LẤY SỎI THẬN QUA DA TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN PHỨC TẠP: KINH<br />
NGHIỆM BAN ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN 115<br />
Võ Phước Khương<br />
Khoa ngoại niệu Bệnh viện Nhân dân 115.<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá bước ñầu hiệu quả và tính an toàn của lấy sỏi qua da trong ñiều trị sỏi thận phức tạp<br />
qua 6 trường hợp ñầu tiên tại Bệnh viện Nhân dân 115.<br />
Phương pháp: phương pháp nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. 6 trường hợp sỏi thận phức tạp gồm 3 nam<br />
và 3 nữ, tuổi từ 44 ñến 70 (TB: 50±13.44), 3 trường hợp sỏi san hô, 1 trường hợp sỏi có nhánh và 2 trường hợp<br />
nhiều sỏi ở các ñài thận. Thực hiện lấy sỏi qua da với 1 ñường hầm vào thận. Soi thận qua Amplatz 30Fr. Mở<br />
thận ra da bằng thông Foley 16Fr.<br />
Kết quả: Tỉ lệ sạch sỏi là 50%. Thời gian mổ từ 128phút ñến 200phút ( TB: 165.5 ± 24.29phút ). Hb giảm<br />
từ 0g/dl3.4g/dl (TB : 2±1.15g/dl). 1 trường hợp truyền máu trong mổ và sau một tuần lấy sỏi qua da thì hai. 2<br />
trường hợp thủng ñài bể thận ñược lưu thông niệu quản 1 tuần, không có trường hợp nào tử vong.<br />
Kết luận: Lấy sỏi qua da là phương pháp an toàn và hiệu quả trong ñiều trị sỏi thận phức tạp mặc dù kết<br />
quả thu ñược ban ñầu còn hạn chế.<br />
ABSTRACT<br />
<br />
PERCUTANEOUS NEPHROLITHOMY FOR MANAGEMENT OF COMPLEX RENAL<br />
STONES: INITIAL EXPERIENCE AT THE 115 HOSPITAL<br />
Võ Phước Khương<br />
Urology Department of the 115 Hospital<br />
Aims: This study was to initially evaluate for the safety and efficacy of percutaneous nephrolithomy for<br />
management of complex renal stones.<br />
Methods: Six complex renal stones included 3 staghorn renal stones, 1 branched renal stone and 2 multiple<br />
renal stones. Patient age was 50 years±13.44 (range 44 to 70 years). All patients underwent percutaneous<br />
nephrolithomy via a single renal tract. Rigid Nephroscope was inserted through the Amplatz sheath 30Fr.<br />
Nephrostomy tube was a Foley 16Fr.<br />
Results: Stone-free rate was 50%. Mean operative time was 165.5 minutes ± 24.29 (range 128 to 200 minutes).<br />
The drop in Hemoglobine level ranged from 03.4g/dl ( mean 2 ± 1.15 g/dl ). 1 patient was managed<br />
conservatively with blood transfusion followed by the “second look”. Perforation of the pelvicalyceal system<br />
occurred in 2 patients.<br />
<br />
33<br />
<br />
Conclusions: Percutaneous nephrolithomy was the safety and efficacy procedure for management of complex<br />
renal stones.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Điều trị sỏi thận vẫn còn là thách thức lớn ñối với các Bác sĩ Niệu khoa lâm sàng. Mục tiêu ñiều trị sỏi<br />
thận là lấy sạch sỏi với phương pháp xâm lấn tối thiểu và tai biến, biến chứng thấp. Qua 30 năm kể từ khi<br />
Fernstrom và Johansson lấy sỏi thận qua ñường mở thận ra da vào năm 1976, cùng với phương pháp Tán sỏi<br />
ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da trở nên là phương pháp ñiều trị chính yếu của bệnh sỏi thận do tỉ lệ sạch sỏi cao và<br />
tai biến, biến chứng thấp. Cùng với sự phát triển của máy móc và dụng cụ, lấy sỏi qua da ngày càng hoàn thiện<br />
và dần dần thay thế phương pháp mổ hở trong ñiều trị sỏi thận ñặc biệt là sỏi thận phức tạp.<br />
Chúng tôi thực hiện lấy sỏi qua da từ tháng 9/2008 với chỉ ñịnh lúc ñầu là những sỏi ñơn giản có kích<br />
thước nhỏ. Về sau với một số kinh nghiệm thu ñược chúng tôi bước ñầu tiến hành lấy sỏi qua da với những sỏi<br />
có kích thước lớn hơn và phức tạp hơn như sỏi san hô, sỏi có nhánh và nhiều sỏi. Qua 6 trường hợp ñầu tiên,<br />
chúng tôi muốn ñánh giá bước ñầu hiệu quả và tính an toàn của lấy sỏi qua da trong ñiều trị sỏi thận phức tạp.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1/- Chọn lựa bệnh nhân:<br />
- 6 trường hợp bao gồm 3 nam, 3 nữ. Độ tuổi từ 30 tuổi ñến 70 tuổi ( trung bình là 50 ± 13.44 tuổi ).<br />
- Dạng sỏi: sỏi san hô, sỏi có nhánh, nhiều sỏi.<br />
- Không có bất thường về giải phẫu như thận móng ngựa, thận ñộc nhất, thận lạc chỗ…<br />
- Không có rối loạn về ñông máu và ngưỡng Hb ≥ 11 mg/dl.<br />
2/- Phương pháp nghiên cứu:<br />
- Làm các xét nghiệm tiền phẫu, chụp KUB,UIV.<br />
- Cấy nước tiểu (-), nếu (+) ñiều trị kháng sinh 7 ngày, cấy lại nước tiểu (-).<br />
- Kích thước sỏi: ño bằng thước ñường kính lớn nhất viên sỏi trên phim KUB.<br />
- Trong mổ ghi nhận: thời gian mổ, thời gian tán và gắp sỏi, các biến chứng chảy máu, thủng ñài bể thận,<br />
sỏi rớt xuống niệu quản, thủng ñại tràng.<br />
- Biến chứng chảy máu: che mờ phẫu trường phải ngưng cuộc mổ hoặc phải truyền máu trng và sau mổ.<br />
- Sau mổ: chụp phim KUB kiểm tra, xét nghiệm Hb.<br />
- Sạch sỏi: trên phim KUB không còn sỏi tồn lưu hoặc những mãnh sỏi < 5mm.<br />
- Có thể lấy sỏi thì hai ( second look ) nếu sót sỏi.<br />
- Số liệu ñược phân tích bằng phần mềm Excel 2007.<br />
3/- Dụng cụ:<br />
- Dụng cụ chọc dò và nong ñường hầm: kim chọc dò 16 gauge, dây dẫn, bộ nong bằng kim loại ALKEN<br />
ñến số 28, ống nhựa Amplatz số 30.<br />
- Máy C-arm.<br />
- Dụng cụ soi: máy soi niệu quản, máy soi thận cứng nòng 26, góc nhìn 0º.<br />
- Kềm gắp sỏi: 2 chấu Crocodile, 3 chấu Tripode.<br />
<br />
34<br />
<br />
- Máy tán sỏi xung hơi.<br />
- Dịch tưới rửa: dung dịch nước muối sinh lý ñể cao 0,61m so với bệnh nhân với dòng chảy tự nhiên.<br />
4/- Kỹ thuật:<br />
- Phương pháp vô cảm: mê nội khí quản.<br />
- Bệnh nhân nằm tư thế sản khoa, ñặt thông niệu quản 6 Fr.<br />
- Chuyển sang tư thế nằm sấp với gối ñộn bên thận mổ lên cao 30º, 2 ñùi gập xuống 10º15º.<br />
- Dưới màng hình huỳnh quang, bơm thuốc cản quang vào ñài bể thận, chọc dò vào ñài thận bằng kim 16<br />
gauge.<br />
- Đặt 2 dây dẫn: 1 dây dẫn dùng nong ñường hầm và 1 dây dự phòng ( safety guide).<br />
- Nong ñường hầm ñến số 28, ñặt Amplatz số 30.<br />
- Đưa máy soi thận vào: tán và gắp hết sỏi.<br />
- Mở thận ra da bằng thông Foley bơm 5 ml bong.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
- Chúng tôi thực hiện lấy sỏi qua da 6 trường hợp sỏi thận phức tạp, bao gồm 3 trường hợp sỏi san hô, 1<br />
trường hợp sỏi có nhánh và 2 trường hợp nhiều sỏi ở các ñài thận với kích thước sỏi thay ñổi từ<br />
35mm ñến 78mm ( trung bình: 60.66 ± 18.77mm ). Kích thước này nhỏ hơn so với kích thước sỏi san<br />
hô trong nghiên cứu của Wong C et al.: 5cm10cm (TB: 6.7cm) và kích thước sỏi có nhánh trong<br />
nghiên cứu của Mahmoud M Shalaby et al.: 4.4cm11cm (TB: 8.06±2.19cm).<br />
- Tỉ lệ sạch sỏi của 6 trường hợp là 50%. Tỉ lệ này thấp do bước ñầu thực hiện chúng tôi còn ít kinh<br />
nghiệm, ñi vào thận chỉ với 1 ñường hầm, mặt khác với máy soi thận cứng rất khó ñi vào những ñài<br />
thận khác có trục khác với ñài thận ban ñầu. Các nghiên cứu về sỏi san hô của Desai M et al. ( tỉ lệ<br />
sạch sỏi : 93%), Aron M et al. (84%), Singla M et al. (70.7%), Wong C et al. (95%) ñi vào thận với<br />
2-3 ñường hầm và dùng máy soi thận mềm nên dễ tiếp cận sỏi ở các ñài thận khác do ñó những<br />
nghiên cứu này có tỉ lệ sạch sỏi cao.<br />
- Giảm Hb trong mổ so với trước mổ thay ñổi từ 0g/dl3.4g/dl (TB : 2.±1.15g/dl). Tỉ lệ này tương<br />
ñương với một số nghiên cứu của Istanbulluoglu MO et al.: 0.6g/dl2.6g/dl (TB : 1.55g/dl), Gupta<br />
NP et al. : 2.1g/dl, Desai M et al. : 1,6 g/dl. Trong phẫu thuật lấy sỏi qua da, chỉ ñịnh truyền máu phụ<br />
thuộc vào ngưỡng Hb giảm và chảy máu nhiều làm che mờ phẫu trường phải ngưng cuộc mổ. Chúng<br />
tôi nhận thấy rằng, cùng với kinh nghiệm thao tác trong soi thận, tán và gắp sỏi thì biến chứng chảy<br />
máu trong mổ phải ngưng cuộc mổ sẽ làm tăng tỉ lệ sót sỏi. Chúng tôi có 1 trường hợp ngưng cuộc<br />
mổ vì lý do trên và phải truyền máu, 1 tuần sau chúng tôi làm lại lấy sỏi qua da thì hai ñể lấy sạch<br />
sỏi. Măt khác, ñối với sỏi có kích thước lớn, sự kết hợp giữa giữa lấy sỏi qua da và tán sỏi ngoài cơ<br />
thể theo phương pháp « sandwich technique » làm tăng tỉ lệ sạch sỏi. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy<br />
thực hiện lấy sỏi qua da thì hai cũng làm tăng tỉ lệ sạch sỏi ñáng kể, thể hiện trong nghiên cứu của<br />
Desai M et al. (93%) và Wong C et al. (95%).<br />
- Sỏi có kích thước lớn và phức tạp gây ứ nước thận và nhiễm trùng tái ñi tái lại lâu ngày làm viêm mạn<br />
niêm mạc ñài bể thận. Thao tác soi thận, tán sỏi cùng với áp lực dịch tưới rữa dễ làm tổn thương và<br />
gây thủng ñài bể thận. Chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp thủng ñài bể thận, tuy nhiên ñây là biến<br />
chứng nhẹ, chúng tôi lưu thông niệu quản 7 ngày, không cần can thiệp gì thêm.<br />
<br />
35<br />
<br />
- Đa số các trường hợp, nhóm ñài thận dưới dược chọn ñể chọc dò vào thận do thuận tiện về mặt giải<br />
phẫu và ít biến chứng. Tuy nhiên, kích thước sỏi lớn và tình trạng ứ nước thận có thể làm thay ñổi vị<br />
trí và hình dạng của các ñài thận. Do ñó, tùy trường hợp chúng tôi chọn lựa ñường vào thận ñể tiếp<br />
cận sỏi thuận tiện nhất và an toàn nhất. kết quả là có 3 trường hợp chọc dò vào ñài giữa, 3 trường hợp<br />
còn lại vào ñài dưới.<br />
- Thời gian mổ thay ñổi từ 128phút ñến 200phút ( TB: 165.5±24.29phút ). Sỏi phức tạp như sỏi san hô<br />
thường có kích thước lớn và mật ñộ cứng cho nên cần nhiều thời gian tán vỡ sỏi và gắp hết các mảnh<br />
nhỏ như trong nghiên cứu của các tác giả Desai M et al. từ 55ph310ph ( TB: 112.5±51.5ph );<br />
Wong C et al. từ 2 giờ ñến 3.5 giờ ( TB: 2.9giờ ).<br />
- Thời gian nằm viện từ 4 ngày ñến 12 ngày ( TB: 7±3.2 ngày ) không khác với tác giả Desai M et al. từ 4<br />
ñến 28 ngày ( TB: 7.1±3.6 ngày ).<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua 6 trường hợp ñầu tiên, mặc dù thu kết quả thu ñược còn hạn chế với tỉ lệ sạch sỏi là 50% nhưng tai<br />
biến, biến chứng nhẹ ; không có trường hợp tử vong. Chúng tôi cho rằng lấy sỏi qua da là phương pháp an toàn<br />
và hiệu quả trong ñiều trị sỏi thận phức tạp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Aron M, Yadav R, Goel R, Kolla sb, Gautam G,Hemal AK, Gupta NP (2005), Multy- tract percutaneous<br />
nephrolithotomy for large complete staghorn calculi, Urol Int; 75(4): 325 – 32.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Desai M, Jain P, Ganpule A, Sabnis R, Patel S, Shrivastav P (2009), Developments in technique and<br />
technology: the effect on the results of percutaneous nephrolithotomy for staghom calculi, BJU Int., Mar<br />
4. [Epub ahead of print].<br />
<br />
3.<br />
<br />
James E. Lingeman, David A. Lifshitz, Andrew P. Evans (2002), “Surgical management of urinary<br />
lithiasis”, In Campbell' s Urology, volume 4, Sounders Company, Eighth Edition, pp: 3361-3438.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Gupta NP, Mishra S, Nayyar R, Seth A, Anand A (2009), Comparative analysis of percutaneous<br />
nephrolithotomy in patients with and without a history of open stone surgery: single center experience, J<br />
Endourol Jun; 23(6): 913-6.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Istanbulluoglu MO, Ozturk B, Cicek T, Ozkardes H (2009), Bilateral Simultaneous Totally Tubeless<br />
Percutaneous Nephrolithotomy: Preliminary Report of Six Cases, J Endourol, Jun 10, [Epub ahead of<br />
print].<br />
<br />
6.<br />
<br />
Shalaby MM, Abdalla MA, Aboul-Ella HA, El-Haggagy AM, Abd-Elsayed AA (2009),<br />
Single puncture percutaneous nephrolithomy for managament of complex renal stones, BMC Res Notes<br />
Apri 20;2-62.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Wolf JS, Jr, Clayman RV (1997), Percutaneous nephrostolithotomy. What isits role in 1997? Urol Clin<br />
North Am; 24: 43-58. Doi: 10.1016/S0094-0143(05)70353-0.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Wong C, Leveillee RJ (2002), Single upper-pole percutaneous access for treatment of > or=5cm complex<br />
branched staghorn calculi: is Schockwave lithotripsy necessary? J Endourol Sep; 16(7):477-81.<br />
<br />
36<br />
<br />