Lịch sử Điện từ học (Phần 5)
lượt xem 3
download
1775 - 1799 Cuộc cách mạng công nghiệp, sau này lan ra khắp Bắc Mĩ và phần còn lại của châu Âu, bắt đầu diễn ra ở nước Anh trong khoảng thời gian này. Phong trào đã tạo ra một nhu cầu lớn đối với những những công nghệ và phát minh mới, những tiến bộ nền tảng trong ngành khoa học hàng năm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch sử Điện từ học (Phần 5)
- Lịch sử Điện từ học (Phần 5) 1775 - 1799 Cuộc cách mạng công nghiệp, sau này lan ra khắp Bắc Mĩ và phần còn lại của châu Âu, bắt đầu diễn ra ở nước Anh trong khoảng thời gian này. Phong trào đã tạo ra một nhu cầu lớn đối với những những công nghệ và phát minh mới, những tiến bộ nền tảng trong ngành khoa học hàng năm. Nhưng phần nào đó vì điện và từ học chưa được hiểu biết trọn vẹn, cho nên nhiều ý tưởng mà chúng ta xem là lạ lẫm ngày nay tiếp tục sinh sôi. Bác sĩ người Đức Anton Mesmer khẳng định ông có thể chữa nhiều chứng bệnh với một kiểu chữa vết thương bằng từ tính. (Các bác sĩ đã sử dụng sốc điện để điều trị cho bệnh nhân trong nhiều năm) Mặc dù công việc của ông bị lột trần bởi Benjamin Franklin và những người khác, nhưng sức hấp dẫn ở lí thuyết của ông tiếp tục tồn tại, làm phát sinh nhi ều năm sau đó thuật thôi miên cũng như những phương pháp chữa lành vết thương bằng từ tính khác.
- Bất chấp sự buộc tội thường xuyên của các lang băm, các nhà khoa học tiếp tục thực hiện những bước nhảy lớn. Đáng lưu ý nhất là một kĩ sư quân đội Pháp, người năm 1785 đã kết hợp một phát minh tài trí và việc sử dụng toán học để định lượng lực điện, nhờ đó chứng minh khẳng định của Joseph Priestley về định luật nghịch đảo bình phương của lực điện và lực từ, cái cân xoắn của Augustin de Coulomb gồm một thanh cách điện treo lơ lửng dưới một sợi dây, ở mỗi đầu của nó là một quả cầu. Trong các thí nghiệm của ông, Coulomb làm tích điện một trong các quả cầu, và sau đó mang cùng lượng điện tích cho quả cầu thứ ba. Khi ông đặt quả cầu thứ ba này ở gần quả cầu nhiễm điện kia, thì quả cầu này nhiễm điện sẽ bị đẩy ra. Khi đó Coulomb có thể đo khoảng cách mà quả cầu bị đẩy dịch chuyển. Bằng cách này, ông đã thiết lập một công thức tính lực giữa hai điện tích bất kì cách nhau một khoảng nào đó. Đơn vị của lực tĩnh điện này được đặt tên ông. Khoảng thời gian đó, một giáo sư phẫu thuật người Italy đang làm thí nghiệm với những cái chân ếch cắt ra (đồng thời với tử thi người), khảo sát một hiện tượng ông gọi là “điện sinh vật”. Qua một lần tình cờ trong phòng thí nghiệm, Luigi Galvani chú ý thấy một đầu que kim loại khi chạm vào cơ chân của ếch cắt ra làm cho chân ếch co giật. Sau khi loại trừ linh cảm ban đầu của ông rằng hành trạng này là do thời tiết, Galvani xem nó là một bằng chứng của một loại “chất
- lỏng” điện riêng biệt bẩm sinh ở động vật. (Nghiên cứu của ông đã truyền cảm hứng cho tác phẩm Frankenstein nổi tiếng của Mary Shelley) Tất nhiên Galvani đã sai lầm. Chân ếch không tạo ra điện, mà dẫn nó giữa một loại kim loại mà chân đó tiếp xúc với loại kim loại kia ở đầu que nhọn. Nhưng sai lầm của ông rất có lợi, vì nó đưa đến khám phá rằng các dây thần kinh mang xung điện và khai sinh ra lĩnh vực điện hóa học. Nó cũng đã kích động Alessandro Volta, một người đồng hữu người Italy bị thuyết phục rằng Galvani không đúng, chứng minh ông ta đã sai. Ông đã chứng minh điều này rõ ràng nhất với việc phát minh ra cột volta. Xem lại Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 1775 - 1799 Nhà hóa học và vật lí người Anh Henry Cavendish phát 775 triển khái niệm điện dung và điện trở, mặc dù phần nhiều nghiên cứu của ông về điện không được công bố mãi cho đến cuối thế kỉ 19. Nhà vật lí người Italy Alessandro Volta phát minh ra máy 775 phát tĩnh điện mà ông gọi là máy tích điện. Tên gọi này cũng áp dụng cho một thiết bị tương tự do Johannes Wilcke sáng chế ra trước đó một thập kỉ. Giáo sư người Đức Georg Christoph Lichtenberg khám 777 phá ra những hình ảnhkhác thường, sau này được gọi là hình Lichtenberg, có thẻ tạo ra bằng cách làm nhiễm điện các bào tử dương xỉ hoặc những chất bột mịn khác và sau đó quét chúng lên trên một bề ặt mang điện tích trái dấu. Anton Mesmer, một bác sĩ người Đức, đưa ra phương 778 pháp chữa lành vết thương bằng từ tính dựa trên lí thuyết của
- ông về từ sinh vật ở Paris sau khi bị cấm hành nghề ở Vienna. Nhà hóa học lừng danh Antoine-Laurent Lavoisier của 781 nước Pháp chứng minh được sự chuyển đổi của chất lỏng hoặc chất rắn thành chất khí mang lại sự nhiễm điện. Nhà vật lí Pháp Charles-Augustin de Coulomb chế tạo ra 785 một cái cân xoắn và mang lại bằng chứng định lượng của định luật nghịch đảo bình phwng của lực điện và lưc từ do Joseph Priestley lí thuyết hóa trước đấy 20 năm. Martin Van Marum người Hà Lan chế tạo ra một máy 785 phát tĩnh điện cải tiến lớn, mạnh hơn nhiều, chưa từng được chế tạo ra trước đó và đã tiến hành nhiều thí nghiệm đa dang với điện. Giáo sĩ Abraham Bennet trình bày hai thiết bị quan trọng 787 trên tờ Kỉ yếu Triết học, một dùng để phát hiện ra điện (điện nghiệm lá vàng) và một dùng để tăng cường điện tích qua sự cảm ứng (bộ nhân điện). Giáo sư nối tiếng ở trường Đại học Bologna, Luigi Galvani, 791 báo cáo những quan sát của ông thực hiện trong tiến trình hơn 11 năm trời về tác dụng của đầu nhọn kim loại lên cơ chân của con ếch cắt ra trong bài báo De Viribus Electricitatis in Motu Musculari Commentarius (“Bàn về tác dụng của Điện lên chuyển động cơ”). Ông đã gán sai lầm cho sự co giật cơ mà ông nhìn thấy là một lực bẩm sinh ông đặt tên là điện sinh vật. Khi thực hiện các thí nghiệm với các kim loại đặt trong 796 miệng của ông tương tự như các thí nghiệm của Johann Sulzer, nhà vật lí Italy Alessandro Volta ban đầu tin rằng ông đang trải nghiệm tác động của điện sinh vật, nhưng sau đó ông nhận thấy
- ông có thể tạo ra dòng điện trong sự vắng mặt của mô động vật bằng cách sử dụng một miếng bìa cứng tẩm nước muối thay cho lưỡi của ông. Vì vậy, ông suy ra rằng hiệu ứng đó được kích thích bởi sự tiếp xúc hai kim loại khác nhau với một vật ẩm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lịch sử 5 bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
20 p | 237 | 29
-
Giáo án Lịch sử lớp 7 : Tên bài dạy : SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV
5 p | 121 | 8
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 9 (Trọn bộ cả năm)
219 p | 14 | 6
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 6 (Trọn bộ cả năm)
142 p | 28 | 6
-
Giáo án Lịch sử 9 (Trọn bộ cả năm)
308 p | 23 | 6
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 8 (Trọn bộ cả năm)
251 p | 21 | 5
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 7 (Trọn bộ cả năm)
374 p | 14 | 5
-
Giáo án Lịch sử 7 sách Chân trời sáng tạo (Học kỳ 1)
176 p | 18 | 5
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 8
4 p | 40 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa
37 p | 53 | 5
-
Giáo án điện tử Lịch sử: Bài 3. Cuộc phản công ở kinh thành Huế
0 p | 133 | 5
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 7
4 p | 61 | 4
-
Giáo án Lịch sử lớp 6 (Học kỳ 2)
54 p | 14 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai
4 p | 6 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Phấn Mễ 1
4 p | 20 | 2
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử lớp 12 năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Đề chính thức)
6 p | 27 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2020 - THPT Phan Bội Châu
4 p | 26 | 2
-
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Phần Lịch sử, Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII (Sách Chân trời sáng tạo)
12 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn