văn phòng phẩm của Công ty CP Giấy Bãi Bằng
56 p | 157 | 25
-
Tiểu luận môn Quản trị nguồn nhân lực: Hoạch định và lập chính sách nhân sự của công ty
37 p | 101 | 16
-
Tiểu luận môn Phân tích kinh doanh: Hệ thống thông tin quản lý nhà hàng
19 p | 37 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn