LIÊN KIỀU
lượt xem 3
download
Vị thuốc Liên kiều LIÊN KIỀU (連 翹) Fructus Forsythiae Tên khác: Lão kiều, Thanh kiều, Hạn liên tử, Hoàng thọ đan, Trúc căn, Weeping forsuthia (Anh). Tên khoa học: Forsythia suspensa Vahl., họ Nhài (Oleaceae). Mô tả: Cây: Cây bụi nhỏ, rụng lá, cao 2-3m. Thân cành mảnh, mọc thẳng hoặc xòe ngang, cành non có cạnh, cành già hình trụ. Lá mọc đối, xuất hiện sau khi cây ra hoa, hình trứng nhẵn, dài 4-7cm, rộng 2-3cm, đầu nhọn, mép khía răng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm 1-3 hoa gần như không cuống, mầu vàng ; đài...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LIÊN KIỀU
- LIÊN KIỀU Vị thuốc Liên kiều LIÊN KIỀU (連 翹 ) Fructus Forsythiae Tên khác: Lão kiều, Thanh kiều, Hạn liên tử, Hoàng thọ đan, Trúc căn, Weeping forsuthia (Anh). Tên khoa học: Forsythia suspensa Vahl., họ Nhài (Oleaceae). Mô tả: Cây: Cây bụi nhỏ, rụng lá, cao 2-3m. Thân cành mảnh, mọc thẳng hoặc xòe ngang, cành non có cạnh, cành già hình trụ. Lá mọc đối, xuất hiện sau khi cây ra hoa, hình trứng nhẵn, dài 4-7cm, rộng 2-3cm, đầu nhọn, mép khía răng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm 1-3 hoa gần như không cuống, mầu vàng ; đài 4 răng hình bầu dục-mũi mác, dài bằng nửa tràng ; tràng 4 cánh mỏng đầu tù ; nhị 2, bầu 2 ô. Quả nang, hình trứng, đầu
- nhọn, vỏ cứng mầu nâu nhạt, có rãnh rọc, khi chín mở theo rãnh thành 2 mảnh loe ra như mỏ chim ; hạt nhỏ dài, mầu nâu. Mùa hoa: tháng 3-6 ; quả: tháng 7-9. mùa Dược liệu: Quả hình trứng dài, đến hình trứng, hơi dẹt, dài 1,5 - 2,5 cm, đường kính 0,5 - 1,3 cm. Mặt ngoài có vết nhăn dọc không đều và nhiều chấm nhỏ nhô lên. Mỗi mặt có một rãnh dọc. Đỉnh nhỏ, nhọn, đáy có cuống quả nhỏ hoặc vết cuống đã rụng. Có hai loại quả Liên kiều là Thanh kiều và Lão Kiều. Thanh kiều thường không nứt ra, màu nâu lục, chấm nhỏ màu trắng sáng nhô lên ít, chất cứng, hạt nhiều, màu vàng lục, nhỏ dài, một bên có cánh. Lão kiều nứt ra từ đỉnh hoặc nứt thành hai mảnh, mặt ngoài màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, mặt trong màu vàng nâu nhạt, trơn phẳng, có một vách ngăn dọc. Chất giòn dễ vỡ. Hạt màu nâu, dài 5 - 7 mm, một bên có cánh, phần lớn đã rụng. Mùi thơm nhẹ, vị đắng. Bộ phận dùng: Quả chín khô của cây Liên kiều (Fructus Forsythiae). Thanh kiều là quả mới chín hái về, đồ rồi phơi khô. Lão kiều là quả chín già phơi khô bỏ hạt. Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc. Phân bố: Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, thu hái quả chín còn màu lục, loại bỏ tạp chất, đồ chín, phơi khô gọi là Thanh kiều. Thu hái quả chín nục, loại bỏ tạp chất, phơi khô gọi là kiều. Lão Tác dụng dược lý: 1.Tác dụng kháng khuẩn rộng: Phenol Liên kiều có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lî, thương hàn, lao,ho gà, bạch hầu, leptospira, hebdomadis, virús cúm, rhinovirus, nấm,. với mức độ khác nhau. 2.Tác dụng chống viêm: khu trú trạng thái viêm mà không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tế bào nên cổ nhân gọi Liên kiều là "sang gia
- thần dược", tăng tác dụng thực bào của bạch cầu. 3.Thuốc có tác dụng hạ huyết áp, làm gĩan mạch, tăng lưu lượng tuần cải thiện vi tuần hoàn. hoàn, 4.Thuốc có tác dụng bảo vệ gan, giải nhiệt, cầm nôn, lợi tiểu, cường tim. dầu. Thành phần Saponin, alcaloid, tinh hoá học: + Trong Liên kiều có: Forsythin (Phillyrin), Matairesinoside, Oleanolic acid (Trung Dược Học). + Trong Liên kiều có Phenol Liên kiều [C15H18O7] (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). + Trong Liên kiều có chừng 4,89 Saponin và 0,2% Alcaloid ( Viện Cứu Y Học Bắc Kinh). Nghiên + Forsythin, Phillyrin (Tây Bộ Tam Tiêu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản], 1977, 31 (2): 131). + Pinoresinol, Betulinic acid, Oleanolic acid (Tây Bộ Tam Tiêu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản], 1977, 97 (10): 1134). pinoresinol-β-D- glucoside (Thiên Diệp Chân Lý Tử, Sinh Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1978, 32 (3): 194). + Rutin (Khuông Mai Học, Trung Dược Thông Báo 1988, 13 (7): 416). + Forsythoside A, C, D, E, Salidroside, Cornoside, Rengyol, Isorengyol, Rengyoxide, Rengyolone, Rengyoisde A, B, C (Endo K và cộng sự, Tetrahedron, 1989, 45 (12): 3673). + Suspensaside (Kitagawa S và cộng sự, Phytochemistry 1984, 23 (8): 194).
- nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán kết. Thanh Công năng: Công dụng: Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, tràng nhạc, ban sởi. Cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh mới phát, sốt cao bứt rứt khát nước, phát ban, tiểu đỏ nóng, bí tiểu tiện. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 -12g, dạng sắc hoặc hoàn tán phối hợp với các vị thuốc khác. Bào chế: Loại bỏ tạp chất và cành, sát cho nứt quả, bỏ hạt, sàng bỏ lõi, phơi hay sấy khô. Bài thuốc: 1. Chữa bệnh nhiễm như viêm họng, viêm amidan: sưng đỏ, đau dùng bài Ngân kiều tán ( Ôn bệnh điều biện) gồm Liên kiều, Kim ngân hoa, Cát cánh, Bạc hà, Trúc diệp, Cam thảo, Kinh giới, Đạm đậu xị, Ngưu bàng tử có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Hoặc dùng các bài thuốc sau: + Ngưu bàng giải cơ thang (Thương khoa tâm đắc tập): Ngưu bàng tử 12g, Liên kiều 12g, Kinh giới 12g, Bạc hà 8g (cho sau), Chi tử 8g, Đơn bì 8g, Thạch hộc 12g, Huyền sâm 12g, Hạ khô thảo 12g sắc uống. + Chứng ngoại cảm phong nhiệt: đau đầu, gáy cứng, họng sưng đau trị rất tốt: Liên kiều 12g, Kim ngân hoa 12g, Đại thanh diệp 16g, Bản lam căn 16g, Bạc hà 8g, Kinh giới 8g (Cho sau), sắc uống. 2. Chữa mụn nhọt, đơn độc, ban chẩn: có thể dùng các bài thuốc trên hoặc các bài sau: + Liên kiều, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Cúc hoa dại 12g, sắc uống. Đối với nhọt to sưng tấy dùng các vị thuốc tươi trong bài giã đắp ngoài. Có thể dùng chữa ban chẩn dị ứng. Chữa lao hạch: dùng 3. bài:
- + Liên kiều, Hạ khô thảo, Huyền sâm mỗi thứ 12g, Mẫu lệ 20g, sắc uống. + Liên kiều, Mè đen mỗi thứ 100 - 150g, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 4 lần. - 8g, ngày 2 4. Chữa viêm cầu thận cấp, lao thận: Mỗi ngày dùng Liên kiều 30g, cho nước vừa đủ sắc nhỏ lửa còn 150ml, chia 3 lần trong ngày uống trước bữa ăn, trẻ em giảm liều, uống liên tục trong 5 - 10 ngày. Kiêng ăn mặn và cay (Báo Y dược Giang tây 1961,7:18). 5. Trị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Liên kiều 30g, gia nước vừa đủ sắc, còn 150ml chia 3 lần trong ngày uống trước bữa ăn (Trung y Quảng đông 1960,10:469). 6. Chữa hạc tất phong, đầu gối sưng đau, đi lại khó khăn: Liên kiều, Phòng phong, Kinh giới (sao), Đương quy, Tang phiêu tiêu (sao nước muối) mỗi vị 9g; Ba kích thiên (sao nước muối) 15g; Xuyên khung (sao), Ngưu tất, mỗi vị 4,5g; Thông bạch (nõn hành) 10cm. Sắc nước uống (Liên kiều tiêu thũng thang).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cây thuốc vị thuốc Đông y – LIÊN KIỀU
6 p | 97 | 6
-
DƯỢC HỌC - LIÊN KIỀU
14 p | 108 | 5
-
Lý Thuyết Dược Học: LIÊN KIỀU
7 p | 61 | 5
-
LIÊN KIỀU (Kỳ 3)
5 p | 91 | 4
-
LIÊN KIỀU (Kỳ 1)
5 p | 81 | 3
-
Mối liên quan giữa biến thể gen AGTR1 A1166C và các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
5 p | 11 | 3
-
Đánh giá thể tích và chức năng thất phải ở bệnh nhân thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai bằng siêu âm tim 3D real-time
6 p | 6 | 3
-
LIÊN KIỀU (Quả)
6 p | 60 | 3
-
LIÊN KIỀU (Kỳ 2)
5 p | 70 | 3
-
Kháng thể kháng nhân và kiểu lắng đọng huỳnh quang trên tế bào hep 2 ở bệnh nhân mắc bệnh mô liên kết tự miễn
8 p | 49 | 2
-
Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh nhóm bệnh nhân chấn thương cột sống cổ kiểu Hangman
4 p | 5 | 2
-
Mối liên hệ kiểu gen và kiểu hình đề kháng kháng sinh của các chủng Acinetobacter baumannii phân lập tại một số bệnh viện ở Việt Nam năm 2016
4 p | 5 | 2
-
Mối liên quan giữa đa hình kiểu gen MTHFR rs 1801133 với mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh
6 p | 2 | 2
-
Khảo sát mối liên quan giữa các kiểu sinh học nướu và tình trạng tụt nướu, chiều rộng nướu sừng hóa, chiều cao gai nướu và độ sâu khe nướu
7 p | 6 | 2
-
Khảo sát mối liên quan giữa kiểu gen cagA, vacA của vi khuẩn helicobacter pylori và viêm dạ dày mạn ở người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và tỉnh Đắc Lắc
6 p | 7 | 1
-
Đặc điểm kiểu gen HLA-C ở trẻ có mẹ tiền sản giật
5 p | 5 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng và kiểu gen của biến thể rs9290927 trên gen CLDN-1 ở người bệnh viêm da cơ địa
6 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn